Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TƯ TƯỞNG c mác và ĂNGGHEN về sứ MỆNH LỊCH sử của GIAI cấp CÔNG NHÂN và VAI TRÒ của ĐẢNG CỘNG sản TRONG tác PHẨM “TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.98 KB, 15 trang )

1

TƯ TƯỞNG C.MÁC VÀ ĂNGGHEN VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI
CẤP CƠNG NHÂN VÀ VAI TRỊ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG TÁC
PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI
VIỆC XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HIỆN NAY.
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăngghen
viết vào giai đoạn cuối năm 1847 và được công bố vào ngày 24 tháng 02 năm
1848. Kể từ khi tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của C.Mác và
Ph.Ăngghen ra đời. Trong khoản thời gian đó, nhiều biến cố lịch sử đã diễn ra
trên thế giới. Nhưng lịch sử và thời gian không làm giảm ý nghĩa của nó, trái
lại càng khẳng định giá trị bền vững của “Tác phẩm”. Ngay khi còn sống,
Mác và Ăngghen luôn đánh giá lại tác phẩm lịch sử của mình. Trong lời tựa
viết cho bản tiếng Đức xuất bản năm 1872, các ơng viết: “Mặc dầu hồn cảnh
đã thay đổi nhiều trong hai mươi lăm năm qua, nhưng cho đến nay, xét về đại
thể, những nguyên lý tổng qt trình bày trong “ tun ngơn” này vẫn cịn
hồn tồn đúng”1. Về sau này, đến thời đại của mình, khi đánh giá “Tuyên
ngôn” V.I .Lênin viết: “Cuốn sách nhỏ ấy có giá trị bằng hàng bộ sách, tinh
thần của nó đến bây giờ vẫn cổ vũ và thúc đẩy tồn thể giai cấp vơ sản có tổ
chức và đang chiến đấu của thế giới văn minh”2.
Sự ra đời của “ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là mốc đánh dấu sự ra
đời của chủ nghĩa Mác; là cương lĩnh chính trị, là kim chỉ nam cho hành động
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp
công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, giải phóng lồi người thốt khỏi mọi áp bức bóc lột, xây dựng một xã hội
mới- xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản còn là đòn đập lại câu chuyện hoang đường về “bóng ma cộng sản”
của các thế lực phản động đương thời và chứng minh trên thực tế phong trào
1
2



C.Mác và Ăngghen, Tuyển tập, tâp 1, Nxb Sự thật, H 1980, tr504..
V.I .Lênin, Toàn tập, Tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1974, tr 10.


2

cộng sản quốc tế đã thành một thế lực, đã đến lúc giai cấp vô sản, những
người cộng sản công khai tuyên bố trước toàn thế giới về mục tiêu lý tưởng
của những người cộng sản: “Hiện nay, đã đến lúc những người cộng sản phải
cơng khai trình bày trước tồn thế giới những quan điểm, mục đích, ý đồ của
mình; và phải có một tun ngơn của Đảng của mình để đập lại câu chuyện
hoang đường về bóng ma cộng sản”1.
Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là sự kết tinh của lao động
khoa học sáng tạo của C.Mác và Ph.ăngghen, chứa đựng nhiều giá trị khoa
học và cách mạng, một kho tàng tri thức sâu rộng, vô giá và có ý nghĩa rất lớn
lao đối với cuộc sống nhân loại tiến bộ trên thế giới trong 160 năm qua (18482008). Một tác phẩm tuy không dài, được kết cấu gồm bốn chương. Nhưng
nội dung của Tuyên ngôn chứa dựng rất nhiều tư tưởng quý giá, sâu sắc trên
nhiều lĩnh vực về triết học, về kinh tế chính trị, về chủ nghĩa cộng sản khoa
học, về những vấn đề chính trị, xã hội… Tác phẩm đã giải quyết nhiều vấn đề
cơ bản, trong đó hai ơng đã luận giải một cách khoa học về vai trò sứ mệnh
lịch sử của giai cấp cơng nhân, tính tất yếu khách quan phải thành lập Đảng
Cộng sản của giai cấp vô sản. Những tư tưởng đó là vũ khí lý luận sắc bén,
phản ánh một cách khoa học quá trình vận động cách mạng của giai cấp cơng
nhân trong tiến trình lịch sử của nhân loại.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và của Tun ngơn của Đảng
cộng sản nói riêng vào những năm 40 của thế kỷ XIX là một tất yếu khách
quan, một sản phẩm hợp quy luật phát triển của lịch sử và thời đại. Chính điều
đó đã tự nói lên rằng chỉ trước Mác ít lâu, tại sau triết học của Hêghen, của
Phơbách lại không thể trở thành triết học duy vật biện chứng. Học thuyết xã

