Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tỉ lệ nhiễm bệnh lây truyền đường máu qua sàng lọc ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An từ 2014 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.9 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

TỈ LỆ NHIỄM BỆNH LÂY TRUYỀN ĐƯỜNG MÁU QUA SÀNG LỌC
Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM HUYẾT HỌC –
TRUYỀN MÁU NGHỆ AN TÙ 2014 – 2018
Bạch Thị Như Quỳnh1, Dương Thị Hương1, Phạm Văn Thái2
TÓM TẮT

48

Mục tiêu: xác định được tỉ lệ nhiễm bệnh lây
nhiễm qua đường máu được sàng lọc trên người
hiến máu tình nguyện (NHMTN) và trên đơn vị
máu. Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu
trên 123.936 hồ sơ bệnh án của NHMTN và
người hiến máu nhắc lại (NHMNL) tại Trung
tâm Huyết học-Truyền máu Nghệ An được ghi
nhân. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV,
Syphilis từ các đơn vị máu tích luỹ chung từ năm
2014-2018 là 0,76%, 0,36%, 0,14, 0,01% tương
ứng. Tỷ lệ HBV, HCV, HIV ở NHMLĐ và
NHMNL là 1,53% và 0,31%; 0,53% và 0,16%;
0,17% và 0,06% tương ứng. Tỉ lệ kết quả xét
nghiệm bất đồng trên túi máu và mẫu xét nghiệm
là 0,08%. Kết luận: kết quả cho thấy việc đảm
bảo xét nghiệm túi máu và sàng lọc trước mỗi lần
hiến máu là cần thiết cho an tồn truyền máu.
Từ khố: Hiến máu tình nguyện, HIV, HCV,
HBV, Syphilis.

SUMMARY


PREVALENCE OF BLOOD-BORNE
INFECTION IN VOLUNTARY BLOOD
DONORS AT NGHE AN
HEMATOLOGY AND BLOOD
TRANSFUSION CENTER IN 2014-2018
Trường Đại học Y dược Hải Phòng
Trung tâm Huyết học - Truyền máu Nghệ An
Chịu trách nhiệm chính: Bạch Thị Như Quỳnh
Email:
Ngày nhận bài: 19.3.2022
Ngày phản biện khoa học: 28.3.2022
Ngày duyệt bài: 22.6.2022
1
2

Objective: The objective was to determine
the incidence of blood-born infections by
screening in voluntary blood donors and per
blood unit. Materials and methods: It was a
retrospective and descriptive study and reseach
materials were medical records of 123,936
voluntary blood donors and repeat blood donors
at the Center for Hematology- Blood transfusion
of Nghe An. Results: The rates of HBV, HCV,
HIV, and syphilis were 0.76%, 0.36%, 0.14,
0.01% respectively. The rates of HBV, HCV, and
HIV in the NHM and NHM were 1.53% and
0.31%; 0.53% and 0.16%; 0.17% and 0.06%
respectively. The rate of inconsistent test results
on blood bags and samples was 0.08%.

Conclusions: The results showed that ensuring
blood bag testing and screening before each
blood donation were essential for blood
transfusion safety.
Keywords: Blood donation, HIV, HCV, HBV,
Syphilis.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sàng lọc bệnh truyền nhiễm theo đường
máu ở người hiến máu và đơn vị máu được
qui định rõ ràng trong truyền máu an toàn tại
các quốc gia. Tỷ lệ nhiễm HIV, viêm gan B,
viêm gan C, giang mai ở đơn vị máu thu
nhận cao hơn ở các nước càng đang phát
triển [1]. Tỷ lệ nhiễm virus HIV, HBV,
HCV, giang mai ở các nước thu nhập cao lần
lượt là 0,003%, 0,03%, 0,02%, 0,05% và
tương ứng ở các nước thu nhập thấp là
0,20%, 1,60%, 0,40%, 0,58% [2]. Năm 2018,
329


