Tải bản đầy đủ (.docx) (211 trang)

Vấn đề xuất bản sách dịch ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THỊ NGỌC THUỲ

VẤN ĐỀ XUẤT BẢN SÁCH DỊCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN

HÀ NỘI - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THỊ NGỌC THUỲ

VẤN ĐỀ XUẤT BẢN SÁCH DỊCH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Xuất bản
Mã số: 9 32 04 01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:1. PGS, TS. Hà Huy Phƣợng
2. PGS, TS. Trần Văn Hải

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả,
số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.
Tác giả luận án

Vũ Thị Ngọc Thuỳ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU................................9
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản............................9
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về dịch thuật.........................................19
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về xuất bản sách dịch...........................23
1.4. Kết quả các cơng trình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải
quyết...................................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: XUẤT BẢN SÁCH DỊCH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CƠ BẢN................................................................................................................ 31
2.1. Khái niệm, vai trị, đặc điểm và quy trình xuất bản sách dịch............31
2.2. Tiến trình lịch sử hoạt động xuất bản sách dịch Việt Nam.................47

2.3. Cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất bản
sách dịch............................................................................................... 55
2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng xuất bản sách dịch................................67
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XUẤT BẢN SÁCH DỊCH Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY................................................................................................... 72
3.1. Giới thiệu các đơn vị khảo sát............................................................. 72
3.2. Nội dung khảo sát................................................................................ 81
3.3. Nhận xét về vấn đề xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay..........109
CHƢƠNG 4: XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUẤT
BẢN SÁCH DỊCH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................122
4.1. Xu thế phát triển của xuất bản sách dịch trong bối cảnh tồn cầu hóa
122
4.2. Giải pháp cho vấn đề xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay..............129
KẾT LUẬN..................................................................................................... 160
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................... 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 163
PHỤ LỤC

Comment [M1]:


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BTV


Biên tập viên

CTV

Cộng tác viên

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐVXB

Đơn vị xuất bản

ĐVKS

Đơn vị khảo sát

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu


XBP

Xuất bản phẩm

XBSD

Xuất bản sách dịch


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Số sách dịch xuôi các năm 2017, 2018, 2019..............................54

Bảng 3.1.

Số sách dịch tại 5 ĐVKS.............................................................. 81

Bảng 3.2.

Quy định nhuận bút XBP thuộc loại dịch theo Nghị định
18/2014/NĐ-CP............................................................................ 92

Bảng 3.3.

Số sách liên kết xuất bản của 4 ĐVKS........................................97

Bảng 3.4.

Số sách dịch theo lượng bản in năm 2019.................................104


Bảng 4.1.

Ý kiến về giải pháp tăng cường xuất bản sách dịch ngược.......137

Bảng 4.2.

Ý kiến về giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản sách dịch....143


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số sách dịch theo thể loại tại 5 ĐVXB khảo sát năm 2017,
2018, 2019.................................................................................. 82
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thể loại sách dịch Việt Nam năm 2017, 2018, 2019......83
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sách theo ngôn ngữ dịch tại 5 ĐVXB khảo sát.............85
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu sách xuất bản theo ngôn ngữ dịch tại Việt Nam............86
Biểu đồ 3.5. Lựa chọn của độc giả với sách dịch các nước...........................87
Biểu đồ 3.6. Cơ cấu số lượng xuất bản sách dịch Việt Nam..........................88
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ sách dịch liên kết xuất bản................................................98
Biểu đồ 3.8. Khảo sát nguồn thông tin về sách dịch mà độc giả tiếp cận....100
Biểu đồ 3.9. Số tiền mua sách dịch trung bình hàng năm............................105
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ độc giả mua sách dịch giả, sách dịch in lậu...................106
Biểu đồ 3.11. Đánh giá mức độ hài lòng của độc giả với sách dịch Việt Nam 109
Biểu đồ 3.12. Đánh giá thị trường xuất bản sách dịch hiện nay của độc giả...110
Biểu đồ 4.1. Nguyên nhân của vấn đề chất lượng sách dịch........................153
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.

Khung lý thuyết nghiên cứu............................................................. 4


Sơ đồ 2.1. Quy trình xuất bản sách dịch.......................................................... 46
Sơ đồ 3.1. Chi phí truyền thơng Hội sách nửa giá.........................................101


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất bản sách dịch trong quá trình hình thành và phát triển nhìn chung đã
giữ vững định hướng chính trị, tư tưởng, làm tốt chức năng tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời hoạt
động xuất bản sách dịch góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, chống ảnh
hưởng tiêu cực của văn hoá ngoại lai, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất bản sách dịch đã có tiến bộ đáng kể trong việc thỏa
mãn nhu cầu thơng tin, nhu cầu hưởng thụ văn hố lành mạnh của nhân dân, có
ảnh hưởng tích cực trong việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống của con
người Việt Nam, phục vụ đắc lực công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, sách dịch đang phát triển mạnh mẽ, chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu xuất bản sách của Việt Nam. Các nhà xuất bản và các
đơn vị xuất bản tư nhân tham gia sôi nổi triển khai làm sách dịch nhiều với số
đầu sách dịch cũng như bản sách dịch tăng đều đặn hàng năm. Nhiều kiệt tác
trên thế giới trước đây người đọc chỉ có thể tiếp cận ở nguyên bản nay đã được
dịch ra tiếng Việt. Những tác phẩm hay, đang gây tiếng vang ở nước ngoài cũng
đã được xuất bản nhanh chóng.
Tuy nhiên, xuất bản sách dịch ở Việt Nam cũng đối diện với nhiều thách
thức. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến động mau lẹ, phức tạp,
thời cơ và thách thức đan xen: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ
thông tin, nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của nhân dân, nền kinh tế thị
trường đặt ra nhiều thử thách khắc nghiệt, diễn biến khó lường của đại dịch tồn
cầu… nhưng nhìn chung, hoạt động xuất bản sách dịch đã cố gắng phấn đấu
vượt qua những khó khăn thử thách, bước đầu thích ứng với cơ chế thị trường,

ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật tạo nên những tiến bộ và phát triển
vượt bậc của toàn ngành trên cả ba lĩnh vực: xuất bản, in và phát hành cũng như


xuất nhập khẩu sách báo, giữ vững định hướng chính trị, góp phần vào thành tựu
chung của sự nghiệp văn hoá, đổi mới đất nước. Đặc biệt trước bối cảnh cách
mạng công nghệ 4.0 đang diễn tiến trên phạm vi tồn cầu, xuất bản nói chung
và xuất bản sách dịch nói riêng phải đối diện với những vấn đề hết sức mới
mẻ: sự xuất hiện những hình thái mới của sách, xuất bản điện tử ngày càng
lấn chiếm sách in, quy trình xuất bản truyền thống có sự thay đổi… Trong
quá trình hội nhập mạnh mẽ hiện nay, việc tìm hiểu tri thức và các nền văn
hoá của các nước trên thế giới là vô cùng cần thiết, đi kèm theo đó là những
tư tưởng xấu độc tác động tới người đọc trong nước khiến công việc của xuất
bản sách dịch cũng càng trở nên nặng nề.
Từ trước tới nay đã có những cơng trình nghiên cứu các vấn đề của hoạt
động xuất bản dưới góc độ tiếp cận là cơ sở lý luận và nghiệp vụ nhưng chưa có
đề tài nghiên cứu bài bản về xuất bản sách dịch, một dòng sách hết sức quan
trọng hiện tại. Những vấn đề xoay quanh hoạt động xuất bản sách dịch chưa
được tổng kết, so sánh, xây dựng thành lý thuyết khoa học cụ thể cần được
hướng đến tìm hiểu. Bên cạnh đó, cần có sự nghiên cứu về thực trạng các vấn đề
của xuất bản sách dịch tại Việt Nam một cách hệ thống để giúp cho người làm
xuất bản và người làm cơng tác lý luận xuất bản có cái nhìn tồn diện và sâu sắc
hơn về sách dịch, mảng sách đang được nhiều đơn vị xuất bản thực hiện và nhận
được sự quan tâm từ công chúng.
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Vấn đề xuất bản sách
dịch ở Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ xuất bản với mục tiêu bổ sung
những khoảng trống lý luận và thực tiễn trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về xuất bản sách dịch và đánh giá

thực trạng hoạt động xuất bản sách dịch ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản sách dịch đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, tác giả xác định thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Một là: Tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Hai là: Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về
vấn đề xuất bản sách dịch.
Ba là: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hoạt động xuất bản sách dịch
Việt Nam thông qua kết quả khảo sát một số NXB và công ty sách tư nhân. Trên
cơ sở đó rút ra vấn đề của XBSD, những thành tựu và hạn chế của hoạt động
XBSD Việt Nam hiện nay, những vấn đề đặt ra với xuất bản sách dịch.
Bốn là: Đề xuất những giải pháp góp phần giải quyết các vấn đề XBSD
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề
của hoạt động xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án khảo sát hoạt động xuất bản sách dịch tại 4 nhà xuất bản là:
Thế giới, Kim Đồng, Văn học, Trẻ và Công ty cổ phần sách AlphaBooks từ
1/1/2017 đến 30/12/2019. Hoạt động XBSD sẽ được nghiên cứu trên các nội
dung về tổ chức bản thảo gồm kế hoạch đề tài và công tác cộng tác viên, biên
tập - xuất bản, truyền thông và phát hành sách dịch.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sẽ sử dụng phương pháp
luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xuất bản. Lý thuyết về xuất bản, lý

thuyết dịch thuật cũng là những nội dung khoa học làm cơ sở lý luận để


nghiên cứu vấn đề xuất bản sách dịch trong bối cảnh hiện nay theo quan
điểm hệ thống.
Khung lý thuyết nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của hoạt động xuất
bản và tính chất, vai trị, đặc điểm cũng như quy trình của hoạt động XBSD.
Sơ đồ 1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hƣởng đến
xuất bản sách dịch

Những yếu tố
khách quan:
- Chủ trương,
đường lối của
Đảng đối với
hoạt động
xuất bản sách
dịch.
- Chính sách,
pháp luật của
nhà nước.
- Điều kiện
kinh tế - chính
trị - xã hội.
- Nhu cầu của
độc giả.
- Sự phát triển
của khoa học kỹ thuật - công
nghệ.


Những yếu tố
chủ quan:
- Năng lực của
các đơn vị
xuất bản.
- Nhân lực
trong xuất bản
sách dịch.

Mục tiêu:

Vấn đề xuất
bản sách dịch:
- Tổ chức bản
thảo dịch.
- Biên tập bản
thảo dịch.
- Truyền thông
sách dịch.
- Phát hành
sách dịch.

