Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các biến chứng và sự gia tăng gánh nặng bệnh tật ở bệnh nhân đột quỵ não có biến chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.73 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

CÁC BIẾN CHỨNG VÀ SỰ GIA TĂNG GÁNH NẶNG BỆNH TẬT
Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO CÓ BIẾN CHỨNG
Đặng Phúc Đức1, Đỗ Đức Thuần1, Nguyễn Đăng Cương1,
Phan Thế Hà1, Nguyễn Tuấn Thành1, Dương Thuận Thiên1
TÓM TẮT

37

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các biến chứng ở
bệnh nhân (BN) đột quỵ não (ĐQN) và sự gia
tăng gánh nặng tài chính, sức khỏe ở BN ĐQN
có biến chứng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả
cắt ngang. Các BN ĐQN điều trị nội trú được
chia 2 nhóm: có biến chứng (nhóm 1) và khơng
biến chứng (nhóm 2). So sánh chi phí điều trị và
đặc điểm về gánh nặng sức khỏe ở 2 nhóm. Kết
quả: Trong tổng số 422 BN, tỉ lệ mắc ít nhất 1
biến chứng là 19,2%. Biến chứng hay gặp nhất ở
các BN đột quỵ giai đoạn điều trị nội trú là viêm
phổi 11,8%, viêm đường tiết niệu 6,2%, loét
điểm tỳ 3,8%. Thời gian nằm viện trung bình của
nhóm 2 là 8,8 ngày, mắc 1 biến chứng 14,2 ngày;
mắc ≥ 3 biến chứng 23,6 ngày. Chi phí điều trị ở
nhóm 2 là 21,4 triệu đồng, chi phí BN có mắc từ
3 biến chứng trở lên 108,6 triệu. Tỷ lệ tử vong
hoặc nặng xin về của nhóm 1 là 14,8%, cao hơn
so với nhóm 2 là 7,3%. Kết luận: Sự xuất hiện
các biến chứng làm gia tăng gánh nặng tài chính
và sức khỏe cho BN ĐQN. Cần tối ưu chiến lược


dự phòng, điều trị các biến chứng cho BN đột
quỵ ngay từ giai đoạn điều trị nội trú.
Từ khóa: Đột quỵ não, biến chứng, gánh
nặng đột quỵ

*Bệnh viện Quân y 103
Chịu trách nhiệm chính: Đặng Phúc Đức
Email:
Ngày nhận bài: 4.8.2022
Ngày phản biện khoa học: 8.8.2022
Ngày duyệt bài: 18.8.2022

SUMMARY
COM PLICATIONS AND INCREASED
DISEASE BURDEN IN STROKE
PATIENTS HAVE
Objectives: Evaluate the frequency of
complications in stroke patients and increase in
financial and health burden in patients with
complicated stroke. Methods: Cross-sectional
descriptive study. Inpatient stroke patients were
divided into 2 groups: with complications (group
1) and uncomplicated (group 2). Comparison of
treatment costs and health burden in 2 groups.
Results: In 422 patients, the proportion of
patients with at least 1 complication was 19.2%.
The most common complications in inpatient
stroke patients were pneumonia 11.8%, urinary
tract infections 6.2%, pressure ulcers 3.8%. The
average hospital stay of group 2 was 8.8 days,

with 1 complication 14.2 days; had ≥ 3
complications 23.6 days. The cost of treatment in
group 2 is 21.4 million VND, the cost of patients
with 3 or more complications is 108.6 million.
The rate of death or serious illness of group 1
was 14.8%, higher than that of group 2 was
7.3%. Conclusion: The occurrence of
complications increases the financial and health
burden for stroke patients. It is necessary to
optimize strategies for prevention and treatment
of complications for stroke patients right from
the inpatient treatment stage.
Keywords: Stroke, complications, stroke
burden

