Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của sóng hài từ nguồn điện mặt trời mái nhà đến lưới điện phân phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.49 KB, 6 trang )

Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Sóng Hài Từ
Nguồn Điện Mặt Trời Mái Nhà Đến Lưới Điện
Phân Phối
Nguyễn Kim Ánh, Lê Đình Dương, Nguyễn Quang Linh, Võ Văn Thịnh, Đỗ Hoàng Đức

Khoa Điện,
Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
Email: , , , ,

tối đa ở điều kiện vận hành định mức. Ví dụ biến tần
SG110CX của hãng SUNGROW thiết kế giá trị giới
hạn méo tối đa nhỏ hơn 3% [4]. Tuy nhiên, không phải
lúc nào các bộ biến tần này cũng hoạt động ở giá trị định
mức, việc phụ thuộc vào lượng bức xạ mặt trời ảnh
hưởng rất nhiều đến các giá trị giới hạn này mà vẫn chưa
có hướng giải quyết.

Abstract - Hiện nay, bên cạnh các nhà máy điện mặt trời
công suất lớn đấu nối vào lưới điện trung và cao áp, hệ
thống điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) kết nối với lưới
điện hạ áp cũng đang phát triển mạnh mẽ. Bản chất của
các hệ thống điện mặt trời được tạo ra bởi việc kết nối
chuỗi giữa các tấm quang điện PV. Việc kết nối này giúp
tạo ra nguồn điện một chiều (DC) với dải điện áp và công
suất biến thiên trong một dải rộng. Nhưng để phù hợp với
các phụ tải dân dụng và cơng nghiệp thì nguồn điện DC
này cần phải được biến đổi sang nguồn điện xoay chiều
AC thông qua các bộ nghịch lưu (Inverter) ở tần số 50 Hz
dưới dạng một pha hoặc ba pha với công suất thay đổi từ


vài kW đến 110 kW. Hơn nữa, để các hệ thống này làm
việc, chúng cần phải được nối lưới. Những hệ thống như
vậy đã mang lại rất nhiều hiệu quả, giúp giải quyết rất
nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên,
những hệ thống này cũng mang lại một số vấn đề trong
quản lý và vận hành lưới điện, đặc biệt là vấn đề sóng hài.
Bài báo sẽ tập trung vào việc đề xuất giải phương pháp
xây dựng lại lưới điện trung và hạ thế sao cho gần nhất với
lưới thực trên phần mềm PSS Sincal của hãng Siemens
PTI, từ đó tiến hành mơ phỏng, phân tích sóng hài ứng với
các kịch bản vận hành khác nhau của ĐMTMN và của
phụ tải để đánh giá ảnh hưởng của sóng hài do ĐMTMN
gây ra cho lưới điện.

Để hạn chế các tác hại đồng thời vận hành tốt lưới
điện khi có tích hợp các nguồn ĐMTMN, các đơn vị
quản lý vận hành cần có cơng cụ (giải pháp) để xác định
được mức độ (định lượng dưới dạng %) sóng hài dịng
điện, sóng hài điện áp bậc cao tùy theo công suất phát
của nguồn ĐMTMN đến các thông số điện năng của
lưới lân cận điểm đấu nối [5, 6, 7, 8].
Một số bài báo trước đây tập trung nghiên cứu về
mức độ thâm nhập của các nhà máy năng lượng mặt trời
nối lưới truyền tải, sự ảnh hưởng của thời tiết đối với hệ
thống năng lượng mặt trời, các phương pháp điều khiển
biến tần [9, 10, 11]. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa
chọn một lưới điện trong thực tế có tích hợp các nguồn
ĐMTMN phía trung áp và hạ áp, phụ tải khơng cân
bằng và xây dựng lưới điện gần giống với lưới thực nhất
trên phần mềm PSS Sincal. Từ đó mơ phỏng, tính tốn

sóng hài với các kịch bản vận hành của phụ tải và
ĐMTMN. Kết quả của việc nghiên cứu được dựa trên
các thơng số lưới thực tế nên quy trình xây dựng lưới
có thể được áp dụng với các lưới quy mơ lớn hơn.

Keywords – Sóng hài, THDu, THDi, điện mặt trời, cộng
hưởng tần số, chất lượng điện năng.

I.