- Là kênh giao
lưu văn hóa
Việt Nam và
thế giới hiệu
quả.
- Nâng cao dân
trí và đời sống

văn hóa tinh
thần của nhân
dân.
- Mang lại
nguồn thu cho
các đơn vị xuất
bản sách dịch.


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chung: Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng
các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, mơ hình hóa - khái quát
hóa, quy nạp - diễn dịch, logic - lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp phân tích tài liệu: Được tiến hành với các cơng trình nghiên cứu
khoa học, sách, giáo trình, tài liệu chuyên ngành thuộc lĩnh vực xuất bản, dịch
thuật ở trong nước, nước ngồi với mục đích khái qt, bổ sung hệ thống lý
thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả khảo
sát.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Khảo sát, thống kê thông tin về xuất bản sách
dịch trong Thư mục Quốc gia Việt Nam 3 năm 2017, 2018, 2019. Thư viện
Quốc gia Việt Nam là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ nhận lưu
chiểu nhằm thống kê, đánh giá toàn bộ các xuất bản phẩm của cả nước. Trong
Thư mục Quốc gia có lưu giữ thơng tin của sách dịch được xuất bản trên tất cả
các đơn vị xuất bản theo từng năm. Nội dung được thống kê bao gồm: tên sách,
tên tác giả, tên người dịch, quốc gia, NXB và đơn vị liên kết, năm xuất bản, lần
tái bản (nếu có), số trang, kích thước, giá thành, số lượng bản in, tên sách gốc.
- Phương pháp định lượng điều tra chọn mẫu: Sử dụng bảng hỏi Anket để có số
liệu sơ cấp thu thập ý kiến đánh giá thực trạng xuất bản sách dịch hiện nay của
độc giả nhằm có cái nhìn khách quan hơn. So sánh với mục đích của bảng hỏi và

câu hỏi nghiên cứu, phương pháp Anket là lựa chọn hợp lý cho việc điều tra lấy
ý kiến độc giả. Nghiên cứu đã thu về 485 bảng hỏi, sau quá trình xử lý làm sạch
số liệu, nghiên cứu thu về 446 phiếu trả lời đạt yêu cầu. Luận án sử dụng phần
mềm xử lý thông tin định lượng SPSS để tổng hợp kết quả từ phiếu khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Sử dụng để nghiên cứu trường hợp chiến
dịch truyền thông Hội sách nửa giá của Alpha Books, từ đó đi sâu phân tích và
đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông cho sách dịch. Bên


cạnh đó NCS cũng sử dụng để phân tích các vấn đề rút ra từ các trường hợp xuất
bản sách dịch cụ thể tại các ĐVXB được khảo sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu
nhận thức, thực trạng và xu hướng xuất bản sách dịch tại các ĐVXB, đặc biệt tại
5 ĐVXB thuộc diện khảo sát nhằm bổ sung những lý luận còn chưa được triển
khai và thực tiễn từ kinh nghiệm tổ chức xuất bản sách dịch. Cụ thể, tác giả đã
tiến hành phỏng vấn sâu 12 trường hợp thuộc các nhóm sau:
Nhóm 1 (5 trường hợp): những người làm lãnh đạo quản lý các ĐVXB.
Nhóm 2 (4 trường hợp): các biên tập viên sách dịch, dịch giả.
Nhóm 3 (3 trường hợp): những người là chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Vì sao lại cần quan tâm đến xuất bản sách dịch Việt Nam? Phải chăng nó
cịn tồn tại những vấn đề dưới sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ
quan?
- Vấn đề xuất bản sách dịch Việt Nam hiện nay là những gì? Quy trình XBSD đã
hợp lý từ tổ chức bản thảo đến biên tập, truyền thông và phát hành?
- Làm thế nào để góp phần giải quyết vấn đề xuất bản sách dịch Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Khi tiến hành thực hiện luận án, chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau:

Giả thuyết thứ nhất: Trong nhiều thập kỷ qua, hoạt động XBSD ở nước ta
đã đạt được những kết quả nhất định, cung cấp cho độc giả trong nước cũng như
ở nước ngoài nhiều đầu sách hay, có giá trị, số lượng bản in cũng tăng so với
giai đoạn trước. Tuy nhiên, XBSD Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế. Sự
bùng phát của công nghệ, kỹ thuật mới và sự vận động, phát triển mạnh mẽ của
xuất bản Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang đặt ra
những yêu cầu ngày càng cao đối với XBSD.


Giả thuyết thứ hai: XBSD hiện đã có quy trình phù hợp, tuy nhiên vẫn
còn vấn đề ở các đầu sách dịch liên kết xuất bản. Cơ cấu tổ chức bản thảo sách
dịch cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhưng vẫn còn sự mất cân bằng
giữa sách dịch xuôi và sách dịch ngược, thể loại, ngôn ngữ dịch… CTV và BTV
sách dịch còn để xảy ra sai sót với bản thảo dịch làm ảnh hưởng tới chất lượng
nội dung sách. Vấn đề in lậu, in giả sách dịch với những thủ đoạn ngày càng tinh
vi, khó giải quyết. Hoạt động truyền thông XBSD đã hỗ trợ đắc lực cho xây
dựng thương hiệu ĐVXB và tăng doanh thu, tuy nhiên vẫn cịn chưa được đầu
tư thích đáng.
Giả thuyết thứ ba: Trước tình hình XBSD cịn tồn tại những vấn đề nhất
định cần phải xây dựng các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề XBSD, đáp ứng
yêu cầu phát triển của ngành xuất bản tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn, gắn với thực tiễn. Theo đó, các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý xuất
bản đến các giải pháp từ chủ thể các ĐVXB sách dịch là những yếu tố cần được
xem xét.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thiết thực đối với lý luận xuất
bản và xuất bản sách dịch, góp phần giải quyết các vấn đề xuất bản sách dịch,
đáp ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Luận án sẽ góp
phần quan trọng trong việc xây dựng khung lý thuyết về xuất bản sách dịch ở

Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án từ việc khảo sát, nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại của hoạt động xuất
bản sách dịch Việt Nam hiện nay để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải
quyết các vấn đề của hoạt động này trên các phương diện cụ thể.
- Kết quả của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công
tác nghiên cứu, giảng dạy ngành xuất bản học tại các cơ sở đào tạo và


nghiên cứu về xuất bản. Đây cũng là nguồn tài liệu với các cứ liệu quan trọng
được khảo sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá từ thực tiễn trong nước và nước
ngoài nhằm giúp các đơn vị chức năng đẩy mạnh hoạt động đào tạo xuất bản.
- Bên cạnh đó, luận án còn là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tới
xuất bản Việt Nam nói chung và xuất bản sách dịch nói riêng.
7. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất, đây là luận án khảo sát và nghiên cứu có tính hệ thống cả về lý luận và
thực tiễn về xuất bản sách dịch, những tư liệu được lựa chọn, tập hợp, đưa ra
nghiên cứu là hoàn toàn mới.
- Thứ hai, hoạt động xuất bản sách dịch được khảo sát và nghiên cứu một cách hệ
thống và kỹ lưỡng. Luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề trong hoạt động
xuất bản sách dịch, từ đó có những nhận định để đề xuất phương hướng giải
quyết.
- Thứ ba, luận án đề ra các giải pháp khoa học nhằm góp phần giải quyết các vấn
đề xuất bản sách dịch, hướng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện
thực tiễn Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Xuất bản sách dịch - Những vấn đề lý luận cơ bản

Chương 3: Thực trạng vấn đề xuất bản sách dịch ở Việt Nam hiện nay
Chương 4: Xu thế phát triển và giải pháp cho vấn đề xuất bản sách dịch ở
Việt Nam hiện nay


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xuất bản ở Việt Nam
- Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (1996), Lịch sử xuất bản sách Việt Nam, Cục
Xuất bản. Nghề xuất bản sách đã có từ lâu ở Việt Nam, tuy nhiên việc biên soạn
về lịch sử ngành xuất bản còn là lĩnh vực mới mẻ. Đây là bản sơ thảo bước đầu
về lịch sử của ngành xuất bản từ thời kỳ phong kiến; cuối thế kỷ XIX đến đầu
năm 1930; giai đoạn 1940 - 1945; trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng 1946 - 1954, 1954 - 1975, thời kỳ 1975 - 1985 và đến
giai đoạn đổi mới đất nước 1985 - 1995. Ở mỗi giai đoạn, tác giả đều phân tích
hồn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội và bối cảnh xuất bản trong giai đoạn đó. Đặc
biệt từ khi có nghề xuất bản sách bằng chữ quốc ngữ cuối thế kỷ XIX và sau khi
Đảng ta ra đời thì sự nghiệp xuất bản sách cách mạng càng thúc đẩy sự phát
triển của ngành xuất bản lên tầm cao mới [54].
- Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Văn hố - Thơng tin: Tác giả phân
tích, lý giải các đặc trưng, vai trị và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật
đối với hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường. Trên cơ sở đánh giá thực
trạng pháp luật trong quản lý nhà nước về xuất bản và những yêu cầu đặt ra, tác
giả đã nêu phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và hoàn
thiện pháp luật quản lý nhà nước về xuất bản để làm tăng hiệu quả quản lý nhà
nước, hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội trong hoạt động xuất bản [25].
- Nguyễn Trọng Báu (2002), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, NXB Khoa học
Xã hội: Cuốn sách đưa ra chuẩn ngôn ngữ và các quy định trong biên tập văn

bản, các cấp độ ngôn ngữ trong biên tập và phương pháp sửa chữa văn bản có
minh hoạ cụ thể. Quan điểm về biên tập sách, báo chí của tác giả là “Biên tập
viên cần tuân thủ các đặc trưng phong cách chức năng ngôn ngữ, đồng thời


