Chương III
GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác Lênin về quyền con người, kết tinh những giá trị
khoa học, cách mạng và tính nhân văn sâu sắc,
ngang tầm thời đại
a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
là sự vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận Mác Lênin về quyền con người
So với các cuộc cách mạng trong lịch sử, cách mạng
tư sản có thể coi là cuộc cách mạng tiến bộ, cuộc cách
mạng đã xóa bỏ ách thống trị của chế độ phong kiến
hủ bại, giành lấy phần thắng cho xã hội cơng dân. Đó
là cuộc cách mạng mà gắn liền với nó là những bản
tun ngơn nổi tiếng về quyền con người: Tuyên ngôn
độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
của Pháp. Cách mạng tư sản thắng lợi bởi sự ủng hộ của
đại đa số người dân vốn tin vào những lời hứa dân chủ,
184
nhân quyền sau khi cách mạng thành công. Tuy nhiên,
sau khi cách mạng tư sản thành công, giai cấp tư sản
dần bộc lộ bản chất phản động. Với mục đích đặt lợi
nhuận lên hàng đầu, giai cấp này đã chĩa mũi nhọn
tấn công vào lực lượng quần chúng đông đảo đã từng
ủng hộ mình trong cách mạng. Chúng áp bức, bóc lột
giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động ở chính các
nước tư bản cũng như những nước kém phát triển bị
chúng xâm lược, thống trị, nhằm thu về nguồn lợi
nhuận khổng lồ. Trong bối cảnh như thế, không đi theo
lối mòn trong tư tưởng về nhân quyền của các nhà xã
hội chủ nghĩa không tưởng Pháp, C.Mác, Ph.Ăngghen
đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, phân tích bản chất của chủ nghĩa tư bản lúc
bấy giờ và chỉ ra con đường duy nhất để giải phóng con
người là con đường cách mạng vô sản. Nếu thắng lợi
cách mạng tư sản là đem một chế độ bóc lột mới thay
thế cho chế độ áp bức bóc lột cũ thì mục đích của cách
mạng vơ sản hướng tới một chế độ xã hội khơng có
người bóc lột người.
Xuất phát điểm của tư tưởng C.Mác, Ph.Ăngghen về
quyền con người là những con người hiện thực - điều đã
được các ông tuyên bố trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức.
Sự tự do, phát triển quyền cá nhân và hạnh phúc của
mỗi người trong xã hội là tiền đề và điều kiện cho sự
phát triển tự do và hạnh phúc của tất cả mọi người.
Lơgíc tư tưởng của chủ nghĩa Mác về nhân quyền là giải
185
phóng con người thơng qua thực tiễn đấu tranh cách
mạng của giai cấp vô sản chứ không viện vào sức mạnh
của lực lượng siêu nhiên. Điều đó địi hỏi giai cấp vơ sản
muốn giải phóng mình và giải phóng xã hội thì chỉ có
một con đường duy nhất là phải làm cách mạng chính
trị, lật đổ sự thống trị phi nhân quyền của giai cấp tư
sản để giành lấy chính quyền, tức là tự giải phóng
mình, vì giai cấp mình và vì nhân quyền.
Về nội dung quyền con người, C.Mác, Ph.Ăngghen
đã tập trung vào hàng loạt các quyền cụ thể như: quyền
dân tộc tự quyết, quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia
quản lý nhà nước và xã hội, quyền tự do tín ngưỡng,
quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền phụ nữ, trẻ
em. Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, ngồi quyền
sở hữu đối với tư liệu sản xuất, các nhà kinh điển còn đề
cập tới quyền lao động, quyền thừa kế, quyền giáo dục,
quyền hưởng thụ văn hóa, v.v. trong đó hai ơng đã
khẳng định: quyền con người phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế và chế độ chính trị. Giải phóng con
người là giải phóng cả về chính trị lẫn kinh tế.
