Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của thành phố Tây Ninh – tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.71 KB, 13 trang )

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA THÀNH PHỐ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH
Nguyễn Xuân Thắng1
1. Lớp CH20LS01. Email:
TĨM TẮT
Tây Ninh là vùng đất phiên dậu phía Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược vơ cùng
quan trọng,nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, q trình hình thành, phát triển đơ
thị ở Tây Ninh được xem là vấn đề mang tính thiết yếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước. Nội dung bài viết giới thiệu những nét cơ
bản về quá trình hình thành và những biến đối về hành chính của thành phố Tây Ninh qua các
giai đoạn lịch sử, đồng thời khái quát một số đặc điểm đô thị của thành phố Tây Ninh. Từ đó,
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị phát triển và quản lý đô thị ở Tây Ninh thời gian tới.
Từ khóa: Đơ thị, hình thành, thành phố Tây Ninh, Tây Ninh.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Ninh là cửa ngõ Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở vị trí cầu nối
giữa Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô PhnômPênh (vương quốc Campuchia) và là một trong
những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới với Campuchia
dài khoảng 220 km, có rừng rậm rộng lớn, liên hồn với tỉnh Svay riêng, Kông pông chàm của
Campuchia. Với vị trí chiến lược cực kì quan trọng đó, sự hình thành, phát triển của thành phố
Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định an
ninh – chính trị không chỉ riêng với vùng đất Tây Ninh mà cịn cả vùng đất Nam Bộ nói chung.
Tuy nhiên, đến nay, các cơng trình nghiên cứu về q trình hình thành, phát triển của thành phố
Tây Ninh cùng với những đặc điểm của nó vẫn cịn tương đối hạn chế. Với mong muốn khỏa
lấp một phần vào khoảng trống đó, cũng như mong muốn thơng qua bài viết, hy vọng đọc giả,
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu tiếp tục có những cơng trình khoa học cụ thể, sâu sắc hơn
về lĩnh vực này, tác giả chọn vấn đề “Quá trình hình thành và phát triển của Thành phố Tây
Ninh – tỉnh Tây Ninh” để tìm hiểu và nghiên cứu.
Bằng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic kết hợp với phương pháp liên
ngành, phân tích và tổng hợp, nguồn dữ liệu, thông qua bài viết, tác giả sẽ khái quát một cách
cơ bản về quá trình hình thành và những đặc điểm của sự phát triển đô thị ở Thành phố Tây
Ninh, tỉnh Tây Ninh – một vùng đất ở biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Trên cơ sở đó, bài


viết sẽ mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị phát triển và quản lý đô thị ở Tây Ninh thời gian tới.
2. NỘI DUNG
2.1. Quá trình hình thành và những biến đổi về hành chính của thành phố Tây Ninh
qua các giai đoạn lịch sử
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: “Tây Ninh vốn là một vùng đất hoang vu, với tên gọi
51


là Romdum Ray (Chuồng Voi). Nơi này vốn xưa kia chỉ có rừng rậm là nơi cư ngụ của các loài
thú dữ như: voi, cọp, hổ, rắn….” (Huỳnh Minh, 2001). Trước thế kỷ XVII, Tây Ninh cũng như
các vùng đất khác của Nam Bộ chưa được khai thác nhiều, dân cư cịn rất thưa thớt, thậm chí
là hoang vắng bóng người.
Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh
lý vùng đất phương Nam. Nguyễn Hữu Cảnh đã “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lấy đất
Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên (lỵ sở nay là thôn Phước Lư), lập xứ
Sài Cơn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn (quận sở nay gần Tân Đồn). Mỗi dinh lập ra
một chức lưu thủ, cai bạ và ký lục để cai trị” (Trịnh Hoài Đức, 2005). Phủ Gia Định bấy giờ rất
rộng chỉ riêng huyện Tân Bình đã bao gồm phần lớn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh
Tiền Giang và tỉnh Tây Ninh hiện nay. Như vậy, cùng với sự kiện năm Mậu Dần (1698), Tây Ninh
đã chính thức được tích hợp về với Đại Việt và trực thuộc huyện Tân Bình, phủ Gia Định.
Năm 1808, thời Gia Long, trấn Gia Định được đổi là Gia Định thành. Tại vùng đất Tây
Ninh, vua Gia Long cho thiết lập các đạo Quang Hóa, Quang Phong, Thuận Thành đặt trực
thuộc trấn Phiên An. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ
làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện. Vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An và triều
đình cho “đặt đạo Quang Hóa và các thủ sở Thuận Thành, Quang Phong, Quang Phục, Quang
Uy, Kiên Uy để coi giữ; các trại Phiêm, Chàm quy phụ kể có hàng ngàn....”.
Năm Minh Mạng thứ 17 (Bính Thân, 1836), chuẩn tấu lời tâu của đình thần Trương Minh
Giảng và Trương Đăng Quế, vua Minh Mạng cho “đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định.
Đổi An-Biên tổng đốc làm Định - Biên Tổng Đốc…đặt thêm phủ Tây Ninh, lãnh 2 huyện Tân
Ninh và Quang Hóa”(Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006).

