Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÁC ĐỘNG yếu tố ĐÌNH đến NHẬN của GIA THỨC VIÊN TRƯỜNG học tôn đức của SINH đại THẮNG về BÌNH ĐẲNG GIỚI GIÁO TRONG dục CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.75 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN NGHIÊN CỨU GIỚI
MÃ MÔN HỌC: 302087
HỌC KỲ 1/NĂM HỌC 2022 – 2023

Tên đề tài
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN NHẬN
THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC
THẮNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC
CON CÁI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NHÌN
THEO QUAN ĐIỂM GIỚI
GVGD: Phạm Thị Hà Thương
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Tăng Như Đại
MSSV: 32000033
Lớp: 20030201

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

0

0


TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ GIA ĐÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG GIÁO DỤC CON CÁI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – NHÌN THEO QUAN ĐIỂM GIỚI
Tóm tắt: Yếu tố gia đình, hay nói một cách rộng hơn là mơi trường xã hội hóa gia đình là


mơi trường đặc biệt quan trọng trong việc hình thành tư duy, nhận thức, nhân cách của
cá nhân. Từ những tác động của gia đình, sinh viên nam và sinh viên nữ có những nhận
thức chủ quan và khách quan về vấn đề bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới
trong giáo dục con cái nói riêng. Từ cách tiếp cận lý thuyết Xã hội hóa, cùng với phân
tích dữ liệu định tính và các tài liệu thứ cấp, đề tài làm rõ những ảnh hưởng của gia đình
đến nhận thức của sinh viên về bình đẳng giới trong giáo dục con cái.

Từ khóa: Gia đình; Nhận thức của sinh viên; Bình đẳng giới; Bình đẳng giới trong
giáo dục con cái.
1. Đặt vấn đề:
Với xuất phát điểm là một nước kém phát triển với nền nông nghiệp lạc hậu cùng
với sự cai trị của chế độ phong kiến, Việt Nam từng là một đất nước mang nặng các tư
tưởng phong kiến với lễ giáo gia phong. Trải qua thời kì lịch sử như thế, bình đẳng giới là
vấn đề hiện nay rất được Nhà nước quan tâm thực hiện. Trong đó, yếu tố gia đình cũng
như vấn đề bình đẳng giới trong gia đình cần được quan tâm nhiều hơn. Khơng thể phủ
nhận vai trị của gia đình trong q trình hình thành nhận thức và giáo dục nhân cách cho
con người. Để đảm bảo thực hiện bình đẳng giới ngay từ trong vai trị giáo dục của gia
đình, cần phải đảm bảo bình đẳng giới trong vấn đề giáo dục con cái trong gia đình. Việc
cha hay mẹ, phụ nữ hay nam giới có quyền quyết định về vấn đề giáo dục nhiều hơn, con
trai hay con gái trong nhà được tiếp cận với giáo dục nhiều hơn và sự quan tâm của cha
mẹ cũng rất có ý nghĩa trong việc đảm bảo thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng là trường đại học công lập, tự chủ về tài chính và là
trường đại học trẻ, đào tạo đa ngành nghề. Do những đặc điểm đó, sinh viên nam và sinh
viên nữ học tập tại Trường Đại học Tơn Đức Thắng cũng có những đặc điểm đặc thù,
khác với sinh viên của những trường đại học khác. Vì vậy, trong nghiên cứu này tập trung
tìm hiểu tác động của yếu tố gia đình đến nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ
Trường Đại học Tơn Đức Thắng về vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục con cái trong
các gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm biết được sinh viên Trường Đại học Tơn
Đức Thắng, thơng qua góc nhìn về giới, yếu tố gia đình có ảnh hưởng như thế nào đến
nhận thức của sinh viên.


Trên cơ sở phân tích dữ liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo, tạp chí khoa
học, các văn bản chính sách, pháp luật có liên quan đến yếu tố gia đình và bình
đẳng giới, kết hợp với dữ liệu định tính được nhóm nghiên cứu khảo sát, bài viết
này phân tích tác động của yếu tố gia đình đến nhận thức của sinh viên về vấn
đề bình đẳng giới trong giáo dục con cái.

