Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Blockchain – Một số ứng dụng trong trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.44 KB, 12 trang )

BLOCKCHAIN – MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Thái Thị Ngọc Lý
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email:

Tóm tắt: Sống và làm việc trong kỷ nguyên số, mọi giao dịch gần như là trên mạng vậy việc
bảo mật là cực kỳ quan trọng. Cơ chế cơ sở dữ liệu hiện nay là tập trung nghĩa là mọi dữ liệu được
lưu trữ trên một máy, khi có hacker xâm nhập thì mất mát hoặc hư hỏng, sai xót là rất cao. Vậy cơ
sở dữ liệu phân tán có thay thế được cơ sở dữ liệu hiện nay để đảm an tồn thơng tin hơn cho mọi
giao dịch trên interne không?t. Cơ sở dữ liệu phân tán được đề cập trong bài tham luận này là
chuỗi khối (blockchain). Chuỗi khối có những ứng dụng gì trên thế giới mà hiện nay nhiều doanh
nghiệp đang dùng và có xu hướng gia tăng sử dụng hơn trong tương lai, bài tham luận này sẽ giới
thiệu về khái niệm, lịch sử, cơ chế hoạt động, ứng dụng của blockchain nói chung và ứng dụng
trong các trường đại học nói riêng.
Từ khóa: chuỗi khối, blockchain, ứng dụng của blockchain vào các trường đại học

1. MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng
phổ biển, mọi thứ gần như là sử dụng công nghệ số. Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày
22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý
và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Trong số các công nghệ hiện
nay, blockchain được đánh giá là công nghệ tương lai giúp tạo ra sự bảo mật cao trong các
lĩnh vực. Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27.4.2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc
thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng chứng minh sự đầu tư nghiên cứu và quản
lý blockchain ở Việt Nam là quan trọng. Các trường đại học cũng tăng cường công tác
chuyển đổi số, và cụ thể trong kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Tài
chính – Marketing 2022 đến 2045, cũng xem blockchain là công nghệ cần phải đầu tư
nghiên cứu để ứng dụng vào trường.
Bài tham luận này sẽ trình bày các ý kiến cá nhân của tác giả về lịch sử phát triển,
cơ chế hoạt động, các lĩnh vực ứng dụng của blockchain. Và, blockchain có thể được ứng
dụng vào khía cạnh quản lý nào trong trường đại học. Đặc biệt là các trường đại học sẽ sử


dụng công nghệ blockchain để quản lý thông tin học tập của sinh viên từ lúc đầu vào và
mãi về sau.
252


2. GIỚI THIỆU BLOCKCHAIN
2.1. Blockchain là gì?
Blockchain cịn được gọi là chuỗi khối, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào
năm 2008. Công nghệ chuỗi khối là một cơ chế cơ sở dữ liệu mới, nó lưu trữ dữ liệu theo
dạng khối liên kết và mở rộng theo thời gian. Quá trình lưu trữ là tuyệt đối an tồn, duy
nhất và minh bạch ví dụ các giao dịch về tiền, tài sản, hợp đồng và thông tin xác thực qua
mạng internet mà khơng cần có sự đảm bảo của bên thứ ba như ngân hàng hoặc chính phủ.
Chuỗi khối có đặc điểm là sổ cái phân tán, đồng thuận phi tập trung, dữ liệu bất biến.
Thứ nhất giải thích đặc điểm sổ cái phân tán, trước đây mọi dữ liệu giao dịch được lưu tại
ngân hàng nên khi hacker tấn công thành cơng vào máy chủ ngân hàng thì cực kỳ nguy
hiểm cho thông tin của khách hàng cũng như tiền của họ. Tuy nhiên với công nghệ chuỗi
khối, sổ cái phân tán nghĩa là một lần giao dịch của khách hàng sẽ tạo ra một khối và khối
này sẽ được mã hóa và gửi đến tất cả những người có liên quan nên khi hacker có tấn cơng
và làm thay đổi dữ liệu của một người thì cũng khơng thể thay đổi được vì phải có sự chấp
thuận của tất cả các người có liên quan. Để gửi dữ liệu đến tất cả người liên quan, công
nghệ blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer được viết tắt là P2P), mỗi máy
tính (được gọi là một node) được nối với tất cả các máy tính cịn lại trong mạng. Thứ hai
giải thích đặc điểm đồng thuận phi tập trung, một giao dịch được thực hiện khi tất cả các
node trong mạng hoặc là phải trên 51% các node trong mạng đều đồng ý thì giao dịch đó
mới được thực hiện. Tuy nhiên để sở hữu 51% nodes trong mạng là cực kỳ tốn kém và
không tưởng. Thứ ba giải thích dữ liệu là bất biến, một khi một khối dữ liệu được nối vào
chuỗi thì sẽ khơng bao giờ bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi chuỗi.
Chuỗi khối có các loại sau: chuỗi khối công khai (public blockchains), chuỗi khối
liên hợp (consortium blockchains), chuỗi riêng tư (private blockchains). Loại thứ nhất,
chuỗi khối công khai là trong chuỗi khối, tất cả các node đều có quyền truy cập và giao