Như vậy, năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập,
gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư
cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Sau khi tách 2 đạo Quang Phong Quang Hóa và đặt phủ Tây Ninh, 2 năm sau (1838), vua
Minh Mạng đã cho xây dựng phủ thành Tây Ninh trên địa phận thôn Khương Ninh, huyện Tân
Ninh (thành phố Tây Ninh ngày nay). Sách Đại Nam nhất thống chí miêu tả: “Tây Ninh phủ
thành chu vi 188 trượng 8 thước 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 4 trượng, sâu 5 thước có 3 cửa,
ở địa phận thơn Khương Ninh, huyện Tân Ninh. Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) xây đắp phủ
thành” (Quốc sử quán triều Nguyễn, 2006). Dựa vào mơ tả này có thể thấy phủ thành Tây Ninh
đã được xây dựng rất kiên cố, vị trí nằm ở trung tâm của thành phố Tây Ninh hiện nay.
Với sự kiện phủ Tây Ninh được thành lập, lần đầu tiên địa danh “Tây Ninh” xuất hiện. Cái
tên “Tây Ninh” ra đời mang theo khát vọng về một vùng biên giới phía Tây được an ninh mãi mãi.
Điều này cho thấy vị thế quan trọng của vùng đất này trong chiến lược giữ vững biên giới, cũng
như khẳng định quyền lực trong khu vực dưới thời hoàng đế Minh Mạng (cầm quyền 1820-1841).
Ngày 20/12/1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đổi các hạt, tiểu khu trong
các khu hành chính ở Nam kỳ và tại các vùng thuộc sở hữu của Pháp ở Đông Dương thành tỉnh,
bắt đầu từ ngày 01/01/1900. Theo nghị định này, tiểu khu Tây Ninh được đổi thành tỉnh Tây Ninh.
Qua gần 40 năm dưới thời Pháp thuộc, sau nhiều lần thay đổi, từ ngày 01/01/1900, Tây
Ninh trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh.
52


Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh
giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm
1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ
điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã
Tây Ninh trên địa bàn cũ.
Theo sách lịch sử địa phương “Thị xã - 30 năm đấu tranh cách mạng” (do Ban Tuyên giáo
Thị uỷ sưu tầm, biên soạn sơ thảo, xuất bản năm 1991), ngay từ xa xưa, vùng đất thành phố
Tây Ninh là trung tâm của đạo Quang Phong, sau đó thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Ngày

1.1.1950, chính quyền Thị xã được thành lập, do đồng chí Võ Văn Truyện là Bí thư Đảng bộ
kiêm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính. Thị xã lúc này chỉ giới hạn trong phạm vi xã Thái Hiệp
Thạnh, bao gồm phần thị tứ của 3 xã Thái Bình, Hiệp Ninh và Ninh Thạnh (BTNO, 2016).
Tháng 5/1951, Trung ương Cục miền Nam chia toàn Nam bộ thành hai Phân Liên khu:
Phân Liên khu miền Tây và Phân Liên khu miền Đông, đồng thời sáp nhập một số tỉnh. Tây
Ninh cùng hai huyện Hóc Mơn, Gị Vấp (tỉnh Gia Định) và hai huyện Đức Hoà Thành, Trung
Huyện (tỉnh Chợ Lớn) sáp nhập thành tỉnh Gia Định Ninh. Cũng trong năm này, huyện Dương
Minh Châu được thành lập thuộc tỉnh Gia Định Ninh, gồm 5 xã: Ninh Thạnh, Thạnh Bình,
Chơn Bà Đen, Định Thành và Phước Ninh.
Sau Hiệp định Genève, tháng 8/1954, tỉnh Tây Ninh được tái lập lại như trước. Cùng với
đó, Thị xã Tây Ninh cũng được thành lập trên phần đất xã Thái Hiệp Thạnh. Huyện Toà Thánh,
nay là huyện Hoà Thành cũng ra đời. Năm 1960, huyện Toà Thánh sáp nhập về huyện Dương
Minh Châu, rồi tái lập sau vài tháng.
Sau ngày 30/4/1975, Tây Ninh có 07 huyện, 01 thị xã với 73 xã, gồm: Trảng Bàng, Gị
Dầu, Bến Cầu, Phú Khương (Tồ Thánh), Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên và Thị
xã Tây Ninh. Riêng thị xã Tây Ninh chỉ có ba phường 1, 2, 3 và xã Bình Minh, với diện tích
3.408 ha, dân số khoảng 37.000 người.
Năm 1989, thành lập thêm huyện Tân Châu trên phần đất của 02 huyện: Tân Biên và
Dương Minh Châu.
Năm 2001, theo Nghị định số 49/2001/NĐ-CP của Chính phủ mở rộng địa giới hành
chính thị xã Tây Ninh, các xã phía bắc của huyện Hịa Thành (Tân Bình, Ninh Sơn, Ninh Thạnh,
Thạnh Tân, Hiệp Ninh) và một phần của xã Hiệp Tân (với 7.815 nhân khẩu của 02 ấp Hiệp
Định và Hiệp An) tách khỏi Hoà Thành, sáp nhập về Thị xã Tây Ninh.
Năm 2012, Bộ Xây dựng có Quyết định số 1112/QĐ-BXD, công nhận thị xã Tây Ninh,
tỉnh Tây Ninh, là đô thị loại III.
Năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 135/NQ-CP chuyển 2 xã Ninh Sơn và Ninh Thạnh
thành 2 phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Tây Ninh thành thành phố Tây Ninh.
Ngày 21 tháng 04 năm 2016, khu vực thị trấn Hòa Thành mở rộng được công nhận là đô
thị loại IV.
Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-BXD về

việc công nhận thị trấn Trảng Bàng là đô thị loại IV.
Ngày 27 tháng 12 năm 2018, tồn bộ huyện Hịa Thành (gồm thị trấn Hịa Thành và 7 xã)
được công nhận là đô thị loại IV.
53


Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 1709/QĐ-BXD về
việc công nhận huyện Trảng Bàng là đô thị loại IV.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, thành lập thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng trên cơ sở
2 huyện có tên tương ứng.
Hiện tại, tỉnh Tây Ninh có 08 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh, gồm: Trảng Bàng, Gò
Dầu, Bến Cầu, Hoà Thành, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu và Thành
phố Tây Ninh, với 7 phường, 8 thị trấn và 80 xã.
2.2. Đặc điểm đô thị của thành phố Tây Ninh
2.2.1. Sơ lược không gian đô thị của thành phố Tây Ninh
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Tây Ninh,
Thành phố Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc,
có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị - xã hội, là nơi giao nhau giữa các
quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát.
Thành phố Tây Ninh (Thành phố trực thuộc tỉnh) nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, có vị
trí địa lý:


Phía đơng giáp huyện Dương Minh Châu



Phía tây giáp huyện Châu Thành




Phía nam giáp thị xã Hịa Thành



Phía bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu.

