Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Cảm hứng thế sự trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.26 KB, 9 trang )

CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG
THỜI KỲ DỔI MỚI
Nguyễn Thị Thanh Xuân1
1. Khoa Sư phạm. Email:
TĨM TẮT
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng có thể nói đề tài đời tư thế sự đã chiếm một mảng lớn
và được ông khai thác rất triệt để. Với khả năng nắm bắt những vấn đề của đời sống hiện thực
một cách nhạy bén, tinh tế, Ma Văn Kháng đã bày tỏ những quan điểm tư tưởng nghệ thuật sâu
sắc liên quan tới cuộc sống con người trong xã hội hiện đại và xoáy sâu vào mọi vấn đề thế sự
nóng hổi xung quanh cuộc sống con người hơm nay. Nhà văn đã lên án cảnh tỉnh con người về
sự suy thoái nghiêm trọng của những giá trị đạo đức truyền thống và thẳng thắn phê phán sự
tha hóa, những vấn đề nhức nhối bất cập trong bức tranh xã hội thời hiện đại đang bị cơn lốc
của nền kinh tế thị trường chi phối.
Từ khóa: Cảm hứng, Ma Văn Kháng, thế sự, thời kỳ đổi mới, truyện ngắn
ĐẶT VẤN DỀ
Ma Văn Kháng là cây bút có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại.
Thể hiện qua danh mục lớn các tác phẩm văn chương được giới nghiên cứu và bạn đọc gần xa đánh
giá cao về chuẩn mực giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Ơng khơng những là cây bút truyện ngắn
và tiểu thuyết nổi tiếng mà còn là người đóng góp nhiều bài viết bộc lộ những trăn trở về con đường
sáng tạo nghệ thuật, lao động viết văn. Tác phẩm Ma Văn Kháng nói chung và truyện ngắn của ơng
nói riêng đạt đến độ sắc sảo, tinh tế nhất là từ đầu những năm 1980, khi ơng có sự chuyển hướng
ngịi bút của mình từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết ; chuyển mạch văn ngợi ca giàu chất trữ
tình, sử thi sang khuynh hướng phê phán và thế sự, đời tư. Yếu tố nghị luận được thấm nhuần trên
những trang văn của ông qua cách miêu tả, đối thoại, độc thoại của các loại nhân vật.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Cảm hứng thế sự
Cảm hứng đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong q trình sáng tạo nghệ thuật của nhà
văn, là sự đồng cảm, rung động của nhà văn trước các hiện tượng cuộc sống. Theo Từ điển
Thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006) thì Cảm
hứng chủ đạo được xem là “Trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ
thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự định giá nhất định gây tác động đến cảm xúc


của những người tiếp nhận tác phẩm” (Lê Bá Hán và nnk., 2006). Belinxki cũng cho rằng:
“Cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực”
(Dẫn theo Lê Bá Hán và nnk., 2006). Cảm hứng nghệ thuật của nhà văn ln chi phối các giá
trị nội dung và hình thức của tác phẩm và thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm.
641


Ma Văn Kháng không chỉ là cây bút đi tiên phong trong quá trình đổi mới tư duy nghệ
thuật, đổi mới đề tài sáng tác mà còn là nhà văn nắm bắt kịp thời những vấn đề cấp bách mà xã
hội đặt ra đối với người nghệ sĩ có lương tâm và trách nhiệm, để lại những dấu ấn riêng trong
sáng tác của ơng. Là nhà văn có cái nhìn riêng độc đáo về con người, Ma Văn Kháng đã thể hiện
sự quan tâm nhiều chiều tồn tại trong cuộc sống, để rồi ông bày tỏ những trăn trở băn khoăn về
lẽ đời, về xã hội, về con người. Ngòi bút của nhà văn hết sức nhạy cảm trước hiện thực phức tạp,
bộn bề. Bám sát và tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề hiện thực, nhà văn đã khám phá phát hiện ra và
lên án cảnh tỉnh con người về sự suy thoái nghiêm trọng của những giá trị đạo đức truyền thống.
Ngịi bút của ơng thẳng thắn phê phán sự tha hóa và những vấn đề nhức nhối bất cập trong bức
tranh xã hội thời hiện đại đang bị cơn lốc của nền kinh tế thị trường chi phối. Lên án, vạch trần
những mặt trái của xã hội của đạo đức con người, một mặt nhà văn mong muốn cuộc sống sẽ
được trong lành, tốt đẹp hơn nhưng mặt khác phê phán cũng chính là để khẳng định những giá trị
tốt đẹp của cuộc sống của con người và bản sắc của cội nguồn, dân tộc. Bên cạnh đó ngịi bút của
tác giả cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới số phận mỗi con người.
1.1. Sự thống nhất nguồn cảm hứng sáng tạo giữa các chủ đề thế sự
Văn học Việt Nam sau 1975 phát triển trong những điều kiện lịch sử và xã hội khác biệt rõ
rệt với thời kỳ chiến tranh, trong một môi trường ý thức tinh thần có nhiều biến đổi. Do yêu cầu
của hiện thực xã hội, của chính bản thân văn học, thời kỳ này văn học đã có những đổi mới rõ rệt.
Trong cảnh sống đời thường có vơ số vấn đề mới phát sinh ngày càng gây nhức nhối trở thành thời
sự trong dư luận xã hội. “Cả một phức hợp những tạp âm đời thường va đập vào người viết” (Lã
Ngun, 1999). Điều đó thơi thúc các nhà văn tìm đến với văn xi tâm lý xã hội và chuyển dần
từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu thuyết. Đề tài tâm lý - đạo đức - thế sự trở lại với những quy luật
bình thường của nó. Con người trở về với mn mặt đời thường, phải đối mặt với biết bao vấn đề

