Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.97 KB, 26 trang )

Đề bài:
PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ CÁC YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC LOẠI THỊ
TRƯỜNG

1


MỤC LỤC
Danh sách nhóm………………………………………..2
Các tiêu đề chính…………………………………….....4
b.1. Phát triển thị trường……………………………….5
b.2. Thực trạng…………………………………………9
b.3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan về việc một số thị trường ở
nước ta chưa phát triển đồng bộ, vận hành chưa thông
suốt……………………………………………...23
b.4. Giải pháp………………………………….............25

2


II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở NƯỚC TA.
2. Một số chủ trương tiếp tục hồn thiện tài chính kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b. Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường.
b.1. Phát triển thị trường
b.2. Thực trạng
b.3. Nguyên nhân chủ quan và khách quan về việc một
số thị trường ở nước ta chưa phát triển đồng bộ, vận hành chưa thông


suốt.
b.4. Giải pháp thúc đẩy toàn bộ các loại thị trường.

b.1. Phát triển thị trường
Khái niệm thị trường:
3


-Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền
sản xuất hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hố
thì khái niệm về thị trường cũng rất phong phú và đa dạng.
- Theo cách hiểu cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các quá trình trao
đổi và mua bán.
- Trong thuật ngữ kinh tế hiện đại, thị trường là nơi mua bán hàng
hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động mua bán giữa người mua và
người bán.
-Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó những người mua
và những người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua,
người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ.
Việc xác định nên mua hay nên bán hàng hoá và dịch vụ với khối
lượng và giá cả bao nhiêu do cung cầu quyết định. Từ đó ta thấy thị
trường còn là nơi thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu sản xuất
và tiêu thụ hàng hoá.

*** MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
Chính sách sản phẩm.
Chính sách sản phẩm được coi là một trong bốn sản phẩm cơ bản của
Marketing – Mix. Theo cách hiểu chung nhất, đây là phương thức
kinh doanh có hiệu quả đảm bảo nhu cầu thị trường và thị hiếu của
khách hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


4


Chiến lược sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nền
tảng của chiến lược nghiên cứu thị trường chiến sản phẩm, là vũ khí
sắc bén trong cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách giá cả.
Giá cả được sử dụng như một công cụ sắc bén để củng cố chế độ tài
chính, kinh tế nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy khi sản xuất bất
kỳ loại sản phẩm nào yêu cầu đầu tiên đối với nhà sản xuất là xây
dựng cho được chính sách giá cả sao cho phù hợp với mục tiêu chung
của doanh nghiệp. Mục tiêu của chính sách giá cả gồm:



Tăng khối lượng bán sản phẩm.
Bảo đảm sự ổn định cho xí nghiệp, tránh được những phản ứng
bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh.
Chính sách phân phối.
Là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản
phẩm dịch vụ của mình trên thị trường mục tiêu. Chính sách phân
phối có vai trị quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc xây dựng một chính sách phân phối
hợp lý sẽ tạo sự an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh
doanh, giảm được sự cạnh tranh và làm cho q trình lưu thơng hàng
hố được nhanh chóng. Chiến lược phân phối góp phần thúc đẩy sản
xuất phát triển, thúc đẩy nhu cầu của người tiêu dùng.

Chính sách chiêu thị bán hàng.

Điều quan tâm chủ yếu của nhà sản xuất là làm sao để khách hàng chú
ý thật nhiều đến sản phẩm của mình và sản phẩm làm ra được tiêu thụ
5


nhanh chóng. Người tiêu dùng thì lại mong muốn nhu cầu của mình
được thoả mãn đầy đủ, song khơng phải hai tư tưởng này lúc nào
cũng gặp nhau nhất là trong thời đại ngày nay. Nhu cầu và ý muốn
mua hàng của người tiêu dùng diễn biến khá phức tạp đồng thời sản
xuất hàng hố trên thị trường cũng khơng ngừng đổi mới nhanh chóng
và rất phong phú.

Quan niệm về phát triển đồng bộ các loại thị trường:
-Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu: “Đến năm 2020,
phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ
biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị,
giữa Nhà nước và thị trường”(1).
-Cụ thể như, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Hội nghị Trung
ương 5 khóa XII xác định một trong 3 nhiệm vụ phát triển thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là “hoàn thiện thể
chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường” và“Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, vận hành
thông suốt các thị trường”…(2); coi đây là một trong những
nhiệm vụ trọng yếu góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN.