Thành phố Tây Ninh có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: 1, 2, 3,
4, Hiệp Ninh, Ninh Sơn, Ninh Thạnh và 3 xã: Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân. Trên địa bàn
thành phố hiện có 50 ấp, khu phố. Hiện nay 3/3 xã của thành phố đều đạt chuẩn xã nông thôn mới.
2.2.1.2. Địa hình, khí hậu
Tây Ninh có dáng địa hình nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dộ cao trung
bình từ 8-10m, với đặc trưng ở phía bắc có núi Bà Đen cao 986m, cịn lại địa hình tương đối
bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng cũng như phát triển sản xuất
nông nghiệp.
Thành phố Tây Ninh có khí hậu đặc trưng vùng Đơng Nam Bộ, thời tiết tương đối ơn hồ,
có 2 mùa gió chính là gió Đơng Bắc và gió Tây Nam, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
cận xích đạo ẩm. Mùa khô bắt đầu tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10 năm sau, tháng 12 nhiệt độ có thể giảm dưới 20 °C và thường duy trì ở mức 17
đến 23 °C vào ban đêm nhưng vào ban ngày có thể lên 30 đến 33 °C làm cho biên độ nhiệt ngày
và đêm cao và nhiệt độ cao nhất tháng 4 lên đến 39 °C .
Khí hậu Tây Ninh tương đối ơn hịa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, dược liệu
và chăn nuôi gia súc gia cầm trên quy mô lớn.
2.2.1.3. Thủy văn: Thành phố có rạch Tây Ninh chảy qua với nguồn nước được cung cấp
chủ yếu từ hệ thống các suối Trà Phí, Lâm Vồ, suối Đà và một phần nhỏ từ hệ thống sông Vàm
54



Cỏ Đơng, chế độ nước phân hóa theo mùa, dồi dào về mùa mưa, cạn kệt về mùa khô, gây nên
tình trạng ngập úng và khơ hạn, nhất là khu vực phía bắc Thị xã, ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất và đời sống của nhân dân các xã Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân….
2.2.1.4. Cấu trúc một số khu vực đô thị ở Tây Ninh và chức năng
Cấu trúc một số khu vực
* Trung tâm Thành phố (lõi thương mại)
Trung tâm thành phố là chức năng chính trong khu vực đô thị Tây Ninh, lõi trung tâm
thương mại gồm hai phần chủ yếu như sau:
+ Phía Đông của rạch Tây Ninh: sẽ điều tiết các khu thương mại chính trên đất còn trống
của các khu chức năng hành chính tỉnh.
+ Phía Tây rạch Tây Ninh: nơi có sẵn đặc thù đô thị sẽ được giữ lại và được củng cố các
hoạt động liên quan du lịch như nhà hàng, quán café, đồ lưu niệm, khách sạn nhỏ, khu này được
nối với khu ưu tiên cho người đi bộ.
* Trung tâm hành chính tỉnh và Thành phố: Phát triển một trung tâm hành chính mới nằm gần
đại lộ Bời Lời và kênh Tây, và kéo dài đến tỉnh lộ 784. Khu trung tâm hành chính sẽ hình thành khu
phát triển đô thị hiện đại kết hợp với các dịch vụ giáo dục, giải trí, xã hội, thương mại và cư trú.
* Không gian xanh
- Các khu bảo vệ cảnh quan là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra hình ảnh “ốc đảo
đơ thị” mạnh mẽ và đặc trưng cho Thành phố Tây Ninh, gồm chức năng sau:
+ Chức năng vành đai xanh phi đô thị tách khỏi chức năng đô thị.
+ Chức năng giải trí, đi dạo và khu vực vui chơi giải trí.
- Rừng đô thị và các khu giải trí: một hệ thống công viên rừng đô thị thông với khu vực
vui chơi giải trí.
- Khu du lịch sinh thái và khu nông nghiệp chuyên canh: có chức năng là một phần mở
rộng của các khu vực bảo vệ cảnh quan, cho phép lưu giữ và bảo vệ các khu vực được sử dụng
mục đích chuyên nông như trồng mãng cầu.
- Các khu vực nông nghiệp hiện hữu: chức năng cảnh quan của Thành phố, cung cấp
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
* Trung tâm du lịch: Du lịch là một trong những cơ hội phát triển kinh tế cho Thành phố
như: núi Bà Đen, các di tích chiến tranh cách mạng, các khu vực bờ rạch Tây Ninh, khu du lịch

Ma Thiên Lãnh, khu du lịch Long Điền Sơn, khu du lịch sinh thái Bến Trường Đổi, các vùng
đất mặt nước phía Bắc và phía Nam được kết nối với trung tâm thành phố bởi các tuyến đường
đô thị và hệ thống giao thông công cộng.
Chức năng đô thị
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Tây Ninh,
Thành phố Tây Ninh cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km về phía Tây Bắc,
có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị - xã hội, là nơi giao nhau giữa các
quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, có có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của Tây Ninh nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
55


