Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN
TS. VÕ VĂN BÉ
TS. LÊ HỒNG SƠN
Biên tập nội dung:
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG
PHẠM THỊ NGỌC AN
BÙI BỘI THU
Trình bày bìa:
PHẠM DUY THÁI
Chế bản vi tính:
NGUYỄN THỊ HẰNG
Đọc sách mẫu:
PHẠM THỊ NGỌC AN
VIỆT HÀ
Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 4854-2020/CXBIPH/27-347/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5635-QĐ/NXBCTQG, ngày 01/12/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 12 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-6287-5.
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam
Lại Thị Thanh Bình
T tởng Hồ Chí Minh về quyền con ngời / Lại Thị Thanh Bình. H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 288tr. ; 21cm
ISBN 9786045757543
1. QuyÒn con ng−êi 2. T− t−ëng Hå ChÝ Minh
323 - dc23
CTM0395p-CIP
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
C
hủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc,
nhà văn hóa kiệt xuất, người đã cống hiến cả cuộc đời
cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp, giải
phóng con người.
Xuyên suốt tư tưởng cách mạng của Người, chữ “dân” con người, luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu, bởi, giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp cuối cùng chính là để giải
phóng con người; và cách mạng chỉ thực sự thành công khi
nhân dân được hưởng những quyền con người tốt đẹp. Việc đi
sâu nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người là một nhiệm vụ quan trọng và cần được đặt ra
trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và học tập sâu hơn
về tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền con người, của TS. Lại Thị Thanh Bình - Trưởng
khoa Kiến thức cơ bản, Trường Đại học Sân khấu điện ảnh
Hà Nội. Cuốn sách là nghiên cứu tâm huyết của tác giả về
quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định
những giá trị mang tính định hướng của tư tưởng Hồ Chí Minh
trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người Việt Nam trong
thời kỳ mới.
5
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng cuốn sách khó tránh khỏi
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần
xuất bản sau.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 6 năm 2020
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
6
MỞ ĐẦU
T
rong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh
ln đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người. Tư
tưởng căn bản, cốt lõi, xuyên suốt hệ thống tư tưởng cũng
như thực tiễn cách mạng của Người, và sự nghiệp cách
mạng của dân tộc Việt Nam do Người khởi xướng và lãnh
đạo, là giải phóng con người khỏi mọi nơ dịch, áp bức, bóc
lột, bất cơng; bảo đảm cho con người được hưởng dụng một
cuộc sống xứng với phẩm giá cao quý của con người; tạo
điều kiện để con người phát huy, phát triển đầy đủ, toàn
diện tiềm năng, thực sự trở thành chủ thể tích cực của
tiến bộ lịch sử. Trong tư tưởng và sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh, người ta thấy rõ một lơgíc phát triển
nhất quán, từ giải phóng con người - dân tộc, đến giải
phóng con người - giai cấp và cao nhất là giải phóng con
người - nhân loại. Tác phẩm chứa đựng những suy tư
mang tính cách mạng đầu tiên về giải phóng con người
mang tên Vấn đề dân bản xứ, và trong Di chúc thiêng
liêng mà Người để lại cho chúng ta thì “đầu tiên là cơng
việc đối với con người”1. Hai chữ “con người” trăn đi, trở lại
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2011, t.15, tr.616.
7
trong mọi suy tư, quán xuyến trong mọi quyết tâm và
hành động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tất cả những
điều đó, suy đến cùng, là làm thế nào để nhận thức đúng
và bảo đảm cho mọi người được hưởng đầy đủ nhất quyền
con người. Hồ Chí Minh phê phán chế độ thuộc địa và
rộng hơn là chế độ tư bản chủ nghĩa đã xâm phạm, tước
đoạt trắng trợn ngay cả những quyền con người cơ bản
nhất của người dân bản xứ, của nhân dân lao động ở các
nước tư bản. Người thấy rõ một cuộc cách mạng chỉ được
coi là thành cơng và thành cơng đến nơi, nếu nó mang lại
cho con người, nhất là người lao động, những quyền con
người “thật”. Người thấy rõ trên thế giới học thuyết nhiều,
chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin học thuyết mang lại cho con người những quyền con người
đầy đủ và triệt để nhất; và chính trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã thâu hóa tinh hoa tư tưởng,
văn hóa Đơng - Tây, kim - cổ, trong đó có những giá trị tư
tưởng, văn hóa về quyền con người, đã phân tích và tổng
kết thực tiễn để đúc rút ra những quy luật của lịch sử, từ
đó xây dựng nên và cùng với Đảng Cộng sản và nhân dân
Việt Nam thực hiện thành công một hệ thống lý luận
khoa học, cách mạng và nhân văn về giải phóng con người
một cách triệt để nhất, về giành lại và bảo đảm cho con
người, trước hết là người Việt Nam, được hưởng đầy đủ
mọi quyền con người tốt đẹp. Có thể khẳng định, có một
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã
được hình thành và đang từng bước được hiện thực hóa
trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trải qua những
bước thăng trầm và biến động của lịch sử Việt Nam và
8
lịch sử thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
đã và đang khẳng định giá trị và sức sống mạnh mẽ của
nó. Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu, vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trong lý luận và
thực tiễn là một nhiệm vụ khoa học rất quan trọng, tất
yếu cần phải đặt ra trong nghiên cứu khoa học chính trị ở
Việt Nam.