dịch, tham gia vào quá trình đồng thuận. Loại thứ hai, chuỗi khối liên hợp là một sổ cái
phân tán trong đó q trình đồng thuận được kiểm sốt bởi tập hợp các nút được chọn trước
— ví dụ, một nhóm gồm chín tổ chức tài chính, mỗi tổ chức vận hành một nút và phải năm
nút (như Tòa án tối cao Hoa Kỳ) phải ký vào mọi khối để khối có hiệu lực. Quyền đọc chuỗi
khóa có thể được cơng khai hoặc bị hạn chế đối với người tham gia và cũng có các tuyến
kết hợp như hàm băm gốc của các khối được công khai cùng với một API cho phép các
253


thành viên của công chúng thực hiện một số truy vấn giới hạn và nhận được quay lại các
bằng chứng mật mã của một số phần của trạng thái blockchain. Các loại blockchain này là
các sổ cái phân tán được coi là "một phần phi tập trung". Loại thứ ba, chuỗi khối riêng tư,
một blockchain hoàn toàn riêng tư là một blockchain mà quyền ghi được giữ tập trung cho
một tổ chức. Quyền đọc có thể được cơng khai hoặc bị hạn chế ở một mức độ tùy ý. Các
ứng dụng có khả năng gồm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm tốn nội bộ của một cơng ty, vì
vậy khả năng đọc của những người tham gia có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp,
mặc dù trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán của tất cả người tham gia mạng là
mong muốn. Các chuỗi khối riêng tư có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề của doanh
nghiệp tài chính, như đại lý tuân thủ các quy định như Đạo luật về trách nhiệm giải trình và
cung cấp bảo hiểm y tế (HIPAA), chống rửa tiền (AML) và luật về khách hàng (KYC).
2.2. Lịch sử phát triển của blockchain
Blockchain được biết bởi W. Scott Storetta và Stuart Haber vào năm 1991, với mục
đích đánh dấu thời gian vào các tài liệu để nó trở nên bất biến, điều này đồng nghĩa với việc
không thể sửa đổi ngày dưới bất kỳ hình thức nào. Năm 2008, nền tài chính thế giới sụp đổ.
Vào thời điểm này, một đội nhóm có tên là Satoshi Nakamoto tạo ra một giao thức mã
nguồn mở có tên là Bitcoin. Tính tới thời điểm hiện nay, chuỗi khối trải qua các giai đoạn:
Blockchain 1.0: Tiền tệ và thanh toán. Ứng dụng chính của phiên bản này chính là
tiền mã hố (phổ biến là bitcoin), bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ
thống thanh toán kỹ thuật số.


Hình 1: Số nodes Btcoin trên thế giới. Nguồn [6]
254


Blockchain 2.0: Tài chính thị trường. Ứng dụng trong việc quản lý tài chính ngân
hàng. Thêm vào đó là mở rộng thị trường, đưa blockchain vào thị trường tài chính. Các
tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, quyền sở hữu hay tất cả những gì liên quan đến hợp
đồng hay thoả thuận. Ví dụ: cơng nghệ tài chính FINTECH.