phát sinh từ nhiều biến động đổi thay xã hội. Những tạp âm của cuộc sống đời thường, sự thức
tỉnh ý thức cá nhân cùng với xu hướng dân chủ hóa làm cho đời sống văn học sau 1975 đặc biệt là
thời kỳ Đổi mới càng phát triển phong phú và đa dạng. Cùng với những cây bút đóng vai trị đi
tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, Ma Văn Kháng cũng đã tự đổi mới mình, vượt lên
chính mình, nhà văn chuyển từ cảm hứng ngợi ca sang cảm hứng nói lên sự thật. Mối quan tâm
lớn nhất của nhà văn lúc này là số phận con người - những con người nhỏ bé bình thường trước
thực trạng xã hội ngày càng xuống cấp, nhân tình thế thái đảo điên. Vào đầu những năm 80 đón
trước u cầu ‘‘nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật’’, Ma Văn Kháng đã
tạo nên ‘‘hiện tượng văn học’’ được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc và dư luận xã hội. Bên cạnh
các tiểu thuyết, hàng loạt truyện ngắn của ông đã thể hiện sự chiêm nghiệm, suy tư lắng đọng trong
cái nhìn đa chiều phức hợp về hiện thực và số phận con người trong đời sống hiện đại.
Nếu cảm hứng sử thi quy chiếu mọi vấn đề đời sống về hiện thực lịch sử thì cảm hứng thế sự
cuối cùng tìm đến hiện thực con người, quy chiếu về số phận con người với những quan hệ xung
quanh sự tồn tại của nó, phát hiện ‘‘những vấn đề tự nó’’. Với cái nhìn thế sự, đời sống riêng của
cá nhân, kinh nghiệm cá nhân được coi là đối tượng khám phá chủ yếu. Trong sáng tác của Ma Văn
Kháng có thể nói đề tài đời tư thế sự đã chiếm một mảng lớn và được ông khai thác rất triệt để. Với
khả năng nắm bắt những vấn đề của đời sống hiện thực một cách nhạy bén, tinh tế, Ma Văn Kháng
đã bày tỏ những quan điểm tư tưởng nghệ thuật sâu sắc về mọi vấn đề liên quan tới cuộc sống con
người trong xã hội hiện đại và xoáy sâu vào mọi vấn đề thế sự nóng hổi xung quanh cuộc sống con
người hôm nay. Nhà văn đặc biệt quan tâm tới số phận những con người bé nhỏ trong cuốc sống
642


mn vàn phức tạp đan xen hiện nay. Ơng lách sâu ngịi bút vào chủ đề gia đình với các mối quan
hệ phức tạp. Tác giả cũng dành nhiều trang viết về thân phận người trí thức trong xã hội hiện nay.
Đặc biệt, ơng dành nhiều tình cảm trân trọng yêu thương đối với số phận người phụ nữ. Từ thân
phận của những con người nhỏ bé vô danh với cuộc sống mưu sinh khó nhọc giữa đời thường,
thơng qua những câu chuyện vặt vãnh gắn với sinh hoạt hằng ngày từ trong mỗi gia đình ra ngồi
xã hội Ma Văn Kháng cất lên một tiếng nói thâm trầm về lẽ đời về tình người. Ơng kêu gọi con
người sống chan hịa và đừng đánh mất tình thương u giữa con người với con người.

Có thể nói phần lớn truyện ngắn của Ma Văn Kháng đều xoáy sâu vào các chủ đề thế sự
nhân sinh. Với những câu chuyện không đâu về cái vặt vãnh giữa đời thường, nhà văn đều viết
thành truyện ngắn : Trăng soi sân nhỏ, Trái chín mùa thu, Heo may gió lộng, Người đánh trống
trường, Bồ nông ở biển, Một chốn nương thân, Người giúp việc, Mảnh đạn, Cô giáo chủ nhiệm,
Nhà nhiều tầng, Mất điện, Tổ trưởng dân phố, Thoạt kỳ thủy là nước… Nếu tóm tắt cốt truyện
sẽ chẳng có gì để nói nhưng chính những chuyện vặt vãnh ấy lại “Mang chiều sâu của một triết
luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của truyện ngắn Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt
ra ngoài ý nghĩa đề tài và chất liệu. Cho nên kể những chuyện eo xèo hằng ngày nhà văn muốn
làm nổi bật sự lạc điệu, trật khớp đang diễn ra ở mọi ngõ ngách, mỗi góc “sân nhỏ”, nhằm gợi
dậy ở ta ấn tượng về sự phi lý, bất ổn trong đời sống con người hôm nay” (Lã Nguyên; 1999).
Từ mối quan hệ của con người trong gia đình ra ngồi xã hội, Ma Văn Kháng thể hiện bao nỗi
xót xa thất vọng về sự xuống cấp trầm trọng của tình người, của đạo đức ln lí. Sự ích kỷ, thói
đố kị, hẹp hịi, lịng người giả dối, bon chen và cái khả năng không yêu ai khác ngồi mình…
Tất cả đó là ngun nhân dẫn đến nỗi đau, bi kịch của con người. Sự phai lạt nhân tình đã làm
đảo lộn cái nền tảng đạo đức truyền thống ngàn đời của dân tộc.
1.2. Sự đảo lộn các giá trị truyền thống trong hạnh phúc gia đình, tình u, hơn nhân
Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi con người khi sinh ra đã gắn bó với bao tình thân máu
mủ ruột rà hết sức thiêng liêng bền chặt. Vậy mà những tình cảm thiêng liêng ấy đang ngày một
bị thui chột bởi sự tha hóa của con người, đặc biệt là một bộ phận lớp trẻ - thế hệ của tương lai.
Đời sống vật chất ngày càng no đủ thì dường như tình người có sự phai nhạt, sự đánh mất gốc
rễ đáng là điều phải lên án. Những truyện ngắn như Đợi chờ, Quê nội, Mẹ già, Ngày chủ nhật
mưa ngâu, Thầy của chúng em, Nhà nhiều tầng… đã phản ánh rất rõ về vấn đề này.
Đợi chờ là câu chuyện kể về hình ảnh người cha hết lòng thương yêu đứa con gái ruột thịt
hiếm muộn của mình. Vợ ơng sức khỏe yếu vì sau kỳ sinh nở đứa con rồi bà mất sớm, ơng Nhân đã
đóng vai cả cha lẫn mẹ để ni nấng con gái trưởng thành. Tình u thương con của ông cứ thế nhân
lên theo năm tháng. Sâu xa nhất cái của cải mà ông bà Nhân muốn để lại cho con đó là đạo đức và
nhân cách của mình. Khi vợ mất ơng nén đau thương khơng dám báo cho con sợ con học ở nước
ngoài mà buồn phiền lại ảnh hưởng. Nào ngờ đứa con gái biết tin mẹ mất nó đã gửi về cho ơng một
mẩu giấy: “Ba đừng buồn. Già yếu, ốm đau thì phải chết. Đó là quy luật tự nhiên ba ạ” (Ma Văn
Kháng, 2003). Đọc cái câu sắt đá vơ tình ấy của con gái, “ơng Nhân gật gù : Nó thật là con bé gan