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Trung tâm thu gom và sản xuất được hơn
33.000 đơn vị máu, chiếm 1,1% tỷ lệ dân số,
chưa đủ đáp ứng cung cấp cho các cơ sở y tế
trên địa bàn tỉnh Nghệ An và một số huyện
của Hà Tĩnh như mong đợi. Nhận thấy mối
quan hệ chặt chẽ giữa tính sẵn có với chất

lượng, an tồn của chế phẩm máu dẫn tới an
tồn truyền máu (khơng xảy ra biến cố
truyền máu và lây truyền các bệnh truyền
nhiễm) [3] phong trào hiến máu tình nguyện
hiện nay đang được phát triển mạnh. Xây
dựng nguồn người hiến máu có chất lượng,
thường xuyên và an toàn đáp ứng nhu cầu
máu điều trị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu
của tất cả các ngân hàng máu trên thế giới.
Làm thế nào để duy trì được nguồn người
hiến máu an tồn, cải thiện chất lượng máu,
tăng dự trữ máu trong điều kiện hiện nay và
chiến lược chăm sóc y tế thời gian tiếp theo.
Tại Nghệ An, Trung tâm Huyết học – Truyền
máu Nghệ An là nơi duy nhất tiếp nhận
người hiến máu do đó chúng tơi thực hiện
nghiên cứu nhằm:
Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh lây truyền
đường máu qua sàng lọc ở người hiến máu
tình nguyện tại Trung tâm Huyết học Truyền máu Nghệ An từ 2014 – 2018.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Người tham gia hiến máu.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người tham gia
HMTN có danh sách lưu tại Trung tâm từ
2014 – 2018. Đơn vi máu lưu tại Trung tâm
từ 2014 - 2018.
Việc tuyển chọn người hiến máu và kỹ
thuật xét nghiệm thực hiện qui trình an toàn
truyền máu đã được thực hiện theo hướng

dẫn của Bộ y tế tại thông tư 26/2013/TTBYT.
Thực hiện lấy máu và xét nghiệm theo
330

đúng qui trình an tồn. Sàng lọc HbsAg bằng
test nhanh sau đó các xét nghiệm túi máu đều
được làm bằng xét nghiệm HBV, anti HCV,
HIV bằng kĩ thuật ELISA. Từ 10/2017
TTHHTM Nghệ An triển khai thực hiện kĩ
thuật xét nghiệm hoá miễn dịch huỳnh quang
và NAT được áp dụng đối với tất cả các đơn
vị máu, thành phần máu theo lộ trình quy
định tại Điều 70 của thông tư 26/2013/TTBYT.
Quản lý thông tin người hiến máu bằng
phần mềm, những người đủ tiêu chuẩn hiến
máu sẽ được mời hiến máu nhắc lại.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Tại Trung tâm Huyết học - Truyền máu
Nghệ An, nghiên cứu tiến hành từ tháng 10
năm 2019 đến tháng 12 năm 2020.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu sử dụng số liệu
được quản lý từ năm 2014 – 2018 tại Trung
tâm huyết học truyền máu (TTHHTM) Nghệ
An.
2.4 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Chúng tơi nghiên cứu tồn bộ hồ sơ bệnh
án (HSBA) trong 5 năm từ 2014 - 2018 được
lưu trữ tại TTHHTM Nghệ an với 123.936
người hiến máu, đơn vị máu 123.936 đơn vị

máu được chọn toàn bộ cho phương pháp
chọn mẫu tiện ích.
2.5 Biến số nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu ở đối tượng người
hiến máu tình nguyện như tuổi, giới, nghề
nghiệp, tiền sử hiến máu
Bệnh truyền nhiễm HBV; HCV; HIV;
giang mai; sốt rét
2.6 Phương pháp thu thập thông tin
Nghiên cứu kỹ HSBA, chọn hồ sơ đủ tiêu
chuẩn vào nghiên cứu và lấy thông tin cần
thiết cho nghiên cúu vào bệnh án nghiên cứu
đã được thiết kế từ trước. HSBA được lựa
chọn nếu tích xuất được số liệu được lưu


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

trong phần mềm quản lý người hiến máu.
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý trên phần
mềm Microsoft Excel. Phân tích các chỉ số
về bệnh sàng lọc trước và tỷ lệ mắc trên các

đơn vị máu, tỷ lệ sàng lọc bất đồng giữa ống
mẫu và túi máu…So sánh các tỷ lệ sử dụng
test
. Mức ý nghĩa thống kê 95% , giá trị
p < 0,05.