phải thận trọng khi xem xét các sáng tạo từ ngữ mới của tác giả, phải dựa trên tu
từ học chuẩn mực một cách không cứng nhắc, không khuôn sáo” [8].
- Vũ Duy Thông (chủ biên) (2004), Mác - Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về
báo chí, xuất bản, NXB Chính trị Quốc gia. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin và Hồ Chí Minh kiên quyết nhấn mạnh tính giai cấp, tính Đảng,
tính nhân dân của sách báo. Báo chí, xuất bản cách mạng là vũ khí chiến đấu của
giai cấp công nhân, là cơ quan tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát
triển xã hội bằng hoạt động ngơn luận của mình. Mỗi cơ quan làm báo, nhà xuất
bản phải là pháo đài tư tưởng, là đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng chính trị. Những tư tưởng chỉ đường của các nhà kinh điển cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị, soi đường cho hoạt động báo chí, xuất bản của đất nước ta trong
nhiều thập kỷ qua và tiếp tục trong sự nghiệp mới [75].
- Trần Văn Hải (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản tập 1, NXB Văn hoá - Thông
tin: Đây là cuốn sách tổng quát về lý luận xuất bản gồm 7 chương. Xuất bản học
là môn khoa học chuyên ngành nghiên cứu tính chất, nhiệm vụ, vai trò và quy
luật của hoạt động xuất bản, bao gồm ba mảng tri thức chủ yếu là: khoa học lý
luận về xuất bản - cơ sở lý luận xuất bản; khoa học về lịch sử sách, lịch sử
xuất bản Việt Nam và thế giới; khoa học có tính chất kỹ năng, nghiệp vụ tiến
hành các khâu trong quy trình xuất bản. Xuất bản có tính chất văn hố và tính
chất kinh tế; có chức năng truyền thơng đại chúng, chức năng tư tưởng văn hoá,
chức năng kinh doanh hàng hố xuất bản phẩm. Cơng tác biên tập là khâu trung
tâm của hoạt động xuất bản. Ở các chương năm, sáu, bảy, cuốn sách đề cập đến
kĩ năng các khâu cơ bản trong công tác biên tập bao gồm: đề tài và kế hoạch đề
tài, tổ chức cộng tác viên và công tác biên tập bản thảo [43].
- Lê Thị Phúc (2008), Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách
thế giới, NXB Văn hoá - Thông tin. Hoạt động xuất bản sách gồm ba khâu: biên

tập - in - phát hành. Trong tiến trình phát triển của mình, các bộ phận cấu thành
của xuất bản có sự tác động, bổ sung cho nhau cùng phát triển. Mối quan hệ giữa
in và xuất bản trong lịch sử là mối quan hệ hữu cơ, bền vững, qua lại và cùng
chung mục đích, tạo nên một trong những động lực phát triển của


hoạt động xuất bản thế giới. Sự phát triển của công nghệ in từ thô sơ tới hiện đại
đã tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động xuất bản. Sự thay đổi về các vật
liệu in, công nghệ in mới dưới sự trợ giúp mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật địi
hỏi ngành xuất bản Việt Nam có những định hướng để phát triển phù hợp với
điều kiện mới [64].
- Nguyễn Hồng Vinh (chỉ đạo nội dung) (2011), Xuất bản Việt Nam trong những
năm đổi mới đất nước, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Cuốn sách phân tích,
đánh giá một cách súc tích q trình ra đời và phát triển của nền xuất bản cách
mạng Việt Nam; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước cùng những thành
tựu và hạn chế của hoạt động xuất bản Việt Nam qua 25 năm đổi mới. Đồng thời
nguyên nhân của những hạn chế cũng được chỉ rõ cùng các vấn đề đặt ra để hiện
đại hoá, chuyên nghiệp hoá hoạt động xuất bản ở nước ta [94].
- Nguyễn Lan Phương, Đường Vinh Sường (2011), Quản trị kinh doanh xuất bản,
NXB Chính trị - Hành chính. Cuốn sách gồm tám chương tiếp cận khoa học
quản trị để quản lý hoạt động của các nhà xuất bản theo những mục tiêu xác
định: quản trị sản xuất trong các nhà xuất bản, tổ chức bộ máy của các nhà xuất
bản, quản trị nhân sự trong nhà xuất bản, quản trị chi phí và giá thành xuất bản
phẩm, quản trị tài chính và tài sản trong các nhà xuất bản, chiến lược thị
trường của nhà xuất bản, phân tích hiệu quả kinh doanh của các nhà xuất bản.
Hoạt động trong cơ chế thị trường, biên tập viên bên cạnh nghiệp vụ biên tập
cịn cần có tư duy kinh tế và năng lực kinh doanh xuất bản phẩm và quản trị xuất
bản, đáp ứng nhiệm vụ thực hiện song song hai mục tiêu sự nghiệp và kinh tế
của ngành [65].
- Lê Văn Yên chủ biên (2012), Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng in

lậu sách ở nước ta, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. Đây là cơng trình nghiên
cứu chun biệt về tình trạng in lậu sách ở Việt Nam trong giai đoạn đổi mới,
nhất là sau khi chúng ta gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO và Cơng
ước Berne về quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động in lậu sách có chiều hướng gia
tăng, diễn biến phức tạp đã được khảo sát, điều tra và phân tích rõ thực trạng và
cơng tác phịng, chống in lậu trong thời gian qua, đồng thời tác giả cũng nêu


phương hướng và giải pháp nhằm góp phần khắc phục tình trạng in lậu sách ở
nước ta hiện nay [100].
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý
Thông tin và Truyền thông (2013), Đường lối chính sách của Đảng và pháp luật
Nhà nước về báo chí, xuất bản, NXB Thơng tin và Truyền thông. Các lý luận
về xuất bản được nghiên cứu ở một số chuyên đề. Tài liệu cũng chỉ ra được
những khuyết điểm của ngành xuất bản (trang 14): chất lượng hoạt động chưa
cao; khuynh hướng chạy theo lợi nhuận; in lậu xảy ra phổ biến; đội ngũ biên tập
viên còn nhiều hạn chế về năng lực; công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng
mức; chậm ban hành những chính sách, chế độ, quy định phù hợp thực tiễn, tạo
điều kiện cho ngành xuất bản phát triển đúng hướng; quy mô và năng lực hoạt
động xuất bản ở nước ta vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và đa
dạng của xã hội [10].
- Phạm Thị Thu (2013), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, NXB Thông tin và
Truyền thông. Phạm vi nghiên cứu của cuốn sách không chỉ gói gọn trong
phương thức xuất bản truyền thống mà đã mở rộng đến nghiên cứu sự tác động
mạnh mẽ của công nghệ số đối với ngành xuất bản, những cơ hội và thách thức
cần thiết để chuyển dịch hướng nghiên cứu cũng như cách làm việc trong xuất
bản điện tử [77].
- Nguyễn Anh Tú (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
quốc dân: Luận án từ nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản

lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đi đến phân tích và đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam. Trong đó có đề cập các
chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất
bản và tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động
xuất bản, giám sát, kiểm tra hoạt động xuất bản. [89].
- Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Nguyên (đồng chủ biên) (2015), Xã hội hoá hoạt
động xuất bản: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia Sự
thật: Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu tổng quát cả trên phương diện lý


luận và thực tiễn về xã hội hóa hoạt động xuất bản. Chỉ thị 42-CT/TW ngày
25/8/2004 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của Hoạt động xuất
bản - Chỉ thị đầu tiên của Ban Bí thư dành riêng về công tác xuất bản, vạch ra
những định hướng chiến lược phát triển hoạt động xuất bản thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế. Các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các
vấn đề lý luận về xã hội hóa hoạt động xuất bản, thực trạng quá trình thực hiện
chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản ở nước ta, quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm đối với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động xuất bản ở nước
ta và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xuất bản, in, phát
hành [82].
- Vũ Thuỳ Dương (2016), Nhận diện các sai phạm trong hoạt động xuất bản sách
hiện nay - thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền. Đề tài đã làm rõ các khái niệm sai phạm trong hoạt động
xuất bản, nhận diện các sai phạm và phân tích thực trạng các sai phạm trong cả
ba lĩnh vực xuất bản, in, phát hành. Tác giả phân tích thực trạng xử lý các sai
phạm trong hoạt động xuất bản trong những năm gần đây thông qua việc khảo
sát hoạt động xử lý sai phạm của một số địa phương và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả xử lý sai phạm. Trong điều kiện kinh tế thị trường, sự cạnh
tranh gay gắt giữa các đơn vị xuất bản đã tạo ra nhiều mặt trái, còn tồn tại nhiều

hiện tượng đi chệch định hướng chính trị, xa rời tơn chỉ mục đích, có những xuất
bản phẩm bộc lộ nhiều sai phạm. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên
cứu chuyên biệt một cách hệ thống các dạng sai phạm điển hình trong hoạt
động xuất bản sách [32]
- Trần Văn Hải (2017), Quản lý nhà nước về xuất bản, Đề tài khoa học cơ sở, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền: Sự tác động của quản lý nhà nước là điều kiện
thiết yếu bảo đảm cho quá trình phát triển của sự nghiệp xuất bản trong điều
kiện mới. Cơng trình nghiên cứu này đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp
bách đang đặt ra cho sự phát triển hoạt động xuất bản, khẳng định rõ vị trí, vai
trị và chức năng của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong giai


đoạn hiện nay, quá trình quản lý và các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam [44].
- Phạm Văn Thấu (2017), Vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ biên tập xuất bản ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cơ sở cấp trọng điểm. Học viện
Báo chí và Tuyên truyền: Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về nghiệp
vụ biên tập - xuất bản và những yếu tố tác động đến hoạt động xuất bản, đó là:
bối cảnh kinh tế xã hội, sự đổi mới toàn diện đất nước, ngành xuất bản phát
triển và hội nhập, sự phát triển độc lập của ngành in và phát hành, sự phát triển
của xuất bản điện tử. Từ đó, tác giả phân tích thực tiễn hoạt động nghiệp vụ biên
tập - xuất bản ở nước ta hiện nay trên hai khâu công tác tổ chức bản thảo và biên
tập bản thảo [74].
- Vũ Mạnh Chu, Vũ Thuỳ Dương (2019), Giáo trình quyền tác giả, quyền liên
quan trong hoạt động xuất bản, NXB Thông tin và Truyền thông, gồm hệ thống
kiến thức sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan được vận dụng
trong lĩnh vực xuất bản dựa trên các quy định pháp luật Việt Nam được ghi tại
Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, các luật và văn bản pháp luật
liên quan của Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan có đối chiếu với các
điều ước quốc tế [28].
- Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Khoa Xuất bản, Phát hành (2019), Kỷ yếu Hội

thảo khoa học: Đào tạo cán bộ ngành kinh doanh xuất bản phẩm trong kỷ
nguyên công nghệ số, NXB Phụ nữ: Cuốn sách tập hợp hơn 20 tham luận về các
chủ đề: tác động của công nghệ số đến hoạt động xuất bản; yêu cầu và giải pháp
về nguồn nhân lực xuất bản trong kỷ nguyên công nghệ số; công tác đào tạo cán
bộ kinh doanh xuất bản phẩm trong kỷ nguyên công nghệ số; tác động của công
nghệ số đến một số nội dung cụ thể trong chương trình đào tạo [88].
- Đào Thị Hồn (2020), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cơng tác xuất bản từ
năm 1990 đến năm 2016, Luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Luận án đã làm rõ bối cảnh
lịch sử và những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
xuất bản từ năm 1990 đến năm 2016. Luận án đã nghiên cứu toàn bộ sự lãnh