291


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não là một bệnh ngày càng phổ
biến và có tỷ lệ tử vong cao, BN điều trị giai
đoạn nội trú và cả sau khi ra viện có thể xuất
hiện nhiều biến chứng đa dạng. Các biến
chứng xuất hiện ở BN đột quỵ trong giai
đoạn điều trị nội trú rất đa dạng như chảy
máu chuyển thể, viêm phổi, viêm đường tiết
niệu... Khi BN xuất hiện các biến chứng
trong quá trình điều trị sẽ ảnh hưởng xấu đến

kết quả điều trị và tiên lượng hồi phục của
BN. Việc xác định các đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng BN ĐQN có biến chứng sẽ
giúp bác sỹ lâm sàng có cơ sở để tiên lượng,
từ đó có biện pháp dự phịng và thái độ xử trí
thích hợp.
Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm mục tiêu đánh giá tỉ lệ các biến
chứng ở BN ĐQN và sự gia tăng gánh nặng
tài chính, sức khỏe ở BN ĐQN có biến
chứng.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Toàn bộ BN ĐQN điều trị nội trú tại Khoa
Đột quỵ Bệnh viện Quân y 103 đạt tiêu
chuẩn sau:
- BN được chẩn đoán xác định đột quỵ
não.
- Tuổi: từ 18 tuổi trở lên
- BN (hoặc thân nhân) đồng ý tham gia
nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Đột quỵ não tái diễn
Bệnh nền nặng: ung thư, suy tim nặng,
suy thận nặng, suy gan nặng…
2.1.3. Cỡ mẫu và chia nhóm bệnh nhân

292


Phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Chúng
tơi chọn toàn bộ BN điều trị nội trú tại khoa
Đột quỵ Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 1
đến tháng 10 năm 2021.
Qua q trình theo dõi, các BN có xuất
hiện biến chứng được đưa vào nhóm 1
(nhóm có biến chứng) và các BN cịn lại
được đưa vào nhóm 2 (không biến chứng).
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh
Một số biến chứng chính của BN ĐQN
điều trị nội trú được đưa vào nghiên cứu:
viêm phổi, viêm đường tiêt niệu, loét tì đè,
chảy máu tiêu hóa, huyết khối tĩnh mạch sâu,
chảy máu dạ dày, đột quỵ tái diễn, chảy máu
chuyển thể (ở BN đột quỵ nhồi máu não).
Tính tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình và
độ lệch chuẩn các chỉ số ở từng nhóm.
Kiểm định so sánh các tỷ lệ bằng test χ2
hoặc test Fisher's.
So sánh các giá trị trung bình giữa 2 biến
độc lập bằng test t-student hoặc test phi tham
số Mann-Whitney. So sánh giá trị trung bình
giữa 2 biến ghép cặp bằng test t ghép cặp
(paired-sample T-test).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nếu p <
0,05; rất có ý nghĩa thống kê nếu p < 0,01.
Số liệu được thu thập, xử lý bằng phần
mềm SPSS (Statistical Package for Social
Science 15.0).

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10
năm 2021, chúng tôi thu thập được tổng cộng
422 BN. Kết quả nghiên cứu chính như sau:
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
nghiên cứu
Trong số 422 BN có 81 (19,2%) BN có ít
nhất 1 biến chứng


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Bảng 1: Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu
Nhóm 1
Nhóm 2
Đặc điểm
(n = 81)
(n = 341)
Tuổi trung bình
67,87 ± 14,0
65,41 ± 13,0
Giới tính: nam
52 (64,2%)
217 (63,6%)
Nhồi máu não
45 (55,6%)
230 (67,4%)
Thể
Chảy máu não
27 (33,3%)

92 (27,0%)
đột
Chảy máu dưới
quỵ
9 (11,1)
19 (5,6%)
nhện
Tuổi trung bình là 66,0 ± 12,5. Sự khác
biệt phân bố nhóm tuổi giữa 2 nhóm khơng
có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)
Kết quả phân tích về giới tính cho thấy
BN nam giới chiếm đa số với 66,7%. Sự
khác biệt phân bố giới tính giữa hai nhóm
khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thể đột quỵ hay gặp nhất là đột quỵ nhồi
máu chiếm 65,2%. Tiếp theo là đột quỵ chảy
máu não chiếm 28,2% và Chảy máu dưới