dạ, có bản lĩnh !” (Ma Văn Kháng, 2003). Và cứ thế người cha sống trong chờ đợi, hy vọng đứa con
gái sau sáu năm học tập ở nước ngoài sẽ về với quê hương và cha con đồn tụ, cịn hạnh phúc nào
bằng. Tất cả tình yêu, lẽ sống của một người cha dành hết cho con khiến ông đánh tan mọi bệnh tật.
Ở tuổi sáu tư, đau yếu nhưng ơng khơng chết được đó là vì đứa con gái thân u của mình. Ơng
Nhân sửa sang lại nhà cửa, vườn tược, trong lòng râm ran mong ngóng ngày đứa con trở về. Biết tin
ngày con về, sức già ông lặn lội đạp xe cả chặng đường dài lên để đón con. Ơng mong mỏi cái hình
643


ảnh con mình sẽ cảm động lại ơm chầm cha và cha con sẽ hàn huyên mọi chuyện. Vậy mà thật cay
nghiệt, sững sờ, người cha nhận được một câu nói lạnh băng từ miệng đứa con yêu dấu: “Ba ! Thế
nào mà đến tận bây giờ ba mới tới !”. Tiếp đến là câu mệnh lệnh sai cha mình khiêng và áp tải đồ
đạc lên xe. Cô đã bỏ lại hình ảnh người cha già ốm yếu giữa trời đêm mà leo lên xe về nhà cùng gã
bạn trai. Câu nói mất đạo đức của gã trai nọ và hành động cười cợt của đứa con gái như xé tan trái
tim người cha : “- Nhà con rộng rãi mát mẻ lắm, chứ không như cái ổ chuột của bố đâu bố ơi!”.
Thương cảm biết bao hình ảnh người cha già lầm lũi trong đêm tối đạp chiếc xe cọc cạch trở về nhà.
Đêm đó ơng đổ bệnh phải nhập viện nhưng mấy ngày vẫn không thấy tăm hơi đứa con gái đâu. Tấn
bi kịch cuộc đời người cha thật là chua xót, thế nhưng ngay giây phút lâm chung, ơng vẫn giữ ngun
tình u con với sự hỷ xả, tận tụy mn đời. Ơng mấp máy tiếng gọi “ Huyền ơi! Con gái ơi…” rồi
từ từ đi vào cõi chết. Ơng chết mà khơng gặp mặt được đứa con lần cuối.
Câu chuyện gợi lên bao nhức nhối và những suy tư trăn trở trong lịng mỗi người, nó cứ
xoáy sâu vào tâm can người đọc nỗi ám ảnh: “Tình cha con, vợ chồng, anh em, phải chăng là
vì khơng có thực ở ngồi đời …? Tình u và nói chung mọi thứ tình cảm khác là vơ bổ ở thời
hiện đại, ở lớp trẻ bây giờ chăng? Nếu vậy thì nguy hiểm quá, bởi vì đã sinh ra một bọn người
bội bạc thật sự mà không nghĩ rằng mình bội bạc. Chúng sống bằng tình yêu thương của cha
mẹ, ông bà, chúng hút cạn sức lực của họ, rồi tuyên bố : Tình yêu là cái lỗi thời, cũ rích rồi các
cụ ạ ! Trí tuệ cơ ! Trí tuệ mới cần, mới là hiện đại !” (Ma Văn Kháng, 2003).
Đạo hiếu ở đâu rồi khi ngày càng xuất hiện trong gia đình những đứa con bội bạc vong ơn,
sống khơng có trách nhiệm tình người như thế. Con cái là tương lai của cha mẹ, những đứa con
vừa là niềm tự hào, là niềm tin vừa là nỗi lo, nỗi nhục của cha mẹ. Bà cụ Vi trong truyện ngắn