Về mặt lý luận, nghiên cứu lý luận về quyền con
người nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con
người nói riêng, tuy đã được quan tâm triển khai trong
những năm gần đây nhưng cũng như khoa học chính trị
nói chung, những nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người nói riêng, cịn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Đa số những cơng trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền con người được cơng bố, cịn ở giai đoạn
khai phá hướng đi, cung cấp những nhận thức đầu tiên,
tuy rất quý báu, nhưng cần tiếp tục được đi sâu thêm cho
tương xứng với một đối tượng nghiên cứu vốn ở vị trí
trung tâm, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa và giá trị trong
di sản Hồ Chí Minh. Vì thế, việc triển khai một cuốn
sách mang tính hệ thống, theo hướng vận dụng những
cách tiếp cận hiện đại về quyền con người, đối với tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, là một đòi hỏi
cấp thiết về lý luận hiện nay, góp phần bổ sung những
tri thức khoa học mới, quan trọng cho hệ thống tri thức
của khoa học chính trị ở Việt Nam nói chung và nghiên
cứu về Hồ Chí Minh nói riêng. Về mặt thực tiễn, nhận
thức, thể chế hóa và hiện thực hóa quyền con người là một
nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, đã được Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định từ rất sớm.
9
Đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập và
tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, v.v., đó
chính là những sự nghiệp thực tiễn góp phần thực hiện
mục tiêu hiện thực hóa quyền con người ở Việt Nam.
Những thành tựu của sự nghiệp giải phóng, đổi mới và
phát triển là hết sức to lớn. Quyền con người ở Việt Nam
ngày càng được nhận thức chính xác hơn, thể chế hóa
ngày càng đầy đủ hơn và hiện thực hóa ngày càng tồn
diện và thực chất hơn. Tuy nhiên, nhận thức là một quá
trình, điều kiện chưa đầy đủ và năng lực thực tiễn chưa
hoàn thiện của các chủ thể chính trị ở Việt Nam, và các
thế lực thù địch vẫn ln tìm mọi cách lợi dụng, bóp méo,
xun tạc vấn đề nhân quyền, dân chủ hịng chống phá
chế độ ta, tất cả những điều đó khiến cho vấn đề quyền
con người ở Việt Nam cần tiếp tục được đi sâu nhận thức
và giải quyết, đặc biệt là trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Rõ ràng, việc tiếp tục đi
sâu nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Từ lý luận và thực tiễn đó, cuốn sách tập trung làm
rõ một số vấn đề lý luận chung về quyền con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, phân tích các khái niệm
cơng cụ; quá trình hình thành, phát triển và phương
pháp tiếp cận; hệ thống hóa và phân tích các nội dung
cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người;
từ đó khẳng định những giá trị bền vững của tư tưởng
Hồ Chí Minh về quyền con người góp phần định hướng
cho việc thực thi và bảo vệ quyền con người Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
10
Chương I
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm
a) Khái niệm quyền con người
Quyền con người là vấn đề được cả nhân loại quan
tâm sâu sắc, đây cũng là vấn đề rất nhạy cảm, phức
tạp, đa diện, do đó có nhiều khái niệm khác nhau, và
được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, thậm chí đối
lập nhau đã được đề xuất. Tuy nhiên, dù được tiếp cận ở
góc độ nào thì quyền con người cũng được xác định như
là những chuẩn mực kết tinh những giá trị nhân văn
của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người, cho tất cả
mọi người và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, tn
thủ. Cho dù có những cách nhìn nhận khác biệt nhất
định thì có một điều khơng thể thay đổi về quyền con
người, đó là những giá trị cao cả thuộc về con người, cần
được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi
giai đoạn lịch sử.