Tổng
(n = 422)
66,0 ± 12,5
269 (63,7%)
275 (65,2%)
119 (28,2%)

p
> 0,05
> 0,05

> 0,05


28 (6,6%)

nhện chiếm 6,6%. Sự khác biệt về tỉ lệ các
thể ĐQN giữa hai nhóm khơng có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
3.2. Các biến chứng xuất hiện ở bệnh
nhân đột quỵ não
Các biến chứng ở BN ĐQN rất đa dạng.
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu một số biến
chứng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
đến hồi phục của BN.

Bảng 2. Các biến chứng xuất hiện ở bệnh nhân đột quỵ não
Biến chứng
Số lượng
Tỷ lệ (%)
n
Chảy máu chuyển thể (ở BN nhồi máu não)
7
2,5
275
Viêm phổi
50
11,8
422
Viêm tiết niệu
26
6,2
422

Loét điểm tỳ
16
3,8
422
Huyết khối tĩnh mạch sâu
12
2,8
422
Chảy máu dạ dày
5
1,2
422
Đột quỵ tái diễn
4
0,9
422
Có mắc ít nhất 1 biến chứng
81
19,2
422
Biến chứng hay gặp nhất ở các BN đột quỵ giai đoạn điều trị nội trú trong bệnh viện là
viêm phổi, chiếm 11,8%. Tiếp theo là viêm đường tiết niệu 6,2%, loét điểm tỳ 3,8%. Trong
tổng số 422 BN, có 81 BN (chiếm 19,2%) mắc biến chứng.

293


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022

Hình 1. Số lượng biến chứng ở bệnh nhân nhóm 1 (n = 81)

Trong số 81 BN có biến chứng, đa số bệnh nhân chỉ mắc một biến chứng (70,4%). Có
14,8% bệnh nhân mắc hay biến chứng, và 14,8% BN măc từ 3 bị chứng trở lên.
3.3. Sự gia tăng gánh nặng tài chính và sức khỏe ở bệnh nhân đột quỵ não mắc biến
chứng

Hình 2. Gánh nặng thời gian nằm viện trung bình ở BN ĐQN có biến chứng (n = 422)
Thời gian nằm viện trung bình của các BN ĐQN không mắc biến chứng là 8,8 ngày. Thời
gian này tăng lên đáng kể cùng với số lượng biến chứng mà BN mắc phải (1 biến chứng: 14,2
ngày; 2 biến chứng 22,2 ngày và ≥ 3 biến chứng: 23,6 ngày). Sự khác biệt về thời gian nằm
viện trung bình giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)

294


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Hình 3. Gánh nặng chi phí điều trị trung bình ở BN ĐQN có biến chứng (n = 422)
Chi phí điều trị ở nhóm BN không mắc biến chứng là 21,4 triệu đồng. Chi phí này tăng lên
đáng kể ở nhóm bệnh nhân có mắc biến chứng, đặc biệt là các BN có mắc từ 3 biến chứng trở
lên (108,6 triệu). Sự khác biệt về chi phí điều trị trung bình giữa các nhóm rất có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).

Hình 4. Tỷ lệ tử vong và nặng xin về ở BN ĐQN có biến chứng
Tỷ lệ tử vong hoặc nặng xin về của nhóm 1 là 14,8%, cao hơn so với nhóm 2 là 7,3%. Sự
khác biệt về tỷ lệ tử vong hoặc xin về giữa 2 nhóm (p < 0,01).