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1. Phân bố tỷ lệ đơn vị máu tiếp nhận theo đối tượng hiến máu và theo năm (n =
123.936)
Tỉ lệ (%) theo năm
Đối tượng
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
hiến máu
Hiến máu tình
91,3
91,4
92,9
96,1
98,2
94,4
nguyện
(17.591)
( 21.305)
(22.988) (25.861)
(29.204) (116949)
(n)
Hiến máu
8,7
8,6
7,1
3,9

1,8
5,6
người nhà
(1.666)
(2.004)
(1.757)
(1.046)
(514)
(6.987)
(n)
Tổng số mẫu
19.257
23.309
24.745
26.907
29.718
123.936
theo năm (n)
Ghi chú: Tỉ lệ % của đối tượng hiến máu theo năm = Số người thuộc đối tượng hiến máu
trong năm/Tổng số người hiến máu trong năm.
Nhận xét: Tổng số đơn vị máu tiếp nhận trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 là
123.936 đơn vị, trong đó từ người hiến máu tình nguyện và từ người nhà là 94,4% và,6%
khơng có nguời hiến máu chun nghiệp. Số lượng đơn vị máu tiếp nhận từ NHMTN tăng
hàng năm.
Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ đơn vị máu tiếp nhận theo giới tính người hiến máu, theo năm
(n = 123.936)
Tỉ lệ (%) theo năm
Giới tính
2014
2015

2016
2017
2018
Tổng
Nam
63,0
58,0
61,0
63,0
54,8
59,7
(n)
(12.132)
(13.519)
(15.095)
(16.943)
(16.282)
(73.971)
Nữ
37,0
42,0
39,0
37,0
45,2
40,3
(n)
(71.251)
(9.790)
(9.650)
(9.964)

(13.436)
(49.965)
Tổng số (n)
19.257
23.309
24.745
26.907
29.718
123.936
Ghi chú: Tỉ lệ % giới tính theo năm = Số người theo giới tính hiến máu trong năm/Tổng
số người hiến máu trong năm.
Nhận xét: Sự tham gia hiến máu tương đối đồng đều cả ở nam và nữ trong các năm từ
2014-2018. Tỷ lệ hiến máu trung bình ở nam và nữ là 59,7% và 40,3% tương ứng.

331


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.3. Tỷ lệ đơn vị máu tiếp nhận theo nhóm tuổi của người hiến máu (n =123.936)
Tỉ lệ (%) theo năm
Tuổi
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
18- 24
34,8

32,1
31,8
30,7
28,4
31,3
(n)
(6.701)
(7.482)
(7.868)
(8.260)
(8.438)
(38.749)
25 – 34
24,5
26,4
26,7
26,9
27,7
26,6
(n)
(4.718)
(6.153)
6.607
(7.238)
(8.231)
(32.947)
35 – 44
21,7
22,5
24,2

24,7
26,5
26,6
(n)
(4.178)
(5.244)
(5.988)
(6.646)
(7.873)
(29.929)
45 – 54
15,9
16,1
14,3
14,6
14,1
14,9
(n)
(3.063)
(3.755)
(3.540)
(3.929)
(4.205)
(18.492)
≥ 55
3,1
2,9
3,0
3,1
3,3