Mẹ già là hiện thân của tình mẫu tử thiêng liêng ngàn đời như thế. Cả cuộc đời bà dành hết tình
u thương cho con. Cơng sinh thành và ni dưỡng của mẹ như dịng sơng cuồn cuộn chảy về
xi, khơng bao giờ cạn. Bà có hai người con trai, người con cả tính tình điềm đạm thì đã bị hy
sinh, còn lại thời gian đời người bà dành hết tình thương và sự chờ đợi cho người con trai út. Cả
một đời lam lũ, đến cuối đời bà chỉ mong ngóng đứa con từ chiến trường trở về để mẹ con sum
họp và nương tựa tuổi già. Vậy mà Cừ - hình ảnh đứa con như một vịng xốy gây nên bao đớn
đau cho người mẹ. Với tính cách táo tợn ngỗ ngáo từ nhỏ, từ quân ngũ trở về y lại càng trái tính
trái nết, cứ thường xuyên quát tháo nạt nộ, đập phá và nổi cơn khùng dại khiến bà cụ khơng ít lần
phải khóc thầm và bỏ nhà đi. Hành động cực điểm dẫn đến nỗi đau đớn nhục nhã nhất trong lòng
người mẹ là Cừ đã phản bội đất nước, Tổ quốc chạy sang nước tư bản. Người mẹ ngày càng héo
úa, xót xa thất vọng ê chề. Người con đang sống không cho bà chỗ nương tựa, cuộc sống của bà
chỉ trông đợi vào tiền tuất của người con đã hy sinh. Vậy mà từ hành động của Cừ khiến cho đoàn
thể cũng lãng qn bà, hàng xóm xì xầm, bàn tán về việc làm của con bà. Những trang văn tác
giả miêu tả diễn biến tâm lý của người mẹ thật cảm động biết bao. Thương xót thay hình ảnh
người mẹ già: “Đi ra phố là bà cụ gập mặt xuống chẳng dám nhìn ai… lưng ngày một cịng như
phải thồ cái gánh quá nặng của thói đời bạc bẽo” (Ma Văn Kháng, 2003).
Viết về chủ đề đạo đức nhân sinh, nhà văn Nguyễn Khải có truyện ngắn Mẹ và các con
cũng gây cho người đọc biết bao bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức của những người con đối
với mẹ của mình. Những đứa con đã được mẹ ni nấng trưởng thành, vậy mà khi về già họ
không cưu mang nổi mẹ, để mẹ phải bơ vơ kiếm ăn đầu đường xó chợ, họ cứ tỉnh bơ làm ngơ
vì sợ xấu hổ, sợ trách nhiệm, họ sợ mẹ mình lây bệnh sang cho con cái họ. Có thể nói vấn đề
đạo đức con người đã được các nhà văn rung lên những hồi chuông cảnh báo đáng sợ.
644


Quê hương, cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn là hình ảnh rất đỗi thân thương và chứa đựng
bao ký ức thân quen tốt đẹp trong lòng mỗi người con khi đi xa. Câu hát quê hương như gợi vào
lòng người biết bao kỷ niệm êm đềm về vùng đất q cha đất tổ. Thế nhưng vịng xốy cuộc đời
cuốn con người vào những vật chất no đủ cao sang, họ cố tình quên đi hình ảnh quê hương, cha
mẹ, họ hàng, anh em, làng xóm… Đáng tiếc hơn nữa, họ sinh ra một thế hệ con cái mất gốc,

chúng khơng hình dung nổi cội nguồn q hương là gì ? Quê nội là câu chuyện phê phán người
con mất gốc và người chồng phụ bạc. Phú - “một gã đàn ơng có chút học vấn, tinh khơn may
mắn, đã ra khỏi làng quê”, và y có cơ hội thăng tiến làm việc ở một thành phố. Thế rồi mải mê
với cuộc sống đầy đủ cao sang nơi thành thị mà y bỏ quên mẹ già lầm than, y ruồng bỏ người vợ
và đứa con gái yêu thương nơi quê nhà mà chạy theo người đàn bà trẻ đẹp ở thị thành. Sau mười
năm biền biệt, hai cha con trở về thăm quê, cứ ngỡ Phú tìm lại nơi đây những tình cảm ấm áp,
những nghĩa tình thân thương của mảnh đất và con người đã sinh thành nuôi nấng. Nào ngờ thật
phũ phàng, cái mục đích to tát về q của Phú đó là: “Hắn cịn tiếc cái nhẫn một đồng cân vàng
hắn sắm cho mẹ cái Thía nên hắn về xin lại”. Chẳng cịn gì để bàn thêm ở đây, nhân cách con
người dường như bị thui chột rồi chăng? Làm xong cái "việc" quan trọng đó hai cha con họ xa
dần làng quê, về với Hà Nội. Câu chuyện thật bi đát, con người ta chỉ vì vật chất mà dễ dàng đánh
mất nhân cách. Bản sắc cội nguồn rồi sẽ đi về đâu khi còn cảnh:“Một làng quê đã chịu bao vất vả
đau thương, lại bị thói bội bạc đê hèn làm cho thêm đau đớn, bi đát” (Ma Văn Kháng; 2003). Và
nhân cách lớp trẻ như cô bé Thủy Tiên sẽ phát triển ra sao khi “ác cảm của nó với làng quê đã lấn
át tất cả các tình cảm khác. Lâu nay nó sống xa cội nguồn và khơng ai dạy dỗ để nó biết kính
trọng các giá trị khác nó, nó chỉ biết yêu cáí cụ thể, cái tương đồng” (Ma Văn Kháng, 2003).
Uy lực của đồng tiền trong đời sống xã hội nền kinh tế thị trường đã khiến cho các mối quan
hệ ruột thịt như anh em, chị em, cô cháu, vợ chồng, chuyện lục đục mẹ chồng nàng dâu… trong gia
đình ngày càng trở nên nhức nhối. Truyện ngắn Mảnh đạn là câu chuyện hàm ý đã để lại trong lịng
người đọc một niềm day dứt khơn ngi. Ma Văn Kháng buồn rầu trăn trở trước cách đối xử nguội
lạnh, tệ bạc của người anh đối với đứa em trai. Một câu hỏi lớn cứ ám ảnh người đọc: Tự bị tâm
thần do mảnh đạn chiến tranh hay vì bị đánh mất niềm tin? Người anh trai tệ bạc đểu giả đã nhân
lúc em mình đang xơng pha chiến đấu ngồi trận mạc thì ở nhà cướp mất người u của em làm
vợ. Tự bị phản bội cộng với nỗi đau bị lừa dối, trái tim bị rỉ máu uất nghẹn dâng trào. Vậy mà khi
bị bệnh tật, Tự đã bị người anh trai cả nhẫn tâm tuôn ra những lời vơ cảm: “Sao hồi đi bộ đội nó
khơng chết mẹ nó đi cho xong !”, và lạnh lùng tống em vào tù. Đau đớn xót xa thay hình ảnh người
mẹ già phải chứng kiến cảnh người anh trai nhẫn tâm đối xử với em mình như thế, bà khơng hình
dung nổi đứa con trai đầu của mình lại vơ nhân tính đến thế. Câu chuyện làm lay động tâm can
người đọc: “Người ta hóa điên do vết thương chiến tranh để lại hay vì xú khí của thói ích kỷ và căn
bệnh lãnh cảm đang vây bọc quanh mình” (Ma Văn Kháng, 2003). Nỗi đau càng nhân lên khi hình