11
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, cho đến nay, rất
nhiều định nghĩa về quyền con người đã được công bố.
Mỗi định nghĩa tiếp cận vấn đề quyền con người ở một
góc độ nhất định, chưa có định nghĩa nào bao quát được
tất cả các thuộc tính về quyền con người. Tính phù hợp
của các định nghĩa thường được đánh giá bởi mức độ
nhận thức của mỗi cá nhân cũng như mục đích sử dụng
định nghĩa đó. Một số định nghĩa sau được sử dụng khá
rộng rãi và rõ ràng, về nội hàm giữa chúng có điểm
chung nhất định như đã nói ở trên: “Quyền con người là
những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các
cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự
bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được
phép và tự do cơ bản”1; “Quyền con người là những sự
được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại,
khơng phân biệt giới tính, chủng tộc, tơn giáo, địa vị xã
hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là
con người”2; “Quyền con người là những quyền bẩm sinh,
vốn có của con người mà nếu khơng được hưởng thì
chúng ta sẽ khơng thể sống như một con người”3.
_______________
1. Ohchr: Frequently Asked Questions on a Human Rights based Approach to Development Cooperation, New York and
Geneva, 2006, p.1.
2, 3. Leah Levin: Human Rights: Questions and Answers,
UNESCO Publishing, 5th edition, updated, 2009, p.4.
12
Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, tiền đề
đầu tiên của lịch sử nhân loại là sự tồn tại của
những cá nhân con người sống và hành vi lịch sử đầu
tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn
những nhu cầu ấy và sản xuất ra bản thân đời sống
vật chất. Do đó, quyền và tự do cơ bản của con người,
đối với C.Mác - Ph.Ănghen, còn gắn với những điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, với những khát
vọng, nhu cầu và lợi ích cụ thể. Đó là những con
người hoạt động thực tiễn, thơng qua cải tạo thế giới
mà cải biến chính bản thân mình, thỏa mãn quyền
và lợi ích cho chính mình. C.Mác - Ph.Ăngghen đề
cao quyền tự do cá nhân như là điểm xuất phát của
quyền con người, việc bảo đảm quyền và phát triển
quyền tự do của mỗi người là tiền đề cho sự phát
triển tự do của tất cả mọi người trong xã hội. Mọi
quyền cá nhân chỉ có thể được coi là hợp lý khi nó
đặt trong mối quan hệ giữa người với người và trong
cộng đồng xã hội. Như vậy, việc giải phóng cá nhân
phải gắn liền với giải phóng xã hội, phát triển tự do
của mỗi người phải gắn với sự phát triển một chế độ
nhà nước và xã hội nhất định.
Jacques Mourgon, giáo sư thuộc Đại học Khoa học
xã hội Toulouse định nghĩa: Quyền con người là những
đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con người giữ
13
riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và
với chính quyền1.
Trong Đại từ điển tiếng Việt, nhân quyền chính là
quyền con người. Với ý nghĩa như vậy, nhân quyền hay
quyền con người là hai từ đồng nghĩa, do đó, hồn tồn
có thể sử dụng hai từ này trong hoạt động nghiên cứu lý
luận, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về nhân quyền.
Tóm lại, có thể thừa nhận và sử dụng định nghĩa
sau về quyền con người: quyền con người là khái niệm
dùng để chỉ những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và
khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ
trong pháp luật quốc gia, phù hợp với các giá trị pháp lý
quốc tế.
Phân biệt quyền con người và quyền công dân:
Theo quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen, quyền
con người (human rights) và quyền cơng dân (citizens
rights) là hai khái niệm có nội dung và ý nghĩa khác
nhau, nhưng không đối lập, mà thực chất là thống nhất
với nhau. “Quyền con người phải thu hút được quyền
công dân vào nội dung của nó”, vì chúng nằm trong một
chỉnh thể thống nhất, phản ánh tổng thể nhu cầu của
con người hiện thực trong điều kiện còn tồn tại nhà
nước. Tuy nhiên, về khái niệm vẫn có sự phân biệt
tương đối. Theo C.Mác: quyền công dân là những quyền
_______________
1. Xem J. Mourgon: Quyền con người, Bản dịch, Hà Nội,
1995, tr.12.