Như vậy, giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen sống, mâu
thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng
trở nên gay gắt, phong trào đấu tranh phát triển mạnh
mẽ. Chủ nghĩa đế quốc bắt đầu xuất hiện và tiến hành
xâm lược thuộc địa, cuộc đấu tranh giành độc lập ở các
nước thuộc địa mang tính tự phát, chưa trở thành mối
nguy hại đến chủ nghĩa đế quốc. Trung tâm của các
186
cuộc cách mạng trên thế giới dồn vào các nước châu Âu,
cách mạng thuộc địa chưa khởi sắc. Lý luận của chủ
nghĩa Mác - Ăngghen về quyền con người trong bối cảnh
xã hội đó đã tập trung vào đấu tranh giai cấp, tập hợp
giai cấp vô sản ở các nước tư bản để giành chính quyền,
đồng thời giải phóng cho các dân tộc bị áp bức: “Vô sản
tất cả các nước, đoàn kết lại”. Do thực tiễn thời đại, vấn
đề dân tộc và thuộc địa chưa phải là vấn đề trọng tâm
của cuộc cách mạng do Mác - Ăngghen khởi xướng.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước tư bản Âu Mỹ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về đời sống kinh tế,
chính trị, bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, mở
rộng và đẩy mạnh xâm lược các nước thuộc địa ở các
nước thuộc châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
Đến đây, phong trào giải phóng dân tộc, địi chủ quyền,
xây dựng quốc gia tự do độc lập ở các nước thuộc địa đã
trở nên cấp bách, nhận rõ tình hình đó, V.I.Lênin đã kế
thừa, phát triển và bảo vệ chủ nghĩa Mác trong giai
đoạn lịch sử mới.
Từ thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin
trong lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc, về giải
phóng con người đã nhận định rằng, cùng với cách
mạng vơ sản, cách mạng giải phóng dân tộc có vai trị
quan trọng. Ơng coi đó là một bộ phận của cách mạng
thế giới, thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc sẽ
khơng thể thắng lợi nếu khơng liên minh với cách mạng
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhấn mạnh
187
điều này, V.I.Lênin cho rằng cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa chỉ có thể tiến hành được dưới hình thức một thời
đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp vô sản chống giai
cấp tư sản trong các nước tiên tiến, với một loạt phong
trào dân chủ và cách mạng, kể cả những phong trào
giải phóng dân tộc trong các nước chưa phát triển, lạc
hậu và bị áp bức. Điều đó có nghĩa là giai cấp vơ sản ở
chính quốc phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để
chống lại chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới.
Trong đó, giải phóng giai cấp vơ sản ở chính quốc là
điều kiện để giải phóng cho các dân tộc thuộc địa, giải
phóng lồi người. Cũng chính vì tính thực tiễn của thời
đại, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Vô sản tất cả các nước
và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”.
Trước thực tiễn phong trào cách mạng trên thế
giới, trong đó có phong trào cách mạng các nước thuộc
địa, V.I.Lênin nhận định: Chúng ta không thể coi lý
luận của C.Mác như là một cái gì đã xong xi hẳn và
bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận
đó chỉ đặt nền móng cho mơn khoa học mà những
người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về
mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với
cuộc sống. Chính điều này đã đặt ra cho các nhà
nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin nhiệm
vụ: kế thừa tư tưởng của Mác - Lênin nhưng phải gắn
liền với thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tránh
lối tư duy giáo điều, máy móc.
188
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trước hết
và bắt nguồn sâu xa từ giá trị truyền thống của dân tộc.
Trải qua cuộc kháng chiến dựng nước và giữ nước,
Người thấy vai trò và sức mạnh to lớn của quần chúng
nhân dân, của yếu tố con người. Đất nước mất chủ
quyền, nhưng Nguyễn Tất Thành đã được nuôi dưỡng
trong mơi trường giáo dục đầy tính nhân văn, trong đó
nhấn mạnh tầm quan trọng của người dân trong xã hội.
Xuất phát từ địa vị người nô lệ mất nước, đi tìm con
đường cách mạng để đánh đuổi thực dân, giành lại
quyền tự do cho con người, Nguyễn Tất Thành đã mất
gần 10 năm bôn ba khắp các nước tư bản, đế quốc và
thuộc địa để khảo sát đời sống chính trị xã hội, Người
đã rút ra kết luận: Chủ nghĩa tư bản ở đâu cũng như
nhau, đều tàn bạo, độc ác, bóc lột người lao động. Người
lao động ở đâu cũng như nhau, đều bị áp bức, bóc lột,
đầy đọa và bị tước mất quyền con người. Tận mắt chứng
kiến những cuộc đình cơng, biểu tình của giai cấp vơ
sản ở các nước tư bản, Hồ Chí Minh đã bước đầu tán
thành quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa
Mác - Lênin: giải phóng giai cấp là tiền đề để giải
phóng dân tộc, giải phóng con người.
Tuy nhiên, nghiên cứu lý luận của các nhà tư tưởng
nổi tiếng trên thế giới, tiếp thu học thuyết của chủ
nghĩa Mác - Ăngghen, kinh nghiệm thắng lợi của Cách
mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã có sự phân
tích xuất chúng về thực tiễn cách mạng Việt Nam:
189
một đất nước thuộc địa, nửa phong kiến đang bị giằng
xé bởi hai mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ
phong kiến và nhân dân lao động; mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Hồ Chí Minh nhận định: mâu thuẫn cơ bản và lớn nhất
đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải giải quyết, đó là mâu
thuẫn dân tộc. Cịn lại, do tính chất thuộc địa nửa
phong kiến, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản ở Việt Nam không phải là mâu thuẫn cơ bản,
không đi đến đỉnh điểm như ở các nước phương Tây.