Đồng bộ theo nghĩa chung là sự ăn khớp, sắp xếp và hoạt

động theo một tương quan tỷ lệ nhất định giữa tất cả các
bộ phận hoặc các khâu, tạo nên hoạt động nhịp nhàng của
chỉnh thể. Do đó, sự phát triển đồng bộ các loại thị trường
là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ
6


phát triển và quy mô, tạo nên hoạt động nhịp nhàng của hệ
thống thị trường và nền kinh tế quốc dân.


Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường
với đầy đủ các loại hình: thị trường tiền tệ, thị trường công
nghệ, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường
hàng hóa - dịch vụ... Các thị trường này vừa độc lập với
nhau vừa liên hệ với nhau. Do đó, vai trị tạo điều kiện và
chủ động điều tiết của Nhà nước để tạo sự đồng bộ, ăn
khớp và hợp lực các hệ thống thị trường là đặc biệt quan
trọng.



Sự đồng bộ các loại thị trường còn là sự ăn khớp về cấp
độ hay mức độ phát triển thị trường. Có ba cấp độ phát
triển: thị trường cổ điển, thị trường phát triển, thị trường
hiện đại.



Bên cạnh đó, phát triển đồng bộ các loại thị trường yêu cầu

sự phối hợp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống; cân
đối về mặt lượng, tiến độ, thời gian, phạm vi trong tiến
trình hình thành và phát triển thị trường "đầu vào", "đầu
ra" của quá trình sản xuất.

b.2. Thực trạng phát triển
Thực trạng chung:

7


Lịch sử phát triển của các loại thị trường ở các nước phát triển đi từ
thấp đến cao ,từ đơn giản đến phức tạp ,từ chưa đồng bộ đến đồng
bộ .Trong khi đó ,nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam đang còn ở giai đoạn bước đầu hình thành. Một số loại thị
trường hàng hóa và dịch vụ thông thường (như ăn uống ,khách sạn ,du
lịch ,hàng tiêu dùng…)đã phát triển nhanh chóng và phát huy được
hiệu quả trong cơ chế thị trường.Trong khi đó, một số loại thị trường
cịn rất sơ khai hoặc chưa hình thành đồng bộ và bị biến dạng .Có thị
trường bị bóp méo,hoạt động “ngầm “, Nhà nước khó có khả năng
kiểm soát.
Thực trạng cho từng loại thị trường.
Thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Trên thị trường đã có đủ các thành phần kinh tế ,đơng đảo thương
nhân với các hình thức sở hữu khác nhau.Tuy nhiên, lực lượng đông
đảo nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,tư thương,tiểu
thương.
Quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường đã thay đổi một cách cơ
bản từ chỗ thiếu hụt hàng hoá sang trạng thái đủ và dư thừa.
Thị trường trong nước bước đầu đã có sự thơng thương với thị trường

quốc tế.
Thị trường Việt Nam đã có sự phát triển cả về lượng và chất.
Sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường và
thương mại đã có nhiều đổi mới.
Trên thị trường đang tồn tại ách tắc và mâu thuẫn lớn.Nói chung,thị
trường hàng hố,dịch vụ ở Việt Nam mới bước đầu được hình thành
và trình độ cịn thấp.Về cơ bản,thị trường vẫn là manh mún,phân tán
8


và nhỏ bé. Sức mua cịn thấp,hàng hố bị ứ đọng khó tiêu thụ,thị
trường xuất khẩu phát triển nhưng khơng ổn đinh,thiếu bền vững.Sự
chậm chễ và thiếu đồng bộ trong ban hành các chính sách kinh tế đã
làm trầm trọng thêm những khuyết tật của thị trường.
Thị trường tài chính :
Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong
việc định hướng, hỗ trợ và ổn định kinh tế- xã hội hướng tới tăng
trưởng nhanh và bền vững đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội.
Nhằm ứng phó kịp thời với những biến động khó lường của tình hình
kinh tế, chính trị, thương mại toàn cầu và hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững, đáp ứng yêu cầu về 1 khu vực tài chính bao trùm, tồn
diện và ổn định. Vấn đề tái cấu trúc thị trường tài chính đã được đặt ra
trong Chiến lược Tài chính 2011-2020 xác định mục tiêu là xây dựng
nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài
chính, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mơ, tài chính-tiền tệ.
Các giải pháp quan trọng cũng đã được đặt ra, đó là phải nâng cao
hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia; động viên hợp lí các
nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí; phục vụ có hiệu quả phát triển sản
xuất-kinh doanh; đảm bảo nguyên tắc thị trường đối với thị trường tài
chính gắn với tăng cường quản lí, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước

và giám sát của xã hội; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, nâng
cao khả năng cạnh tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển tài chính Việt
Nam so với các quốc gia phát triển trong khu vực; phát triển thị
trường mua bán nợ, thị trường các công cụ phái sinh, cho thuê tài sản.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới vơ cùng phức
tạp,trong giai đoạn thực hiện Chiến lược còn bộc lộ một số yếu điểm:
9


Tính ổn định, bền vững trong huy động các nguồn lực chưa cao.
Hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia cịn
hạn chế, tình trạng lãng phí, kém hiệu quả chậm được khắc phục.
Việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp cơng tuy
có bước phát triển tích cực song chưa đạt yêu cầu đề ra, thiếu sự phối
hợp giữa Nhà nước và tư nhân trong cung ứng dịch vụ công, làm gia
tăng gánh nặng ngân sách.
Hệ thống thanh tra, giám sát tài chính tuy đã có tiến bộ song sự kết
hợp giữa các cơ quan chức năng trong giám sát tài chính ở một số
khâu cịn yếu nên ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự ổn định, bền vững của
tồn hệ thống.
Thị trường bất động sản (đất đai):
Thị trường bất động sản còn nhiều vướn mắc và bất cập. Các giao
dịch chưa đặt đúng quy luật thị trường , thiếu công khai, minh bạch,
thống nhất . Thị trường phi chính thức, thị trường ngầm về bất động
sản vẫn còn tồn tại.
NHỮNG HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP TRONG VIỆC PHÁT
TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN QUA
∗ Quy mô , cơ cấu , tốc độ phát triển của thị trường còn mất cân đối ,
khập khiễng , chưa tương hợp.

Thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa
bền vững, một số phân đoạn thị trường cịn phát triển méo mó, các
ngun tắc thị trường chưa được vận dụng hiểu quả, Nhà Nước vẫn là
chủ thể can thiệp chính trên thị trường. Một số thị trường bất động sản
ở các đô thị lớn, như thị trường nhà ở, nhà chung cư tang trưởng
10


nóng. Thị trường đất đai nơng nghiệp tồn tại nhiều bất cập, như quy
mô đất nông nghiệp của các hộ nơng nghiệp ít thay đổi, nhỏ lẻ, manh
mún, gây nhiều khó khan cho việc tích tụ và tập trung ruộng đất
∗ Trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động của thị trường không
đồng đều
Thị trường bất động sản vẫn có phân đoạn phát triển tự phát, tính
trạng đầu cơ làm méo mó quan hệ thị trường vẫn tồn tại. Tình trạng
giao dịch “Ngầm” vượt ngồi các quy định pháp luật, gây nhiều lãng
phí và tổn thất cho ngân sách Nhà Nước vẫn tồn tại trên thị trường bất
động sản.
∗ Thể chế, mơi trường cho phát triển thị trường cịn chưa đầy đủ, chưa
thống nhất và chòng chéo.
Thị trường bất động sản chịu sự chi phối và sự can thiệp thiếu hiệu
quả của nhà nước. Tình trạng thơng tin thiếu minh bạch vẫn tồn tại
trên thị trường bất động sản, đặc biệt là thông tin về giá đất. Một số
cơ chế, chính sách đối với thị trường bất động sản cịn nhiều bất cập,
như có sự khác biệt về giá đất cho các đối tượng sử dụng; cơ chế đổi
đất lấy hạ tầng chưa tính tốn hết được giá trị tương lai của đất; nhiều
tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước sử dụng lãng phí đất được giao.
Chính sách thu hồi đất nơng nghiệp để đơ thị hóa, chính sách đền bù,
giải phóng mặt bằng ở nhiều nơi chưa hợp lí, gây khiếu kiện kéo dài.
∗ Xu hướng phát triển thị trường chưa bền vững và không ổn định.