hội của Xanhximơng, Phuriê, Ơen chỉ là học thuyết không tưởng. Rõ ràng
phải vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi phương thức sản xuất tư bản chủ
1

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 4, Nxb CTQG, H 1995, tr595.


3

nghĩa đã được khẳng định và thống trị ở Anh và Pháp, ở một chừng mực nhất
định đã phát triển ở Đức và các nước Tây âu khác đã tỏ rõ tính “ưu việt” hơn
hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu. C.Mác đã thừa
nhận rằng: “giai cấp tư sản đã đóng vai trị hết sức cách mạng trong lịch sử” 1,
“đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ lực lượng sản xuất
của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”2.Song, chính điều đó sẽ làm mất đi tính
chất cách mạng của giai cấp tư sản, làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn vốn có từ
trong lịng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhất là mâu thuẫn giữa giai
cấp vơ sản và giai cấp tư sản. Vì khi giai cấp tư sản còn non yếu, phương thức
sản xuất tư bản cịn chưa được khẳng định, nó đã phải “khôm lưng”, “im
lặng” để sống chung với giai cấp phong kiến, sự “thỏa hiệp” đó đã làm cho
giai cấp tư sản lớn dần lên trong lòng chủ nghĩa phong kiến, khi đủ sức nó bắt
đầu gương cao ngọn cờ “Tự do, bình đẳng, bác ái”…để làm cuộc cách mạng
tư sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến. Lúc đó, giai cấp tư sản có tính cách
mạng, lợi ích của nó cịn nhiều điểm phù hợp với lợi ích của giai cấp vô sản.
Nhưng sau khi cuộc cách mạng tư sản thành công, phương thức sản xuất tư
bản đã được khẳng định và phát triển, ưu thế thuộc về giai cấp tư sản, thì nó
quay lưng phản bội lại người đồng minh của nó là giai cấp vơ sản, bao nhiêu
thành quả cách mạng do xương máu của giai cấp vô sản làm nên chúng ngang
nhiên cướp đoạt. Khi những người vơ sản làm th đấu tranh địi quyền lợi
cho mình, chúng khơng thèm đếm xỉa mà cịn quay súng đàn áp. Sự tráo trở,

phản bội đó đã làm cho giai cấp vô sản cặm giận chúng “đến tận xương tuỷ”
và họ đã tự liên hiệp lại đấu tranh chống kẻ thù. C.Mác nhận xét rằng, sự phản
bội của giai cấp tư sản đã làm cho những người lao động làm thuê hợp lại
thành giai cấp, giờ đây họ đã nhận thức được kẻ thù của mình khơng phải là
cái máy mà là giai cấp tư sản. Vì vậy, qua đấu tranh đổ máu, giai cấp vô sản
1
2

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 4, Nxb CTQG, H 1995, tr 599.
C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 4, Nxb CTQG, H 1995, tr 603.