Hình 2: Số lượng cơng ty khởi nghiệp fintech trên tồn thế giới
từ năm 2018 đến tháng 11 năm 2021, theo khu vực. Nguồn [7].

Blockchain 3.0: Thiết kế và giám sát hoạt động. Phiên bản này vượt ra khỏi lĩnh vực
tài chính, nó hướng tới các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, nghệ thuật…Và, hiện nay cũng
đã có một vài trường đại học sử dụng blockchain trong việc quản lý như trường đại học ở
Indonesia nghiên cứu mơ hình phát hiện văn bằng giả hoặc bảng điểm trong quá trình nộp
đơn xin việc của sinh viên mới ra trường[2].
Song song với việc phát triển với blockchain thì blockchain cũng góp phần vào việc
phát triển cơng nghệ web thế hệ 3. Lược sơ sự phát triển của web:

255


Hình 3: Các thế hệ cơng nghệ web. Nguồn [2].

Web 1.0: Tất cả các máy tính trên thế giới được kết nối với nhau qua mạng internet
nhằm trao đổi dữ liệu thực hiện các giao dịch. Trình duyệt web là cơng cụ dùng để xem và
tìm kiếm thơng tin.
Web 2.0: Dữ liệu trên toàn thế giới đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2012 [3]. Các công
ty trung gian tạo ra nơi cung cấp dịch vụ lưu trữ từ xa (cloud), cung cấp các dịch vụ xử lý

điện toán như Google, AWS nhưng đồng thời họ có quyền kiểm soát bất kỳ nội dung của
khách hàng và họ sẽ khai thác các dữ liệu này có được những thơng từ khách hàng của
người đang sử dụng dịch vụ của Google hoặc AWS. Một vấn đề rất quan trọng là tính bảo
mật của người dùng. Theo Juniper Research, “việc số hóa nhanh chóng cuộc sống của người
tiêu dùng và hồ sơ doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí vi phạm dữ liệu lên 2,1 nghìn tỷ đơ la
trên tồn cầu vào năm 2019, tăng gần gấp bốn lần chi phí ước tính do vi phạm vào năm
2015” [3].
Web 3.0: Cơng nghệ web phát triển hình thành web ngữ nghĩa. Mục đích của nó định
dạng chuẩn cho các dữ liệu web để các phần mềm khai thác dữ liệu đọc hiểu để phân tích.
Hiện nay, với cơng nghệ Blockchain tạo ra web phi tập trung làm cho các giao dịch không
cần có trung gian nghĩa là khơng cần có máy chủ để quản lý. Đó là web “đọc-ghi-riêng”. Ở
256


đây, người dùng sở hữu và tham gia sở hữu giao thức. Nó vừa là máy ngang hàng. Và nó
có thể áp dụng cho mọi người, công ty và các thực thể tự trị. Ví dụ: thuật ngữ Web 3.0 được
Ethereum sử dụng trong một ngữ cảnh khác với ngữ cảnh mà Berners-Lee đề xuất. Nó được
đề xuất như là sự tách biệt nội dung khỏi bản trình bày bằng cách loại bỏ sự cần thiết phải
có máy chủ. Stephan Tual, trước đây là CCO của Ethereum, định nghĩa rằng điều làm cho
Ethereum khác với Web 2.0 là “khơng có máy chủ web và do đó khơng có người trung gian
nào để lấy hoa hồng, đánh cắp dữ liệu của bạn hoặc cung cấp nó cho NSA, và tất nhiên là
khơng có gì để DDoS1.” Các ứng dụng phân tán blockchain (dapp) sẽ diễn ra trong khoảng
thời gian nhiều năm nữa phát triển mạnh mẽ vì tính bảo mật cao của nó.
2.3. Cơ chế hoạt động của blockchain
Swarm và IPFS đều cung cấp cơ chế lưu trữ dữ liệu phi tập trung hiệu quả cho
Internet. Trong đó,
IPFS (được viết tắt của InterPlanetary File System) là một hệ thống tệp phân tán là
kết quả của sự phát triển của các hệ thống ngang hàng trước đây, bao gồm DHT(distributed
hash table), BitTorrent, Git và SFS.. IPFS là ngang hàng; khơng có nút nào được ưu tiên.
Các nút IPFS lưu trữ các đối tượng IPFS trong bộ nhớ cục bộ.