Trong thị trường bất động sản , giá đất được coi là công cụ để ưu đãi
đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Trong một số trường hợp, qui hoạch
kết cấu hạ tầng, đền bù giải phóng mặt bằng hay việc định giá đất tạo
nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài; các tập
11


đồn, doanh nghiệp lớn trong nước. Trong khi đó doanh nghiệp tư
nhân thuộc loại nhỏ và vừa cịn gặp khó khăn trong việc mở rộng mặt
bằng để sản xuất, kinh doanh.
Lao động:
nơi cung cấp sức lao động của những người có khả năng lao động và
mong muốn được làm việc trong một địa phương hoặc một quốc gia
cụ thể, là điều kiện cơ bản để lao động hợp lý và tổ chức lại sức lao
động. Bao gồm: các hoạt động thuê mướn và cung ứng lao động nhất
định để thực hiện những cơng việc nhất định, q trình xác định các
điều kiện lao động và tiền công phải trả cho người lao động.
Phát triển thị trường lao động đến năm 2020 cần tập trung vào
các định hướng sau:
Thứ nhất, tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường lao động trong
nước và trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Thứ hai, bảo đảm phân bố lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế, phát triển mạnh thị trường lao động chính thức, đặc biệt chú trọng
phát triển doanh nghiệp trong các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng
điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hỗ trợ lao động trong khu
vực phi chính thức để giảm sự chia cắt giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các
nhóm người lao động kỹ năng và không kỹ năng.
Thứ ba, cần dựa vào chiến lược phát triển các ngành sử dụng nhiều
lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được các lợi thế so sánh và

tiềm năng của lực lượng lao động nhưng dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào
lao động giá rẻ và kỹ năng thấp; tập trung vào nhu cầu nguồn nhân
lực cho phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu công nghệ
và kỹ năng cao nhằm đạt mức năng suất lao động trung bình trong
12


khu vực.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đẩy mạnh
đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành, phát triển hệ thống giáo dục, đào
tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế và
nhu cầu học tập suốt đời của người dân, chuẩn hóa chất lượng đào tạo
theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ năm, bảo đảm sự tự do lựa chọn việc làm và thúc đẩy dịch
chuyển lao động đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng đồng
bộ cơ sở hạ tầng của thị trường lao động và tổ chức cung cấp các dịch
vụ cơng có hiệu quả.
Thứ sáu, tăng cường an sinh xã hội cho người lao động trong khi
làm việc và chuyển đổi việc làm.
Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động đến năm 2020 là
đảm bảo có một thị trường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và cơng
bằng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước.
Mục tiêu này cần được triển khai thành các mục tiêu cụ thể, thể hiện
rõ các yêu cầu về các mặt cung, cầu, kết nối cũng như an sinh cho
người lao động.
Một là, nâng cao chất lượng và tăng cường năng lực cạnh tranh của
nguồn nhân lực – năm 2020 đạt phổ cập giáo dục trung học đối với
thanh niên theo những tiêu chí chung được sử dụng rộng rãi trên thế
giới; tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đạt 70%, tỷ lệ

lao động qua đào tạo nghề trong tổng số lao động đạt 55%; năng suất
lao động tăng 5,5-6%/năm, đạt mức trung bình ASEAN.
Hai là, việc làm đầy đủ và bền vững cho người lao động – năm 2020
việc làm nông nghiệp trong tổng số việc làm giảm xuống còn 30%; tỷ
13


lệ lao động làm công ăn lương trong tổng lao động có việc làm đạt
50%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị đạt dưới 5%; cả nước đạt dưới 3%;
tiền lương tối thiểu đạt 85% mức trung bình ASEAN; mức tiền lương
trung bình/tháng/lao động tăng 12-14%/năm.
Ba là, gắn kết cung-cầu lao động, phát triển đồng bộ các yếu tố hạ
tầng của thị trường lao động – năm 2020 phát triển hệ thống thông tin
thị trường lao động quốc gia đảm bảo nối mạng đến các thành phố/thị
trấn lớn của 63 tỉnh/thành phố cả nước; cơng bố hàng tháng các chỉ
tiêu chính của thị trường lao động; 70% học sinh, 50% sinh viên tốt
nghiệp các cơ sở đào tạo được hướng nghiệp, tư vấn và dịch vụ việc
làm; hệ thống dịch vụ việc làm đảm bảo cung cấp dịch vụ cho 3% lực
lượng lao động. Bốn là, hỗ trợ các nhóm yếu thế hòa nhập thị trường
lao động và đẩy mạnh an sinh xã hội – năm 2020 có 70% số người lao
đông yếu thế trên thị trường lao động được tiếp cận đào tạo nghề và
hỗ trợ tìm việc làm; có 28,4 triệu người lao động tham gia bảo hiểm
xã hội, chiếm 51,8% tổng số lao động cả nước; 15,7 triệu lao động
tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 84,5% số đối tượng bắt buộc;
và 100% dân cư tham gia bảo hiểm y tế.
-Để đạt các mục tiêu trên thì các giải pháp phát triển thị trường lao
động giai đoạn 2011-2020 cần được thiết kế đồng bộ, từ luật pháp, cơ
chế, chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp đến cung cấp các
dịch vụ công và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng
lực, trình độ của các chủ thể trên thị trường lao động, đặc biệt là vai

