Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về thánh gióng lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.63 KB, 4 trang )

Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về Thánh Gióng lớp 6

I. Dàn Ý Nêu Cảm Nghĩ Về Nhân Vật Thánh Gióng
1. Mở đoạn: giới thiệu nhân vật Thánh Gióng.
2. Thân đoạn:
* Vẻ đẹp phi thường của nhân vật Thánh Gióng:
- Sự ra đời kì lạ.
- Q trình lớn nhanh như thổi của Thánh Gióng.
- Hình ảnh Thánh Gióng đánh tan giặc n và giành được những chiến cơng
phi thường.
* Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng:
- Thơng qua nhân vật Thánh Gióng, tác giả dân gian muốn gửi gắm mong
ước về một người anh hùng phi thường đánh giặc giữ nước.
3. Kết đoạn: nêu cảm nhận chung về nhân vật.

II. Đoạn Văn Tham Khảo Cảm Nghĩ Về Thánh Gióng

1. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - mẫu số 1
Nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Trước tiên, Gióng
có hồn cảnh xuất thân rất đặc biệt, khơng giống bình thường. Sau một lần
ướm chân vào các vết to ở ngồi ruộng, mẹ Gióng có thai rồi mang nặng đẻ
đau mười hai tháng thì sinh ra Gióng. Tuy nhiên, đến năm lên ba, chú bé ấy
vẫn chẳng nói cười, chẳng đi bước nào. Chỉ tới khi giặc n đem quân sang
xâm lược, chú bé mới cất tiếng nói "Mẹ ra mời sứ giả vào đây, con xin thưa
chuyện". Có thể thấy, câu nói đầu tiên của Thánh Gióng đã thể hiện tinh
thần, ý chí anh hùng cùng tấm lịng yêu nước cao cả. Từ đây, Gióng dần


dần "lột xác", trở nên lớn khôn phổng phao. Mọi người đều vui vẻ sẵn lịng
góp cơm góp gạo ni dưỡng cậu bé. Ai ai cũng chất chứa hi vọng Gióng sẽ
chiến thắng vang dội trước quân thù. Sau tất cả, Gióng anh dũng chiến đấu


"Tráng sĩ xong vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ". Chiến công phi
thường, lớn lao mà người tráng sĩ làm nên đã giúp nhân dân tiếp tục cuộc
sống thanh bình. Như vậy, thơng qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng, tác
giả dân gian gửi gắm mong ước về vị anh hùng có tài năng hơn người, đại
diện cho sức mạnh tập thể. Nhân vật Thánh Gióng sẽ ln sống mãi trong
tâm tưởng mỗi người dân Việt Nam.

Viết đoạn văn ngắn về Thánh Gióng hay nhất

2. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - mẫu số 2
Sau khi đọc xong truyền thuyết "Thánh Gióng", em cảm thấy kính phục
trước bản lĩnh, ý chí anh hùng của nhân vật Thánh Gióng. Đầu tiên, sự ra


đời của Gióng vơ cùng lạ kì, khác thường. Mẹ Gióng thụ thai sau khi ướm
chân vào những vết chân to ngoài ruộng. Bà mang thai mười hai tháng rồi
hạ sinh Gióng. Đến năm ba tuổi, chú bé Gióng vẫn khơng nói khơng cười,
khơng đi bước nào. Có thể thấy, hồn cảnh xuất hiện và thân thế của Thánh
Gióng thật đặc biệt. Đứng trước tình cảnh đất nước bị giặc n xâm lược, cậu
bé Gióng đã dõng dạc tuyên bố "ta nguyện phá tan lũ hoặc này". Kể từ đây,
Gióng khơng cịn là chú bé ba tuổi "đặt đâu nằm đấy" mà trở nên lớn khỏe.
Hàng xóm láng giềng đã "vui lịng gom góp thóc gạo để ni chú bé". Mọi
người ai ai cũng mong Gióng sẽ đập tan quân xâm lược, bảo vệ sự bình yên
của nước nhà. Như vậy, Gióng chính là người anh hùng được sinh ra và
nuôi lớn bởi cộng đồng. Người anh hùng ấy trưởng thành từ tinh thần đồn
kết, ý chí quyết tâm của cả một tập thể. Để rồi, khi ra chiến trường, Thánh
Gióng đã khơng phụ sự mong chờ của nhân dân. Người tráng sĩ lập nên rất
nhiều chiến công phi thường. Từng lớp giặc bị quật tan tác bởi roi sắt, cụm
tre. Cuối cùng, giặc n thua cuộc thảm bại, còn Thánh Gióng thì cởi bỏ giáp
sắt bay về trời. Có thể thấy, sự ra đi của người anh hùng cũng kì lạ như sự