Từ những phân tích, lập luận trên, có thể thấy,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện quyền con
người suy cho cùng chính là một phương thức giải
phóng con người và được thể hiện thông qua hai mối
quan hệ: Con người với xã hội và con người với tự
nhiên. Trước hết, trong mối quan hệ giữa con người
với xã hội (con người với con người), Hồ Chí Minh đã
vạch rõ con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam:
Giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân
dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản;
hay giải phóng dân tộc, tiến tới giải phóng giai cấp và
cao nhất là giải phóng con người; giữa các giai đoạn
cách mạng, nhiệm vụ cách mạng khơng có hố sâu
ngăn cách mà là liên tục, trong đó, giai đoạn trước là
tiền đề của giai đoạn sau, đồng thời đã thực hiện một
phần nhiệm vụ của giai đoạn sau, và giai đoạn sau
tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của giai đoạn trước.
190
Con đường cách mạng này là triệt để, khoa học, phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, đồng
thời cũng phù hợp với những nguyên lý nền tảng của
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Giải phóng dân tộc để giành lại độc lập, chủ quyền
đất nước, sau đó là giải phóng giai cấp, và thực thi
quyền con người ở Việt Nam trong chế độ xã hội mới
chính là con đường hiện thực hóa khát vọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người. Nhấn mạnh
điều này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng
5/1941) cho rằng: “Trong lúc này quyền lợi của bộ
phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong
của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không
giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi
được độc lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng
những tồn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn
năm cũng không địi lại được”1.
Từ những nhận định mang tính vượt thời đại về giải
phóng con người ở nước thuộc địa, Hồ Chí Minh làm
phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề
quyền con người. Xuất phát từ đấu tranh cách mạng
giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc, Hồ Chí Minh coi
đó là cơ sở để thực thi quyền chính trị, dân sự, quyền
_______________
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr.113.
191
kinh tế, văn hóa xã hội cho con người, các quyền cơ bản
cho các đối tượng người trong xã hội như quyền phụ nữ,
trẻ em, quyền của các dân tộc thiểu số, v.v., trong xã hội
mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Từ thực tiễn đó, Hồ Chí
Minh đã kêu gọi toàn thể nhân dân lao động bị áp bức
trên tồn thế giới, bao gồm: cơng nhân, nơng dân, trí
thức, thợ thủ công, v.v., và các thành phần lao động
khác, cùng đồng lòng, chung sức để tiến hành cách
mạng giải phóng cho chính mình: “Lao động tất cả các
nước, đồn kết lại”1. Phương pháp giải phóng con người
là của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng cách thức mà Hồ
Chí Minh tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc để
giành chủ quyền đất nước, từ đó xác lập quyền con
người đã mang dấu ấn thời đại, mang tầm nhân loại.
Giá trị hiện hữu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người cịn được thể hiện ở sự tơn trọng và phát huy
bản tính người của con người trong suốt quá trình đấu
tranh cách mạng. Điều này hồn tồn đối lập bản tính
phi nhân tính của thực dân Pháp đối với các dân tộc
thuộc địa, trong đó có dân tộc Việt Nam. Trước cách
mạng, dù thực dân, đế quốc có đối xử phi nhân tính đối
với nhân dân thuộc địa trong đó có Việt Nam, trong
cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tính nhân văn và
tầm cao văn hóa chính trị. Người đau lòng trước cảnh
con người buộc phải tàn sát lẫn nhau; Người thể hiện
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.496.
192
mong ước hịa bình càng sớm càng tốt; Người mong mỏi
độc lập cho dân tộc mình và sự tơn trọng độc lập giữa
các dân tộc trên thế giới. Trong cách mạng và sau cách
mạng, Hồ Chí Minh thể hiện lịng nhân đạo, khoan
dung và tôn trọng quyền con người đối với tù binh chiến
tranh, v.v.. Do đó mà, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người cịn có giá trị cảm hóa, để cho những kẻ phi
nhân tính quay trở về với bản tính vốn có của con
người. Thơng qua cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng con người Việt Nam, thực dân, đế quốc đã thấy
được giá trị làm người của con người, nhiều người trong
số thực dân, đế quốc sau chiến tranh sống cuộc sống
dằn vặt, lương tâm day dứt, họ đã quay trở về Việt
Nam, làm những việc có ích với tinh thần tạ lỗi đối với
dân tộc, con người Việt Nam. Qua đó cho thấy, tư tưởng
Hồ Chí Minh về quyền con người khơng chỉ mang giá trị
thực tiễn là cải tạo xã hội mà còn cải tạo chính bản thân
con người - với tư cách là hạt nhân của xã hội.