0

0


2. Tác động của yếu tố gia đình đến nhận thức của sinh viên trường đại học tôn

đức thắng về bình đẳng giới trong giáo dục con cái tại thành phố hồ chí minh –
tiếp cận dưới góc nhìn giới
2.1. Khái niệm
2.1.1. Gia đình
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Gia đình là tập hợp người sống chung thành
một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và
dịng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” (Hoàng Phê, 1997).
Theo Nguyễn Thị Song Hà (2015) trong bài “Vai trị của gia đình trong thời kì cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay” thì gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình
trong xã hội tồn tại như một hiện tượng văn hóa và đồng thời là một chủ thể của văn hóa,
là nền tảng của văn hóa xã hội. Trong quá trình phát triển của mình, gia đình đã thể hiện
rõ chức năng vừa là đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng, giáo dục con
người, duy trì và phát triển các quan hệ tình cảm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia
đình có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, định hướng các
giá trị tốt đẹp trong gia đình, khơng những cũng cố các mối quan hệ trong gia đình mà
cịn là nền tảng của các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với ngồi xã hội,

là mơi trường thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển hài hịa và tồn diện. Bên cạnh đó, gia
đình cũng là nguồn cung cấp lực lượng lao động của cải cho xã hội và tham gia vào quá
trình phát triển kinh tế xã hội. Gia đình góp phần thực hiện, duy trì luật pháp, ổn định và
phát triển xã hội. Trong mối liên hệ giữa gia đình, xã hội và Nhà nước đều có ảnh hưởng
và tác động sâu sắc lẫn nhau.

Còn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của
của xã hội là gia đình”.
2.1.2. Nhận thức.
Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, nhận thức là quá trình phản ánh biện
chứng các hiện thực khách quan vào bộ não của con người. Những hiện thực khách quan
này có tính tích cực, sáng tạo, năng động và được hình thành dựa trên cơ sở thực tiễn.

Theo cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học” thì nhận thức là
tồn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hóa,
được mã hóa, được lưu giữ và sử dụng.
Trong nghiên cứu này, nhận thức của sinh viên được hiểu như là một quá trình
xã hội mà trong đó sinh viên nam và sinh viên nữ hiểu và thể hiện thái độ đối với một
vấn đề xã hội nào đó, thơng qua việc học tập và thơng qua các q trình xã hội hóa.

2.1.3. Bình đẳng giới và bình đẳng giới trong giáo dục con cái.

0

0


Theo Luật Bình đẳng giới (2006): “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển

của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”

Trong nghiên cứu này, bình đẳng giới trong giáo dục con cái được hiểu là
sự đối xử công bằng của cha mẹ đối với trẻ nam và trẻ nữ, tạo điều kiện tiếp cận
và hưởng thụ các nguồn lực, các lợi ích như nhau. Bên cạnh đó, bình đẳng giới
trong giáo dục con cái cịn là sự phân chia quyền lực ngang nhau giữa cha và
mẹ trong việc chọn phương pháp, huy động nguồn lực để giáo dục con cái.
2.3. Lý thuyết nghiên cứu.
Đề tài này sử dụng lý thuyết Xã hội hóa để lý giải về yếu tố gia đình tác
động đến nhận thức của sinh viên về việc thực hiện bình đẳng giới trong giáo
dục con cái tại các gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh thơng qua góc nhìn giới.
Xã hội hóa là quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó con người
phát triển khả năng và học hỏi các khn mẫu văn hóa (John J.Macionis, 1987).
Có nghĩa là, thơng qua q trình xã hội hóa từ sơ cấp đến thứ cấp, các cá nhân
hình thành cho mình từ nhân cách, nhận thức và sau đó ảnh hưởng đến thái độ
và hành vi. Khi một cá nhân thể hiện quan điểm của mình về một vấn đề xã hội
nào đó, cũng đồng thời thể hiện được q trình xã hội hóa của cá nhân đó, rằng
người đó đã được học tập những gì, được dạy dỗ như thế nào.
Mơi trường xã hội hóa đầu tiên là mơi trường gia đình. Sự giáo dục của gia đình
đóng vai trị quan trọng trong việc hướng dẫn các cá nhân nên trở thành người như thế
nào, và điều này có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến nhận thức của các nhân từ lúc bé
đến lúc lớn lên. Vì thế, gia đình là tập thể cơ bản ban đầu đối với hầu hết mọi người.