4

từng bước nhận ra chính mình, sự “khờ khạo”, “ngây thơ”, “ảo tưởng” về
“người bạn tốt” là giai cấp tư sản đã mất đi. Lúc này, họ đã đứng bên nhau, sát
cánh, kề vai kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ thù mình là giai cấp tư sản để
giành lại địa vị chính trị và quyền sống của mình.
Khơng phải ngay từ đầu C.Mác và Ph.Ăngghen gán cho giai cấp vơ sản
vai trị sứ mệnh lịch sử là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, sáng lập ra
nền văn minh mới - xã hội xã hội chủ nghĩa bằng ý muốn chủ quan của mình,
mà chính C.Mác và Ph.Ăngghen xuất phát từ cơ sở kinh tế để nghiên cứu nền
kinh tế của chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát sinh, phát triển của chủ
nghĩa tư bản; đồng thời căn cứ từ những sự kiện lịch sử đấu tranh giai cấp
trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội để tìm ra một lực lượng trung tâm có khả
năng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và sáng lập ra xã hội mới.
Vào những năm 30-40 của thế kỷ XIX đã nổ ra các cuộc đấu tranh lớn
của quần chúng công nhân: năm 1837 cuộc đấu tranh của công nhân dệt ở
thành phố Ly-ơng (Pháp) với khẩu hiệu “Địi việc làm”, “Cộng hồ hay là
chết” Nhưng vì chưa có chính đảng cơng nhân và cương lĩnh hướng dẫn công

nhân đấu tranh, nên cuộc khởi nghĩa của công nhân cũng bị thất bại. Song các
cuộc khởi nghĩa của công nhân ly-ông, mặc dù có tính chất tự phát, nhưng có
một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Đó là những cuộc đấu tranh độc lập tiên phong
đầu tiên của giai cấp vô sản trong lịch sử, nó biểu hiện rỏ sự đối kháng kịch
liệt giữa vơ sản và tư sản. Phong trào chính trị có tính chất quần chúng của
cơng nhân nước Anh- cuộc vận động hiến chương vào những năm 1838-1848
là phong trào cơng nhân đầu tiên trong lịch sử, phong trào có tính chất quần
chúng của cơng nhân, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội nước Anh và
bắt buộc các giai cấp thống trị phải nhượng bộ. Ăngghen xác định phong trào
hiến chường như một hình thức phản đối tập thể của giai cấp công nhân
chống giai cấp tư sản.Ăngghen chỉ rỏ: tương lai của cuộc vận động hiến


5

chương cũng như tồn bộ phong trào cơng nhân phụ thuộc vào sự kết hợp của
nó với xã hội chủ nghĩa. Người viết: “Chỉ khi nào điều trên được thực hiện,
thì giai cấp cơng nhân mới thực sự trở thành kẻ cầm quyền ở nước Anh”.
Cuộc khởi nghĩa của công nhân Đức mùa hè năm 1844, là một cuộc đấu tranh
lớn của giai cấp công nhân hồi đầu nửa thế kỷ XIX. C.Mác và Ăngghen rất
coi trọng cuộc khởi nghĩa của cơng nhân ngành dệt Đức năm 1844, vì các ông
cho rằng cuộc cách mạng tư sản ở Đức có thể mở màn cho cuộc cách mạng vô
sản.
Trong tác phẩm này, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng một cách tài
tình những sự kiện lịch sử trong những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
chống chủ nghĩa tư bản hồi đầu thế kỷ XIX, cùng với sự nghiên cứu nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển hoàn chỉnh. C.Mác và Ăngghen đã chứng
minh một cách khoa học về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự tất
yếu của bước quá độ lên chủ nghĩa cộng sản.Đồng thời, Hai ông đã chỉ ra một
lực lượng có khả năng thực hiện bước quá độ đó, người có vai trị lịch sử thế

giới đào mồ chơn chủ nghĩa tư bản và xây dựng một xã hội mới- xã hội cộng
sản, đó là giai cấp vơ sản. C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Trong khi biến ngày
càng đông đảo nhân dân thành người vô sản, phương thức sản xuất tư bản tạo
ra một lực lượng mà trước nguy cơ sống cịn, lực lượng đó buộc phải thực
hiện sự thay đổi ấy”. Hai ông đã chứng minh một cách khoa học, vai trị lịch
sử của giai cấp vơ sản được quyết định bởi những yếu tố khách quan sau đây:
Một là, do địa vị khách quan của mình, giai cấp vơ sản gắn liền với nền đại
sản xuất, đại diện cho một phương thức sản xuất mới tiên tiến. C.Mác và
Ăngghen đã chỉ rõ “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư
sản, thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp
khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, giai