Tây Ninh còn nằm trên cửa ngõ đường bộ rất quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam sang Campuchia và khu vực ASEAN. Một thuận lợi nữa là tỉnh có địa hình, địa chất thuận
lợi để phát triển hạ tầng giao thông đường bộ (chi phí đầu tư thấp).
2.2.2. Kinh tế đô thị
Sau 10 năm được công nhận đô thị loại III theo Quyết định số 1112/QĐ-BXD ngày
12/12/2012 của Bộ Xây dựng, thành phố Tây Ninh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, vươn
lên gặt hái nhiều thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng và ngày càng khẳng định vị thế trung tâm
chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để toàn
hệ thống chính trị thành phố nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại II và hướng tới đô thị loại I
trong tương lai.
Những năm qua, Thành phố cùng các sở, ngành của tỉnh tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu
tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, đồng thời quan tâm tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động. Tính đến năm 2015, trên địa bàn Thành
phố có gần 700 doanh nghiệp, 171 tổ hợp tác liên kết sản xuất, 11 hợp tác xã và 4 quỹ tín dụng
nhân dân; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân
sách của địa phương. Trong 5 năm (2010-2015), có 41 nhà đầu tư đến thành phố Tây Ninh tìm
hiểu và đăng ký đầu tư vào các dự án trên địa bàn, trong đó có 21 nhà đầu tư được tỉnh đồng ý
chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã có 10 dự án triển khai, đi vào hoạt động với tổng

vốn đăng ký 2.700.000 USD và 456,73 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình qn hằng năm 14,28%. Cơng nghiệp
phát triển ngày càng đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến nơng sản, mía, mì, cao su, hạt điều.
Các nghề truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển. Năm 2014, UBND tỉnh công nhận 3 nghề
truyền thống trên địa bàn thành phố Tây Ninh gồm nghề gị nhơm ở phường Hiệp Ninh, nghề
mộc gia dụng ở phường IV và nghề chằm nón lá ở phường Ninh Sơn. Nghề truyền thống khơng
chỉ tạo việc làm cho người dân, mà cịn là nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương.
Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều siêu thị, chợ được hình thành như Siêu thị
Co.opMart, Siêu thị điện máy Chợ Lớn… góp phần cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người tiêu dùng,
bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Dịch vụ tài chính, ngân hàng,
bảo hiểm, vận tải, bưu chính - viễn thông phát triển nhanh về số lượng và chất lượng (BTNO, 2016).
Năm 2018, lao động có việc làm ở thành thị là 143,9 nghìn lao động, chiếm khoảng
77,15% tổng dân số thành phố. Trong đó, với lợi thế về phát triển du lịch, thương mại dịch vụ
và công nghiệp, tỷ lệ lao động phi nơng nghiệp tồn thành phố đạt 82,77%. Xét theo vị thế việc
làm, thị trường lao động Tây Ninh có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ trọng lao động làm công
hưởng lương và chủ cơ sở tăng, trong khi tỷ trọng lao động tự làm và lao động hộ gia đình giảm
trong 5 năm qua. Số lao động làm công hưởng lương và chủ cơ sở đã tăng từ 311,1 nghìn người
(2014) lên 363,8 nghìn người (2018), tăng 4,6%. Số lao động tự làm và lao động hộ gia đình
giảm từ 320,3 nghìn người (2014) xuống cịn 312,1 nghìn người (2018), giảm 4,6 điểm %.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp theo hướng
ngày một tiến bộ hơn. Tỷ trọng lao động giản đơn đã giảm nhanh, từ 39,9% năm 2017 xuống
35,4% năm 2018, giảm 4,42 điểm %. Nhóm lao động có kỹ thuật trong Nơng – Lâm – Thủy
sản cũng giảm từ 5,4% năm 2017 xuống còn 2,2% năm 2018, giảm 3,2 điểm %. Ngược lại, lao
56


động có chun mơn kĩ thuật bậc trung trở lên tăng từ 7% năm 2017 lên 7,3% năm 2018, tăng
0,3 điểm %. Lao động ở các nhóm nghề cịn lại cũng có xu hướng tăng.
Trong những năm qua, chuyển dịch cơ cấu việc làm của ở thành phố Tây Ninh khá tích
cực theo hướng giảm mạnh tỷ trọng việc làm trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng việc

làm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 2014, tỷ trọng việc làm trong ngành Nông
– Lâm – Thủy sản là 42,2% đã giảm xuống còn 29% năm 2018. Ngược lại, tỷ trọng việc làm
trong ngành công nghiệp đã tăng từ 27,1% năm 2014 lên 34,7% năm 2018 và ngành dịch vụ
tăng từ 30,6% năm 2014 lên 36,3% năm 2018.
Những năm gần đây, kinh tế Tây Ninh phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng khá tốt.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó
nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình qn 5,5 – 6,0%, cơng nghiệp và xây dựng tăng bình
quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 – 15,2%.
Theo định hướng phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050,
thành phố Tây Ninh là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một cực
tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị việt Nam với Thành phố Hồ Chí Minh, là đô thị động
lực chính. Đơ thị này cịn nằm trong vùng đối trọng phát triển kinh tế phía Bắc, định hướng đến
năm 2025 sẽ nâng lên đô thị loại II.
2.2.3. Xã hội và văn hóa đơ thị
2.2.3.1. Dân số, đặc điểm dân số
Theo Tổng cục thống kê, Thành phố Tây Ninh có diện tích khoảng 139,92 km² được tổ
chức thành 7 phường và 3 xã với tổng dân số cuối năm 2019 là 257.076 người, trong đó dân
số thường trú là 193.740 người, dân số quy đổi là 63.370 người. Dân số khu vực nội thành là
212.799 người. Mật độ dân số trung bình tồn đơ thị đạt 1.837 người/ km².
Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, theo thống kê từ năm 2011, dân cư phần
lớn tập trung ở khu vực nội thị ở các phường IV (5476 người/ km²), phường Hiệp Ninh (5.427
người/km²), phường III (3.209 người/km²). Các xã có mật độ dân cư rất thấp là Thạnh Tân (213
người/km²), Tân Bình (308 người/km²). Chênh lệch mật độ dân số tới 25 lần.
Trên địa bàn Thành phố hiện có 08 dân tộc anh em cùng chung sống, bao gồm dân tộc Kinh,
Khơme, Chăm, Hoa, Tàmun, Mường, Tày, Nùng. Trong đó, chủ yếu là đồng bào dân tộc Kinh.
2.2.3.2. Văn hóa đơ thị
Cùng với q trình phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu của đất nước, xây dựng văn
hóa đơ thị ở các đơ thị nước ta nói chung và thành phố Tây Ninh nói riêng trở thành một trong
những nội dung cơ bản của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa đã và đang làm thay đổi tập