ảnh người mẹ già cuối truyện cũng mất trí, đi lang thang ngoài phố. Lời than thở tuyệt vọng của bà
mẹ già hóa điên vì khơng biết làm gì để giúp đỡ đứa con kém may mắn của mình, như một câu hỏi
xót xa cứ ám ảnh trong lịng người đọc: “Ơi con ơi… Sao mày khơng chết ngồi mặt trận, để bây
giờ dở dương thế này, con ơi...” (Ma Văn Kháng, 2003). Câu chuyện như khứa vào tâm can người
đọc một nỗi đau trần thế, sự hy sinh mất mát của một lớp người sau chiến tranh, sự lãng quên, tàn
nhẫn đã đưa họ tới con đường lạc hướng, đau thương. Sự ích kỷ nhẫn tâm, căn bệnh lãnh cảm của
lịng người là những mảnh đạn vơ hình đang làm cho con người trở nên tâm thần điên loạn.
645


Trung du chiều mưa buồn cũng là một nỗi buồn tê tái đến quặn lịng về tình cảm chị em
máu mủ ruột rà. Câu chuyện kể về nguyện vọng tha thiết của một người em gái muốn gặp chị
mình lần cuối trước khi về cõi vĩnh hằng. Nào ngờ khi nghe cái tin ấy bà Nhàn - người chị gái
đã tỏ ra thờ ơ dửng dưng vơ cảm. Trong hồn cảnh giàu sang phú quý bà đã bỏ rơi đứa em ruột
một thời cùng mình đồng cam cộng khổ, tha phương cầu thực, làm thuê kiếm mướn - đó là đỉnh
điểm của sự tàn nhẫn của con người. Tàn ác hơn với đầu óc tăm tối lạnh lùng bà đã miệt thị
người em trước bao bạn bè đồng nghiệp bằng cái giọng hợm hĩnh, lố lăng: “Tiên sư nó chứ,
chết như nó cũng sướng... mình dễ đã bằng nó à”. Sự vơ học, thói hãnh tiến đã đánh mất tình
người, đã biến bà Nhàn thành một kẻ ích kỷ, một con vật biết nói khơng biết nghĩ suy, một trái
tim xơ cứng khơng cịn rung động. Những gì bà Nhàn làm đã đánh mất truyền thống đạo lý “chị
ngã em nâng”, “chị em gái như trái cau non” vốn đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân
Việt Nam. Đồng thời nó như một lời cảnh báo về sự suy thối, cạn kiệt của tình người.
Mối quan hệ thân tình ân nghĩa ở con người thật lỏng lẻo, bởi “khả năng khơng u ai khác
ngồi mình, ngồi huyết thống của mình” đó chính là ngun nhân khiến chú bé Kiểm giàu tình
cảm, ngoan, đảm việc lại bị người mẹ ghẻ ghen ghét, hành hạ và đối xử tệ bạc (Kiểm - Chú bé,
con người). Mối quan hệ mâu thuẫn vặt vãnh bao nhiêu chuyện giữa mẹ chồng, nàng dâu khiến
cho bà Đồng (Phép lạ giữa ngày thường) phải bỏ đi, khiến cho bà mẹ của Lương phải chết (Bồ
nông ở biển) lúc đó mới thức dậy ở những người con dâu những tình cảm thương xót hối hận.
Heo may gió lộng cũng là một câu chuyện đau lịng về tình chị em. Cuộc đời vốn phù
vân, con người ta trong lúc khốn khó hoạn nạn thì chỉ biết tìm về với tình thân máu mủ ruột rà