3,1
(n)
(597)
(675)
(742)
(834)
(971)
(3.813)
Tổng số
19.257
23.309
24.745
26.907
29.718
123.936
(n)
p
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
0,05
0,05
Ghi chú: Tỉ lệ % đơn vị máu theo nhóm tuổi= Số người hiến máu theo nhóm tuổi trong
năm/ Tổng số người hiến máu trong năm.
Tỷ lệ hiến máu cao ở nhóm tuổi trẻ tuổi18-24 tuổi, 25 -34 tuổi, 35-44 tuổi 45 – 54 tuổi và
≥ 55 tuổi là 31,3%, 26,6%, 26,6% 14,9% và 3,1% tương ứng. Nhóm tuổi 18-24 chiếm tỷ lệ
cao nhất, tỷ lệ này tương đồng giữa các năm
Bảng 3.4. Tỷ lệ HBV dương tính được xác định sàng lọc trước và sau khi hiến máu (n =
123.936)

Tỉ lệ (%) theo năm
HBV
dương tính
2014
2015
2016
2017
2018
chung
sàng lọc trước khi HM ở
7,09
7,52
7,33
6,03
5,65
6,69
NHMTN lần đầu
ở đơn vị máu của NHMTN
0,88
0,91
0,93
1,21
1,53
1,12
lần đầu
ở NHMTN nhắc lại
0,42
0,31
0,28
0,26

0,31
0,30
Nhận xét: Tỷ lệ HBV dương tính sàng lọc trước hiến máu tình nguyện theo dõi qua các
năm từ 2014-2018 là 6,69%, từ đơn vị máu ở NHMTN lần đầu là 1,12%, từ NHMTN nhắc lại
là 0,3%.
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm các bệnh truyền nhiễm ở đơn vị máu tính theo năm (n = 123.936)
Tỉ lệ % theo năm
Xét nghiệm
2014
2015
2016
2017
2018
Chung
HBV dương
0,72
0,7
0,68
0,82
0,99
0,76
HCV dương
0,28
0,30
0,29
0,35
0,37
0,36

332



TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

HIV dương
0,08
0,06
0,09
0,11
0,12
0,14
Giang mai
0,01
0,02
0,01
0,02
0,01
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai từ các đợn vị máu tích luỹ chung từ
năm 2014-2018 là 0,76%, 0,36%, 0,14, 0,01% tương ứng. Không phát hiện mẫu có sốt rét.
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm sàng lọc bất đồng giữa túi máu và ống mẫu xét nghiệm (n
= 123.936)
Kết quả theo năm
Loại
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng
Bất đồng

24
27
28
15
10
104
Không bất đồng
19.253
23.382
24.717
26.892
29.708
123.832
Tổng cộng
19.257
23.309
24.745
26.907
29.718
123.96
Nhận xét: Tích luỹ xét nghiệm sàng lọc bất đồng kết quả giữa túi máu và ống xét nghiệm
trong 5 năm 2014-2018 đã phát hiện 104 trường hợp bất đồng chiếm 0,08%.
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm bệnh của đơn vị máu ở đối tượng hiến máu lần đầu và nhắc lại
năm 2018
Đối tượng
% xét nghiệm
Người hiến máu lần đầu Người hiến máu nhắc
dương tính
p
(n= 16.791)

lại (n=12.747)
HBV
1,53
0,31
p < 0,05
HCV
0,5
0,16
p < 0,05
HIV
0,17
0,06
p < 0,05
Nhận xét: Tỷ lệ đơn vị máu của người hiến máu có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương
tính với HBV ở NHMLĐ và NHMNL là 1,53% và 0,31%; HCV ở NHMLĐ và NHMNL là
0,53% và 0,16%; HIV ở NHMLĐ và NHMNL là 0,17% và 0,06% sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05.
IV. BÀN LUẬN
Tổng số đơn vị máu tiếp nhận trong 5 năm
từ năm 2014 đến năm 2018 là 123.936 đơn
vị, trong đó từ người hiến máu tình nguyện là
116.949 đơn vị, chiếm 94,4%, 5,6% cịn lại
là số đơn vị máu do người nhà hiến máu. Số
lượng đơn vị máu tiếp nhận tăng dần qua các
năm, tỷ lệ tăng theo năm khoảng từ 6% 21%. Do vận động và tổ chức hiến máu tình
nguyện đã tăng hiến máu tình nguyện, tỷ lệ

hiến máu người nhà chỉ còn 1,8%, xu hướng
này cũng tương đồng như các địa phương
khác, tại Huế khơng cịn hiến máu người nhà