6

cấp vơ sản thì lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”1.Hai là, khác
với các giai cấp khác, giai cấp vơ sản là giai cấp khơng có tư liệu, khơng có
tài sản. Cho nên khơng gì ngăn cản họ tiến hành đến cùng cuộc đấu tranh cách
mạng để xố bỏ chủ nghĩa tư bản. Họ có tinh thần cách mạng triệt để, vì trong
cuộc cách mạng ấy, những người vơ sản chẳng mất gì hết, ngồi xiềng xích
trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả một thế giới cho
mình. Ba là, mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản và thiết
lập một chế độ xã hội mới, hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển khách
quan của xã hội, như C.Mác và Ăngghen đã phân tích một cách khoa học,
“sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của giai cấp vô sản là khơng
thể tránh khỏi”. Lợi ích cơ bản đó nhất trí với lợi ích của tồn thể nhân dân
lao động. Cho nên giai cấp vơ sản được sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số
nhân dân lao động. Phong trào của giai cấp vô sản là “ phong trào của đa số”.
Sự đồng tình này làm cho giai cấp vô sản trở thành đại biểu của tuyệt đại đa
số nhân dân lao động và có khả năng thực hiện khối cơng nơng liên minh,

đồn kết xung quanh mình tất cả những người lao động bị áp bức đấu tranh
tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng
sản chủ nghĩa. Bốn là, giai cấp vô sản gắn liền với nền sản xuất hiện đại, họ là
giai cấp có tổ chức và kỷ luật cao nhất và có khả năng lãnh đạo, mà các giai
cấp khác khơng thể nào có khả năng đó. C.Mác viết: “Bởi vậy người nơng
dân mới thấy rằng người bạn đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của mình là
giai cấp vơ sản thành thị, giai cấp có nhiệm vụ lật đổ chế độ tư bản”. Tất cả
những yếu tố đó đã quyết định vai trị lịch sử thế giới của giai cấp vô sản.
Song, C,Mác và Ph.Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, giai cấp vô sản chỉ có thể
hành động với tư cách là một giai cấp, khi nó được tổ chức thành mọt chính
đảng riêng biệt.
1

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 4, Nxb CTQG, H 1995, tr 610.


7

Từ việc xác định vai trò lịch sử của giai cấp vô sản, C,Mác và Ăngghen
đã đi đến xác định. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó, sự cần thiết phải
thành lập Đảng cách mạng của giai cấp vơ sản, một đảng độc lập của giai cấp
mình. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: Đảng cộng sản là sản phẩm tất yếu của
cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vơ sản chống lại giai cấp tư sản. Đảng
cộng sản ra đời trở thành nhân tố quyết định chuyển giai cấp cơng nhân từ
giai cấp tự mình thành giai cấp vì mình và đưa phong trào đấu tranh của giai
cấp vơ sản đến thắng lợi. C.Mác và Ăngghen viết: “Giai cấp vơ sản muốn đủ
mạnh và có thể giành được thắng lợi trong thời cơ quyết định thì nó phải
thành lập một đảng đặc biệt khác với tất cả các đảng khác và đối lập với
những đảng khác và tự coi mình là đảng của giai cấp”. Ăngghen nói răng:
“luận điểm này, Mác và tôi đã từng bảo vệ từ năm 1847” 1. Một chính đảng