xuất hiện ban đầu. Qua hình tượng nhân vật Thánh Gióng, người xưa đã
khéo léo bày tỏ mơ ước, khát vọng về những người hùng có tài năng xuất
chúng. Họ đại diện cho sức mạnh, tinh thần của tập thể, cộng đồng. Họ
chiến đấu anh dũng để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Theo dịng
thời gian, Thánh Gióng sẽ mãi là vị thánh bất tử của dân tộc ta.

3. Đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng - mẫu số 3
Nhân vật Thánh Gióng đã để lại cho em biết bao cảm xúc yêu mến, ngưỡng
mộ về người anh hùng dân tộc. Trước hết, Gióng có lai lịch vơ cùng khác
lạ, đặc biệt. Sau khi ướm chân vào những vết chân to lớn ở ngồi đồng, mẹ
Gióng trở về nhà và mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra Gióng.
Khơng giống bao đứa trẻ ngồi kia, Gióng lên ba tuổi mà chẳng nói cười


cũng chẳng đi bước nào. Chỉ đến khi sứ giả theo lệnh nhà vua, đi tìm người
tài cứu nước thì Gióng mới cất tiếng nói đầu tiên "Mẹ ra mời sứ giả vào
đây, con xin thưa chuyện". Tiếp đến, Gióng trực tiếp yêu cầu về trang phục,
vũ khí ra trận. Lời nói "ta nguyện phá tan lũ giặc này" đã tơ đậm ý thức,
lịng quyết tâm đánh đuổi qn thù của Gióng. Theo thời gian, Gióng lớn
nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no. Áo vừa may xong đã chật
ních.". Với tình đồn kết, gắn bó chặt chẽ, bà con làng xóm đã góp gạo thổi
cơm ni Gióng. Như vậy, Gióng chính là người anh hùng được ni dưỡng
bởi nhân dân, đại diện cho sức mạnh của cộng đồng. Khi giặc đến chân núi
Trâu Sơn, chú bé ba tuổi "đặt đâu nằm đấy" bỗng chốc biến thành tráng sĩ
khỏe mạnh, hùng dũng. Người tráng sĩ với khí thế oai phong lẫm liệt đã
dũng cảm phi thẳng đến chỗ quân thù. Roi bị gãy, Gióng vẫn kiên cường
chiến đấu "nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc". Cuối cùng, giặc
tan vỡ, người tráng sĩ cưỡi ngựa lên đỉnh núi "cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất". Có thể nói, hình ảnh Thánh
Gióng bay về trời đã trở thành một biểu tượng bất tử. Những chiến cơng

phi thường của Gióng sẽ ln sống mãi trong lịng nhân dân. Thơng qua
hình tượng nhân vật Thánh Gióng, tác giả dân gian đã gửi gắm mong ước
về một người anh hùng đại diện cho cộng đồng. Người anh hùng ấy có sức
mạnh vơ hạn, có tinh thần, ý chí cao cả. Từ đây, em càng thêm cảm phục,
biết ơn những người hùng dân tộc như Thánh Gióng.



×