[4].
Tỷ lệ hiến máu là nam và nữ là 59,7% và
40,3% nhóm tuổi trẻ là chủ yếu và cao nhất ở
nhóm tuổi 18-24 là 31,3%, kết qủa này cũng
tương đồng với một số đơn vị tiếp nhận máu
tại TTHHTM Chợ Rẫy, Thái Nguyên [6,7].

333


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Tỷ lệ mang HbsAg , sàng lọc trước hiến
máu ở người đăng kí hiến máu tình nguyện là
5,2%, đặc biệt vẫn phát hiện tỷ lệ này ở đơn
vị máu đối với người hiến máu lần đầu và
người hiến máu nhắc lại là 1,12% và 0,30%
đây là một yêu cầu sàng lọc bắt buộc đối với
an toàn truyền máu, và các kĩ thuật chẩn
đoán xét nghiệm gần đây đã hỗ trợ rất nhiều,
đặc biệt là kĩ thuật NAT với công nghệ gen
giúp tăng tỷ lệ phát hiện bệnh truyển nhiễm
so với công nghệ ELISA [8].
Hiện nay, nhiều ngân hàng máu trên thế
giới đã bổ sung kĩ thuật xét nghiệm NAT
(Nucleic acid test) để phát hiện sớm hơn tình
trạng nhiễm 3 loại virut : HIV, HBV, HCV
nhờ đó đã rút ngắn hơn nữa giai đoạn cửa sổ
người nhiễm virut viêm gan B xuống còn
khoảng 14,1 ngày, ở người nhiễm virut viêm

gan C xuống còn khoảng 1,3 ngày, ở người
nhiễm virut HIV còn khoảng 2,9 ngày [10].
Tại Thái lan áp dụng kỹ thuật này phát hiện
gần 1/800 HBV NAT dương tính ở người
cho máu HBsAg âm tính. Kỹ thuật sàng loc
HBV NAT ở người cho máu có giá trị chi
phí hiệu quả cao hơn ở vùng có tỷ nhiễm
HBV cao [10]
Kết quả xét nghiệm trong các đơn vị máu,
tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai từ
các đơn vị máu tích luỹ chung từ năm 20142018 là 0,76%, 0,36%, 0,14, 0,01% tương
ứng. Khơng ghi nhận mẫu có sốt rét. Kiểm
tra bất đồng kết quả xét nghiệm giữa ống
máu và túi đơn vị máu thấp nhưng phản ánh
tầm quan trọng của qui trình kiểm tra các túi
máu đảm bảo máu truyền an tồn.

334

Tỷ lệ đơn vị máu của người hiến máu có
kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với
HBV ở NHMLĐ và NHMNL là 1,53% và
0,31%; HCV ở NHMLĐ và NHMNL là
0,53% và 0,16%; HIV ở NHMLĐ và
NHMNL là 0,17% và 0,06% sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả này tương đồng với các trung tâm
truyền máu huyết học của Việt nam [6,7,8]
và thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ mắc HBV,
HCV ở Thái lan. Tỷ lệ hiện mắc HBV ở