14
chính trị, những quyền cá nhân con người, với tư cách
là thành viên xã hội cơng dân, cịn quyền con người là
những đặc quyền chỉ có con người mới có, với tư cách là
con người1. Theo từ điển Merriam - Webster’s Collegiate
Dictionary, công dân là một thành viên của một nhà
nước mà người đó có nghĩa vụ trung thành và được
hưởng sự bảo vệ2. Quyền công dân cũng được định nghĩa
ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát nhất, có thể
kể đến định nghĩa: quyền cơng dân là những lợi ích
pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho
những người có quốc tịch của nước mình.
Phân biệt khái niệm quyền con người và quyền công
dân về: nguồn gốc lịch sử, nội hàm khái niệm, ngoại
diên khái niệm, chủ thể và cách thức thực hiện các
quyền mà hai khái niệm đề cập:
Về nguồn gốc lịch sử khái niệm quyền con người,
quyền công dân: Tư tưởng về quyền con người xuất hiện
từ rất sớm trong lịch sử, xuất phát từ việc bảo đảm
nhân phẩm của con người. Nếu quyền con người được
luật quốc tế (toàn cầu và khu vực) thừa nhận năm 1945,
chính thức được hợp thức hóa về văn bản và được khẳng
định cùng với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (1948)
thì quyền cơng dân xuất hiện cùng với cuộc cách mạng
_______________
1. Xem C.Mác, Ph.Ănghen: Về quyền con người, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.14.
2. Xem Merriam - Webster’s Collegiate Dictionary, 2016.
15
tư sản, xuất phát và bảo đảm mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhà nước. Xét về lịch sử, khái niệm quyền
công dân ra đời sớm hơn khái niệm quyền con người.
Về nội hàm của khái niệm quyền con người, quyền
công dân: Quyền con người là tập hợp những nhu cầu
và lợi ích tự nhiên được pháp luật quốc tế và pháp luật
của từng quốc gia quy định, được áp dụng bình đẳng
cho tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không
phân biệt dân tộc, quốc tịch, chủng tộc, sắc tộc, tơn giáo,
giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập, v.v.. Quyền con
người rộng về nội hàm bởi nó khơng chỉ thể hiện mối
quan hệ giữa cơng dân với nhà nước, mà nó cịn thể hiện
mối quan hệ giữa các nhà nước với các cá nhân khác
trong cộng đồng nhân loại, cũng như giữa các nhà nước
với cộng đồng quốc tế. Quyền công dân là tập hợp
những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật của
một nước quy định, được áp dụng một cách bình đẳng
cho những cơng dân có quốc tịch của một quốc gia. Như
vậy, quyền công dân chỉ thể hiện mối quan hệ giữa nhà
nước với cơng dân của nhà nước đó. Xét về nội dung,
khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền
công dân.
Về ngoại diên của khái niệm quyền con người,
quyền công dân: Nếu coi quyền con người là tập hợp
những nhu cầu và lợi ích tự nhiên, vốn có của con người
dù chưa được thể hiện bằng các quy định cụ thể nhưng
lại hàm chứa trong các quy định mang tính nguyên tắc
16
của pháp luật quốc tế thì quyền cơng dân chỉ là sự cụ
thể hóa các nguyên tắc và quy định về quyền con người
chứ khơng vượt ra ngồi khn khổ của quyền con
người. Ngoại diên quyền con người rộng hơn ngoại diên
quyền công dân.
Về chủ thể thực hiện quyền con người, quyền công
dân: Ở quyền con người, chủ thể thực hiện quyền con
người chính là con người, khơng phân biệt quốc tịch, độ
tuổi, giới tính, dân tộc, sắc tộc, vị trí, tài sản, huyết
thống. Với quyền cơng dân, chủ thể thực hiện là công
dân, là người thuộc về một nhà nước nhất định mà
người này mang quốc tịch.
Về cách thức thực hiện quyền con người, quyền công
dân: Quyền con người được bảo đảm bằng pháp luật và
cơ chế của quốc gia và quốc tế: diễn đàn, thủ tục điều
tra, giải quyết, khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền
của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ và
khu vực. Là quyền vốn có, khơng do chủ thể nào ban
phát. Thể hiện vị thế của mỗi cá nhân trong quan hệ
với quốc gia của họ và quan hệ với cộng đồng nhân loại.
Quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật và cơ chế
quốc gia: tòa án và một số chế tài ở mỗi quốc gia. Thể
hiện vị thế của mỗi cá nhân với tư cách là công dân
trong quốc gia đó. Trường hợp phức tạp mới có thể nối
tiếp bằng cơ chế quốc tế. Hai cơ chế này có thể tác động
qua lại, đơi khi lại có sự chuyển hóa khi một vấn đề về
cơng dân ở một quốc gia có thể trở thành một vấn đề về
17
quyền con người và được giải quyết thông qua các quy
định pháp luật và cơ chế quốc tế.
Từ sự so sánh này, có thể nói rằng quyền cơng dân
và quyền con người là hai phạm trù có mối liên hệ chặt
chẽ, tác động và bổ sung với nhau. Tuy vậy, đối tượng
và phạm vi điều chỉnh, thực thi của quyền công dân và
quyền con người lại không tương đồng. Và vì vậy, hai
phạm trù này vẫn sẽ song hành cùng nhau.
b) Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có tính
tồn diện, tiến bộ và đi tiên phong trong việc giải phóng
con người, làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện của
con người. Điều này thể hiện nội hàm khái niệm, phương
thức thực thi và mục đích thực hiện quyền con người.
Hồ Chí Minh có quan điểm riêng của mình về quyền
con người. Đối tượng mà Hồ Chí Minh nói đến trong
phạm trù quyền con người là tất cả mọi người mà nổi
bật là những con người xuất phát từ các dân tộc thuộc
địa, những dân tộc nghèo nàn, kém phát triển. Đặc biệt
là nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt như phụ nữ,
trẻ em, người khuyết tật, v.v..
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh thời Người mong
ước: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
18
ai cũng được học hành”1. Mong ước đó chính là lý tưởng
chính trị, lý tưởng đạo đức chứa đựng giá trị nhân văn
của Người. Để thực hiện được lý tưởng đó, cả cuộc đời
Người đã đấu tranh vì quyền độc lập tự do, quyền sống,
quyền hạnh phúc của nhân dân. Hiếm có nhà chính trị
cách mạng nào trên thế giới lại nung nấu ý chí, kiên trì
và quyết tâm đấu tranh cho lý tưởng nhân quyền như
Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người từ
quan điểm thực tiễn, quan điểm toàn diện của chủ nghĩa
Mác - Lênin, nhưng trước tiên và chủ yếu là từ thân
phận của người dân mất nước đang tìm con đường đấu
tranh, giành lại chủ quyền cho dân tộc, trong đó có các
quyền cơ bản của con người. Thấm nhuần những giá trị
truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường
cứu nước, bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người nghiên
cứu cách mạng tư sản, cách mạng Pháp; tìm hiểu tư
tưởng của G.G. Rútxô, S.Đ. Môngtexkiơ; tiếp cận Tuyên
ngôn độc lập của Mỹ (1776), Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của cách mạng Pháp (cuối thế kỷ XVIII); theo
dõi thắng lợi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917); đọc
Khổng Tử, hiểu giáo lý Phật giáo, Thiên Chúa giáo,
nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn, thấm nhuần chủ
nghĩa Mác - Lênin về quyền con người, v.v.. Tư tưởng
Hồ Chí Minh về quyền con người đã kế thừa, phát triển,
vượt lên các giá trị của dân tộc và thời đại về quyền
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.627.
19
con người. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người là sự phản ánh thành tựu tư duy về
nhân quyền ở thời đại các dân tộc thuộc địa, nơ lệ bị áp
bức, bóc lột vùng lên đấu tranh giành lại quyền sống,
quyền làm người của con người, phù hợp với truyền
thống lịch sử, văn hóa, chính trị của dân tộc mình.
Từ thực tế đó, căn cứ trên định nghĩa về quyền con
người ở trên, có thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
về quyền con người là hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có
và khách quan mà con người xứng đáng được hưởng,
được bảo đảm, được thực thi bằng pháp luật Việt Nam,
phù hợp với thực tiễn Việt Nam và các giá trị pháp lý
quốc tế.
Theo ý nghĩa như vậy, nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về quyền con người bao gồm: quyền dân sự, chính
trị; quyền kinh tế, xã hội; quyền của nhóm người cần
được quan tâm đặc biệt như: phụ nữ, trẻ em, người già;
quyền của người dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân
tộc Việt Nam; quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.