quán kinh doanh, sản xuất của người dân đơ thị theo hướng cơng nghiệp hóa, đa thành phần,
đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Sự biến đổi văn hóa sản xuất, kinh doanh đang thúc
đẩy nhanh q trình dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền
và nghĩa vụ của cư dân và các nhóm dân cư đơ thị trong sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng
thụ văn hóa, giá trị văn hóa. Người dân đơ thị ngày càng chú trọng đến chất lượng các loại hình
dịch vụ văn hóa, có nhiều điều kiện để chọn lựa cách thức hưởng thụ giá trị văn hóa khác nhau.
57


Ở thành phố Tây Ninh, trong tổ chức đời sống văn hóa, cộng đồng cư dân đơ thị đã cơ
bản khắc phục được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành nên
tác phong cơng nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân
và ý thức cá nhân. Tuy nhiên, sự tác động của phương thức sản xuất kinh doanh trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về văn hóa khơng
phù hợp với văn hóa dân tộc như các loại hình văn hóa “trái luồng”, độc hại: sách báo, băng
đĩa, vũ trường, internet, báo chí, xuất bản lậu…. Tình trạng văn hóa đọc, viết đang bị mai một
là một ví dụ tiêu biểu về phong cách sống của cư dân đô thị hiện đại, đặc biệt đối với một bộ
phận không nhỏ của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
Đối với cư dân đô thị, kinh tế thị trường thậm chí đã làm thay đổi thế giới quan, nhân
sinh quan, tình cảm và tâm lý của họ. Về mặt tích cực, kinh tế thị trường làm thay đổi thái độ
đối với lao động của người thành thị: tất cả phải vươn ra thị trường, tất cả phải kiếm được việc
làm, phải có thu nhập, khơng trơng chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và sự bố thí của xã
hội. Thái độ đối với gia đình, bạn bè, xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng hiện đại, đó là sự
thơng cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân.
Đối mặt với những thách thức cùng với những cám dỗ, người dân thành phố Tây Ninh
đã vượt qua được tính ích kỷ, tự ti của người nông dân và tiểu thương trước kia, vượt qua được
các ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến, phong tục cổ hủ…. Nhân cách văn hóa của người dân
đơ thị trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đã và sẽ tiếp tục được hình
thành theo hướng tích cực nhiều hơn, có nhiều đặc trưng khác với nhân cách văn hóa truyền
thống của người Việt Nam.

Những giá trị cơ bản và những biểu hiện của văn hóa đơ thị đang chiếm một vị trí ưu thế
trong đời sống văn hóa đơ thị ở thành phố Tây Ninh hiện nay. Những giá trị đó vẫn hiện diện
trong cuộc sống đô thị hàng ngày, và là cái đích để người dân Tây Ninh hướng đến để hoàn
thiện, để biến chúng thành động lực phát triển của toàn xã hội nói chung và xã hội đơ thị ở Tây
Ninh nói riêng. Việc xây dựng văn hóa đơ thị sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển văn hóa
xã hội đất nước nói chung và thành phố Tây Ninh được bền vững.
2.2.4. Hạ tầng đô thị
2.2.4.1. Hạ tầng giao thông
Trên địa bàn Thành phố quản lý hiện nay có 35 tuyến đường chính có tổng chiều dài
khoảng 65,95km, với kết cấu chủ yếu là bê tông nhựa và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh.
Trên địa bàn Thành phố có các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ chạy ngang qua như: QL22B,
ĐT785, ĐT784, ĐT793, Đường Trần Văn Trà,…bên cạnh đó cịn các tuyến đường hẻm nối liền
các tuyến đường chính nói trên với kết cấu chủ yếu là sỏi đỏ.
Hệ thống đường bộ ở thành phố Tây Ninh hội tụ nhiều tuyến đường liên tỉnh quan trọng
nối kết các trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch thuận lợi cho thành phố Tây Ninh trong giao lưu
liên kết phát triển nhiều mặt. Đặc biệt tuyến xe bus Thành phố đi Gò Dầu; Cửa khẩu Mộc Bài,
Núi Bà, Khu Kinh tế cửa khẩu Xa-Mát - Tân Biên… đã góp phần phát triển giao thơng cơng
cộng, văn minh đơ thị.
Bên cạnh các tuyến đường, ở Thành phố Tây Ninh hiện có 07 cây cầu chính có tổng chiều
dài là 381m gồm: cầu Trà phí, cầu Gió, cầu Quan, cầu Mới, cầu K21, cầu Thái Hòa, cầu Yết
Kiêu, với kết cấu chủ yếu là bê tông cốt thép.
58