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa con người với con
người, con người với xã hội thơng qua cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người cịn được thể hiện trong mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, giải phóng con người khỏi
những thảm họa khắc nghiệt của tự nhiên. Điều này
được thể hiện rất rõ trong phong cách sống, trong hoạt
động thực tiễn của Người.
193
Gần một năm sau khi nước nhà giành độc lập, ngày
22/5/1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 70/SL, thành
lập Ủy ban hộ đê Trung ương (tiền thân của Ban Chỉ
huy phòng, chống lụt bão Trung ương). Cứ đến mùa
mưa bão, Người lại gửi điện, thư nhắc nhở các cấp,
ngành, ban ở các địa phương phải cảnh giác và có kế
hoạch cụ thể để chủ động phịng, chống thiên tai, bảo
đảm tính mạng, của cải cho người dân. Những đợt hạn
hán, Hồ Chí Minh cũng chủ động đến thăm các cơng
trình thủy lợi, thăm hỏi, động viên bà con chống hạn,
bảo đảm sức khỏe và vụ mùa. Người nhắc nhở cán bộ,
đảng viên phải hết sức quan tâm và có biện pháp hỗ trợ
kịp thời trước biến đổi của thiên tai. Người coi đó là
cơng việc ích nước, lợi dân.
Tháng 8/1969, cơn đại hồng thủy đe dọa miền Bắc
nước ta, trong thời gian này, Hồ Chí Minh đang lâm
bệnh nặng. Chính phủ có ý định sơ tán Người đến nơi
an tồn, tấm lịng của vị Chủ tịch nước dù đến những
ngày tháng cuối đời vẫn hướng về đồng bào, Người lo
Chính phủ làm thế nào cho đê khơng vỡ chứ khơng
màng đến cá nhân mình. Rõ ràng, dù là đại hồng thủy
cũng không làm ảnh hưởng đến tinh thần của lãnh tụ
Hồ Chí Minh, Người ln coi thiên nhiên là một bộ
phận của đời sống con người, chúng ta phải chinh phục
thiên nhiên, tìm mọi cách để dự báo, phòng, chống và
khắc phục thiên nhiên nhằm mang lại chất lượng sống
tốt nhất cho con người chứ không để thiên nhiên chinh
phục con người.
194
Quan tâm đến những biến đổi của thiên tai, Hồ
Chí Minh cịn giải quyết vấn đề này từ gốc, đó là chiến
dịch trồng cây mỗi dịp tết đến xuân về. Người từng
giải thích: “Nếu rừng kiệt thì khơng cịn gỗ và mất
nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lụt lội và
hạn hán”1. Người lên án nạn tàn phá rừng và cho rằng
đó là hành động “đem vàng đổ xuống biển”. “Phá rừng
sẽ ảnh hưởng tới khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất, đến
đời sống rất nhiều”. Trong cuộc sống của mình, bản
thân Hồ Chí Minh cũng rất gần gũi với cỏ cây, hoa lá,
ao hồ. Người còn căn dặn về kế hoạch trồng cây ở phần
mộ của Người sau này: “Nên có kế hoạch trồng cây
trên và chung quanh đồi. Ai đến thăm thì trồng một
vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng
sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nơng nghiệp”2. Có thể
nói, thơng qua hành động và những việc làm thiết
thực, đã cho thấy triết lý vị nhân sinh cao cả của một
nhà chính trị vĩ đại, suốt đời hy sinh vì con người.
Sau khi xóa bỏ chế độ thuộc địa, giành chính
quyền, việc bảo đảm quyền con người trong xã hội xã
hội chủ nghĩa cịn được Hồ Chí Minh nhấn mạnh ở
khía cạnh nâng cao dân trí cho nhân dân. Hồ Chí Minh
nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người
xã hội chủ nghĩa”3; “Muốn có con người xã hội chủ
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.14, tr.294.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.615.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.222.
195
nghĩa thì phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”; “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan
trọng và cần thiết”, toàn Đảng, toàn dân phải tập
trung để chăm lo.
Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí
Minh coi trọng nhiệm vụ nâng cao dân trí “Vì lợi ích
mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải
trồng người”. Với quan niệm bản tính con người phần
lớn là do giáo dục mà nên, Hồ Chí Minh cho rằng, một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu, đã yếu thì sao giữ nổi
độc lập, một dân tộc bị phụ thuộc thì sao có thể bình
đẳng với các dân tộc khác. Do đó, mọi người dân, với tư
cách là chủ nước nhà, phải coi học tập là quyền và
nghĩa vụ của mình trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước: “Chúng ta là những người lao động làm chủ
nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm
chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm
chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới - trước hết là
tổ chức nền sản xuất mới. Bởi vậy, ý thức làm chủ
không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động mà
còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không
ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”1.
Học những gì? Ngồi việc học văn hóa phổ thơng,
Hồ Chí Minh ln chú trọng đến việc học tập khoa học
kỹ thuật, học về kỹ năng, phương pháp: “Trước đây làm
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.527.
196
việc theo lối thủ công, nhưng bây giờ làm bằng máy móc
tinh xảo cả, nên việc học tập văn hóa, nâng cao trình độ
kỹ thuật là rất cần thiết”1; với cán bộ, Người yêu cầu:
“Cán bộ chăm chỉ làm việc chưa đủ, cần phải biết làm
việc cho có phương pháp. Phải cần mà phải cẩn nữa”2.
Những sự sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người, giải phóng con người trong xã hội mới
vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa, nhất là trong thời đại ngày
nay, khi xã hội lồi người đã chuyển sang kỷ ngun số,
kỷ ngun địi hỏi mỗi người muốn giải phóng mình
phải làm chủ máy móc, kỹ thuật, cơng nghệ, và làm chủ
chính bản thân mình, như thế là đã thực hiện quyền
làm người một cách hoàn chỉnh nhất, tạo tiền đề cho sự
phát triển quyền quốc gia, dân tộc, nhân loại.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người
kết tinh các giá trị khoa học, cách mạng và tính
nhân văn sâu sắc, ngang tầm thời đại
Về giá trị khoa học, cách mạng Việt Nam cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn của nhiều chí sĩ yêu
nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn
An Ninh, Nguyễn Trường Tộ, v.v.. Dù các vị tiền bối đã
rất nỗ lực trong việc tìm ra con đường cách mạng cho
dân tộc Việt Nam, nhưng vì nhiều lý do chủ quan và
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.459.
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.4, tr.43.
197
khách quan, tất cả đều thất bại. Vượt qua tầm nhìn
của các nhà u nước trước, Hồ Chí Minh đã tìm ra con
đường cứu nước mới. Quá trình tìm đường cứu nước,
cũng là q trình Hồ Chí Minh phát hiện ra bản chất
phi nhân tính của chủ nghĩa đế quốc, thực dân ở chính
quốc và ở các nước thuộc địa. Theo đó, dưới chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tư bản đã
biến tướng thành chủ nghĩa đế quốc với bản chất hiếu
chiến, tự cho mình quyền đi bóc lột, nơ dịch, chà đạp
lên thân phận của người dân lao động. Đó là q trình
tự tha hóa của chủ nghĩa tư bản. Người dân lao động ở
chính quốc và ở các nước thuộc địa là những người bị
tước hết quyền, bị áp bức, bị bóc lột, họ là những người
bị tha hóa. Hồ Chí Minh cho rằng: Chủ nghĩa đế quốc
là con đỉa hai vòi, một vịi bám hút vào nhân dân lao
động ở chính quốc, còn vòi kia bám hút vào nhân dân
lao động ở các nước thuộc địa. Với tình thế đó, con
đường cách mạng khoa học nhất cho dân tộc Việt Nam
chỉ có thể là con đường cách mạng vơ sản, cách mạng
giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Con
đường cách mạng Hồ Chí Minh tìm thấy cho dân tộc
Việt Nam cũng chính là cách mạng giải phóng dân tộc
nhằm xóa bỏ sự nơ dịch giữa con người với con người,
để người tự tha hóa trở về đúng với bản tính người vốn
có, để người bị tha hóa được thực hiện đúng các quyền
cơ bản của con người; để giữa các dân tộc bình đẳng, tự
do, tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm phát triển
198
tồn diện con người. Thực hiện thành cơng cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, tức là thực hiện cuộc cách
mạng về quyền cho con người.