đạo của Đảng đối với công tác xuất bản trên các mặt: định hướng lãnh đạo, quản
lý hoạt động xuất bản, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, giám sát công tác xuất bản,
công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm cơng tác xuất bản [47].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về hoạt động xuất bản trên thế giới
- Gerald Gross (1993), Editors on editing: What writers need to know about what
editors do, Grove Press, New York. Sách diễn giải về khái niệm biên tập, sự phát
triển của nghề biên tập tại Mỹ, vai trò, đạo đức của nghề biên tập, việc lựa chọn
sách để biên tập, các tiêu chí để lựa chọn bản thảo, cách thức đàm phán giữa các
bên trong quy trình xuất bản. Thực hành kỹ năng với bản thảo hình sự, hình sự
hư cấu, tiểu thuyết rẻ tiền, phi hư cấu, hư cấu, sách học thuật, ấn phẩm nhỏ lẻ,
sách khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết giả tưởng, sách thiếu nhi, sách đời sống,
sách tâm lý học đại chúng và self help, tiểu thuyết lãng mạn [107].
- Ian Montagnes (1991), Editing and Publication, International Rice Research
Institute, Philippines, International Development Research Centre, Canada. Tác
giả triển khai nghiên cứu trên các khâu tổ chức bản thảo, biên tập văn bản, biên
tập minh hoạ, thiết kế kĩ - mĩ thuật sách, in ấn, kinh doanh xuất bản phẩm, bản
quyền, tiếp thị xuất bản. Nội dung sách cung cấp bức tranh tổng quát và toàn

diện về các công việc của ngành xuất bản từ lý luận cơ bản tới thực hành, là
tài liệu bước đầu cho những người làm nghề biên tập và nghề xuất bản [110].
- Philip G. Altbach và Damtew Teferra (1999), Xuất bản và phát triển, Vũ Thế
Hùng dịch, NXB Chính trị Quốc gia: Cuốn sách cung cấp các bài viết về xuất
bản ở các nước đang phát triển, khi nhu cầu của ngành công nghiệp nhỏ bé này
bị lãng quên ở các nước có thu nhập đầu người thấp. Điều này khơng tốt bởi xuất
bản nội địa vẫn ln có tầm quan trọng sống còn, xuất bản vẫn là trung tâm của
hệ thống giáo dục, tạo lập, phân phối kiến thức và nuôi dưỡng một nền trí tuệ
độc lập. Nội dung sách tập trung vào những khuynh hướng trong ngành xuất bản
sách hiện nay; các tập đoàn đa quốc gia và xuất bản ở thế giới thứ ba; kinh tế
học xuất bản sách; bản quyền quốc tế; xuất bản điện tử… Các tác giả không


hướng dẫn cách xuất bản như thế nào mà xem xét nó trong các mối quan hệ với
các nhân tố xã hội, chính trị, kinh tế, văn hố [1].
- N.D. Eriasvili (2004), Xuất bản: Quản trị và marketing, Đào Tấn Anh, Kiều Vân
dịch, NXB Thông tấn: Trên cơ sở thực tiễn tình hình xuất bản ở Nga và tham
khảo tình hình kinh doanh sách ở Mĩ và một số nước khác, tác giả đã phân tích tỉ
mỉ, cơng phu về nghiệp vụ xuất bản, thị trường sách, cách tiếp thị, từ đó đúc kết
thành quan điểm, phương pháp, nguyên tắc, hình thức kinh doanh sách báo
trong điều kiện cạnh tranh. Để hoạt động xuất bản có được kết quả tốt, đúng định
hướng, các nhà xuất bản nhất thiết phải có phương pháp quản lý, tổ chức, tiếp thị
hiệu quả để tạo ra những ấn phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của
bạn đọc [37].
- K.D. Sullivan, Merilee Eggleston (2006), The McGraw-Hill Desk Reference for
Editors, Writers and Proofreader, McGraw-Hill. Sách là tài liệu tham khảo cho
biên tập viên, tác giả và người sửa bài, kết cấu gồm ba phần. Công việc biên
tập ngày nay không chỉ diễn ra ở lĩnh vực xuất bản sách mà cịn có thể ở nhiều
nơi, kể cả việc chỉnh sửa báo cáo hay đọc bản in thử trên website, vì vậy biên tập
viên chính là người làm chỉnh sửa các bài viết cho chuẩn xác, sáng rõ, thích hợp

và có tính thuyết phục. Tác giả đưa ra các kỹ thuật và bộ công cụ cho việc biên
tập trên cả bản cứng và file mềm, các tiến độ của quá trình biên tập từ đọc lướt
tới nấc cuối, cách sửa chính tả, đọc bơng [112].
- Susan Bell (2007), The artful edit on the practice of editing yourself,
W.W. Norton & Company. Cuốn sách giúp các tác giả thực hiện thao tác biên
tập trên chính các tác phẩm của họ. Điều này không phải để loại bỏ nhu cầu đối
với việc biên tập nhưng sẽ giúp các biên tập viên giảm bớt gánh nặng, khiến họ
làm việc với các bản thảo thuận lợi hơn và tập trung nhiều hơn vào việc khai
thác ra các tác phẩm hay. Tác giả cũng nêu quan điểm phản đối xu hướng nghĩ
rằng biên tập bằng máy qua các phần mềm dễ hơn biên tập thủ cơng, chỉ có lao
động biên tập mới đưa ra được các cuốn sách có giá trị [102].
- Suzanne Gilad (2007), Copyediting and proofreading for dummies, Wiley
Publishing, Inc. Cuốn sách gồm 7 phần, 22 chương. Đây là tài liệu diễn


