Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Bài học kinh nghiệm từ dự án V2Work

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.04 KB, 9 trang )

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DỰ ÁN V2WORK
Phạm Chí Trọng1, Nguyễn Ngọc Trâm1
1. Lớp CH21QT01
TÓM TẮT
Nghiên cứu bắt nguồn từ hoạt động tham gia dự án quốc tế với 8 trường đại học khác tại
Việt Nam nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp – V2Work là một dự án Xây dựng năng lực thuộc Chương trình Erasmus + do Ủy ban
châu Âu tài trợ với mục đích tăng cường năng lực của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam để
nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, và để
củng cố mối quan hệ với thị trường lao động, phù hợp với ưu tiên của chính phủ Việt Nam trong
việc nâng cao tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp ở cấp quốc gia. Bằng phương pháp nghiên cứu
thực tiễn, nghiên cứu hoạt động triển khai và đánh giá kết quả dự án, từ đó đề xuất các giải
pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngồi phạm vi trường đại học..
Từ khóa: Khởi nghiệp, sáng tạo, hệ sinh thái, V2WORK, TDMU.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang được triển khai rộng khắp từ năm 2016 –
năm Quốc gia khởi nghiệp gắn liền với Đề án 844 – Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo đến năm 2025”do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, Đề án 1665 – Đề án “Hỗ
trợ Học sinh sinh viên Khởi nghiệp đến năm 2025” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và ngày càng
có nhiều hoạt động thực tế, đi vào chiều sâu, xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp bền vững.
Tham gia các dự án quốc tế trong việc nâng cao năng lực đội ngũ và tận dụng các nguồn
lực để đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là cơ hội để các trường
đại học tạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, tạo nhiều sân chơi thực tiễn, môi trường thực tế nhằm
rèn luyện sinh viên phát triển các kỹ năng về khởi nghiệp, phát triển năng lực chuyên môn và
các kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội… tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từ năm 2018 đến 2021, với sự phát triển không ngừng về trong lĩnh vực đào tạo, nghiên
cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ cộng đồng với chiến lược phù hợp, Trường đại
học Thủ Dầu Một tham gia dự án quốc tế do Ủy ban Châu Âu tài trợ với tên gọi V2Work, nhằm
nâng cao năng lực đội ngũ hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp sau tốt


nghiệp là một trong những thành công khẳng định thương hiệu của nhà trường.
2. NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu dự án V2WORK: V2WORK – Tăng cường hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam nhằm nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên tốt
339


nghiệp - là một dự án Xây dựng năng lực thuộc Chương trình Erasmus + do Ủy ban châu Âu
tài trợ trong thời gian 03 năm với mục đích tăng cường năng lực của hệ thống giáo dục đại
học Việt Nam để nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên
tốt nghiệp, và để củng cố mối quan hệ với thị trường lao động, phù hợp với ưu tiên của chính
phủ Việt Nam trong việc nâng cao tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp ở cấp quốc gia.
V2WORK cụ thể hướng đến mục tiêu:
1. Hiện đại hoá các dịch vụ hỗ trợ nghề nghiệp của 08 trường đại học Việt Nam thông
qua việc xây dựng năng lực thể chế và nhân viên về kỹ năng làm việc và tinh thần khởi nghiệp
để họ có thể trở thành cơng cụ hiệu quả và năng động để thúc đẩy và hỗ trợ việc làm và tinh
thần khởi nghiệp của sinh viên và sinh viên tốt nghiệp ở các trường đại học.
2. Củng cố mối quan hệ hợp tác nhà trường - doanh nghiệp thông qua việc xây dựng các
cơ chế nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào Trung tâm Hướng nghiệp.
V2WORK sẽ đạt được các mục tiêu trên bằng cách: Trong khoảng thời gian 36 tháng,
V2WORK sẽ xây dựng và triển khai một loạt các hoạt động hướng tới phân tích, đào tạo, việc
làm & khởi nghiệp và mạng lưới, để hỗ trợ các trường đại học Việt Nam nâng cao khả năng tìm
kiếm việc làm và kỹ năng khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp và củng cố mối quan hệ giữa
nhà trường và thị trường lao động.
1. Một phân tích chun sâu về tình hình hiện tại của tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp và
nhu cầu thị trường lao động để xác định các nhu cầu đào tạo và cơ chế của đối tác: Các chuyến
thăm thực tế của các đối tác Việt Nam đến các trường đại học Châu Âu. Xác định các thực tiễn
tốt và nhu cầu phát triển liên quan đến việc làm và khởi nghiệp sau tốt nghiệp cũng như tình
hình thực tế của các Trung tâm hướng nghiệp ở các đại học Việt Nam.
2. Xây dựng năng lực cán bộ trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học Việt Nam