để được chở che, an ủi vậy mà hoàn cảnh của chị Thảo lại thật oái oăm. Người em dâu quá cay
nghiệt đã đặt vật chất lên mà đong đếm, nhiếc móc, đay nghiến, và rồi dựng chuyện để đuổi
người chị trong lúc đau yếu, tiều tụy phải tủi nhục bơ vơ bước ra khỏi nhà. “Sự cạnh tranh của
đời sống khốc liệt đến mức cả những con người hiền lành, thân thuộc với nhau cũng khơng
thốt thói quen thường trực là phải xoi mói lẫn nhau...” (Ma Văn Kháng, 2003).
Con đường dẫn đến sự tha hóa nhân cách con người thường có nhiều nguyên nhân nhưng
trong truyện ngắn Ma Văn Kháng, đặc biệt là mảng truyện ngắn viết về thành thị thời hiện đại ơng
thường đề cập đến hai ngun nhân đó là tình và tiền. Trong tập truyện Trốn nợ có truyện ngắn Hai
chị em. Chị em gái từ xưa đến nay là mối tình khăng khít, u thương nhất vậy mà vì tình, với
những ham muốn bản năng nhất thời nên “cô chị đã ghen với hạnh phúc của cô em” và quan hệ
với chính người u của em mình. Tình và tiền thường đẩy con người tiếp cận rất nhanh với cái xấu
cái ác, thói ích kỷ, xem thường đạo đức luân lí như tác giả đã triết lí :“Ơi chao, tình là một, tiền là
hai, phải sịng phẳng, chị em ruột cũng vậy, con người vốn ích kỷ vơ cùng” (Ma Văn Kháng, 2008).
Những câu chuyện thiếu tình người từ bức tranh một xã hội thu nhỏ - gia đình với bao chuyện
éo le gợi trong lịng ta bao nỗi đắng cay trước thế sự nhân sinh: “Cuộc sống vốn đã chẳng vui gì, ở
cơ quan, gặp bao điều trái tai, nghịch mắt, cứ nghĩ thôi, cộng đồng này vốn lỏng lẻo, cho nó qua đi,
hết tám giờ về nhà coi như là được an ủi. Nhưng gia đình, cộng đồng quy ước bền chặt, chốn nương
náu của sự cơ đơn cần chia sẽ hóa ra lại là bãi chiến trường” (Ma Văn Kháng, 2003). Đó là sự chiêm
nghiệm ngậm ngùi, chua xót được nhà văn thể hiện thông qua suy nghĩ của Lương (Bồ nông ở biển).
Đọc những truyện ngắn Ma Văn Kháng ta thấy nhà văn không hề né tránh mọi vấn đề bất
cập tồn tại từ trong gia đình ra ngồi xã hội. Những truyện ngắn đậm đà chất liệu đời thường
đã đưa truyện ngắn xích gần tiểu thuyết và đó là nét đổi mới quan trọng bậc nhất trong sáng tác
646


của nhà văn. Từ chỗ cảm nhận một cách tinh tế tới chỗ soi xét, nghĩ suy mọi vấn đề, mỗi trang
văn của ông như lời chia sẻ, tâm sự thâm trầm sâu lắng về con người, cuộc đời và lẽ sống về
thế thái nhân tình trong sự ngổn ngang đa tạp của dịng đời. Từ đó tác giả bày tỏ niềm trở trăn,
lo âu và phê phán cho sự xuống cấp đạo đức trầm trọng của con người giữa đời thường, ngay
cả đối với những người thân ruột thịt.

1.3. Sự xói mịn nhân tính và các giá trị đạo đức, văn hóa xã hội
Các mối quan hệ trong gia đình phai lạt, lỏng lẻo đố kị là thế, ra ngồi xã hội lại có nhiều
chuyện khiến người ta phải đau lịng xót xa. Hình ảnh người bà con lối xóm tối lửa tắt đèn có
nhau trong đạo lý truyền thống nghe thật xa lạ trong truyện ngắn Xóm giềng. Vợ chồng mụ Bí
là những kẻ tha phương cầu thực, những ngày khốn khó đói khát nhất họ đã được ông bà Lý
che chở, giúp đỡ. Vậy mà lấy oán trả ơn, họ đã vu oan cho ông cụ lý trong chế độ cải cách ruộng
đất, khiến trong cơn quẫn bách, đau đớn cụ phải tìm đến cái chết. Lại thêm “tâm đã khơng trong
trẻo, khẩu cũng chẳng vừa. Thói phũ miệng, độc mồm đâu chỉ là cơn náo động chốc lát, chúng
là sự suy đồi phong hóa ở những nguyên lý tối sơ” (Ma Văn Kháng, 2008). Chưa hết, những
ngày bà cụ đau yếu phải lên ở nhà con, lợi dụng thời cơ, vợ chồng con cái mụ lại sang ăn cắp,
họ vơ vét tất cả những gì có thể vơ vét được từ nhà cụ Lý, từ chiếc gáo dừa tới cái sảnh đựng
cây cảnh hay những cây rau, quả ổi... ngồi đáp ứng cái lịng tham vơ đáy cịn là sự thỏa mãn
cái khối cảm của sự chiếm đoạt, sở hữu vật dụng của người khác.
Lách sâu vào đời sống hiện thực, ngòi bút Ma Văn Kháng bộc lộ nỗi buồn đau thâm trầm
và thất vọng ở tình đời, tình người trong xã hội. Cái Tý Ngọ trong truyện ngắn cùng tên, xấu
người xấu nết, vô học, kém tài, kém đức với hành vi lấy oán trả ơn đối với người đã cưu mang
mình. Là cái Léng (Thím Hng) với những lời sỉ vả tàn độc và hành động ném mẹ mình vào
cái thống sành cho chết dần. Là Mã Đại Câu (Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang) bản
tính ngu muội, dở người, phản bội lại mảnh đất đã cưu mang lão. Truyện ngắn Mảnh đạn tốt
lên bao nỗi day dứt khơn ngi vì thói đời thờ ơ, lãnh đạm, ích kỷ khiến con người ta khơng
chỉ đau đớn vì bị mảnh đạn chiến tranh mà cịn phát điên vì một thế giới bàng quan, lãnh cảm
đang bủa vây quanh mình. “Hóa ra đời người sống ngắn ngủi mà lắm đau đớn oan khiên… Lúc
này đây, ai cũng chẳng mang nổi mình cịn ai lo được cho ai, nữa là thiên hạ xưa nay vốn chỉ
quen phù thịnh… Đời gập ghềnh vốn chỉ ưa với kẻ cứng rắn…” (Ma Văn Kháng, 2003). Trong
truyện ngắn Tóc Huyền màu bạc trắng cũng chứa đựng một triết lí sâu xa: “Hóa ra lơ gic khơng
phảỉ là lịch sử được trừu tượng hóa. Có một thứ lịch sử lạnh lùng, tàn nhẫn với thân phận của
con người tới mức lơ-gic của lý trí thơng thường khơng thể giải thích được” (Ma Văn Kháng,
2003). Trong truyện ngắn Một chốn nương thân, vợ chồng Huấn và Xuân ước ao có được một
mái nhà để khỏi phải “ăn nhờ ở đậu” nhưng họ đã đi hết cửa này đến cửa khác chỉ nhận được
lời hứa suông. Không chịu được cảnh những lời nhiếc móc thái độ bất nhã của mẹ chồng và em