Hầu hết các tuyến đường chính của Thành phố đều có đèn chiếu sáng cơng cộng phục vụ
nhu cầu đi lại của nhân dân về đêm. Bên cạnh đó Thành phố cũng đang quản lý vận hành các
hệ thống đèn tín hiệu giao thông, đèn cảnh báo giao thông nằm trên địa bàn.
Ngồi ra, hệ thống giao thơng của tỉnh cịn có các trục hướng tâm kết nối các huyện với
thành phố Tây Ninh, các trục kết nối các vùng nguyên liệu với nhà máy, các khu công nghiệp...
Bên cạnh đó, giao thơng đường thuỷ nội địa của tỉnh cũng tương đối thuận lợi với 2 tuyến

sơng Sài Gịn và Vàm Cỏ Ðông kết nối trực tiếp với thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng Sài
Gòn, cảng Hiệp Phước và vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Trong đó, sơng Vàm Cỏ Ðông chạy dọc tỉnh từ Bắc xuống Nam và có thể khai thác vận
tải với phương tiện sà lan khoảng 2.000 tấn.
2.2.4.2. Hạ tầng viễn thông
Hạ tầng mạng viễn thơng có độ phủ tương đối tốt, cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, đảm bảo
thông tin liên lạc trong nước và quốc tế, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phương, đáp ứng
được nhu cầu phát triển thị trường; đảm bảo cung cấp các dịch vụ với chi phí phù hợp và độ tin
cậy cao như mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thơng rộng (MAN)
cho thành phố theo mơ hình đa dịch vụ…; hạ tầng mạng viễn thơng có khả năng nâng cấp, cung
cấp các dịch vụ mới.
Hạ tầng mạng thông tin di động phát triển tương đối hoàn thiện, phủ sóng tới hầu hết các
khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh với tổng số 1.168 vị trí cột ăng ten thu phát sóng, bán kính
phục vụ bình qn 1,33 km/cột. Hạ tầng mạng cáp trên địa bàn tỉnh phát triển cơ bản đã đáp
ứng được đầy đủ các nhu cầu về sử dụng dịch vụ của người dân. Cáp quang hóa mạng cáp viễn
thơng bước đầu được triển khai, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
Mạng di động có tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp khá cao đạt
khoảng 25%. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư và tài nguyên đất xây
dựng hạ tầng. Tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp viễn thơng đạt 22% cao so với các tỉnh trên cả nước.
2.2.4.3. Các cơ sở hạ tầng khác
- Từ năm 2008, Sở Xây dựng bàn giao cho Thành phố quản lý mảng cây xanh, cơng viên
trên địa bàn. Thành phố hiện có 1.928 cây viết với tuổi thọ từ 7-10 năm. 1.787 cây dầu có tuổi
thọ trung bình từ 6-8 năm. 494 cây sao. 140 cây xà cừ tuổi thọ trung bình từ 35-40 năm. Bên
cạnh đó cịn có các loại cây như: Bằng lăng, phượng vĩ, giá tỵ, bạch đàn, móng bị, hoàng nam,
liêm, cây xanh và cỏ kiểng các loại... Các loại cây trên hiện được duy trì và phát triển tốt tạo
cảnh quan, bóng mát cho Thị xã.
Chính những thay đổi đột phá về hạ tầng đã thúc đẩy sự tăng tốc và đột phá về mặt bằng
giá mới của bất động sản Tây Ninh, thu hút sự chú ý của những ông lớn bất động sản như
Vingroup, Sungroup và một số công ty khác như Công ty TNHH Vm Tồn Cầu…
Những lợi thế về hạ tầng đơ thị ở trên giúp thành phố Tây Ninh phát huy cao nhất tiềm

năng, lợi thế của tỉnh, nhất là lợi thế tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh và nằm trên trục đường
xun Á, phát triển theo hướng đón đầu q trình chuyển dịch công nghiệp từ các địa phương
khác trong vùng, thiết lập khu công nghiệp và dân cư hỗ trợ cho Thành phố Hồ Chí Minh. Đẩy
mạnh phát triển kinh tế biên mậu. Xây dựng đồng bộ các khu kinh tế cửa khẩu, bao gồm cả hệ
59


thống kho ngoại quan, cụm kho lưu hàng tạm nhập tái xuất, bãi kiểm hóa... nhằm phát triển
mạnh quan hệ buôn bán, xuất nhập khẩu với Cam-pu-chia và các nước khác trong khu vực.
2.3. Một số kiến nghị và giải pháp phát triển, quản lý đô thị ở Tây Ninh thời gian tới
2.3.1. Một số kiến nghị
Thứ nhất, cần xây dựng được chiến lược quản lý đô thị phù hợp với mục tiêu quy hoạch
và kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Ninh. Tầm nhìn phải được mở rộng và
gắn với tầm nhìn của khu vực và quốc tế, hướng tới tương lai, hiện đại nhưng vẫn giữ gìn và
phát huy được bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc, vùng miền. chống xu hướng lai căng, lắp
ghép xô bồ, thiếu định hướng về quy hoạch và thẩm mỹ. Cần giáo dục ý thức trân trọng, bảo
vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa hiện có do lịch sử để lại, kế thừa và xây dựng các
giá trị văn hóa mới đáp ứng cho yêu cầu phát triển ngày càng mạnh mẽ của từng đô thị.
Thứ hai, chiến lược phát triển và quản lý đô thị phải tạo ra sự thống nhất và đồng thuận
giữa các cơ quan có chức năng quản lý cùng với tính kỷ luật, tính chủ động của người dân tham
gia vào thực hành chức năng xã hội của mình. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, sự hợp tác
mang tính liên ngành sẽ tạo nên hợp lực để thực hiện mục tiêu quản lý một cách có hiệu quả.
Thứ ba, đổi mới cơng tác tuyển dụng, đề bạt và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cần
cơng khai hóa và dân chủ hóa trong đánh giá, đề bạt và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất
là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt và các đoàn thể chính trị - xã hội. Đội ngũ cán bộ
lãnh đạo và quản lý phải là đại diện về trí tuệ, tài năng và đạo đức của nhân dân đô thị trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển đô thị ở Tây Ninh.
Điều quan trọng hiện nay là thu hút tài năng và sử dụng tài năng trong lãnh đạo quản lý
các cấp ở đô thị. Công tác đào tạo và quy hoạch phải đi trước và có sự chuẩn bị trước để nâng
cao tầm nhìn, nâng cao trình độ tư duy khoa học cũng như kỹ năng quản lý. Cần thường xuyên

tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, bồi dưỡng kiến thức mới, trao
đổi kinh nghiệm quốc tế để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý ở các cấp, các ngành của đô thị.
Thứ tư, tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ở các đô thị phù
hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển bền vững, giữ vững bản sắc
văn hố dân tộc. Xây dựng và hồn thiện thiết chế quản lý có vai trị quan trọng, nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý. Mơ hình quản lý phải đảm bảo sự thống nhất khoa học và tính thực tiễn,
tính hệ thống và tính toàn diện, tính năng động và hiệu qủa đáp ứng tốt nhiệm vụ xây dựng và
phát triển đô thị văn minh, hiện đại.
2.3.2. Một số giải pháp
Thứ nhất, chú trọng xây dựng và phát triển nền giáo dục - đào tạo phát triển theo hướng xã
hội hố, chuẩn hóa và hiện đại hóa tạo ra một xã hội học tập mà ở đó trình độ dân trí, trình độ học
vấn, trình độ khoa học, trình độ thẩm mĩ phải đạt tới trình độ cao. Xây dựng khoa học - công nghệ
ngang tầm sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển cơng nghệ thơng tin trở
thành ngành mũi nhọn, trong đó việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tay nghề giỏi
cho các ngành trọng điểm, lĩnh vực công nghệ cao với các chuyên gia đầu đàn, giỏi về quản lý và
chuyển giao công nghệ cũng như những nhà quản lý khoa học tầm cỡ có ý nghĩa quyết định, đóng
vai trị vừa là nền tảng, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị ở Tây Ninh.
60


Thứ hai, gắn quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội với hồn thiện quy hoạch khơng gian đơ
thị đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của cư dân đơ thị trên cơ sở xây dựng được
các thiết chế văn hóa đơ thị phù hợp. Đồng thời, xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa đô thị
văn minh trên cơ sở kế thừa lối sống, nếp sống tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc lối sống văn minh nhân loại, khắc phục xu hướng đoạn tuyệt với giá trị truyền
thống và xu hướng “Tây hố” trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cần rà soát các quy
hoạch chi tiết các khu vực nội đô lịch sử, khu đơ thị cũ trong đó phân tích, đánh giá và làm rõ
hệ số sử dụng đất, mật độ cư trú, quỹ nhà ở… tương ứng với cung cấp dịch vụ hạ tầng đơ thị.
Rà sốt, sửa đổi bổ sung và sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quy hoạch xây dựng trong quy

định cụ thể về cải tạo các khu đô thị cũ, đô thị trung tâm.
Quy hoạch bền vững nên được ưu tiên đi trước một bước để định hướng và đảm bảo tính
đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo chỉnh trang đô thị ở Tây Ninh.
Bên cạnh đó, quy hoạch phải khơng gây lãng phí tài nguyên đất và các tài nguyên khác, xây
dựng hệ thống giao thông tiết kiệm, lấy giao thông công cộng là chính, nâng cao hệ số sử dụng
đất. Quy hoạch cũng phải duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái, đảm bảo các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt của đô thị trong giới hạn phạm vi dung lượng cho phép của môi trường, không
để ô nhiễm rồi mới xử lý. Việc quy hoạch thiết kế cần phải tính tới địa hình, khí hậu, thủy văn,
sinh vật của khu vực quy hoạch để Thủ đơ có thế mạnh phát huy thế mạnh, đặc thì riêng của
mình. Quy hoạch theo hướng lâu dài phải có khơng gian dự trữ cho phát triển đô thị sau này,
hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên không thể tái sinh. Việc phát triển đô thị phải coi trọng
bảo tồn và tơn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các cơng trình kiến trúc và danh lam thắng cảnh,
phát triển đô thị theo kiến trúc hiện đại kết hợp với kiến trúc truyền thống.
Thứ ba, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động, để nâng cao nhận thức
về thực hiện Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động văn hóa nhất là giáo
dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn minh đô thị, phát huy tính cần cù sáng tạo, tinh
thần hiếu học, tinh thần thi đua yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ nhằm nâng cao
nguồn lực lao động, với tác phong cơng nghiệp, có đầy đủ năng lực, trí tuệ và thanh lịch để đáp
ứng nhu cầu phát triển xã hội, đủ sức đảm đương sứ mệnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của
thành phố Tây Ninh.
Thứ tư, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và mặt trái của kinh tế thị trường, hội
nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại về văn hóa. Nó làm cho các
giá trị văn hóa truyền thống dễ bị mai một dần, các sản phẩm văn hóa “độc hại”, lai căng, đồi
trụy nằm ngồi tầm kiểm sốt đang làm vẩn đục tâm hồn, cốt cách dân tộc. Internet, trò chơi
điện tử, máy tính, các trò chơi giải trí được thưởng bằng tiền.v.v. thường là sự lựa chọn chủ yếu
của giới trẻ, văn hóa đọc, văn hóa lịch sử ít được quan tâm, lối sống lạnh lùng trong giới trẻ
xuất hiện ngày càng nhiều. Đây là hiện tượng tương đối phổ biến ở các đơ thị nước ta hiện nay.
Vì vậy cần phải giải quyết đồng thời đồng bộ hai vấn đề: giữ gìn những giá trị văn hóa truyền
thống, nâng niu quý trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, loại bỏ những
phong tục tập quán xấu, lối sống, nếp sống lạc hậu, đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa

thế giới để xây dựng lối sống, nếp sống đơ thị văn minh.
Vì vậy, cần chú ý đến sự đổi mới sự lãnh đạo, quản lý của các cấp chính quyền đơ thị từ
cách nhìn văn hóa đến chủ trương, chính sách và đặc biệt là đổi mới phong cách lãnh đạo, quản
61