Kinh nghiệm xã hội ngày càng tăng diễn ra trong gia đình hình thành nền tảng nhân
cách của chúng ta, cho dù sau này chúng ta có thay đổi nhiều đến đâu đi nữa (John
J.Macionis, 1987). Vai trò quan trọng của gia đình khơng chỉ là định hình nhân cách
cho trẻ, mà còn là tạo nên nền tảng trong nhận thức và quan điểm xã hội của con cái.
Gia đình là mơi trường xã hội hóa quan trọng bậc nhất của cá nhân – đặc biệt là khi
còn nhỏ, bởi khi mới sinh ra, con người hoàn toàn phụ thuộc vào người khác trong việc đáp
ứng các nhu cầu cá nhân của mình, vì thế mà tiếp nhận những ảnh hưởng từ họ. Thậm chí,

khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn trong bụng mẹ những tháng cuối,
thai nhi đã cảm nhận được những tác động của người mẹ và có những phản ứng tương tác
với những kích thích đó (Đinh Thị Vân Chi, 2018). Là một quá trình liên tục và lâu dài, xã hội
hóa gia đình định hướng bước đầu cho con người về các thể chế và các khuôn mẫu xã hội.
Đặc biệt trong tác động tới nhận thức của các nhân, gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc và
thường ít bị thay đổi bởi các mơi trường xã hội hóa khác. Các khuôn mẫu, các giá trị mà cá
nhân được dạy dỗ từ trong gia đình sẽ có tác động và ảnh hưởng đến người đó trong suốt
q trình lớn lên và có thể nói là trong cả cuộc đời.
Thơng qua các mơi trường xã hội hóa gia đình, có thể thấy rằng nhận thức của sinh
viên nam và sinh viên nữ Trường Đại học Tơn Đức Thắng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều

0

0


yếu tố, chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy, lý thuyết xã hội hóa được áp dụng vào trong
nghiên cứu này để giải thích cho yếu tố gia đình ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thơng qua lăng kính giới, về bình đẳng giới trong giáo
dục con cái tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây nghiên cứu q trình xã hội hóa sơ cấp là
gia đình tác động đến nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tơn Đức Thắng về bình
đẳng giới trong giáo dục con cái, nhằm phân tích, so sánh sự khác biệt nhận thức giữa
các nhóm sinh viên nam và sinh viên nữ có các đặc điểm nhân khẩu khác nhau.

2.3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này sử dụng dữ liệu định tính sau khi phỏng vấn sâu 12 sinh viên nam và sinh
viên nữ đang học tập tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng với nhiều khối ngành, kết họp với
tham khảo, phân tích dữ liệu thứ cấp là các nghiên cứu đi trước có liên quan đến

vấn đề bình đẳng giới trong gia đình và bình đẳng giới trong giáo dục con cái.

2.4. Tác động của yếu tố gia đình đến nhận thức của sinh viên Trường Đại
học Tơn Đức Thắng về bình đẳng giới trong giáo dục con cái tại Thành phố Hồ
Chí Minh – tiếp cận dưới góc nhìn giới – kết quả khảo sát.
2.4.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ về bình
đẳng giới trong giáo dục con cái.
Nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ nhìn chung khơng có sự khác
biệt. Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, đa số sinh viên nam và sinh viên nữ đều
cho rằng, bình đẳng giới trong giáo dục con cái được thể hiện qua nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, bình đẳng giới trong giáo dục con cái là việc không phân biệt đối xử đối với
con trai và con gái, trẻ nam và trẻ nữ trong gia đình. Cha mẹ có đối xử cơng bằng đối
với trẻ nam và trẻ nữ, tạo điều kiện và cơ hội như nhau trong việc tiếp cận và hưởng
thụ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực về giáo dục. Trẻ nam và trẻ nữ trong gia
đình cần được đi học, thụ hưởng và tiếp cận giáo dục như nhau, làm thế nào để phát
huy tối đa năng lực học tập và phát triển của cả hai giới. Bên cạnh đó, cịn là việc
phân phối sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, khơng dựa trên giới tính của con
cái mà yêu thương giới này nhiều hơn giới kia. Thứ hai, bình đẳng giới trong giáo dục
con cái cịn là việc cha mẹ có quyền quyết định như nhau về cách giáo dục con cái.
Cha và mẹ bình đẳng trong việc lựa chọn nguồn lực và cách thức phù hợp trong việc
giáo dục và định hình nhân cách của trẻ nam và trẻ nữ. Một bạn cho biết:

“Theo Hà thì bình đẳng giới trong giáo dục con cái là ba mẹ có quyền dạy
dỗ, ni dưỡng con và ba mẹ đều có sự cơng bằng với nhau, cái trách
nhiệm con cái mà mình ni dưỡng. Ba mẹ đều có quyền yêu thương và
nuôi dưỡng con cái bằng nhau.” (Bạn Hà, nam, sinh viên năm ba)
Ngồi ra, một bạn khác thì cho rằng:
“Theo mình thấy là bình đẳng giới trong giáo dục con cái là các bậc phục huynh sẽ đối
xử cơng bằng với con mình, khơng biệt giới tính của con mình, nói chung là đầu tư cho
con về con đường học vấn cũng như là chăm sóc những người con một cách cơng
bằng với nhau, khơng có thiên về ai.” (Bạn Trân, nữ, sinh viên năm ba).


0

0


Có thể thấy rằng, nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ có nhiều sự tương
đồng về vấn đề bình đẳng giới. Cả hai giới đều nhận thức được việc cần có sự đối xử cơng
bằng giữa trẻ nam và trẻ nữ trong gia đình, nằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn
diện của trẻ ngay từ trong gia đình. Gia đình là thiết chế đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển và hình thành nhân cách cũng như định hướng hành vi trong suốt cuộc đời của con
người, vì vậy cần có sự bình đẳng giới trong việc giáo dục ngay từ trong gia đình. Bên cạnh
đó, cả hai giới cũng đều nhận thấy được sự quan trọng trong việc bình đẳng về phân phối và
tiếp cận nguồn lực giữa cha và mẹ. Đây là vấn đề quan trọng cần đảm bảo để đạt được bình
đẳng giới trong gia đình nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục con cái nói riêng. Liên
quan đến vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục con cái, sự tiếp cận và kiểm soát nguồn lực
trong gia đình là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu. Việc cha
mẹ phân bổ, tạo cơ hội bằng nhau giữa trẻ nam và trẻ nữ trong việc tiếp cận đến các
nguồn lực là điều kiện để tạo ra bình đẳng giới. Ngồi ra, sự ngang bằng trong việc tiếp
cận và kiểm soát các nguồn lực trong gia đình giữa cha và mẹ, phụ nữ và nam giới trong
gia đình cũng là một điều kiện thiết yếu trong việc tạo ra bình đẳng giới, đặc biệt là bình
đẳng giới trong giáo dục con cái. Bởi theo lý thuyết nữ quyền Mác-xít, ai nắm quyền về
kinh tế thì có quyền chi phối và tạo sự phụ thuộc đối với người khác. Có nghĩa là khi
trong gia đình nam giới hay phụ nữ có sự nắm quyền và kiểm soát nguồn lực nhiều hơn,
cũng đều tạo ra sự bất bình đẳng giới trong gia đình. Vì vậy, bình đẳng giới trong giáo
dục con cái được hình thành từ hai yếu tố cơ bản: một là sự công bằng trong việc tiếp
cận với các nguồn lực của trẻ nam và trẻ nữ; hai là việc tiếp cận và kiểm soát nguồn lực
như nhau giữa cha và mẹ, giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình

2.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố gia đình đến nhận thức của sinh viên
nam và sinh viên nữ về bình đẳng giới trong giáo dục con cái.