về năng lực chuyên môn và kỹ năng hỗ trợ thông qua hoạt động đào tạo được tổ chức ở các
Trường thành viên:
5 học phần đào tạo nhân viên của các Trung tâm hướng nghiệp
- Học phần 1 “Tham gia vào việc làm: Xây dựng và thúc đẩy hợp tác để thành công” sẽ
được tổ chức vào ngày 2-4/7/2018 tại Trường Đại học Nha Trang.
- Học phần 2 “Phân tích Thị trường lao động: Công việc & Việc làm” sẽ được tổ chức
vào ngày 16-18/10/2018 tại Trường Đại học Công nghiệp Vinh.
- Học phần 3 “Doanh nghiệp, Khởi nghiệp và Kỹ năng tiếp thị" sẽ được tổ chức vào ngày
27-29/11/2018 tại Đại học Đà Nẵng.
- Học phần 4 “Đào tạo chuẩn bị công việc và thực tập” sẽ được tổ chức vào ngày 1416/01/2019 tại Trường Đại học Tây Nguyên.
- Học phần 5 “Công cụ tham gia qua các Trung tâm hướng nghiệp” sẽ được tổ chức vào
ngày 3-5/4/2019 tại Trường Đại học Trà Vinh.
Các khóa đào tạo nội bộ nhân rộng cho các nhân viên trung tâm hướng nghiệp và các
nhân viên có liên quan nhằm chia sẻ thêm kiến thức và kỹ năng đã được học trong các Học
phần do các đối tác V2WORK giảng dạy. Mở rộng đào tạo với sự tham gia của các nhân viên
từ các trường đại học lân cận. Các khoá đào tạo nhân rộng sẽ được tổ chức trong vòng 1 tháng
sau khi kết thức Học phần chính thức.
340


Các khóa học đào tạo trực tuyến dành cho sinh viên và sinh viên tốt nghiệp của các trường
đại học Việt Nam, liên quan đến chủ đề phát triển kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng làm việc
hoặc tinh thần khởi nghiệp, sẽ được các trung tâm hướng nghiệp V2WORK thực hiện trong
năm học 2019-2020.
3. Ra mắt các dịch vụ mới về việc làm, hướng nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại
mỗi trường đại học thành viên: Các trung tâm hướng nghiệp tại Việt Nam sẽ được hiện đại hóa
hoặc tạo mới trong các trường đại họ đối tác, được trang bị đầy đủ và với sự hỗ trợ của trường.
Với cơ sở nền tảng này, việc đào tạo trong thời gian nửa đầu của dự án, và với sự hỗ trợ của
các đối tác Châu Âu, từng trung tâm hướng nghiệp ở các đối tác sẽ ra mắt một loạt các dịch vụ
mới để hỗ trợ sinh viên và sinh viên tốt nghiệp trong việc phát triển việc làm, kỹ năng làm việc