giải một cách đơn giản về biên tập bản thảo và sửa bản in với rất nhiều kĩ năng
nghiệp vụ đi kèm với dẫn chứng minh hoạ. Phần mềm kiểm tra lỗi sai trên Word
không thể tạo nên một bản thảo hay, chỉ có lao động của biên tập viên mới tạo
nên điều đó [105].
- Thomas Woll (2010), Publishing for profit, Chicago Review Press. Cuốn sách là
tài liệu hướng dẫn, cung cấp công cụ cần thiết để cho doanh nghiệp xuất bản dù
nhỏ hay lớn tăng trưởng doanh nghiệp của mình. Xuất bản là ngành kinh doanh
phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Phần ba có chuyên đề về xuất bản điện tử và
thị trường e-book, tìm hiểu về in theo nhu cầu, mơ hình kinh doanh kỹ thuật
số, phương thức bán sách trên mạng [114].
- Thompson John B. (2012), Merchants of culture: The publishing business in the
twenty-first century, Cambridge: Polity Press. Đây là nghiên cứu chủ chốt đầu
tiên trong hơn 30 năm qua về thương mại xuất bản, chỉ ra những thách thức hiện
tại mà ngành phải đối mặt trong bối cảnh lịch sử, phân tích sự chuyển đổi của
xuất bản thương mại ở Mỹ và Anh từ những năm 1960. Tác giả đã đưa ra chi tiết

về cách thế giới xuất bản thương mại thực sự hoạt động, phân tích vai trị của các
nhà xuất bản, đại lý và người bán sách và chỉ ra cách thức hoạt động của họ
được định hình như thế nào bởi một lĩnh vực có cấu trúc đặc biệt và năng động
[113].
- Trần Hân (2013), Luận đàm về ngành xuất bản Trung Quốc, Thuý Lan, Thanh
Huyền dịch, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật: Tác giả nghiên cứu các giai đoạn
phát triển của ngành xuất bản Trung Quốc, phân tích bối cảnh phát triển của
ngành xuất bản sách Trung Quốc, phân tích từ góc độ kinh tế học về ngành xuất
bản. Nội dung còn đề cập tới hàng loạt các vấn đề liên quan đến ngành xuất bản
Trung Quốc: quản lý giá sách, cạnh tranh ngắn hạn và cạnh tranh dài hạn,
phương thức chia sẻ rủi ro trong phát hành sách, chi phí thu thập thơng tin, khai
thác thị trường sách tiềm năng, hệ thống lưu thông xuất bản hiện đại, xây dựng
tập đoàn xuất bản, phát triển xuất bản số [45].
- Steve Dunham (2015), The editor’s companion, Writer’s digest Books, Ohio.
Đây là cuốn chỉ dẫn cần thiết về các nguyên tắc và chuẩn mực văn phong


tiếng Anh cho biên tập viên sách, tạp chí, ấn phẩm online. Biên tập viên phải
biên tập nội dung hướng tới độc giả, ngôn ngữ chuẩn xác, độ dài chuẩn mực, cấu
trúc phù hợp. Các kĩ năng biên tập kết cấu nội dung, biên tập ngôn ngữ, ngữ
pháp, sửa morat, các từ dễ sai sót được trình bày kỹ lưỡng ở từng chương với bộ
công cụ của biên tập viên. Bên cạnh đó cịn có một chương riêng biệt về các ví
dụ biên tập cụ thể [104].
- Wayne Miller, Kevin Prufer (2016), Literary publishing in the twenty- first
century, published 2016 by Milkweed Editions. Xuất bản hiện tại đã có những
yếu tố mới: in theo yêu cầu, sách điện tử, ấn phẩm trực tuyến, chiến lược tiếp
thị… Trong khi đó, internet đã cách mạng hoá cách thức văn học được
khám phá, phát hành và đọc, ví dụ cơng nghệ in theo yêu cầu đã giảm đáng kể
chi phi in ngắn hạn, xuất bản trực tuyến tạo ra sự gia tăng đáng kể số lượng độc
giả. Đó là thách thức đối với các biên tập viên, các nhà xuất bản để bắt kịp với

tình thế nhiều phức tạp này [109].
- Peter Ginna (2017), What editors do: The art, craft, and business of book
editing, The University of Chicago Press. Tác giả có sự đối sánh giữa xuất bản
sách cho thị trường đại chúng với xuất bản cho các thị trường ngách nhỏ hẹp hơn
như sách học thuật và cả phương thức tự xuất bản, từ đó đi đến khẳng định rằng
vai trị của biên tập viên ngày nay gồm một loạt các nhiệm vụ phức tạp [106].
- Kelvin Smith, Melanie Ramdarshan Bold (2018), The publishing business, a
guide to starting out and getting on, Bloomsbury. Trong những năm gần đây ảnh
hưởng của nền văn hố kỹ thuật số đã lan nhanh khắp ngành cơng nghiệp xuất
bản từ người viết tới người đọc. Cách thức mà các ấn phẩm được viết, thiết kế,
sản xuất, quảng bá, phát hành và đọc, các mơ hình tài chính vốn là trọng tâm của
xuất bản trong nhiều thập kỷ đã bị thách thức, ví dụ như hình thức tự xuất bản sẽ
trở nên quan trọng. Cuốn giáo trình này trình bày về mơ hình xuất bản truyền
thống và cả phi truyền thống toàn diện, đầy đủ về các quy trình và các vấn đề
xuất bản [111].
- James Raven (2021), Lịch sử của sách, Đào Quốc Minh dịch, NXB Dân trí: Đây
là một trong những cơng trình đầu tiên giới thiệu khái quát về lịch sử thư


×