Nhìn chung, yếu tố gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả sinh viên nam và sinh viên
nữ. Qua khảo sát phỏng vấn sâu cho thấy, đa số sinh viên đều sống trong gia đình có đầy đủ
cả cha mẹ, một số sinh viên sống trong gia đình nhiều thế hệ. Do những đặc điểm khác nhau
về mơ hình gia đình, nhận thức của sinh viên cũng có sự đa dạng. Một số sinh viên bày tỏ
rằng, những gì diễn ra trong gia đình và xung quanh gia đình là yếu tố quyết định trong việc
hình thành nhận thức chủ quan của họ. Có thể thấy rằng, phần lớn thời gian trong đời của
sinh viên có sự gắn kết mật thiết với gia đình của mình, khơng chỉ với người thân trong gia
đình mà còn gắn kết với những người xung quanh, sống cùng mơi trường sống với gia đình
của họ. Gia đình khơng chỉ là q trình xã hội hóa sơ cấp của cá nhân, mà cịn là một thiết
chế văn hóa – xã hội, một đặc trưng của văn hóa tộc người. Trải qua quá trình lịch sử hình
thành lâu dài của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, gia đình đã thể hiện
chức năng giáo dục của mình một cách ngày càng quan trọng hơn, tiến theo chiều dài của
lịch sử và sự tiến bộ của nhân loại. Một bạn cho biết:
“Thì cái yếu tố mà ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là cái thực trạng như là Ân thấy
được những cái vấn đề gì nó diễn ra trong gia đình mình và những cái gia đình, hoặc
là những cái đối tượng mà mình quen biết nó đang tồn tại như thế nào, những vấn đề
nó đang diễn ra sao. Nghĩa là vấn đề thực tế mà tự Ân cảm nhận, Ân

0

0


nhìn thấy là cái yếu tố hình thành nên suy nghĩ chủ quan của bản thân
mình.” (Bạn Ân, nam, sinh viên năm ba)
Hay một bạn khác cho biết thêm:
“Mình cũng sử dụng mạng xã hội thường ngày, thơng điệp tích cực mình sẽ
tiếp nhận, con cái nào cổ hũ quá thì mình sẽ đọc cho qua, sẽ phớt lờ. Quan
trong vẫn là lời nói, tiếng nói của thành viên trong gia đình sẽ ảnh hưởng
mình nhiều nhất.” (Bạn Trân, nữ, sinh viên năm ba)

Có thể thấy rằng, cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều đề cao sự ảnh hưởng của
gia đình đối với nhận thức của sinh viên. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của các môi
trường xã hội hóa thứ cấp như nhà trường, nhóm bạn và truyền thơng đại chúng, mơi
trường gia đình vẫn được sinh viên nhìn nhận như là một yếu tố tất yếu quan trọng đối
với nhận thức của mình. Trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Thi (2017) về đề tài “Giá trị
gia đình từ tiếp cận lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam trong bối cảnh xã hội
đang chuyển đổi” cho rằng, giá trị gia đình và các mối quan hệ gia đình là thiết chế quan
trọng. Các quyền quyết định kinh tế, vốn đầu tư con người, thị trường lao động, thị trường
tín dụng, chẳng hạn như loại hình cơng việc, tiền lương và cơ hội nghề nghiệp, sở hữu
nhà ở và tài sản chính – được diễn ra trong gia đình và phụ thuộc rất nhiều vào gia đìn.
Mặc dù trong vài thập kỷ qua, ở nhiều xã hội đã chứng kiến nhiều điều thay đổi về quy
mô, chức năng, các mối quan hệ trong gia đình, và các giá trị gia đình; thì gia đình vẫn là
một thiết chế, là cốt lõi của hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. Ở nhiều xã hội, nhất là
những xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi từ truyền thống đến hiện đại, từ nơng nghiệp
sang cơng nghiệp, gia đình là một thiết chế được tin là chịu ảnh hưởng lớn từ thay đổi xã
hội. Nói cách khác, gia đình đang thay đổi mạnh mẽ trên mọi phương diện. So sánh với
kết quả phỏng vấn sâu sinh viên nam và sinh viên nữ trong đề tài này, có thể thấy rằng có
nhiều sự tương đồng trong nhận định về tính chất và mức độ quan trọng của gia đình. Từ
những quyết định về kinh tế, vốn đầu tư con người,… gia đình đã ảnh hưởng đến nhận
thức của sinh viên.