trò của Nhà nước trong quản lý, đánh giá, giám sát và hỗ trợ thúc đẩy
phát triển.
-Về mặt thể chế, chính sách cần xây dựng các Luật Việc làm, Luật
Tiền lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao
động, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội; xây dựng Luật Bảo hiểm thất
14


nghiệp (tách bảo hiểm thất nghiệp ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội như
hiện nay), trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp,
hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy quản lý đủ mạnh để giải
quyết vấn đề việc làm và chống thất nghiệp. Sửa đổi Bộ luật Lao
động, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Khoa
học và Công nghệ, Luật Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp
đồng có thời hạn ở nước ngoài, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản
hướng dẫn… phù hợp với quy luật của thị trường, lợi ích chính đáng
và hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp. Làm rõ vai trò của
Nhà nước, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của họ, người
lao động và tổ chức cơng đồn và các đối tác khác trên thị trường lao
động, hoàn thiện hệ thống thể chế về thỏa ước lao động tập thể cấp
ngành, cấp hiệp hội doanh nghiệp; xem xét và phê chuẩn các công
ước của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến thị trường lao động.
-Về tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, tiếp tục nâng
cao chất lượng chung về giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị
trường lao động trong nước, của khu vực và trên thế giới; phát triển
mạnh hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và cơ
cấu nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh
niên, đặc biệt cần có những chính sách đột phá hỗ trợ doanh nghiệp
trở thành chủ thể chính trong đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng
cao; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi từ giai đoạn

học tập sang giai đoạn gia nhập thị trường lao động; hỗ trợ di chuyển
lao động tạo điều kiện cho lực lượng lao động phân bố hợp lý và hiệu
quả.
-Về việc làm đầy đủ và bền vững, cần đẩy mạnh giải quyết việc làm
thơng qua các chương trình phát triển kinh tế – xã hội cụ thể của từng
địa phương, từng vùng, miền; cải thiện môi trường cạnh tranh và thúc
15


đẩy phát triển doanh nghiệp; cải thiện khu vực phi chính thức, thúc
đẩy sự hội nhập của khu vực này vào chuỗi giá trị gia tăng quốc gia;
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2015 cần
hướng đến các mục tiêu của “việc làm xanh” và việc làm bền vững;
bảo đảm tiền lương, thu nhập thực tế của người lao động; tăng cường
cải thiện điều kiện làm việc của người lao động.
-Về gắn kết cung- cầu lao động, cần phát triển hệ thống định hướng
nghề nghiệp; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống
thơng tin thị trường lao động.
-Về hỗ trợ các nhóm yếu thế và đẩy mạnh an sinh xã hội, cần bảo đảm
bình đẳng giới; hỗ trợ nhóm yếu thế có việc làm, nâng cao thu nhập
và tham gia thị trường lao động; hoàn thiện bảo hiểm thất nghiệp và
hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đẩy mạnh
trợ giúp xã hội.
-Về quản trị thị trường lao động, cần nâng cao nhận thức của mọi đối
tác xã hội về thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường lao động.
Thị trường khoa học công nghệ:
Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học và cơng nghệ
đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động, hiệu
quả sản xuất. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu

những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang phát triển như
Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia. Tuy
nhiên, để thị trường này phát triển theo đúng lộ trình và xu thế của thế
giới, cần nhận diện rõ những thách thức của tồn cầu hóa đối với lĩnh
vực này, để có giải pháp ứng phó kịp thờ
16