GIỚI THIỆU

Việc nối lưới của các nguồn năng lượng tái tạo
(NLTT) như điện mặt trời, điện gió đang tăng trưởng
mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam nhờ các ưu điểm vượt trội của nó. Mặc dù chi phí
đầu tư ban đầu lớn nhưng chúng thân thiện với môi
trường hơn các nguồn năng lượng truyền thống như dầu
mỏ, than và khơng phát khí thải hiệu ứng nhà kính. Năm
2019, chính phủ Việt Nam ban hành chính sách về giá
FIT (Feed-in-Tariffs) để khuyến khích các đơn vị dân
cư và thương mại tham gia vào chiến dịch phát triển
điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN).

Phần còn lại của bài báo được tổ chức như sau: Phần
II giới thiệu các tiêu chuẩn đánh giá sóng hài và lý
thuyết cộng hưởng tần số. Nghiên cứu thực nghiệm
được mô tả trong Phần III. Phần IV đưa ra kết quả phân
tích sóng hài và đáp ứng tần số. Cuối cùng là kết luận
được rút ra trong Phần V.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. Tiêu chuẩn đánh giá sóng hài
Tiêu chuẩn IEEE Std. 519 quy định tiêu chuẩn về
triệt tiêu sóng hài (méo điện áp và dịng điện) được sinh
ra bởi bộ chuyển đổi cơng suất tĩnh và tải phi tuyến.
Thông qua tiêu chuẩn IEEE Std. 519, có hai tham số
phản ảnh mức độ thâm nhập sóng hài đó là tổng biến
dạng sóng hài (THD) và tổng biến dạng nhu cầu (TDD).

Để kết nối với lưới, hệ thống ĐMTMN cần có thiết
bị biến tần (Inverter). Đây là thiết bị bán dẫn được sử
dụng để chuyển đổi dòng điện từ DC sang AC, chúng
cho phép điều khiển linh hoạt biên độ và tần số đầu ra
AC. Tuy nhiên q trình chuyển đổi này có thể đưa sóng
hài không mong muốn thâm nhập vào hệ thống điện [1].
Điện áp và dòng điện hài quá mức gây ra tổn thất trong
lõi máy biến áp và máy phát điện, cũng như làm tăng
tổn thất trên đường dây truyền tải, gây quá nhiệt và ảnh
hưởng đến vòng đời của thiết bị điện [2, 3]. Hầu hết các
biến tần đều được sản xuất với một giá trị giới hạn méo
ISBN 978-604-80-7468-5

Tổng biến dạng sóng hài (THD) là tỷ lệ giữa giá trị
hiệu dụng của các thành phần sóng hài với giá trị hiệu
dụng của thành phần cơ bản được tính theo cơng thức
(1).
347


Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)


=

Nếu chúng ta mơ hình hố trở kháng của hệ thống như
một hàm của tần số Z  g ( f ) = R+jX, ta có thể xác
định ảnh hưởng của sóng hài do tải phi tuyến tạo ra đối
với biến dạng sóng hài điện áp. Trở kháng hệ thống, tụ
điện trong hệ thống và số lượng tải trở là ba đại lượng
chính ảnh hưởng đến đặc tính đáp ứng của hệ thống.

(1)

× 100%

Trong đó: Vi là giá trị hiệu dụng của thành phần sóng
hài bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
V1 là giá trị hiệu dụng của thành phần cơ bản (tần số 50
Hz).

Các phần tử trong hệ thống điện phân phối chủ yếu
là điện cảm. Nếu trong mạng điện có các tụ điện làm
nhiệm vụ điều chỉnh hệ số cơng suất, lọc sóng hài hoặc
điều chỉnh điện áp tại các nút thì sự kết hợp giữa điện
cảm (L) và điện dung (C) có thể gây nên hiện tượng
cộng hưởng nối tiếp (L và C mắc nối tiếp) hoặc cộng
hưởng song song (L và C mắc song song). Cộng hưởng
song song phổ biến hơn khi các tụ điện hoạt động song
song với điện kháng hệ thống, đây là một vấn đề quan
trọng khi tần số cộng hưởng gần bằng một trong những
tần số do nguồn sóng hài tạo ra. Cộng hưởng nối tiếp có

thể dẫn đến lượng dịng sóng hài khơng mong muốn
chạy qua các phần tử nhất định. Dịng điện hài q mức
có thể làm cho bảo vệ rơ le tác động sai, cầu chì bị cháy
hoặc phát nóng dây cáp. Cộng hưởng song song có thể
tạo ra điện áp hài quá mức trên các phần tử hệ thống.
Thông thường, điều này sẽ gây ra hỏng tụ điện hoặc
cách điện [12, 13].