295


HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC CHUYÊN NGÀNH ĐỘT QUỴ VÀ CÁC BỆNH THẦN KINH LIÊN QUAN LẦN THỨ IX - 2022


IV. BÀN LUẬN
4.1. Các biến chứng ở bệnh nhân đột
quỵ não
Trong tổng số 422 BN, có 81 BN (chiếm
19,2%) mắc biến chứng. Trong đó, đa số chỉ
mắc một biến chứng (70,4%), có 14,8% mắc
2 biến chứng, và 14,8% mắc từ 3 biến chứng
trở lên. Biến chứng hay gặp nhất ở các BN
đột quỵ giai đoạn điều trị nội trú trong bệnh
viện là viêm phổi 11,8%. Kết quả này có
thấp hơn so với nghiên cứu của Jaffer là
13,4% [1] có thể liên quan đến điều kiện dự
phòng viêm phổi tại khoa đột quỵ, cơng tác
chăm sóc BN tốt làm giảm thiểu tỉ lệ biến
chứng. Tiếp theo là viêm đường tiết niệu
6,2%, kết quả này thấp hơn so với nghiên
cứu của Bosagon và CS là 11,7%,[2] tỉ lệ
viêm tiết niệu giảm có liên quan đến việc dự
phịng biến chứng như vệ sinh đường tiết
niệu tốt, biện pháp chăm sóc dẫn lưu bàng
quang niệu đạo hiệu quả. Biến chứng loét
điểm tỳ 3,8% tương ứng với kết quả của Bilir
Kaya là 3,3% [3], chủ yếu liên quan đến tình
trạng điều trị lâu ngày, hạn chế vận động và
biện pháp phòng ngừa chưa tốt.
Kết quả phân tích về giới tính cho thấy
BN nam giới chiếm đa số với 66,7%. Sự
khác biệt phân bố giới tính giữa hai nhóm
khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nam

chiếm tỉ lệ cao hơn liên quan đến thói quen
hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cường độ lao
động nặng, lối sống thiếu thiếu lành mạnh…
nhiều hơn nữ giới.
Thể đột quỵ hay gặp nhất là đột quỵ nhồi
máu chiếm 65,2%. Tiếp theo là đột quỵ chảy
máu não chiếm 28,2% và chảy máu dưới
nhện chiếm 6,6%. Sự khác biệt về tỉ lệ các
thể đột quỵ não giữa hai nhóm khơng có ý

296

nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nghiên cứu
của Jun Yup và CS chỉ ra ĐQ NMN chiếm
76,3%, đột quỵ chảy máu não chiếm 14,5%
và chảy máu dưới nhện là 8,9% [4].
4.2. Sự gia tăng gánh nặng tài chính và
bệnh tật ở bệnh nhân đột quỵ não mắc
biến chứng
Thời gian nằm viện trung bình của các
BN ĐQN khơng mắc biến chứng là 8,8
ngày. Thời gian này tăng lên đáng kể cùng
với số lượng biến chứng mà BN mắc phải (1
biến chứng: 14,2 ngày; 2 biến chứng 22,2
ngày và ≥ 3 biến chứng: 23,6 ngày). Sự khác
biệt về thời gian nằm viện trung bình giữa
các nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Số lượng biến chứng tăng kéo theo thời gian
nằm viện tăng do phải điều trị các biến
chứng thay vì chỉ điều trị bệnh chính. Theo

các kết quả thống kê ở các khoa điều trị BN
nặng tại bệnh viện toàn quốc, tỉ lệ viêm phổi
bệnh viện từ 21%-75 trong tổng số các
nhiễm khuẩn bệnh viện. Tỉ lệ viêm phổi liên
quan đến thở máy đặc biệt cao trong nhóm
người bệnh nằm tại Khoa Hồi sức tích cực
(43-63.5/1000 ngày thở máy). Viêm phổi
bệnh viện kéo dài thời gian nằm viện thêm 613 ngày [5].
Chi phí điều trị ở nhóm BN khơng mắc
biến chứng là 21,4 triệu đồng. Chi phí này
tăng lên đáng kể ở nhóm BN có mắc biến
chứng, đặc biệt là các BN mắc từ 3 biến
chứng trở lên (108,6 triệu). Sự khác biệt về
chi phí điều trị trung bình giữa các nhóm rất
có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Việc tăng chi
phí điều trị ở nhóm có biến chứng là do tăng
chi phí sử dụng các thủ thuật, chi phí điều trị
và chăm sóc. Đây là kết quả quan trọng để
đưa ra khuyến cáo đề phòng đột quỵ và dự