như thế đương nhiên phải là đội tiên phong của giai cấp, phải bao gồm những
phần tử ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp. Đảng ấy phải thực sự là của giai cấp
công nhân, mang bản chất công nhân chứ không phải của bất kỳ một giai cấp
nào khác. Tuy nhiên, như thế khơng có nghĩa đảng là toàn bộ giai cấp, trái lại
giữa đảng và giai cấp bao giờ cũng tồn tại một ranh giới – ranh giới về sự
khác biệt giữa đội tiên phong với tồn bộ giai cấp “Khơng được lẫn lộn đảng
tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân với tồn bộ giai cấp”.
C.Mác và Ph.Ăngghen khơng những là người đầu tiên nêu lên những tư
tưởng về chính đảng cách mạng của giai cấp cơng nhân mà cịn là những
người đầu tiên tham gia xây dựng chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản các ông đã chỉ ra cái ranh giới bất biến
về sự khác biệt giữa người cộng sản và người vô sản là: “về mặt thực tiển,
những người công sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở
tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên. về mặt lý
1

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 37, Nxb CTQG, H 1995, tr 275.


8

luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chổ là họ hiểu rỏ những
điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vơ sản” 1. Tư tưởng đó
thể hiện nhất quán một nguyên tắc là không được hạ thấp Đảng xuống ngang
giai cấp, khơng được xố nhồ ranh giới giữa đảng viên với quần chúng tích
cực ngồi đảng. Tức là, đã là đảng viên của đảng bao giờ cũng phải tiên
phong, giác ngộ, tích cực hơn quần chúng cả về lý luận và thực tiển. Có thể
nói rằng cái ranh giới phân biệt giữa đảng viên với quần chúng, cái thuộc tính
trội của người cộng sản so với những người vô sản khác là ở bản chất giai cấp
cơng nhân và tính tiên phong của họ.

C.Mác và Ph.ăngghen đã khẳng định: Tính tiền phong của Đảng Cộng
sản phải được thể hiện toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cả về lí
luận và thực tiễn; cả về tư tưởng và hành động. Đảng giác ngộ chính trị cho
tồn bộ giai cấp, sức mạnh đồn kết, nghị lực cách mạng, trí tuệ và hành động
cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lơi cuốn tất cả các tầng lớp
nhân dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của
Đảng nhằm hoàn thành thắng lợi vai trị sứ mệnh lịch sử của mình. Hai ông đã
xác định rõ lập trường quan điểm của giai cấp vô sản, thẳng tay bác bỏ mọi tư
tưởng thù địch với hê tư tưởng của giai cấp vô sản, bóc trần những quan điểm
lý luận của giai cấp tư sản. Hai ơng đã vạch rõ tính chất sai lầm, dối trá của
những tư tưởng tư sản, phong kiến, tiểu tư sản, tôn giáo và những tư tưởng
phản động khác khoác áo xã hội chủ nghĩa.
Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên khẳng định: chỉ có một đảng
được vũ trang bằng lý luận tiên tiến và liên hệ mật thiết với quần chúng mới
có khả năng làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản và các bạn đồng minh
của mình mang tính giác ngộ giai cấp và có tổ chức, mới có khả năng kết hợp
và hướng dòng thác cách mạng vào một mục tiêu thống nhất. Đảng giúp cho
1

C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, tâp 4 Nxb CTQG, H 1995, tr 614-615.


9

giai cấp cơng nhân hiểu được sứ mệnh của mình, giúp nó đồn kết và tổ chức
thành đội ngũ, vũ trang cho giai cấp công nhân một cương lĩnh hành động có
căn cứ khoa học. Nói một cách khác, Đảng bảo đảm kết hợp phong trào quần
chúng công nhân cách mạng với chủ nghĩa xã hội khoa học. Đảng phải là một
Đảng có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ, Đảng là một tổ chức chiến đấu cách
mạng; là hạt nhân lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh nhằm

lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và giành chính quyền, xây dựng chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Giai cấp công nhân cần có chính đảng để
truyền bá lý luận cách mạng; đào tạo và rèn luyện cán bộ cách mạng của
đảng; tổ chức toàn bộ cuộc đấu tranh thực tiễn của giai cấp cơng nhân; phối
hợp, hướng dẫn hành động, đồn kết tập hợp giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và cả dân tộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng ngày nay, trước những biến đổi phức tạp của tình hình thế giới,
các thế lực thù địch được bọn cơ hội, xét lại phụ hoạ đang xuyên tạc và phủ
nhận giá trị hiện thực của lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Tuyên ngôn đã nêu
lên bằng những luận điệu hết sức thâm độc. Thứ nhất, chúng lập luận rằng
học thuyết của Mác về sứ mệnh của giai cấp cơng nhân khơng cịn phù hợp
với giai cấp cơng nhân hiện nay, bởi vì địa vị kinh tế -xã hội của giai cấp công
nhân hiện nay đã thay đổi nhiều và nó đang được “trung lưu hóa”, ở nhiều
nước thuộc các khu vực tư bản chủ nghĩa trên thế giới, giai cấp công nhân đã
được “tư bản hố”, đã được “hồ nhập” vào cộng đồng xã hội tư sản, phong
trào công nhân đã nhường chỗ cho những cuộc “cách mạng nhân đạo”, nhà
nước tư sản đang chuyển mình sang “nhà nước phúc lợi chung”…Thứ hai,
Chúng cho rằng, chủ nghĩa Mác chỉ phù hợp ở thế kỷ XIX, nay đã lỗi thời và
khơng cịn phù hợp, chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ cách mạng tháng
mười Nga là một sự sai lầm của lịch sử..., có kẻ miễn cưỡng thừa nhận vai trò


10

của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản trong cách mạng lật đổ chế độ cũ,
nhưng lại cố tình không thừa nhận năng lực của giai cấp công nhân trong sự
nghiệp xây dựng xã hội mới. Thứ ba, lại có những người rêu rao rằng lịch sử
chưa từng chứng kiến những giá trị hiện thực bền vững của lý tưởng mà
“Tuyên ngôn” khởi phát. Họ cho rằng lý tưởng của “Tuyên ngôn” là lý tưởng

xã hội chủ nghĩa của những người cộng sản, của các Đảng cộng sản, nhưng
trên thực tế các Đảng cộng sản ngày nay lại đi theo lý tưởng dân tộc chủ
nghĩa. Như vậy, dù được biểu hiên dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều
cách lập luận khác nhau, nhưng tất cả các thế lực chống cộng và những kẻ cơ
hội, xét lại đều có chung một bản chất là thái độ thù địch với lý tưởng của giai
cấp cơng nhân; biện hộ cho tính chất lỗi thời lạc hậu của lý tưởng cộng sản.
Song, vấn đề đó khơng làm thất vọng những người cộng sản trung thành với lí
tưởng của mình, mà trái lại chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định lý tưởng của
“Tuyên ngôn” là lý tưởng xã hội tiến bộ nhất và có sức sống trường tồn trong
lịch sử tư tưởng và hiện thực của nhân loại. Ngày nay, lý tưởng đó vẫn tiếp
tục soi sáng con đường chúng ta đi, vẫn là động lực mạnh mẽ cỗ vũ tinh thần
đấu tranh cách mạng của mỗi người cộng sản trên con đường dài vạn dậm đầy
chông gia nhưng rất vinh quang đi tới một xã hội “ ấm no, tự do, hạnh phúc,
công bằng, dân chủ, văn minh..,”.
Thực tiễn đã chứng minh, mặc dù chủ nghĩa tư bản có những điều
chỉnh thích nghi nhất định, q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa dù có mở rộng
và hiện đại đến đâu, những hình thức của nó có thay đổi như thế nào, vẫn
không ngừng tái sinh ra quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa, bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản vẫn không thay đổi, bản chất phản động của chính trị tư sản
vẫn tồn tại hiện thực, tính chất mâu thuẫn, khủng hoảng và xu hướng diệt
vong của chủ nghĩa tư bản vẫn là tất yếu. Cuộc đấu tranh giai cấp mà giai cấp
công nhân tiến hành nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, dù có phải trải