Tổng biến dạng nhu cầu (TDD) có mối quan hệ
tương tự THD, nhưng thay vì biểu thị hàm lượng sóng
hài đối với dịng điện thực tế tại thời điểm đo thì TDD
biểu thị lượng sóng hài đối với dịng tải tối đa trong một
khoảng thời gian đáng kể (trung bình 15 hoặc 30 phút),
được tính theo cơng thức (2).
=

(2)

× 100%

Trong đó: Ii là dòng điện hài bậc i và N là bậc cao nhất
của sóng hài cần đánh giá; IL là dịng điện nhu cầu cực
đại tại điểm nối chung PCC.
Bảng 1 và Bảng 2 trình bày các giới hạn quy định ở
cấp trung và hạ áp theo tiêu chuẩn IEEE Std. 519.
Bảng 1. Giới hạn về sóng hài điện áp, IEEE Std. 519.

Cộng hưởng tần số xảy ra khi cảm kháng bằng với
dung kháng tại tần số cộng hưởng. Tần số cộng hưởng
này được biểu diễn bằng công thức (3).


Giới hạn về méo điện áp hài theo phần trăm của
điện áp định mức cơ bản (%)
Điện áp tại
điểm
PCC, V (kV)

Méo điện áp
cho
từng sóng hài (%)

Méo điện
áp
tổng THD
(%)

V ≤ 1.0 kV

5.0

8.0

1 kV < V ≤ 69 kV

3.0

5.0

fr 


Do biến tần ĐMTMN thuộc thiết bị phát điện, các
giới hạn TDD được xét từ tỉ lệ ISC/IL <20, do đó có các
yêu cầu như Bảng 2 với ISC là dòng điện ngắn mạch lớn
nhất tại PCC và h là bậc sóng hài.

2 LC

(3)

Hình 1. (a) Độ lớn trở kháng so với tần số trong mạch cộng
hưởng nối tiếp; (b) Độ lớn trở kháng so với tần số trong
mạch cộng hưởng song song.

Bảng 2. Giới hạn về sóng hài dịng điện trong hệ thống phân
phối chung, IEEE Std. 519.

Trong bài báo này, chúng tôi sử dụng mơ hình
CIGRE để mơ hình hóa các thiết bị, từ đó tính tốn trở
kháng trong dải tần số nghiên cứu, kết quả chỉ ra được
mối quan hệ giữa Z  g ( f ) và   h( f ) . Từ kết quả
này, phần mềm sẽ tính tốn được hài áp tại các nút và
hài dòng trên mỗi nhánh của lưới điện do các nguồn
sóng hài tạo ra. Thêm vào đó có thể xem xét sự cộng
hưởng trong hệ thống. Việc phân tích đặc tính tần số có
ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá sự ảnh
hưởng của sóng hài bậc cao đến với các thiết bị điện
như tụ bù, đường dây, máy biến áp.

Độ méo sóng hài dòng điện tối đa theo phần trăm
của dòng điện tải IL (%)

h
h<11 11≤h<17 17≤h<23 23≤h<35 35≤h TDD
ISC/IL
<20 4.0
2.0
1.5
0.6
0.3 5.0
B. Đặc tính tần số
Trong hệ thống điện, đáp ứng của hệ thống điện
cũng quan trọng như việc xem xét đến các nguồn hài.

ISBN 978-604-80-7468-5

1

348


Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)

III. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

by Cycle để gia tăng độ phân giải phép đo, do đó thiết
bị này đo được tối đa đến 512 bậc hài.

A. Xây dựng lưới
Mơ hình lưới được nghiên cứu trong bài báo này là
một xuất tuyến của KCN Hoà Cầm thuộc quyền quản
lý của Điện lực Đà Nẵng. Đây là một khu vực tập trung

các phụ tải công nghiệp nặng như chế tạo các kết cấu
thép, xi măng, nhựa,...Xuất tuyến này bao gồm 17 công
ty được cấp điện qua các máy biến áp 22/0.4kV trong
đó có 7 cơng ty đã được lắp ĐMTMN 3 pha tại các điểm
trung áp, 3 dự án ĐMTMN 3 pha và 9 dự án ĐMTMN
1 pha được đấu nối tại phía hạ áp. Trong lưới cũng có
các phụ tải một pha phục vụ tự dùng cho các nhà máy
như chiếu sáng, điều hoà. Mơ hình lưới xây dựng trên
phần mềm PSS Sincal được trình bày trong Hình 2. Đây
là mơ hình được thiết kế dựa trên sơ đồ lưới thực tế với
cấp điện áp 22/0.4 kV và tổng số nút là 110.