Để thực hiện thành công cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định phải có một tổ chức
đảng lãnh đạo, gắn kết các giai tầng trong xã hội, để:
trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vô sản ở mọi nơi, ý tưởng này
vừa mang tính đột phá, vừa thể hiện tầm cao tư duy của
Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc, bởi
việc xác lập một đảng cầm quyền đối với một nước Đông
Nam Á là điều rất mới mẻ và tiến bộ. Để một chính đảng
ra đời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng, ngay từ
rất sớm, Hồ Chí Minh đã có sự chuẩn bị chu đáo về tổ
chức, tư tưởng, lực lượng, chính trị. Sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chính đảng của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động là kết quả của sự vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào
công nhân và phong trào yêu nước. Có tổ chức lãnh đạo
là Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh u cầu phải
có lực lượng cách mạng. Trong nước, Người yêu cầu lực
lượng cách mạng là tồn dân tộc, vì chỉ có tồn thể dân
tộc, trong đó có nhân dân lao động mới có đủ phẩm chất
để khẳng định và giành lại quyền tự do cho chính mình.
Ngay cả đối với giai cấp tư sản dân tộc, Hồ Chí Minh
cũng có thái độ rất rõ ràng, coi họ cũng là một lực lượng cần
có trong cách mạng và trong xây dựng chế độ xã hội mới,
199
tức là đồng minh của cách mạng để cải tạo họ thành
người lao động chứ họ không phải là đối tượng của cách
mạng. Về tình thế cách mạng, Hồ Chí Minh nhận định
tính linh hoạt và bước đột phá của cách mạng giải phóng
dân tộc là phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc.
Người chỉ rõ: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và
đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi
xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị
áp bức ở các thuộc địa”1. Ngoài nước, Hồ Chí Minh u
cầu phải đồn kết với các dân tộc bị áp bức, bị bóc lột,
tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, thân thiện với kiều dân
ngoại quốc, nhất là Hoa kiều. Đối với Pháp, chỉ đánh bọn
thực dân, cịn đối với những kiều dân Pháp khơng làm
hại gì cho nền độc lập của ta, ta sẽ bảo vệ tính mạng, tài
sản cho họ. Tinh thần đồn kết trong và ngồi nước của
tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người chính là
một điểm mới so với các cuộc cách mạng trên thế giới.
Tinh thần này đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, lật đổ ách
thống trị của tư bản đế quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội
trên diện rộng.
Giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người, bao gồm cả tư tưởng về nội dung, hình
thức và phương thức thực hiện quyền con người gắn
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.1, tr.295.
200
liền với sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc đã được
khẳng định bởi những thành tựu trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam, khơng chỉ trong q khứ, mà cịn cả
trong hiện tại và trong những định hướng phát triển
hướng tới tương lai.
Giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người cịn được khẳng định một cách mạnh
mẽ không phải chỉ bởi những nhà khoa học, nhà hoạt
động chính trị - xã hội trong nước, mà cịn cả những
nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị - xã hội quốc tế,
và đặc biệt, không phải chỉ bởi những người làm khoa
học hay hoạt động chính trị - xã hội, mà quan trọng hơn
cả là bởi sự thừa nhận và ca ngợi của chính nhân dân nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
Về giá trị cách mạng, điểm nổi bật trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về quyền con người là ở chỗ, mỗi bước
phát triển trong lý luận của Người đều trở thành kim
chỉ nam chỉ đạo hoạt động cách mạng. Hồ Chí Minh
quan niệm cách mạng: “Là đổi thế giới cũ thành một
thế giới mới, thế giới xã hội chủ nghĩa”1; “là tiêu diệt
những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt”2; “là giải
phóng dân tộc”3; “là xây dựng một nước Việt Nam độc
lập, thống nhất, tự do, giàu mạnh”4; “là để tranh lấy
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.6, tr.286.
2, 3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.361, 612.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.8, tr.265.
201
bình quyền bình đẳng, trai gái đều ngang quyền như
nhau”1, v.v.. Theo nghĩa như vậy, cách mạng trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người trước hết phải
có tính phê phán, có tính chiến đấu để chống quan
niệm cũ và kiến tạo quan niệm mới về quyền con
người. Hạt nhân của cách mạng giải phóng con người
trong tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nội dung về
quyền con người, quyền cơng dân, chủ quyền dân tộc.
Hồ Chí Minh ln gắn sự phát triển tự do cá nhân với
sự phát triển tự do của cộng đồng dân tộc. Cá nhân chỉ
có cơ hội được phát triển tồn diện khi xã hội được giải
phóng khỏi mọi hình thức bóc lột, áp bức, trong đó có
áp bức, bóc lột và nơ dịch dân tộc. Hồ Chí Minh nhận
định cách mạng giải phóng dân tộc phải được diễn ra
dưới hình thức cách mạng bạo lực chứ không thể bằng
con đường nào khác: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ
chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc, cần dùng bạo lực
cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành
lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”2. Cách mạng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: giải phóng con
người - giải phóng dân tộc; giải phóng con người - giải
phóng giai cấp; giải phóng con người - giải phóng nhân
loại, đó mới thực sự là cuộc cách mạng giải phóng xã
hội. Một người trong xã hội khơng thể đứng ngồi giai
cấp. Sau khi tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
_______________
1, 2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.260, 391.