Swarm là một nền tảng lưu trữ phân tán và dịch vụ phân phối nội dung, một dịch vụ
lớp cơ sở gốc của ngăn xếp Ethereum web3. Mục tiêu chính của Swarm là cung cấp một
kho lưu trữ phi tập trung và dự phòng hồ sơ công khai của Ethereum, đặc biệt là để lưu trữ
và phân phối mã ứng dụng phân tán (dapp) và dữ liệu cũng như dữ liệu chuỗi khối.
Trong một mơ hình blockchain đơn giản, mỗi khối chứa các dữ liệu sau:
 Danh sách các đối tượng giao dịch
 Một liên kết đến khối trước đó
 Hàm băm của cây trạng thái / cơ sở dữ liệu
Chuỗi khối này có thể được mơ hình hóa trong IPFS như trong Hình 4.

1

DDos: Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS là viết tắt của Denial of Service. Chính là hành động ngăn chặn những

mối đe doạ tiềm ẩn có khả năng truy cập và kết nối vào một dịch vụ nào đó.

257


Hình 4: Mơ hình blockchain. Nguồn [3].

Storj là một giao thức tạo ra một mạng phân tán để hình thành và thực hiện các hợp
đồng lưu trữ giữa các máy tính ngang hàng. Giao thức Storj cho phép các đồng nghiệp trên
mạng đàm phán hợp đồng, truyền dữ liệu, xác minh tính tồn vẹn và tính khả dụng của dữ
liệu từ xa, truy xuất dữ liệu và thanh toán cho các nút khác. Mỗi đồng đẳng là một tác nhân
tự trị, có khả năng thực hiện những hành động này mà không cần sự tương tác đáng kể của
con người. Trong Storj, các tệp được lưu trữ dưới dạng các phân đoạn được mã hóa. Phân
mảnh (sharding) là một loại phân vùng cơ sở dữ liệu phân tách các cơ sở dữ liệu rất lớn
thành các phần nhỏ hơn, nhanh hơn, dễ quản lý hơn được gọi là phân đoạn dữ liệu. Từ shard
có nghĩa là mảnh vỡ của tổng thể. Vì vậy, phân đoạn là một phần của tệp được mã hóa sẽ

được lưu trữ trên mạng này. Sharding có một số lợi thế về bảo mật, quyền riêng tư, hiệu
suất và tính khả dụng. Các tệp phải được mã hóa phía máy khách trước khi được chia nhỏ.
Hình 5.

258


Hình 5: Giao thức mạng phân tán. Nguồn [3]

Chuỗi khối sử dụng hai loại thuật tốn khóa khơng đối xứng và hàm băm (hash) để
mã hóa dữ liệu:
Mật mã khóa khơng đối xứng (Asymmetric-Key Cryptography) là phương pháp mã
hóa sử dụng một cặp khóa, khóa để mã hóa và khóa để giải mã, được đặt tên lần lượt là
khóa cơng khai và khóa riêng. Cặp khóa được tạo bởi thuật tốn này bao gồm một khóa
riêng tư và một khóa công khai duy nhất được tạo bằng cùng một thuật tốn. Nó cịn được
gọi là mã hóa khóa cơng khai.
Hàm băm là quá trình làm cho đầu vào là một nội dung có kích thước, độ dài bất kỳ
thành dữ liệu đầu ra tiêu chuẩn có độ dài nhất định. Mã hóa SHA (được viết tắt là Secure
Hash Algorithm hay cịn gọi là thuật giải băm an tồn. SHA có 5 thuật giải băm bảo mật
được phát triển bởi NSA (National Security Agency) – Cục An ninh Quốc gia Mỹ và được
xuất bản thành chuẩn của chính phủ Mỹ bởi NIST (National Institute of Standards and
Technology) – Viện Công nghệ và chuẩn quốc gia Mỹ gồm SHA-1trả lại kết quả dài 160
bit; SHA-224 trả lại kết quả dài 224 bit; SHA-256 trả lại kết quả dài 256 bit; SHA-384 trả
lại kết quả dài 384 bit; SHA-512 trả lại kết quả dài 512 bit. SHA256 được định nghĩa là
thuật toán băm bảo mật 256 bit. Thuật toán này cho phép tạo ra các hàm băm mà không thể
đảo ngược và mang tính duy nhất..
2.4. Các ứng dụng của blockchain trong trường đại học
Blockchain có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hợp đồng thông minh,
kinh tế chia sẻ, mở rộng gọi vốn, cho phép quản trị dễ dàng, kiểm tra chuỗi cung ứng, lưu
trữ file phân quyền trên Internet, dự đốn chính xác hơn, đề cao quyền sở hữu trí tuệ, quản