lý văn hóa đơ thị: dân chủ khơng độc quyền, đưa ra chân lý nghệ thuật; gần gũi bao dung, cởi
mở chân thành, tôn trọng cá tính sáng tạo… là những nét ứng xử, có văn hóa và trong chừng
mực nhất định có thể gọi là văn hóa quản lý.
Thứ năm, phát triển và mở rộng đô thị cần chú ý các tác động rủi ro môi trường. Đối với
các khu cơng nghiệp cần tính tốn kỹ các giải pháp thoát nước cho mỗi khu và xây dựng hệ
thống thoát riêng đối với nước thải và nước mưa.
Cần quan tâm, xác định đầy đủ hơn, rõ hơn về tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là lợi thế
so sánh với các tỉnh, thành phố lân cận; nhận diện rõ hơn những bất cập, điểm nghẽn, thách
thức lớn mà Tây Ninh đã, đang và sẽ phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội để
có giải pháp; tiếp tục nghiên cứu để xác định đúng định hướng trụ cột phát triển mang tính đột
phá của địa phương; nghiên cứu, đề xuất phương thức huy động nguồn lực để hiện thực hoá
quy hoạch. Trên cơ sở tiềm năng lợi thế, cơ hội, thách thức trong thời kỳ lập quy hoạch, hoàn
thiện, đề xuất cho tỉnh các kịch bản tăng trưởng ở các cấp độ khác nhau, kèm theo đó là các
giải pháp để thuận lợi cho công tác lãnh đạo, điều hành, nhưng tuyệt đối khơng thấp hơn mức
bình qn chung của cả nước.
Thứ sáu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh,
tập trung ưu tiên đầu tư các ngành có tiềm năng, lợi thế, có năng suất lao động và hàm lượng
tri thức cao, gắn liền với việc đẩy mạnh liên kết giữa các ngành, thành phần kinh tế và giữa các
địa phương trong vùng. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài theo hướng phối hợp
gắn kết giữa các địa phương trong và ngồi vùng, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực
có thế mạnh của vùng.
3. KẾT LUẬN
Với vị trí địa lý và chiến lược vơ cùng quan trọng, Thành phố Tây Ninh có vai trò và vị trí
rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị không chỉ riêng đối với tỉnh Tây

Ninh mà còn đối với cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước. Cùng lợi thế về điều
kiện kết nối giữa Đông Nam Bộ với nước bạn Cam-pu-chia và các nước trong khu vực ASEAN,
có nhiều di tích và danh thắng, Thành phố Tây Ninh sẽ liên kết với các tỉnh, thành phố bạn, xây
dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng; phấn đấu có đột phá về phát triển du
lịch, đưa du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần xây dựng hình ảnh
vùng kinh tế trọng điểm phía nam như một điểm đến an tồn, thân thiện. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ đầu
tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng có trọng
tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại và đi trước một bước, nhất là giao thông, thủy lợi, tạo sự liên
kết giữa Tây Ninh và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam;
đồng thời tập trung đầu tư các cơng trình hạ tầng trọng điểm, chiến lược, làm động lực cho sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh sẽ phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tổ
chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch vùng.
Tóm lại, cùng với q trình phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay của đất nước, những
yêu cầu mới của xây dựng văn hóa đơ thị và văn hóa quản lý đơ thị đặt ra là rất cấp thiết, cần
phải được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau để xây dựng và nâng cao chất lượng văn
62


hóa đơ thị và văn hóa quản lý. Hiệu quả cuối cùng của văn hóa đơ thị và văn hóa quản lý chính
là chất lượng của mơ hình tổ chức, quản lý văn hóa và văn hóa quản lý. Chất lượng bền vững
quản lý của văn hóa đơ thị và văn hóa quản lý chính là hướng vào mục tiêu phục vụ con người,
nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân đơ thị, chống các phản văn hóa và phi văn hóa làm
ơ nhiễm đời sống của cư dân đơ thị. Vì vậy mọi hoạt động quản lý kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của đơ thị phải đặt con người, đặt nhân dân lao động vào trọng tâm của quá trình phát
triển, phấn đấu để con người thực sự là mục tiêu, là động lực của sự phát triển của đơ thị. Để
làm được điều đó, nhất thiết phải đề cao vấn đề xây dựng văn hóa đơ thị và vai trị của văn hóa
quản lý đơ thị. Đó chính là hiệu quả của kiểu lựa chọn về xây dựng văn hóa và văn hóa quản
lý đơ thị mang tính nhân văn: vì con người, vì nhân dân, vì dân tộc và vì nhân loại tiến bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BTNO (06/09/2016). Thành phố Tây Ninh - Những chặng đường đã qua. Quân khu 7 online.
28/4/2022.
2. Dương Công Đức (2019). Tây Ninh bên dòng lịch sử miền Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa Dân tộc.
3. Nguyễn Ngọc Dũng – Cb (2011). Tài liệu dạy – học lịch sử địa phương Tây Ninh. Thành phố Hồ
Chí Minh: Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Trịnh Hoài Đức (2005). Gia Định thành thống chí. Lý Việt Dũng dịch. Biên Hịa: Nxb Tổng hợp
Đồng Nai.
5. Huỳnh Minh (2001). Tây Ninh xưa và nay. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
6. Nhiều tác giả (2020). Tây Ninh đất và người. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thanh Niên.
7. Quốc sử quán triều Nguyễn (2002). Đại Nam thực lục (tập 1). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
8. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007). Đại Nam thực lục (tập 4). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
9. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006). Đại Nam nhất thống chí (tập 5). Hà Nội: Nxb Giáo dục.
10. Thiên Tâm (13/10/2020). Đô thị Tây Ninh với nhiều bước đột phá mạnh mẽ. Tây Ninh Online.
28/3/2022.
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2006). Địa chí tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh: Nxb Sở Văn hóa thơng
tin Tây Ninh.

63



×