Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dạy bé 2-4 tuổi trung thực pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.07 KB, 3 trang )

Dạy bé 2-4 tuổi trung thực
Điều cha mẹ nên làm
Tránh hỏi khi đã biết câu trả lời: Với bé 2 tuổi, điều quan trọng là cha mẹ
không nên tạo những tình huống khuyến khích bé nói dối. Chẳng hạn, khi
bạn nhìn thấy những nét chì màu nguệch ngoạc trên tường nhà bếp, bạn
sẽ nhìn con và hỏi: "Con vẽ bậy lên tường phải không?". Khi ấy, bé có khả
năng sẽ nhanh nhảu: "Không" mặc dù tay bé vẫn cầm bút màu.
"Thay vào đó cha mẹ có thể nói ‘Mẹ rất bực vì con đã vẽ bẩn lên tường.
Bây giờ, hai mẹ con mình phải lau tường cho sạch'" - Jerry L.Wyckoff (tác
giả cuốn Phạt con không quát tháo hay đánh đòn) gợi ý. Bạn đưa cho con
chậu nước, cùng cái giẻ sạch để bắt đầu lau vết bẩn trên tường. Nên
hướng dẫn để bé giúp mẹ một tay. Khi tường đã sạch, bé sẽ biết được
rằng: "Không nên vẽ bậy lên tường vì sẽ làm bẩn tường. Đồng thời, cha
mẹ không tạo cơ hội để bé nói dối mà vẫn dạy cho bé tinh thần trách
nhiệm.
Tuy nhiên, đừng thất vọng nếu bạn vẫn thấy những nét màu làm bẩn
tường vào ngày hôm sau. Bởi không như người lớn, bé lên 2 chưa có trí
nhớ và ý thức sạch sẽ đủ để làm theo mọi lời nhắc nhở của mẹ. Cha mẹ
nên nhất quát cách ứng xử như đã gợi ý ở trên để bé sớm chấm dứt thói
quen vẽ bẩn.
Trân trọng khi con thành thật: Nếu bé thừa nhận những gì bé làm sai, cha
mẹ nên phản ứng tích cực, tin tưởng vào những gì bé nói: "Cảm ơn con
đã nói thật cho mẹ. Mẹ biết là con đã rất sợ vì làm vỡ cốc". Tiếp đến, gợi ý
những cách để bé tự giải quyết vấn đề.
Nếu bạn phản ứng với sự giận dữ và hình phạt, đừng trách tại sao lần sau
bé không dám nói thật với mẹ.
Làm gương: Cách tốt nhất để dạy bé thật thà là cha mẹ cần trung thực,
thực hiện đúng những gì đã hứa với con. Nếu bạn nói với bé 2 tuổi: "Hai
mẹ con mình sẽ đi công viên" thì chỉ nên nói khi bạn biết chắc là mình đưa
con đi công viên được ngay bây giờ. Tránh hứa sớm quá vì bạn sẽ khó có
thể giữ lời.


Để bé được mơ mộng: Nếu bạn đón anh (chị) bé từ trường tiểu học về và
bé 3 tuổi khoe: "Hôm nay con cũng được 10 điểm. Con đi học", rõ ràng
bạn biết bé đang tưởng tượng mình cũng đi học như anh (chị). Vì thế, bạn
không cần phải căng thẳng với bé trong trường hợp này, mà nên hỏi lại
bé: "Thật á? Con được 10 điểm cơ á?"; sau đó, tiếp tục để trí tưởng tượng
của bé được bay bổng.
Với những bé lớn hơn thích mơ mộng bạn có thể nhắc bé là, khi còn nhỏ,
bạn cũng hay ước được như bé.
Tóm lại, trẻ nói dối chỉ vì quá sợ. Vì vậy, bậc phụ huynh không nên khiến
con sợ, nếu để con sợ quá thì sẽ luôn có tư tưởng đối phó. Làm bạn với
con là một cách thức nuôi dạy con số 1 trong trường hợp này, cha mẹ nên
sắm vai người bạn, người anh, người chị chia sẻ những ý nghĩ tích cực
với con.
Cha mẹ phải là chỗ dựa tình thần quan trọng nhất cho con. Và điều quan
trọng hơn cả là dù con có mắc lỗi thế nào, cha mẹ cũng đừng bao giờ đổ
hết trách nhiệm, dồn mọi sự bực tức lên đầu con. Đó là cách tốt nhất để
bé hiểu ra vấn đề và trở thành một đứa trẻ thật thà, dũng cảm, biết nhận
lỗi.
Nhưng khi mình bình thường hóa vấn đề đó và chỉ nghĩ rằng con đang
giàu trí tưởng tượng, và phân tích cặn kẽ thì bé lại như hiểu được vấn đề
và dần thành thật với cha mẹ hơn".
Nhớ lại, trước đây, con cứ gây ra "tội gì" thì y như rằng sẽ đổ lỗi cho con
mèo trong nhà làm. Chị stress vô cùng, chị tìm đến chuyên gia thì họ
khuyên rằng cha mẹ nên hiểu là con chỉ đang tìm cách chối tội và không
muốn đương đầu với những lời quát tháo của cha mẹ mà thôi. Những lúc
như thế phụ huynh nên dùng các câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn về nói dối
để con biết nói dối và đổ lỗi cho người khác là không tốt.

×