người cho máu lần đầu ở Thái lan là 7,1%
năm 1988 và 2,6% năm 2009 [11], tỷ lệ này
ở Thái lan giảm được ghi nhận rõ rệt hiệu
quả của chương trình tiêm chủng mở rộng
đối với HBV, với tỷ lệ bao phủ vaccin viêm
gan B là 98% ở Thái lan, tỷ lệ bao phủ
vaccin viêm gan B ở Việt Nam hiện nay
cũng tương tự.
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm HBV, HCV, HIV, Giang mai
từ các đơn vị máu tích luỹ chung từ năm
2014-2018 là 0,76%, 0,36%, 0,14, 0,01%
theo thứ tự.. Tỷ lệ HBV, HCV, HIV ở
NHMLĐ và NHMNL là 1,53% và 0,31%;
0,53% và 0,16%; 0,17% và 0,06% theo thứ
tự. Tỉ lệ kết quả xét nghiệm bất đồng trên túi
máu và mẫu xét nghiệm là 0,08%.Kết quả
cho thấy việc đảm bảo xét nghiệm túi máu và
sàng lọc trước mỗi lần hiến máu là cần thiết
cho an toàn truyền máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. WHO. 2017. Global hepatitis report. Truy cập
ngày 1/11/2021.
/>

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

2.

3.


4.

5.

6.

7.

255016/9789241565455%20eng.pdf?sequenc
e=1&isAllowed=y
WHO. 2017. Blood safety and availability.
Truy
cập
ngày
01/11/2021.
/>65/254987/9789241565431-eng.pdf
Mary, AT. Transfution safety and federal
regulatory requirements, Modern blood
banking and transfusion practicces, fourth
edition. FA Davis book. 2008; 310 - 325.
Nguyễn Thị Tuyết Trâm, Đồng Sĩ Sằng,
Trần Văn Lượng và cộng sự. ‘’Nghiên cứu
tình hình tiếp nhận máu tại trung tâm Truyền
máu khu vực Huế trong 10 năm’’. Tạp chí Y
học thành phố HCM. 2017; Phụ bản tập 21
(6): 552 - 561.
Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Duy Thăng,
Đồng Sĩ Sằng và cộng sự. ‘’Nghiên cứu tình
hình nhiễm một số tác nhân lây nhiễm qua

đường truyền máu ở người hiến máu tình
nguyện tại trung tâm Huyết học Truyền máu
Bệnh viện Trung ương Huế năm 2017’’. Tạp
chí Y học Việt Nam. 2018; 466: 178 - 193.
Lê Hoàng Oanh, Nhữ Thị Dung. ‘’Nghiên
cứu một số đặc điểm xã hội học và sinh học
của người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm
Truyền máu Chợ Rẫy năm 2014’’. Tạp chí Y
học Việt Nam. 2016; 446: 34 - 42.
Nguyễn Thế Tùng, Nguyễn Kiều Giang,
Nguyễn Phương Sinh và cộng sự. ‘’Đánh

giá hiệu quả sàng lọc HBV, HCV, HIV đơn vị
máu bằng xét nghiệm khuếch đại gen - NAT
tại TT Huyết học Truyền máu Thái Nguyên’’.
Tạp chí Y học Tp. HCM. 2017; phụ bản tập
21 (6): 596 - 601.
8. Đoàn Thành, Nguyễn Duy Thăng, Đồng Sĩ
Sằng và cộng sự. ‘’Nghiên cứu kết quả sàng
lọc người hiến máu tình nguyện có bổ sung kĩ
thuật NAT tại Trung tâm Truyền máu Khu
vực Huế’’. Tạp chí Y học Tp HCM. 2017;
Phụ bản tập 21 (6): 585 - 595.
9. Weusten, J., Vermeulen, M., van
Drimmelen, H., and et al. ‘’Refinement of a
viral transmission risk model for blood
donations in seroconversion window phase
screened by nucleic acid testing in different
pool sizes and repeat test algorithms.
Transfusion’’. 2011; 51 (1): 203 - 215.

10. Niwes, N., Lakkana T., Satawat, T., et al.
‘’Evaluation of a multiplex human
immunodeficiency virus-1, hepatitis C virus,
and hepatitis B virus nucleic acid testing
assay to detect viremic blood donors in
northern Thailand’’. Transfusion. 2007
Oct;47(10):1803-8.
11. Nitinan, C., S. O., Soisaang, P.,, et al.
‘’Hepatitis B and hepatitis C virus in Thai
blood donors.’’ Southeast Asian J Trop Med
Public Health 2011 May;42(3):609-15.

335



×