Về nội hàm khái niệm: Trong sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập và giải phóng con người của Hồ Chí Minh,
Người không trực tiếp sử dụng khái niệm hay đưa ra
định nghĩa nào cho khái niệm quyền con người, nhưng
Người lại nhiều lần đề cập tới nội hàm của khái niệm,
đó chính là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có,
khách quan mà con người được hưởng, được bảo đảm,
20
được thực thi bằng pháp luật của quốc gia, phù hợp với
thực tiễn của quốc gia và các giá trị pháp lý quốc tế.
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà hoạt động cách mạng
bắt đầu từ con người và tất cả đều vì con người. Người
là nhà tư tưởng, nhà cách mạng hành động mà xuất
phát điểm của toàn bộ tư tưởng cũng như thực tiễn của
Người bắt đầu từ con người và mục đích cuối cùng cũng
là hướng tới con người.
Hồ Chí Minh khơng tiếp cận quyền con người như
quyền tự nhiên mà trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người
trên cơ sở thực tiễn ở các nước thuộc địa. Nếu coi
quyền con người là quyền tự nhiên, sinh ra đã có thì
điều này khơng thể giải thích được với đối tượng là
các nhóm người cần sự quan tâm đặc biệt trong xã
hội. Vì trên thực tế, phụ nữ, trẻ em chính là những
đối tượng dễ bị vi phạm quyền con người.
Về chủ thể thực hiện: Với Hồ Chí Minh, xuất phát
điểm là một người dân thuộc địa, Người sớm xác định
rõ hoàn cảnh nước mất, nhà tan, người dân thuộc địa
bị chà đạp, quyền con người mà Hồ Chí Minh đề cập
trước hết là quyền dân tộc. Nước có độc lập thì dân
mới được tự do. Q trình giành độc lập dân tộc thực
chất là quá trình tiến hành cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong cuộc cách
mạng đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc con người
21
phải tự giải phóng mình. Vì con người là đối tượng
chính của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh có cách quan niệm rất riêng về con người: “Chữ
người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu
bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả
loài người”1. Cách hiểu này nhấn mạnh đến vai trị xã
hội của con người, trong đó con người tồn tại với tư
cách là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất
định. Cộng đồng đó là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân
tộc, đất nước và rộng hơn nữa, con người trong tư
tưởng Hồ Chí Minh chính là nhân loại. Với Hồ Chí
Minh, con người khơng phải là những cá thể biệt lập.
Chỉ có trong quan hệ xã hội, trong hoạt động thực
tiễn xã hội, con người mới có lao động, ngôn ngữ, tư
duy, chế tạo công cụ lao động..., mới thực sự trở thành
con người để phân biệt với mọi loài động vật khác.
Những quan hệ xã hội mà Hồ Chí Minh quan tâm
trước hết là những quan hệ gắn bó giữa người với
người thành tập thể, cộng đồng từ nhỏ đến lớn, từ hẹp
đến rộng. Chính từ cách định nghĩa này, Hồ Chí Minh
đã đi từ quyền tự nhiên của con người phát triển lên
thành quyền đấu tranh chống áp bức của các dân tộc
thuộc địa; phát triển lên thành quyền làm người và
quyền tự quyết của các dân tộc; trong đó có các dân
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.130.
22
tộc bị áp bức. Từ đó, Hồ Chí Minh đi đến khẳng định:
“Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc”1 và
“Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”2. Với Hồ Chí Minh,
đấu tranh cho độc lập và tự do là “lý tưởng cao quý
nhất của loài người”3.
Về phương thức thực hiện: Để quyền con người có
thể thực thi ở một nước thuộc địa, với Hồ Chí Minh, là
phải sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đuổi chế độ
áp bức, bóc lột con người. Người cho rằng, trong cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc, cần dùng bạo lực cách
mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, phải giành
lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền đó. Con đường
cách mạng chun chính vơ sản dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và sự giúp đỡ của bạn bè quốc
tế là con đường cách mạng được Hồ Chí Minh lựa
chọn. Tuy nhiên, gốc rễ của cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc được Hồ Chí Minh nhấn mạnh: con
người phải tự giải phóng mình. Một xã hội chỉ thực sự
được giải phóng, một dân tộc thực sự độc lập, và
quyền con người thực sự được thực thi khi con người
vừa là chủ thể của công cuộc giải phóng, vừa là đối
tượng trực tiếp xây dựng, xác lập và thực thi quyền
lợi cho chính bản thân mình.
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.9.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.130.
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.75.
23