trai, vợ chồng Xuân chấp nhận tá túc tại căn phòng cơ quan Huấn nhưng với điều kiện chỉ ở
ban đêm còn ban ngày trả phòng đúng nguyên hiện trường. Nhưng họ cũng chẳng được yên ổn
bởi những lời vô tiếng ra, thái độ xúc phạm, hách dịch của bà Nơng trưởng phịng. Những giọt
nước mắt của Huấn khi chứng kiến cảnh vợ mình và bà Nơng gây chiến là đỉnh điểm của sự
khổ nhục xót xa cay đắng. “Huấn có ao ước điều gì q lớn lao đâu. Mỗi một miếng ăn, một
nơi trú ngụ, một công việc - nỗi mong muốn nhỏ nhoi mà sao lại giống như một công cuộc lớn,
phải bỏ vào đấy bao nhiêu tâm sức mà vẫn không xong, trời hỡi, sao lại khổ cực thế này!” (Ma
Văn Kháng, 2003). Những tưởng cái đói, miếng ăn, sự tù túng bởi không gian sống chật hẹp,
647


lối sống ích kỷ, tị nạnh… chỉ bắt gặp trong xã hội 30 - 45 trong những tác phẩm của Nam Cao,
Ngô Tất Tố… nào ngờ ở thời hiện đại điều này lại được thể hiện riết róng hơn trong sáng tác
Ma Văn Kháng. Đó là những dẫn chứng cho sự xuống cấp trầm trọng của sự hủy hoại nhân tính
con người. Nhà văn muốn cảnh tỉnh và kêu gọi con người hãy giữ lấy cái tình người nhân bản
và đừng thờ ơ nguội lạnh trước thế thái nhân tình, đừng đánh mất nhân phẩm và tình yêu thương
đồng loại, cái làm nên giá trị cốt lõi của con người.
Câu chuyện Người giúp việc là nỗi suy tư ngậm ngùi về thân phận và cách ứng xử giữa con
người với con người. Chuyện kể về bà cụ Mạ ở nông thơn ra thành thị giúp việc cho gia đình
Hoằng. Bà cụ Mạ là hiện thân của sự hy sinh tần tảo, phúc hậu giúp đỡ công việc nhà một cách
chu đáo. Bà hết mực yêu thương hai cháu nhỏ như người ruột thịt và chính bà như là bà tiên, cô
Tấm của hai đứa con Hoằng. Thế nhưng đáp lại công ơn của bà là thái độ hết sức phũ phàng, coi
thường và xúc phạm, nhục mạ muốn đòi bà ra khỏi nhà của vợ và mẹ vợ Hoằng. Và sau cuộc gây
gổ của vợ, Hoằng đành cho bà “nghỉ phép”. Cũng chính từ những “tệ hại q quắt vì những thói
tật thâm căn cố đế cổ truyền khơng sao gột rửa được" ấy là nguyên nhân khiến ông Tường (Giải
nguyền) phải chịu những oan ức vì bị hiểu lầm, tủi cực, đau đớn từ trong gia đình đến ngồi xã
hội. Trong cuộc sống hiện đại tồn tại đầy rẫy những kẻ ngu dốt, đểu giả, ngô nghê, lố bịch. Chủ
tịch xã Chiến là kẻ vô học lại đểu giả, hung hãn (Người đánh trống trường). Trong truyện ngắn
Vòng quay cổ điển những kẻ muốn đến chinh phục Uyển, từ những bậc lão thành như ơng già
góa vợ, ơng chủ tịch huyện về hưu, ông trung tá công an tới bọn thanh niên loai choai cậy quyền

học đòi... tất cả đều giống như một “lũ ngẩn ngơ” hiếu danh, lố bịch. Cái Tý Ngọ là đứa “tiên
thiên bất túc” đã xấu người lại xấu cả nết, nó là hiện thân của những kẻ vô học, yểu nhược chỉ
biết lấy sự đê hèn làm phương tiện để tồn tại, nó bị mọi người trong cơ quan khinh ghét đề nghị
sa thải. May thay nhờ tấm lịng độ lượng của ơng Hồn giám đốc nâng đỡ nó và cho nó chỗ làm.
Nào ngờ nó là đứa ăn cháo đá bát, khi ơng Hồn thơi chức giám đốc nó dựng chuyện bơi xấu
nhục mạ, vu cáo ơng, nó bảo ơng Hồn “cho nó một thì lột của nó mười” và bảo rằng ơng Hồn
là “con dê cụ” đã từng gạ gẫm nó (Cái Tý Ngọ). Có nhiều truyện ngắn xuất sắc của nhà văn thành
công về chủ đề thế sự này, thể hiện ngay từ các nhan đề: Chọn chồng, Nhà nhiều tầng, Mất điện,
Mẹ và con, Mẹ già, Cô giáo chủ nhiệm, Người giúp việc, Người đánh trống trường, Một chốn
nương thân, Bồ nông ở biển, Trăng soi sân nhỏ, Khách trọ, Tổ trưởng dân phố, Chuyến xe buýt
cuối ngày, Chị em gái, Trốn nợ, Nữ họa sĩ vẽ chân dung...
Trong truyện ngắn Ma Văn Kháng ta thấy ông chỉ ra những cảnh đốn mạt về con người, về
thói đời nghiệt ngã, trắng đen lẫn lộn, con người sống ích kỷ nhỏ nhen, khơng có khả năng u
thương người khác, nhưng cũng chính từ bức tranh hiện thực về cuộc đời sinh động ấy, nhà văn
thể hiện nỗi lịng xót xa cho thân phận con người. Xót xa cho những kiếp người khơng được làm
người với ý nghĩa đích thực của nó. Đó là những kẻ như Khun (Vệ sĩ của quan châu) chỉ hành
động theo bản năng thú tính nơi núi rừng hoang dã, khơng có ý thức, sống theo kiếp ngựa trâu của
một thế lực hắc ám. Là cuộc sống u mê tăm tối của Mã Đại Câu (Mã Đại Câu, người quét chợ
Mường Cang) sống trên đất mẹ bản làng mà lại phản bội đi theo bọn “Pên Tàu” để rồi đến lúc chết
cũng khơng hiểu mình chết vì nguyên nhân gì. Cái Léng cũng vì sự u mê tăm tối, ngu muội, chạy
theo tiếng gọi của bọn vệ binh mà từ một đứa con gáí hiền ngoan nó trở thành một kẻ man rợ dám
nhẫn tâm giết hại mẹ mình. Ở nơi hoang dã, bản năng tự vệ có thể trở thành “bản năng bán khai
kinh thiên động địa”. Những loại người như Khun, Mã Đại Câu, cái Léng do mông muội, vô học,
nông cạn mà dễ bị kích đơng bởi những thế lực chính trị hắc ám, bị lôi kéo vào các cuộc chiến
648