11

qua những bước thăng trầm, nhưng vẫn đang diễn ra theo quy luật khách quan
của lịch sử, thời đại chúng ta vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Những giá trị mà Tuyên ngôn đã để lại vẫn mãi là ngọn
đèn soi sáng con đường cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân thế

giới. Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ trở thành hiện thực.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã trải qua những bước thăng trầm
của biến cố lịch sử. Mặc dầu vậy, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” vẫn là
một tác phẩm bất hủ đối với cách mạng Việt nam và thế giới. Những tư tưởng
của tuyên ngôn là những chỉ dẫn hết sức quan trọng, có ý nghĩa thiết thực
trong cơng tác xây dựng và hoạt động của các Đảng cộng sản trên thế giới và
Đảng cộng sản Việt nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng đặc biệt việc xây
dựng Đảng cộng sản để lảnh đạo phong trào cách mạng Việt nam, ra sức
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào trước hết vào phong trào
công nhân Việt nam. Cũng như ở mọi nơi trên thế giới, Đảng cộng sản Việt
nam là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân Việt nam
và phong trào yêu nước Việt nam, làm cho Đảng cộng sản và cách mạng Việt
nam có một sức mạnh vơ địch hiếm thấy. Sức mạnh đo đã được thể hiện rõ rệt
trong các cuộc chiến tranh giải phóng và trong cuộc xây dựng đất nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội hiên nay ở nước ta. Suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là đảng
cách mạng chân chính của giai cấp cơng nhân Việt Nam, tồn tâm, tồn ý
phục vụ nhân dân. Đảng đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - lênin
vào điều kiện cụ thể của đất nước lãnh đạo cách mạng Việt nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng dân tộc ta đánh thắng thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, mở đường cho dân tộc ta đi vào kỷ nguyên độc lập, tự do
và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua cuộc khảo nghiệm thực tiễn, trước


12

những địi hỏi khách quan của lịch sử, cơng cuộc đổi mới của chúng ta chính
thức được mở ra từ đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam. Đại hội xác định:
“Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng,

là vấn đề có ý nghĩa sống cịn”1. Từ đường lối đó Đảng ta lãnh đạo đất nước
tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trước hết là đổi mới
tư duy lý luận. Đại hội VI nêu rõ: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm
vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - lênin, kế thừa di
sản quí báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” 2.
Quan điểm Đại hội VI là rất rõ ràng, có ý nghĩa chỉ đạo sâu sắc q trình đổi
mới: “Đổi mới tư duy khơng có nghĩa là phủ nhận những thành tựu lý luận đã
đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xác định, trái lại, chính là
bổ sung và phát triển những thành tựu ấy”3
Đảng ta vẫn lấy lí luận chủ nghĩa Mác Lê nin làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho mọi hành động và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, những
năm đổi mới gần đây, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần cách mạng
độc lập, tự chủ, sáng tạo Đảng ta luôn giữ vững và phát huy truyền thống vẻ
vang, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, luôn luôn chủ
động sáng tạo trong mọi tình huống của cách mạng kịp thời nắm bắt và tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn, đề ra chủ trương đúng đắn, khơi dậy và phát huy
được tiềm năng to lớn của dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị. Từ
sau Đại hội VI (12/1986) với phương hướng “đổi mới tư duy, đổi mới tổ chức,
đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách công tác” các cấp ủy và tổ chức đảng đã
triển khai thực hiện sâu rộng nhiệm vụ xây dựng Đảng. Bộ Chính trị có nghị
quyết 04 về: “Làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy Nhà nước, làm lành
1
2
3

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 125
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 125
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, trang 125