Hình 3. Thiết bị đo sóng hài Blackbox G4500.

B. Thiết bị và phương pháp đo lường
Thiết bị dùng để đo sóng hài là máy BlackBox
G4500 của hãng Elspec. Thiết bị này tuân theo tiêu

Hình 2. Sơ đồ 1 sợi của xuất tuyến nghiên cứu xây dựng trên phần mềm PSS Sincal.

chuẩn đo lường quốc tế IEC61000-4-30 Class A. Đặc
biệt Blackbox được trang bị thuật tốn phân tích Cycle

ISBN 978-604-80-7468-5

Hình 4. Đo sóng hài thực tế tại ĐMTMN công suất 1MW.

349



Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)

C. Thu thập dữ liệu
Trong nghiên cứu này, dữ liệu được cung cấp bởi
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, dữ liệu bao
gồm sơ đồ 1 sợi, các tham số vật lý và vận hành của các
thiết bị trong xuất tuyến. Đối với một số nguồn hài chưa
được cung cấp, tác giả sẽ tiến hành đi đo trực tiếp tại
các điểm đo trên lưới.
- Thông số lưới
Một số thông số về đường dây và máy biến áp có
trong xuất tuyến được mơ tả trong Bảng 3 và Bảng 4.

Hình 6. Đồ thị công suất phát của một PV trong 24h.

Bảng 3. Thông số kỹ thuật của đường dây.

Loại dây

Tên
ACx185
MV35
ABC50

Đường dây
trên không
Cáp ngầm
Đường dây
trên khơng


r( /

)

x( /

- Dữ liệu sóng hài

)

0.17

0.414

0.54

0.356

0.471

0.091

Hình 7 và Hình 8 là phổ hài của một ĐMTMN 3 pha
và phụ tải công nghiệp được hiển thị trên phần mềm
Sapphire. Đây là phần mềm dùng để đọc và phân tích
dữ liệu từ máy đo Blackbox G4500.

Bảng 4. Thông số kỹ thuật của máy biến áp.

Công suất

(kW)

Tổ nối
dây

Un
(%)

Io
(%)

22/0,4

1000

D/Yo - 11

5.25

2.32

22/0,4

560

/Yn - 11

4.12

1.26


Cấp điện áp
(kV)

- Đồ thị phụ tải
Đồ thị tiêu thụ của phụ tải và đồ thị phát của
ĐMTMN trong 1 ngày được trình bày như Hình 5 và
Hình 6. Các dữ liệu này sẽ được dùng để mơ phỏng sóng
hài trong các khung giờ để đánh giá tác động của
ĐMTMN gây nên sóng hài ứng với kịch bản như thực
tế vận hành.

Hình 7. Phổ hài dịng của một PV 3 pha.

Hình 8. Phổ hài dịng của một phụ tải cơng nghiệp trong
XT.

Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành tích
hợp vào mơ hình lưới đã xây dựng. Sau đó, mơ phỏng
sóng hài theo các kịch bản vận hành ở Mục D.
D. Kịch bản mơ phỏng

Hình 5. Đồ thị tiêu thụ của một phụ tải trong 24h.

Để tính toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
hệ thống điện mặt trời đối với lưới điện, chúng tôi đưa
ra các kịch bản vận hành như sau:
 Kịch bản 1 (KB1): Lưới điện khơng có lắp đặt
các nguồn ĐMTMN.


ISBN 978-604-80-7468-5

350


Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)

Bảng 5. Kết quả số liệu THDu (%) trong 2 kịch bản mô phỏng

 Kịch bản 2 (KB2): Lưới điện có lắp đặt các
nguồn ĐMTMN như ở thời điểm hiện tại.