tranh và sát phạt lẫn nhau của các chúa đất miền biên ải. Nhà văn một mặt bày tỏ niềm cảm thương
đối với những số phận bất hạnh như Thím Hng, Giàng Tả song mặt khác ơng cũng bày tỏ thái
độ khơng bằng lịng với kiếp sống cam chịu, rụt cổ, khơng nắm bắt tình thế lịch sử như họ.

Đọc những truyện ngắn Ma Văn Kháng ta thấy tác giả không hay đề cập tới những sự
kiện hay vấn đề gì lớn lao to tát mà nhà văn thường xoay quanh những câu chuyện bình thường,
những số phận bình thường xảy ra xung quanh ta. Từ chỗ cảm nhận một cách tinh tế tới chỗ soi
xét, nghĩ suy mọi vấn đề ông đã kể những câu chuyện đời hết sức sinh động tươi màu như vốn
cuộc sống đang diễn ra trước mắt ta vậy. Để rồi thông qua từng nét vẽ cuộc đời ấy nhà văn đã
gửi đến người đọc những bức thông điệp cuộc sống, những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Kết luận: Trong sự vận hành của nhịp thở cuộc sống, biết bao vấn đề nảy sinh từ môi
trường xung quanh ta, Ma Văn Kháng đã quan sát một cách tinh tế bằng ánh mắt và tâm hồn hết
sức nhạy cảm, rồi ông nghĩ suy, nghiền ngẫm và cho ra những câu chuyện đời rất sinh động trên
trang viết của mình. Vốn là một nghệ sĩ có trái tim nhân hậu, ln quan tâm tới mọi chiều kích
của cuộc sống con người, nhà văn phê phán những gì trái với đạo lý, với lương tâm và lẽ đời.
Cuộc sống đời thường thật lắm đa đoan, bao lo toan bộn bề, những chuyện vặt vãnh, không đâu,
chuyện đời tư, thời sự, thế thái nhân tình ở đầu đường này, hẽm phố nọ hay trong khu nhà kia...
tất cả đều nóng hổi trên trang viết của nhà văn. Trên tất cả các tác phẩm của ông đều chan chứa
một khát vọng về tình đời, tình người, nỗi trăn trở về thế sự nhân sinh về những mặt trái còn tồn
tại trong xã hội tác động sâu sắc tới đời sống con người, những vùng khuất lấp của cuộc sống đời
thường... Nhà văn không hề né tránh mọi vấn đề bất cập tồn tại từ trong gia đình ra ngồi xã hội,
mối quan tâm lớn nhất của ông lúc này là số phận con người - những con người nhỏ bé, bình
thường trước thực trạng xã hội ngày càng xuống cấp, nhân tình thế thái đảo điên, thiện - ác, thị phi khó mà phân biệt rạch rịi, đạo đức ln lý như bị đảo lộn. Ma Văn Kháng đã mạnh dạn đứng
trên lập trường phê phán, bức xúc với những tồn đọng, bất cập, tha hóa của con người, xã hội.
Những nỗi niềm cảm nhận từ bức tranh cuộc sống, những cảnh đời éo le, ngang trái đã tạo nên
một giọng văn hết sức tha thiết, trầm tư sâu lắng và đầy chiêm nghiệm. Cũng có lúc nhà văn cất
lên giọng điệu châm biếm đả kích bằng sự mơ tả sát phạt những hiện thực trái ngang của cuộc
sống, có lúc lại với một giọng văn thâm trầm, nhẹ nhàng, nhân hậu, lúc lại "buông thả" mọi
chuyện. Những truyện ngắn đậm đà chất liệu đời thường đã đưa truyện ngắn xích gần tiểu thuyết
và đó là nét đổi mới quan trọng bậc nhất trong sáng tác của nhà văn. Nhà văn bày tỏ nỗi lịng xót
xa cho thân phận, số kiếp con người và cay đắng trước một nhân thế đang phai lạt nhân tình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lại Nguyên Ân (2003). Sống với văn học cùng thời. Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên.
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006). Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Giáo dục.

Ma Văn Kháng (2003). Truyện ngắn, tập 1, 2, 3, 4, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
Ma Văn Kháng (2008). Trốn nợ. Nhà xuất bản Phụ nữ.
Tuyết Nga (2004). Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.
Lã Nguyên (1999). Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn. Văn học, (9), 63.
Trần Đình Sử (1986). Mấy ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người
trong văn học ta thập kỷ qua. Văn học, (6).
8. Trần Đình Sử (1993). Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo viên.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

649



×