Mức độ gắn kết đối với gia đình cũng là một điều kiện quan trọng để tạo nên
sự ảnh hưởng của gia đình đối với nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ. Qua
kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có sự khác biệt giữa sinh viên nam và sinh viên nữ
khi được hỏi về người thân nhất trong gia đình. Đa số sinh viên nam thì có sự gắn kết
với cha, người nam giới trong gia đình nhiều hơn trong khi sinh viên nữ thân thiết với
mẹ, người phụ nữ trong gia đình. Điều này có thể hiểu được rằng, sinh viên nam bị
ảnh hưởng và học tập hành vi của người cha, khn mẫu cho sự nam tính trong gia
đình và sinh viên nữ học tập hành vi của người mẹ, khn mẫu của sự nữ tính. Mơi
trường xã hội hóa gia đình đã giáo dục và ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên

thông qua sự phân biệt về giới tính cũng như vai trị giới, khn mẫu giới mà từ đó
sinh viên nam và sinh viên nữ biết được rằng định hướng của mình như thế nào khi
tham gia vào các quá trình xã hội khác. Một bạn cho biết:
“Thường thì em khá là thoải mái trong cái việc nói chuyện với mẹ của em. Em
chia sẻ rất là nhiều điều trong cuộc sống, giống như là em đi học em gặp chuyện

0

0


gì, em có gì buồn hay là em tham gia những cái gì thì em cũng sẽ kể với mẹ hoặc
là có ai thích em thì em cũng kể với mẹ em hoặc là em thất tình thì em cũng kể
với mẹ em, kiểu vậy. Em không kể với ba, thường thì ba em tính cách ba em hơi
khó hơn mẹ em, ba em hơi khó tính trong cái việc đó, như là xét về bây giờ em
đang học đại học đi, ba em cịn hơi khó trong việc chấp nhận em yêu đương, nên
là thường em sẽ ít chia sẻ với ba hơn.” (Bạn Thơ, nữ, sinh viên năm hai)

Ngồi ra, một bạn thì cho rằng:
“Với ba thì Hà thường chia sẻ về những cái cuộc sống hàng ngày hơn. Những cái
mà ở trên trường lớp, những cái mà thuộc về con trai, nên là này làm nọ, nên làm
gì. Thì mình thường chia sẻ với ba mình nhiều hơn, tại vì ba mới là hiểu cảm giác
của mình. Ba kiểu cũng đã có một thời từng suy nghĩ giống mình, nên sẽ thấu
hiểu mình nhiều hơn là mẹ.” (Bạn Hà, nam, sinh viên năm ba)

Có thể thấy, mơi trường xã hội hóa gia đình đã giáo dục và hình thành nên
nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ về các vai trị giới, khn mẫu giới, bản
sắc giới rằng con trai thì nên làm gì và khơng nên làm gì, con gái nên làm gì và khơng
nên làm gì. Người cha chính là biểu tượng của sự nam tính trong khi người mẹ là
khn mẫu của sự nữ tính. Trẻ nam và trẻ nữ khi hình thành sự biết, tư duy về bản