lý và xác minh danh tính một cách dễ dàng, thực hiện Anti-money laundering (AML) –
chống rửa tiền và know your customer (KYC) – Nhận biết khách hàng, giao dịch chứng
259


khốn, hệ thống Neighbourhood Microgrid (cơng nghệ blockchain cho phép mua và bán
năng lượng tái tạo, được tạo ra bởi các lưới vi mô lân cận. Khi các tấm pin mặt trời làm cho
năng lượng dư thừa, những hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum sẽ tự động phân phối
lại nó.).
Ngồi các ứng dụng trên, blockchain cịn có các ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mà
hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu để phát triển nhằm hình thành nên các trường đại
học thông minh. Theo khảo sát từ nguồn [4] của tác giả Elena P. Fedorova và Ella I.
Skobleva, hiện nay có nhiều ứng dụng blockchain vào các trường đại học như bảng sau:
Các lĩnh vực ứng

% của việc

dụng chuỗi khối

sử dụng

Cấp và lưu trữ các

22.2 %

chứng chỉ, văn bằng.

Đại học

University of Nicosia, Massachusetts Institute of

Technology (MIT), Holberton School of Software
Engineering, University of Texas at Austin,
University of New Hampshire, University of
California, Malta College of Arts Science and
Technology, Woolf of University, University of
Maribor; Aristotle University of Thessaloniki,
Athens University of Economics and Business,
Democritus University of Thrace; Universities in
Dubai, University of Bahrein, University of
Melbourne, Central New Mexico Community
College, Ngee Ann Polytechnic, 20 % of all
universities in Canada, Synergy University (từ
2020), Penza State University (từ 2020)

Thanh toán cho các
nghiên cứu bằng tiền

16.7 %

University of Texas at Austin,
King’s College,

điện tử.
Woolf of University

260


Các lĩnh vực ứng


% của việc

dụng chuỗi khối

sử dụng

Các giải pháp định

16.7 %

danh.

Đại học

Woolf of University,
Aristotle University of Thessaloniki, Athens
University

of

Economics

and

Business,

Democritus University of Thrace;
Mạng lưới hợp tác

5.6 %


giữa sinh viên và

University of Texas at Austin,
Open University,

giáo sư của họ - nhà
University of Southampton

sư phạm mới.

Synergy University
Quản trị quá trình

11.1 %

giáo dục.
Mẫu hộ chiếu học tập

Woolf of University,
University of Maribor

11.1 %

Universities in Dubai

11.1 %

Zhejiang


(danh mục đầu tư).
Bảo hộ sở hữu trí tuệ.

University,

Shenzhen

University,

Chinese Academy of Sciences
Kiểm định cơ sở giáo

5.6 %

Open University

dục
Từ bảng thống kê các ứng dụng blockchain [4], các trường đại học lớn ở các nước
Nga, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Dubai, … đều có sử dụng blockchain và trong đó đại học
Woolf là trường đại học blockchain đầu tiên sử dụng nhiều ứng dụng của blockchain. Từ
khảo sát cũng nhìn thấy được ứng dụng chuỗi khối tra cứu văn bằng được sử dụng nhiều
nhất vì nó được đặt trên web và mọi người tra cứu nhanh chóng (Hình 6). Nhìn vào ứng
dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ trên nền tảng blockchain thì có Trung Quốc đang sử dụng.