Thị trường KH&CN là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trị then chốt trong
việc tạo mơi trường thúc đẩy hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ;
nâng cao năng lực KH&CN quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước… Nhờ đó, thị trường KH&CN Việt Nam đến nay đã
gia tăng cả về quy mơ lẫn tốc độ phát triển. Loại hình hàng hóa trên
thị trường KH&CN ngày càng đa dạng và phong phú.
Các hình thức giao dịch trên thị trường KH&CN theo đó cũng đa
dạng hơn, gồm có các hình thức như: Giao dịch mua, bản quyền sở
hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giao dịch chuyển
giao công nghệ là các thiết bị, máy móc, cơng nghệ thuần t giữa các
chủ thể tham gia thị trường.
Mục đích nhằm tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công
nghệ thông qua các nội dung như: Xác định rõ các tiêu chuẩn; Những
giới hạn nhất định đối với các công nghệ được chuyển giao; Thực
hiện sự giám định và kiểm tra đối với các công nghệ được chuyển
giao tổ chức; Nắm bắt thơng tin về năng lực cơng nghệ, trình độ cơng
nghệ của các quốc gia, tập đồn quốc tế...
Tóm lại, thị trường KH&CN ngày càng có vai trị quan trọng đối
với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Căn cứ vào bối cảnh và điều kiện thực tiễn, thị trường KH&CN ở

Việt Nam phải có những nhận thức đầy đủ về quan điểm phát triển thị
trường, đó là: Phát triển nhanh và rút ngắn trên cơ sở tận dụng những
cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Chú trọng toàn diện cả
về số lượng, chất lượng và sự đồng bộ của các yếu tố cấu thành; Phải
có lộ trình và mơ hình phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta; Phải
đảm bảo hài hoà các loại lợi ích của các chủ thể trên thị trưịng
17


KH&CN; Phải đặt trong tổng thể phát triển chung của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội nghĩa ở Việt Nam.

b.3. Nguyên nhân khách quan và chủ quan về việc một số thị
trường ở nước ta chưa phát triển đồng bộ, vận hành chưa thông
suốt.
Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được
xây dựng trong:





Điều kiện chuyển đổi thể chế kinh tế với xuất phát điểm thấp.
Kinh tế của nước ta cịn nhiều khó khăn.
Thường xun chịu thiên tai, dịch bệnh.
Kinh tế thế giới có nhiều biến động, khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế tồn cầu.
 Tất cả đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh
tế của nước ta.

Nguyên nhân chủ quan:

-

Nhận thức của Đảng về một số vấn đề trong phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đầy đủ và chậm đổi
mới: Nhất là nhận thức lý luận về sở hữu và thành phần kinh tế;
về mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; về vai trò của kinh
tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
18


-

-

-

-

-

-

-

Việc thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chậm và chưa
đồng bộ

Phương thức lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, nhận thức
vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chậm
được đổi mới, cụ thể hóa.
Trên nhiều mặt, cịn bị ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung, quan liêu,
bao cấp; phân công, phân cấp quản lý kinh tế chưa hợp lý.
Chưa chú trọng đúng mực về việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh
nghiệp khi tập trung thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Năng lực dự báo hạn chế, dẫn đến một số chủ trương, chính sách,
giải pháp đề ra chưa phù hợp.
Tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa
quyết liệt, hiệu lực và hiệu quả chưa cao; kiểm tra, kiểm soát
thiếu chặt chẽ.
Chưa thực sự phát huy đầy đủ quyền làm chủ, quyền tự do kinh
doanh của người dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

b.4. Giải pháp thúc đẩy phát triển đồng bộ các loại thị trường.
-Thực hiện đa dạng hóa thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng hiện
đại,chú trọng hình thành khung pháp lý, phát triển hệ thống phân phối
thông suốt và hiệu quả.
19


-Cơ cấu lại thị trường tài chính bảo đảm lành mạnh hố và ổn định
vững chắc kinh tế vĩ mơ, loại bỏ nguy cơ mất an toàn hệ thống, phục
vụ có hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh; bảo đảm nguyên tắc thị
trường đối với thị trường tài chính gắn với tăng cường quản lý, kiểm
tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của xã hội; phát triển thị
trường mua bán nợ, thị trường các công cụ phái sinh, cho thuê tài sản.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị

trường bất động sản vận hành thông suốt, phù hợp quy luật cung - cầu
nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ đất đai và
tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất; ngăn ngừa đầu cơ, lãng phí.
- Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị
trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành
nghề.
- Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa
học - công nghệ, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ
để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

20


21



×