thân mình, sẽ lựa chọn hình mẫu giới phù hợp với nhận thức chủ quan của nó. Trong
q trình nhận thức về bản thân, trẻ nam và trẻ nữ đồng thời chịu sự tác động trong
việc giáo dục của cha mẹ. Biểu hiện rõ nhất của sự ảnh hưởng về bản sắc giới của
gia đình đối với sinh viên chính là, sinh viên nam gần gũi và có sự liên kết với người
cha nhiều hơn thì sẽ độc lập, mạnh mẽ, lý trí và mang nhiều tư tưởng nam trị. Ngược
lại, sinh viên nam gần gủi với mẹ nhiều hơn thường sẽ biểu hiện những bản sắc giới
về tính cẩn thận, điềm đạm, nhẹ nhàng được cho là của nữ giới. Mặt khác, sinh viên
nữ sẽ thể hiện tính nữ nhiều hơn khi có sự liên kết với người mẹ nhiều hơn, và thể
hiện tính nam nhiều hơn nếu gắn bó với người cha. Qua phỏng vấn sâu cũng cho
thấy, sinh viên nam cho rằng người cha sẽ thấu hiểu mình nhiều hơn người mẹ, và
sinh viên nữ cho rằng có sự liên kết và thấu hiểu nhiều hơn với mẹ hơn người cha.
Gia đình rất quan trọng trong q trình xã hội hóa khơng phải đơn thuần là định dạng
nhân cách, mà cịn hình thành ở trẻ một quan điểm xã hội. Nói cách khác, bố mẹ không chỉ
đưa trẻ vào thế giới hữu hình, mà cịn đặt trẻ vào trong xã hội (John J.Macionis, 1987). Như
vậy, nhận thức cũng như quan điểm của sinh viên nam và sinh viên nữ về bình đẳng giới
trong giáo dục con cái cũng được hình thành từ trong gia đình. Thơng qua những biểu hiện,
cách giáo dục của cha mẹ, sinh viên hiểu được rằng mình được đối xử như thế nào, được
đầu tư như thế nào so với anh chị em khác trong nhà, từ đó nêu lên được nhận thức cá nhân
rằng đã có sự bình đẳng hay chưa. Đa số đáp viên được phỏng vấn sâu trả lời rằng, ít có sự
thiên vị hay bất bình đẳng xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, cụ thể hơn là giữa
những anh chị em trong nhà. Do được sống, học tập và dạy dỗ trong gia đình như thế, sinh
viên nam và sinh viên nữ cũng có những hiểu biết nhất định về bình đẳng giới trong gia đình
nói chung và bình đẳng giới trong giáo

0

0


dục con cái nói riêng. Cả sinh viên nam và sinh viên nữ đều có những nhận thức khá

đúng đắn và tiến bộ trong việc thực hiện bình đẳng giới. Có thể nhận định rằng, gia đình
đã làm rất tốt vai trò giáo dục, định hướng nhận thức, tư duy của sinh viên về các vấn
đề xã hội, trong đó có bình đẳng giới. Thực hiện chức năng xã hội hóa của mình, gia
đình giúp trẻ sớm nhận thức được những giá trị, chuẩn mực của cuộc sống, cái xấu, cái
đẹp, cái được phép và cái không được phép, hay nói cách khác, biết được những giá trị
đạo đức của đời sống xã hội nơi trẻ sẽ hòa nhập (Lê Thị Hồng Hải, 2015).
Bên cạnh những mặt tiến bộ trong nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ về
bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục con cái nói riêng, vẫn cịn tồn tại
những điểm bất cập. Qua kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, vẫn còn một số quan niệm chưa
tiến bộ, chưa có sự nhạy cảm giới trong cách nhìn nhận các vấn đề liên quan đến

bình đẳng giới của sinh viên. Một số bạn sinh viên cho rằng, vấn đề bình đẳng giới
trong lĩnh vực gia đình và bình đẳng giới trong giáo dục con cái là vấn đề nội bộ của
gia đình, nên khơng cần tìm hiểu q nhiều. Điều này thể hiện rằng, mặc dù đã có
nhận thức về bình đẳng giới nhưng vẫn cịn chưa đầy đủ, chưa có sự nhạy cảm giới.
Ngồi ra, cả sinh viên nam lẫn sinh viên nữ vẫn chưa có sự chủ động trong việc tìm
hiểu thơng tin liên quan đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Khi được hỏi về mức
độ quan tâm đến bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, đa số đáp viên trả lời rằng
khơng quan tâm nhiều lắm. Sinh viên tiếp nhận thơng tin về bình đẳng giới trong lĩnh
vực gia đình một cách thụ động, hoặc chủ động tìm kiếm những thơng tin về bình
đẳng giới trong lĩnh vực khác chứ không phải là lĩnh vực gia đình. Một bạn cho biết:

“Cái này thì nói thật, chỉ là thỉnh thoảng thôi nha. Khi nào mà mình thực sự
có thời gian rảnh thì mình sẽ tìm hiểu về những lĩnh vực liên quan đến đời
sống và xã hội, điển hình là bình đẳng trong cơng việc, về quyền bình
đẳng.” (Bạn Trân, nữ, sinh viên năm ba)
Một bạn khác thì cho rằng:
“Thường thì mình sử dụng mạng xã hội thì mình sẽ khơng chủ động tìm
hiểu những cái vấn đề bình đẳng giới trong việc giáo dục con cái mình.
Thường thì mình sẽ tìm hiểu về bình đẳng giới ở trong các lĩnh vực khác

chứ không phải là lĩnh vực giáo dục con cái. Tại vì mình nghĩ là thuộc về
cái vấn đề riêng của mỗi gia đình mỗi người á nên là cái việc mình chủ
động tìm kiếm về những cái vấn đề liên quan đến giáo dục con cái này
mình sẽ khơng.” (Bạn Phúc, nam, sinh viên năm ba)
Như vậy, cần nhìn nhận một thực tế rằng, bình đẳng giới trong giáo dục con cái vẫn
còn là một vấn đề chưa được đối tượng sinh viên quan tâm nhiều lắm. Mặc dù bản thân là
sản phẩm của q trình xã hội hóa gia đình, nhận biết được tầm ảnh hưởng của gia đình đến
nhận thức của sinh viên, tuy nhiên nhiều sinh viên vẫn chưa xem vấn đề bình đẳng giới trong
gia đình là vấn đề quan trọng. Điều này xuất phát từ thực trạng mù giới, chưa có nhạy cảm
giới khi xem xét các vấn đề xã hội, cho rằng vấn đề bình đẳng giới trong gia đình vẫn cịn
nằm trong phạm vi đời sống cá nhân. Việc này cần được lưu ý và quan tâm nhiều hơn nữa,
bởi sinh viên là lực lượng lao động trẻ, chuẩn bị tham gia vào

0

0


quá trình lao động sản xuất, cống hiến cho xã hội. Để đạt được mục tiêu quốc gia
về bình đẳng giới, cần tập trung vào nhận thức của sinh viên nhiều hơn.
3. Kết luận.
Bình đẳng giới trong gia đình và bình đẳng giới trong giáo dục con cái vẫn đang là vấn
đề cần được quan tâm. Nhìn chung, nhận thức của sinh viên nam và sinh viên nữ có nhiều
nét tương đồng. Đa số sinh viên đều có sự hiểu biết nhất định về bình đẳng giới và bình đẳng
giới trong giáo dục con cái, nêu lên được định nghĩa, khái niệm của cá nhân về các vấn đề
này. Sự ảnh hưởng của yếu tố gia đình được sinh viên thừa nhận là có sự ảnh hưởng mạnh
mẽ đến nhận thức của mình. Gia đình là nền tảng cho đa số các nhận thức, tư duy, cách nhìn
nhận của sinh viên về thế giới, về xã hội. Thông qua nghiên cứu, có thể khẳng định lại tầm
quan trọng của mơi trường xã hội hóa gia đình về việc định hình nhân
cách cũng như giáo dục các thành viên của xã hội. Ngồi ra, cần nhìn nhận rằng đa số

sinh viên nam và sinh viên nữ vẫn chưa có sự nhạy cảm giới, cần thiết cho quá trình
học tập, cống hiến cho xã hội, và giúp đất nước tiến tới một xã hội bình đẳng giới.

0

0


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thị Vân Chi. (2018). Chức năng xã hội hóa của gia đình và quan hệ của nó
với những mơi trường xã hội hóa khác. Nghiên cứu Văn hóa, 75-82.
2. Hồng Phê. (1997). Từ điển Tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ học.
3. John J.Macionis. (1987). Sociology. Toronto, Canada: Prentice Hall.
4. Lê Thị Hồng Hải . (2015). Chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam từ Đổi
mới (1986) đến nay. Nghiên cứu Gia đình và Giới, 33-42.
5. Luật Bình đẳng giới. (2006). Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật.
6. Nguyễn Thị Song Hà. (2015). Vai trị của gia đình trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. Nghiên cứu Gia đình và Giới, 3-11.
7. Trần Thị Minh Thi. (2017). Giá trị gia đình tiếp cận từ lý thuyết và một số vấn đề đặt ra với
Việt Nam trong bối cảnh xã hội đang chuyển đổi. Nghiên cứu Gia đình và Giới, 33-45.

.

0

0




×