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 519 - THÁNG 10 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

phòng nguy cơ xuất hiện biến chứng giúp
giảm thiểu chi phí điều trị cho BN. Theo
thống kê của Bộ Y tế, viêm phổi bệnh viện
khơng chỉ làm tăng tỉ lệ tử vong mà cịn làm
tăng viện phí từ 15 đến 23 triệu đồng cho
một trường hợp [5].
Tỷ lệ tử vong hoặc nặng xin về của nhóm

1 là 14,8%, cao hơn so với nhóm 2 là 7,3%.
Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong hoặc xin về
giữa 2 nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p <
0,01). Trong thực hành, các BN nặng xin về
đều trong tình trạng hấp hối, khơng cịn cơ
hội cứu chữa. Do vậy, bản chất toàn bộ số
BN tử vong hoặc nặng xin về chính là tổng
số BN tử vong thực sự. Các biến chứng có
thể diễn biến nặng hơn, thậm chí gây tử
vong, đặc biệt là nhóm BN có nhiều biến
chứng.
V. KẾT LUẬN
Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 10
năm 2021, chúng tôi thu thập được tổng cộng
422 bệnh nhân. Qua phân tích, chúng tơi rút
ra một số kết luận như sau:
Tỉ lệ bệnh nhân mắc ít nhất 1 biến chứng
là 19,2%. Biến chứng hay gặp nhất ở các
bệnh nhân đột quỵ giai đoạn điều trị nội trú
trong bệnh viện là viêm phổi 11,8%, viêm
đường tiết niệu 6,2%, loét điểm tỳ 3,8%. Đa
số bệnh nhân chỉ mắc một biến chứng
(70,4%). Có 14,8% bệnh nhân mắc 2 biến
chứng, và 14,8% bệnh nhân mắc từ 3 bị
chứng trở lên.
Thời gian nằm viện trung bình của các
bệnh nhân đột quỵ não khơng mắc biến
chứng là 8,8 ngày. Thời gian này tăng lên
đáng kể ở bệnh nhân có biến chứng (1 biến


chứng: 14,2 ngày; 2 biến chứng 22,2 ngày và
≥ 3 biến chứng: 23,6 ngày). Sự khác biệt về
thời gian nằm viện trung bình giữa các nhóm
rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01)
Chi phí điều trị ở nhóm bệnh nhân khơng
mắc biến chứng là 21,4 triệu đồng. Chi phí
này tăng lên đáng kể ở nhóm bệnh nhân có
mắc biến chứng, đặc biệt là các bệnh nhân có
mắc từ 3 biến chứng trở lên (108,6 triệu). Sự
khác biệt về chi phí điều trị trung bình giữa
các nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Tỷ lệ tử vong hoặc nặng xin về của nhóm
1 là 14,8%, cao hơn so với nhóm 2 là 7,3%.
Sự khác biệt về tỷ lệ tử vong hoặc xin về
giữa 2 nhóm rất có ý nghĩa thống kê (p <
0,01).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jaffer, A.M., K.M. Sultan, and A. AlMahdawi, Stroke Related Pneumonia
Incidence and Possible Risk Factors. Iraqi
Academic Scientific Journal, 2012. 11(3).
2. Bogason, E., et al., Urinary tract infections in
hospitalized ischemic stroke patients: source
and impact on outcome. Cureus, 2017. 9(2).
3. Kaya, B.B., Pressure ulcer rates of stroke
patients in a public rehabilitation hospital and
training rates of nurses for pressure ulcer.
Journal of Surgery and Medicine, 2019. 3(7):
p. 512-514.
4. Kim, J.Y., et al., Executive summary of
stroke statistics in Korea 2018: a report from

the Epidemiology Research Council of the
Korean Stroke Society. Journal of stroke,
2019. 21(1): p. 42.
5. Bộ y tế, Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi
bệnh viện trong cơ sở khám chữa bệnh. 2012.

297



×