Kịch bản 1 (KB1)

Vì cơng suất ĐMTMN phụ thuộc vào lượng bức xạ
mặt trời, công suất phụ tải điện cũng thay đổi trong ngày
nên để đánh giá chi tiết hơn, các tác giả thực hiện mô
phỏng thêm các trường hợp phát công suất của điện mặt
trời và sự tiêu thụ của công suất tải theo đồ thị phụ tải
trong 1 ngày. Để đơn giản chúng tôi chọn 8 điểm trên
đồ thị tiêu thụ của phụ tải và đồ thị phát của ĐMTMN
trong một ngày tương ứng với các khung giờ (0h – 3h –
6h – 9h – 12h – 15h – 18h – 21h) để thực hiện mô
phỏng.

Khung
giờ

0h


3h

12h 15h 18h 21h

Nút 2 0.182 0.175 0.168 0.308 0.295 0.324 0.195 0.16
Nút 3 0.189 0.181 0.174 0.322 0.307 0.337 0.203 0.166
Kịch bản 2 (KB2)
Nút 1 0.105 0.101 0.098 0.221 0.47 0.237 0.114 0.092

A. Sóng hài

Nút 2 0.182 0.175 0.17 0.371 0.773 0.391 0.195 0.16

Kịch bản 1

0.4

THDu (%)

9h

Nút 1 0.105 0.101 0.097 0.181 0.173 0.197 0.114 0.092

IV. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

Nút 3 0.189 0.181 0.176 0.388 0.807 0.408 0.203 0.166

0.3

Kết quả trên đã phản ảnh đúng sự thâm nhập sóng

hài từ nguồn ĐMTMN vào lưới phân phối với lượng
công suất phát và tiêu thụ thay đổi tuân theo đồ thị phụ
tải trong 1 ngày (Ở đây lấy 8 khung giờ). Trong KB2,
với lượng PV hiện tại là 19, khi vận hành ở khung giờ
(6h-15h) ta thấy rằng tổng méo dạng sóng hài điện áp
tại nút tăng khá lớn so với kịch bản khơng có PV (KB1).
Đối với các khung giờ (0h - 3h) và (18h – 21h), sóng
hài từ nguồn ĐMTMN gần như khơng có bởi vì khi đó
nguồn điện này khơng phát điện do khơng có bức xạ
mặt trời.

0.2
0.1
0

6h

0

3

6

Nút 1

9

t (h)

12


Nút 2

15

18

20

Nút 3

Hình 9. Kết quả sóng hài điện áp trong kịch bản 1 tại 3
nút.

B. Đặc tính tần số

Kịch bản 2

THDu (%)

1
0.8
0.6
0.4
0.2
0

0h

3h


6h

9h

12h 15h 18h 21h

Hình 11. Kết quả tính tốn đặc tính tần số tại một nút
trong XT

t (h)
Nút 1

Nút 2

Nút 3

Kết quả tính tốn đặc tính trở kháng cũng được thể
hiện ở Hình 11. Có thể thấy rằng, tần số cộng hưởng
xấp xỉ 750 Hz (gần bậc hài 15). Tại bậc hài này trở
kháng hệ thống sẽ tăng cao, do đó độ méo điện áp tại
bậc này sẽ có giá trị lớn. Thêm vào đó với kết quả tính
tốn đặc tính tần số sẽ giúp người vận hành đưa ra các
giải pháp để tránh hiện tượng cộng hưởng tần số xảy ra,

Hình 10. Kết quả sóng hài điện áp trong kịch bản 2 tại 3
nút

ISBN 978-604-80-7468-5


351


Hội nghị Quốc gia lần thứ 25 về Điện tử, Truyền thông và Công nghệ Thông tin (REV-ECIT2022)

tránh gây nên các hậu quả nghiêm trọng về kỹ thuật và
kinh tế.

Harmonic Distortion Associated with PV Penetration in a Low
Voltage Distribution Network," IEEE PES Transmission &
Distribution Conference and Exhibition - Latin America, 2020.

V. KẾT LUẬN

[7] Papaioannou Ioulia T, Alexiadis Minas C, Demoulias Charis
S, Labridis Dimitridis P, Dokopoulos Petros S, "Modeling and
field measurements of photovoltaic units connected to LV grid.
study of penetration scenarios," IEEE Trans Power Deliv, pp.
979-987, 2011.