261


Con số trong việc sử dụng
trong bảng thống kế trên cũng cho biết
việc các trường đại học trên thế giới sử

dụng blockchain ngày càng mở rộng
nhưng ở Việt Nam thì chưa có trường đại
học nào sử dụng. Vậy, blockchain mang
lại lợi ích cho các trường đại học đó là
trường đại học sẽ phân tích dữ liệu từ tập
dữ liệu sinh viên được lưu trữ hiểu các
“giao dịch” của sinh viên từ đó đưa ra các
giải pháp giúp đỡ sinh viên hồn thành
chương trình học của chính mình trong
giới hạn thời gian qui định. Ngoài ra, bản
chất phân tán của các giao dịch
blockchain cung cấp một số lợi thế bảo

Hình 6: Tra cứu văn bằng của đại học Woolf.

mật so với lưu trữ dữ liệu tập trung. Vì các mạng blockchain khơng có một điểm truy cập
duy nhất để xâm nhập, nó cung cấp nguy cơ bị hack giảm đi đáng kể.
Ứng dụng blockchain là rất tốt vì đặc điểm dữ liệu bất biến, bảo mật cao nhưng cũng
nên chú ý việc đầu tư cho blockchain thì cao gấp 4-5 lần chi phí bình thường khác do phải
đầu tư hạ tầng, nhân sự am hiểu về blockchain. Tuy nhiên, chuỗi khối cũng là do con người
tạo ra vì vậy chắc có thể cũng sẽ có lỗ hổng về bảo mật cho nên cũng cần quan tâm đến
việc đảm bảo bảo mật cho các chuỗi khối được tạo. Theo bài báo từ nguồn [7], viết về 31
cuộc tấn công của hacker nhằm đánh cắp tiền mã hóa, lấy cắp hơn 370 triệu USD. Hacker
đã tấn công khai thác các lỗ hổng trong các giao thức của các dự án, hoặc lừa người dùng
để chiếm đoạt tài khoản (báo cáo từ CertiK – công ty chuyên về bảo mật blockchain, trong
tháng 4.2022).
3. KẾT LUẬN
Bảo mật là yếu tố hàng đầu cần quan tâm trong việc sử dụng các ứng dụng số mà
blockchain thỏa mãn yếu tố này. Vì vậy, việc sử dụng blockchain trong tương lai là vô cùng
lớn cùng với việc các ngành, các doanh nghiệp, các trường đại học đang trên đường đưa tổ

chức của mình trở thành cơ sở thơng minh đó là việc đầu tư phải nên làm. Nếu tổ chức nào
262


sớm sử dụng blockchain sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với tổ chức khác nói chung và nói
riêng ở các trường đại học bởi vì trường đại học sẽ sớm có quản lý hồ sơ sinh viên, thu thập
dữ liệu qua nhiều năm và từ đó phân tích, khai thác dữ liệu để hỗ trợ việc giúp đỡ học tập
và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hoặc là thậm chí có thể quản lý việc sau khi tốt
nghiệp sinh viên làm ở đâu, và tiếp tục quản lý cho việc học sau đại học cho các sinh viên
của trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Melanie Swan, “Blockchain blueprint for a new economy”, Nxb: O’reilly Media, 2015
[2] Meyliana và cộng sự, “A Blockchain Technology - Based for University Student
Enrollment Process”, 2020
[3] Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, “Blockchain A Practical Guide to Developing”,
Nxb: McGraw-Hill Education, 2018
[4]. Elena P. Fedorova và Ella I. Skobleva, “Application of Blockchain Technology in
Higher Education”, Nxb: Slovak Republic European Journal of Contemporary
Education , 2020
[5]. Hương Giang, “Có 7 cơng ty blockchain hàng đầu thế giới là do người Việt sáng lập”,
2022. Địa chỉ: [Truy cập 29/05/2022].
[6] Báo điện tử của Reachable bitcoin nodes. [Trực tuyến]. Địa chỉ: />[Truy cập 27/05/2022].
[7] Báo điện tử của statista. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
[Truy
cập 27/05/2022]
[8] Thế Lâm, “Chớ ảo tưởng blockchain, tiền mã hóa là an tồn tuyệt đối”, 2022. Địa chỉ:
[Truy cập 29/05/2022].

263




×