202
nhân dân để giành độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh u cầu tiếp tục tiến
hành cách mạng xã hội chủ nghĩa vì đây mới là cuộc
cách mạng để giải phóng con người một cách tồn diện.
Đó chính là lơgíc tất yếu của sự phù hợp giữa lý luận
và thực tiễn cách mạng.
Cách mạng tự bản thân nó là cái mới, trong xã hội
mới không chỉ bảo đảm quyền con người mà ở trình độ
cao hơn về chất, đó là quyền làm người. Sự phát triển
các hình thái kinh tế xã hội, chủ nghĩa xã hội là sự phủ
định biện chứng của các hình thái xã hội trước. Chủ
nghĩa xã hội trong quan niệm của Hồ Chí Minh là chủ
nghĩa xã hội hiện thực, cụ thể, nó phải được xây dựng
trên mảnh đất của một quốc gia gắn liền với đặc điểm
lịch sử, truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Để
xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải xây dựng những con
người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cách mạng xã hội
chủ nghĩa còn là cuộc cách mạng trong mỗi con người,
nhằm xây dựng nên những giá trị chân, thiện, mỹ trong
mỗi con người, để con người có quyền làm chủ chính
mình, làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội.
Về giá trị nhân văn: Thứ nhất là về đối tượng, đó là
con người hiện thực, con người xét trong quan hệ và
hoạt động hiện thực, lịch sử. Trước thực trạng đất nước
mất độc lập, chủ quyền, dân mất tự do, Hồ Chí Minh
địi quyền sống, quyền làm người, quyền độc lập tự do;
phải trả lại độc lập cho nhân dân Việt Nam để con
203
người Việt Nam làm chủ đất nước mình, tự mình xây
dựng cuộc sống, đưa con người trở về với bản tính người
vốn có của con người. Hồ Chí Minh tiếp cận với các học
thuyết lớn ở phương Đông và phương Tây, Người nhận
định: Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng
đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lịng
nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương
pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có
ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện
nước ta. Khổng Tử, Giêsu, C.Mác, Tơn Dật Tiên chẳng
phải đã có những điểm chung đó sao? Họ đều muốn
mưu hạnh phúc cho lồi người, mưu phúc lợi cho xã hội.
Nếu hôm nay, họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại
một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau
rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Với chủ
nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng: “Hiểu chủ
nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình có
nghĩa”1. Tình u thương giữa con người với con người
chính là động lực của cuộc sống, là cội nguồn sức mạnh
đoàn kết cộng đồng, dân tộc.
Tiếp xúc với tư tưởng văn minh của S.Đ.Môngtexkiơ,
của G.G.Rútxô, đặc biệt là tư tưởng nhân văn cộng sản
chủ nghĩa của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, tư tưởng
nhân văn Hồ Chí Minh càng rõ hơn, trở thành lý luận,
thành chủ nghĩa vững chắc. Tư tưởng cộng sản chủ
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.15, tr.668.
204
nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh nâng những yêu cầu có
tính nhân bản lên tầm cao đó là tính nhân văn thực
thụ. Tính nhân văn ở đây khơng cịn bị giới hạn trong
khn khổ giải quyết vấn đề vị trí của con người, tách
con người khỏi kiếp ngựa trâu do chế độ nơ lệ kìm kẹp
làm cho bị tha hóa, mà là giải quyết vấn đề xây dựng
một cuộc sống mới cho con người, phát huy mọi tiềm
năng của con người, xây dựng vị thế con người trong xã
hội mới. Thực hiện lý tưởng nhân văn cộng sản chủ
nghĩa, ở đó con người khơng chỉ có điều kiện để phát
huy mọi tiềm lực, tài năng xây dựng xã hội mới, mà
cịn phát triển tồn diện con người; hài hịa giữa giá trị
nhân văn của cộng đồng xã hội với giá trị nhân văn
của cá nhân con người. Đó chính là tính nhân văn cao
nhất của con người, của xã hội loài người trên mọi
phương diện.
Thứ hai là phẩm giá và lợi ích chính đáng của con
người, Hồ Chí Minh yêu cầu cần thừa nhận và tôn trọng
phẩm giá và lợi ích đó, cụ thể hóa những phẩm giá và
những lợi ích đó thành các quyền của con người. Tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thuộc về số đơng, gắn liền
với quyền sống, quyền hạnh phúc của những con người
bị áp bức, đọa đầy trên toàn thế giới. Ở các nước thuộc
địa, Hồ Chí Minh đã gắn hạnh phúc của những người
lao động với độc lập dân tộc, tự do và giải phóng giai
cấp. Để con người khơng chỉ được hưởng quyền con
người nói chung mà cịn được hưởng quyền cơng dân,
205
cụ thể là quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, văn
hóa xã hội.