13

mạnh các quan hệ xã hội”. Ban chấp hành Trung ương ra Nghị quyết 05 “Về
một số vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng”, Hội nghị TW6
(3/1989) đề ra năm nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới, trong đó nhấn
mạnh ý nghĩa quyết định của sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh phê phán
những khuynh hướng phủ nhận hoặc hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng. Liên tiếp
hai Hội nghị Trung ương sau đó (Hội nghị lần thứ 7, 8) đã bàn và ra nghị
quyết về công tác tư tưởng và công tác quần chúng của Đảng; thực hiện nghị
quyết Đại hội Đảng VII, từ tháng 12/1996 chúng ta tiến hành tổng kết công
tác xây dựng Đảng giai đoạn 1975- 1995 khá công phu; Đại hội VIII, trong
nhiệm kỳ Đại hội,Trung ương và cấp ủy các cấp có nhiều quyết định quan
trọng về xây dựng Đảng, Hội nghị Trung ương 3 bàn chuyên về chiến lược
công tác cán bộ và xây dựng bộ máy Nhà nước, Hội nghị TW6 (lần2) ra Nghị
quyết về một số vấn đề cơ bản và cấp bách về công tác xây dựng Đảng, mở
cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đại hội IX tiếp tục thực hiện các nghị
quyết về xây dựng Đảng, tập trung làm tốt các công tác quan trọng sau đây:
“Giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ
nghĩa cá nhân”; “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ”1; “Xây dựng củng cố
các tổ chức cơ sở đảng”, “Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng”
Với tầm nhìn chiến lược và sự phát triển sáng tạo tư duy lý luận Đại
hội X Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích
của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của dân tộc...xây dựng Đảng
thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức” 2. Đồng
thời, đại hội khẳng định đường lối của Đảng ta là: “Kiên định chủ nghĩa
1

2

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,Hà Nội 2006, tr 130.


14

Mác - lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ
sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề cuộc sống đặt
ra.”1
Từ Đại hội X đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng toàn đảng toàn dân
và toàn quân ta, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững, tăng
cường bản chất giai cấp cơng nhân và tính tiền phong của Đảng, xây dựng
Đảng thực sự trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, phẩm chất
đạo đức, tổ chức, cán bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo, tăng cường mối
liên hệ giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm cho Đảng hoàn thành trách nhiệm
là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong giai đoạn
mới.
Ngày nay, quán triệt tư tưởng của Tuyên ngôn về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp cơng nhân địi hỏi Đảng phải không ngừng tự đổi mới, tự chỉnh đốn,
nâng cao hơn nữa năng lực và sức mạnh của Đảng về mọi mặt, coi xây dựng
Đảng là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ sống cịn của tồn bộ sự nghiệp cách
mạng, để đảm bảo cho Đảng luôn luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai
cấp công nhân. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII về xây
dựng chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thực sự vững mạnh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi cuối
cùng.

Trong bối cảnh quốc tế cũng như khu vực hiện nay. Quân đội nhân dân
Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến
đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và của nhân
1

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG,Hà Nội 2006, tr 131


15

dân. Chúng ta phải không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, nâng cao bản
lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ, phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của
người quân nhân - đảng viên cộng sản, góp phần giữ vững và tăng cường bản
chất giai cấp công nhân của Đảng, quân đội luôn tuyệt đối trung thành với
Đảng với Tổ quốc với nhân dân trong mọi tình huống, ln hồn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. “Đất nước ta
ngày càng lớn mạnh. Thế giới đang thay đổi rất nhanh. Nước ta phải sớm trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân dân ta phải được
hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Đại hội X của Đảng nêu cao ý chí sắt đá của tồn Đảng, tồn dân, toàn
quân ta, triệu người như một, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt
qua thử thách, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ theo con đường xã
hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”, sánh vai cùng các nước trên thế giới trong
nhịp bước khẩn trương của thời đại”1.

1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội 2006, trang 139




×