Từ các kết quả mô phỏng có thể dùng để phân tích,
đánh giá mức độ ảnh hưởng của sóng hài của ĐMTMN
đến lưới điện phân phối đặc biệt là tại các tần số có hiện
tượng cộng hưởng. So sánh với tiêu chuẩn IEEE 519 ta
thấy rằng giá trị sóng hài tại các bậc riêng lẻ cũng như
tổng độ biến dạng sóng hài tại tất cả các nút của xuất
tuyến đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó có thể
đánh giá rằng với số lượng ĐMTMN và các phụ tải phi
tuyến trong xuất tuyến hiện nay vẫn đảm bảo giới hạn
sóng hài cho phép. Dựa vào đó, định lượng được lượng

cơng suất của ĐMTMN tại các nút có thể xây dựng
trong tương lai mà khơng gây ảnh hưởng đến lưới điện.
Thêm vào đó với kết quả tính tốn đặc tính tần số sẽ
giúp người vận hành đưa ra các giải pháp để tránh hiện
tượng cộng hưởng tần số xảy ra, tránh gây nên các hậu
quả nghiêm trọng về kỹ thuật và kinh tế.

[8] D. I. e. al, "Power quality from multiple grid-connected single
phase inverters," IEEE Trans. On Power delivery, vol. 19, pp.
1983-1989, Oct 2004.
[9] Eftekharnejad S, Vittal V, Heydt TG, Keel B, Loehr J, "Impact
of increased penetration of photovoltaic generation on power
systems," IEEE Trans Power Syst, pp. 893-901, 2013.
[10] R. Torquato, F. C. L. Trindade, and W. Freitas, "Analysis of
the harmonic distortion impact of photovoltaic generation in
Brazilian residential networks," 16th IEEE International
Conference on Harmonics and Quality of Power, 25-28 May
2014.
[11] X. Y. Zhao and S. Y. Liu, "A research of harmonics for
multiple PV inverters in grid-connected," Asia-Pacific Power
and Energy Engineering Conference, 27-29 March 2012.

Bài báo đã giới thiệu quy trình xây dựng lưới, tính
tốn và phân tích ảnh hưởng của sóng hài khi việc nối
lưới đối với ĐMTMN ngày càng nhiều về số lượng và
tăng về cơng suất. Kết quả của đề tài có thể được áp
dụng cho các lưới điện hạ áp được quản lý vận hành bởi
các công ty Điện lực trong việc phân tích và đánh giá
ảnh hưởng của ĐMTMN đến lưới. Đề tài cịn có thể
được mở rộng áp dụng và phát triển các nghiên cứu tiếp

theo liên quan đến nguồn ĐMTMN, đặc biệt là nghiên
cứu giải pháp gia cố lưới để tăng khả năng tiếp nhận và
chuyển tải công suất ĐMTMN đến hệ thống điện mức
cao hơn.

[12] Duc-Thanh Do and Holger Hirsch, "Harmonic Resonance Risk
Assessment of Photovoltaic Applications in Low Voltage
Grid," International Symposium on Industrial electronics , vol.
29, no. 1, pp. 868-873, 2020.
[13] H. H. e. a, "Potential Harmonic Resonance Impacts of PV
Inverter Filters on Distribution Systems," IEEE Trans. On
Sustainable Energy, vol. 6, Jan 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ahmed Latheef, D A. Robinson, Victor J. Gosbell, Victor W.
Smith, "Harmonic impact of photovoltaic inverters on low
voltage distribution systems," Conference Proceedings of the
2006 Australasian Universities Power Engineering
Conference (AUPEC'06), 2006.
[2] A. Kharrazi, V.Sreeram, Y.Mishra, "Assessment techniques of
the impact of grid-tied rooftop photovoltaic generation on the
power quality of low voltage distribution network - A review,"
Renewable and Sustainable Energy Reviews, vol. 120, 2020.
[3] M. S. ElNozahy, and M. M. A. Salama, "Technical impacts of
grid-connected photovoltaic systems on electrical networks —
A review," J. Renewable Sustainable Energy, p. 5, 30 May
2013.
[4] SUNGROW, "Grid connected inverter (SGC110CX)," User
Manual,SG110CX-V14–UEN-Ver11-202003.
[5] Pongsatorn Kerdoum, Suttichai Premrudeepreechacharn,

"Analysis of PV penetration level on low voltage system in
Chiang Mai Thailand," Enerfy Reports, vol. 6, pp. 754-760, 23
November 2019.
[6] Johanna S. Castellanos A, Diego Patino Guevara, Carlos
Adrian Correa-Florez, Gabriel Ordo´nez-Plata, "Assessment of

ISBN 978-604-80-7468-5

352



×