Thứ ba là Hồ Chí Minh vạch ra con đường đầy tính
hiện thực để thực hiện quyền con người. Muốn giải
phóng con người trước hết phải giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp. Quan điểm này nhất quán và thống
nhất trong suốt cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh:
“Chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng
được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự
nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế
giới”1. Cách mạng giải phóng dân tộc chính là con đường
hiện thực để thực hiện quyền con người. Và trên con
đường đó, chính con người là chủ thể, và phương thức
thực hiện là văn minh và hiện đại.
Thứ tư là nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
quyền con người nằm trong dòng chảy nhân văn cộng
sản chủ nghĩa. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận
định: “Hồ Chí Minh là hiện thân của tình thân ái,...
giàu lịng khoan dung”. Ở chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí
Minh, khơng có tình u thương con người chung
chung, mà chỉ có tình thương u dành cho người bị áp
bức, nghèo khổ ở bất cứ nước nào. Hồ Chí Minh chỉ ra
bản tính lồi phổ biến của con người là được quyền sống
trong một thế giới hịa bình, được hưởng quyền hạnh phúc,
_______________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.441.
206
quyền sung sướng. Việc một nước lớn xâm lược một
nước nhỏ đã đẩy người dân ở nước lớn vào cảnh xáo
trộn, khơng được hưởng hịa bình, hạnh phúc, sung
sướng; đẩy nhân dân nước nhỏ đến chỗ chết chóc. Phân
biệt rõ kẻ thù là thực dân, đế quốc Pháp, Mỹ, đồng thời
Hồ Chí Minh có thái độ khoan dung với những người
lầm đường lạc lối: “Tôi biết rằng: Các người đều là con
dân nước Việt, song vì bị Pháp bắt buộc, hoặc bị chúng
lừa gạt, cho nên đi lính cho chúng. Chứ thật không ai
muốn “cõng rắn bắt gà nhà”, “rước voi giày mả tổ”,
chống lại Tổ quốc, để mang tiếng Việt gian”1. Đối với tù
binh bị bắt trong chiến tranh, lính đánh thuê, với
những binh sĩ bản xứ bị bắt buộc đi lính, Hồ Chí Minh
có thái độ khoan hồng, độ lượng: “Tơi rất lấy làm phiền
lịng vì thấy các người đang ở trong tình thế này. Tơi
coi các người như là bạn của tơi”2. Với những người
lính Pháp tử trận, Hồ Chí Minh cũng dành sự thương
xót chân tình, đầy tình người: “Than ơi, trước lịng bác
ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người
Pháp hay người Việt cũng đều là người”3. Đối với con
người nói chung, Hồ Chí Minh ln khuyến khích,
nâng đỡ, khơi dậy ở con người mặt tốt, giúp họ vươn
lên, khẳng định mình. Hồ Chí Minh có được tấm lịng
_______________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7, tr.233.
2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.542, 510.
207
bao dung, độ lượng là bởi Người có niềm tin mãnh liệt
vào sức mạnh, phẩm giá, tính hướng thiện của con
người, và cũng bởi hơn ai hết, Hồ Chí Minh khẳng định
rằng: ai cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền
mưu cầu hạnh phúc. Điều này cho thấy tính nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là một
bộ phận hợp thành tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh.
Giá trị nhân văn là cội nguồn sức mạnh của nhân loại,
để các quốc gia xích lại gần nhau. Chính những giá trị
khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã nâng tư
tưởng đó của Người lên ngang tầm thời đại, nghĩa là
phù hợp với những quan điểm tư tưởng, định hướng giá
trị của thời đại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền
con người, người ta dễ dàng nhận thấy sự đồng vọng ở
tầng sâu tư tưởng với những Tuyên ngôn và Công pháp
quốc tế thời hiện đại về quyền con người. Thậm chí,
khơng ít người cịn nhận thấy, trên một số phương diện,
chẳng hạn như trong các quan điểm của Người về
quyền của phụ nữ, quyền được giáo dục, hay quyền của
tôn giáo được tiếp cận và ứng xử như một thành tố
trong cấu trúc văn hóa của nhân loại. Nhận định về giá
trị nhân văn Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
viết: Người là hiện thân của chủ nghĩa nhân văn cao cả,
chủ nghĩa nhân văn cộng sản, là một con người nhân ái,
vị tha.
208