Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài thơ ĐỒNG CHÍ 3 câu cuối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.77 KB, 2 trang )

Bài thơ ĐỒNG CHÍ 3 câu cuối
Khi nhắc đến Chính Hữu, ta thường nhắc đến một nhà thơ chiến sĩ trưởng
thành trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm của ông thường viết về chiến
tranh và hình ảnh người lính với những ngơn từ hàm súc, giản dị. Bài thơ
“Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất của
ông. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đọc
bài thơ ta thật sự ấn tượng với bức tranh đẹp về tình đồng chí :
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
Bài thơ “Đồng chí” được viết vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng
đội tham gia chiến dịch năm 1947. Với cái nhìn chân thực của người lính –
người trong cuộc – người trực tiếp cầm súng ra mặt trận, Chính Hữu đã khắc
họa thành cơng vẻ đẹp từ hồn cảnh đến tâm hồn và ý chí nghị lực, mạnh mẽ,
dũng cảm, chan chứa tình đồng chí của người lính cách mạng. Trong 7 câu
thơ đầu, nhà thơ đã lí giải cơ sở tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những
người lính cách mạng.
Bài thơ khép lại bằng bức tranh của tình đồng chí nơi chiến hào chờ giặc. Ba
câu thơ cuối vừa giàu chất hiện thực vừa đậm đà chất lãng mạn, bay bổng,
vừa gợi tả bức tranh khơng gian hồn cảnh của núi rừng lại vừa đặc tả hình
ảnh những người lính trong chiến tranh. Đây là biểu hiện cao đẹp nhất của
tình đồng đội, đồng chí. Đó là khoảng thời gian “đêm nay” rất cụ thể với
khung cảnh “rừng hoang sương muối” hiu quạnh, lạnh lẽo và khắc nghiệt.
Tuy nhiên, người lính vẫn đứng cạnh bên nhau để chờ giặc tới. Động từ
“chờ” cho thấy được tư thế chủ động và hết sức đề cao cảnh giác của người
lính trong khi làm nhiệm vụ. Nghệ thuật tương phản đối lập được tạo ra rất
cân đối giữa một bên là không gian núi rừng lạnh lẽo, hoang vu, vắng lặng
với một bên là tư thế chủ động mạnh mẽ như lấn át cả khơng gian tồn cảnh
của người lính. Chính sức mạnh của tình đồng chí đã giúp người lính vượt lên
trên hiện thực khắc nghiệt đó. Các từ gần nghĩa “cạnh, bên” cho thấy sức
mạnh tinh thần đoàn kết gắn bó ln có nhau của người lính. Trên cao là ánh


trăng treo lơ lửng trên bầu trời dưới cái nhìn lãng mạn hóa của Chính Hữu
ánh trăng như đang treo ở đầu mũi súng. Đêm khuya, trăng trên vòm trời cao


đã sà xuống thấp dần, ở vào một vị trí và tầm nhìn nào đó, vầng trăng như
đang treo trên đầu mũi súng của người chiến sĩ đang phục kích chờ giặc. Và
“trăng” theo đó đã trở thành người bạn, vừa chứng minh cho tình cảm đồng
chí keo sơn của người lính, vừa sáng soi và sưởi ấm cho khơng gian của rừng
đêm sương muối. Hình ảnh “súng – trăng” trong câu thơ “đầu súng trăng
treo” được đặt bên nhau vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.
“Trăng” là mơ mộng, là hịa bình, là thi sĩ, là gần…còn “súng” là chiến tranh,
là thực tại, là chiến sĩ. Trăng soi sáng cho súng, súng bảo vệ cho trăng. Sự
đan cài giữa lãng mạn và hiện thực ấy cho thấy được hiện thực chiến tranh
khó khăn, vất vả, lại vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính : họ vừa là
chiến sĩ, vừa là thi sĩ, họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.
Có thể nói ba câu cuối là một bức tranh đẹp, như một bức tượng đài sừng
sững của hình ảnh người lính cách mạng với tình đồng chí thiêng liêng sâu
sắc. Chính tình cảm đồng chí đã làm nên tâm hồn, vẻ đẹp người chiến sĩ. Câu
thơ được chọn làm nhan đề cho tập thơ của Chính Hữu.
Với giọng điệu tâm tình thiết tha, lời thơ giản dị, đồng ấm cộng với các biện
pháp nghệ thuật điệp từ, dùng thành ngữ, câu thơ sóng đơi…Đoạn thơ đã đi
sâu khám phá, lí giải vẻ đẹp tình đồng chí và bền chặt trong sự chan hòa, chia
sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Từ hình ảnh người lính trong
bài thơ “Đồng chí” khiến ta liên tưởng đến “Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính” của Phạm Tiến Duật, trong bài “Tây tiến” của nhà thơ Quang Dũng,...
là kết tinh cao độ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt 4000
năm dựng nước. Họ mãi là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, mãi là chân dung
đẹp của thời đại chúng ta.
Đã hơn nửa thế kỉ trơi qua, bức tranh đẹp về tình đồng chí giữa những người
lính vẫn ln khiến ta trân trọng và cảm phục. Nhà thơ Chính Hữu đã để lại

cho nền thơ ca Việt Nam một bài thơ xuất sắc về đề tài người lính. Có lẽ vì
thế mà người đọc khơng thể nào quên.



×