hoặc khởi nghiệp. Các dịch vụ mới này sẽ được đi kèm với việc tổ chức Cuộc thi Ý tưởng Kinh
doanh tại mỗi trường đại học và hai Ngày hội Việc làm trong thời gian nửa sau của dự án.
4. Thực hiện các hành động kết nối xây dựng mạng lưới giữa các trường đại học và doanh
nghiệp:
Các đối tác của V2WORK sẽ phát triển một loạt các hành động kết nối trong toàn dự án,
để hỗ trợ đầy đủ các hoạt động khác của dự án, đồng thời phát triển và củng cố mối quan hệ
của các trường đại học đối tác với thị trường lao động, cũng như đưa ra các khuyến nghị chính
sách. Các hoạt động đó sẽ bao gồm:
- Các buổi họp kinh doanh thường xuyên giữa các nhân viên trung tâm hướng nghiệp, các
giáo sư và đại diện của thị trường lao động, để thảo luận về việc làm của sinh viên tốt nghiệp và
xác định sự chênh lệch có thể có.
- Diễn đàn hệ sinh thái việc làm và khởi nghiệp tại mỗi trường đại học đối tác để kích
thích đối thoại và tranh luận ở cấp tỉnh tương ứng về việc làm sau đại học và khởi nghiệp và
xây dựng các chiến lược địa phương để cải thiện tình hình hiện tại.
- Hội nghị quốc gia về việc làm sau tốt nghiệp và khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh
để thực hiện đối thoại ở cấp quốc gia và đưa ra các khuyến nghị chính sách.
- Cuộc thi Ý tưởng Kinh doanh Sáng tạo được tổ chức tại hội nghị quốc gia, để giới thiệu
và hỗ trợ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo của sinh viên đại học Việt Nam.
- Hội nghị tổng kết Dự án tại Hà Nội, nhằm quảng bá kết quả dự án và vai trò của Trung
tâm hướng nghiệp tại các trường đại học Việt Nam, và triển khai hiệu quả Mạng lưới V2WORK
của Trung tâm Hướng nghiệp thuộc các trường đại học, mạng lưới sẽ hỗ trợ các trường đại
học Việt Nam thành lập hoặc phát triển hơn nữa Trung tâm Hướng nghiệp sau khi kết thúc dự
án, để các trường có chung tiếng nói thống nhất trong cuộc thảo luận quốc gia về việc làm sau
tốt nghiệp và khởi nghiệp.
5. Xây dựng mạng lưới các trung tâm hướng nghiệp các trường đại học Việt Nam: Hình thành
mạng lưới Hỗ trợ tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp Việt Nam (VEES-NET)
2.2. Kết quả của dự án
Trong suốt 3,5 năm triển khai dự án (10/2017 - 4/2021), với sự hợp tác tích cực giữa tám
trường đại học Việt Nam bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Công
nghiệp Vinh, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Nha Trang, Trường Đại học Tây Nguyên,

341


Trường Đại học Thủ dầu Một, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG TpHCM,
Trường Đại học Trà Vinh, cùng 3 tổ chức cộng tác viên là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phịng
Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam - VCCI, Hiệp hội sinh viên quốc tế - AIESEC và 3
trường đại học Châu Âu. Dự án V2WORK đã đạt được toàn bộ các chỉ tiêu đề ra.
Kết quả chính của dự án V2WORK có thể tóm tắt như sau:
- Xây dựng và ban hành bản báo cáo phân tích việc làm và khởi nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp ở Việt Nam. Đây là kết quả của việc phân tích dữ liệu thu thập từ các nguồn và từ các
cuộc khảo sát được hoàn thành bởi sinh viên, nhân viên và sinh viên tốt nghiệp, cũng như các
nhà tuyển dụng từ khắp nơi trên cả nước.
- Các trường đại học tham gia dự án sẽ được tập huấn các nghiệp vụ giúp tăng cường mối
quan hệ giữa các trường đại học và các doanh nghiệp thông qua phát triển các công cụ và cơ
chế nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong các Trung tâm dịch vụ việc
làm và hướng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong tìm kiếm việc làm và phát
triển kỹ năng cần thiết cho khởi nghiệp.
- Nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách với hơn 1.000 lượt cán bộ của các Trung tâm
Hỗ trợ việc làm, được đào tạo thông qua các khóa Tập huấn chuyên gia V2WORK, hội thảo
nhân rộng, các khóa học trực tuyến.
- Tổ chức 16 Ngày hội việc làm, trong đó các thành viên đã kết hợp Ngày hội việc làm
truyền thống với các hoạt động bổ sung như hội thảo, tọa đàm, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ
năng việc làm của sinh viên tham gia;
- Tổ chức thành công 9 cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp (8 cấp trường và 1 cấp quốc gia),
nâng cao nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo bằng cách
cung cấp hỗ trợ ban đầu đầu tư cho sự phát triển của các dự án kinh doanh trong tương lai.
- Tổ chức 16 khóa học trực tuyến với sự tham gia của 6383 sinh viên. Nguồn học liệu và
thiết kế bài giảng được chia sẻ giữa các cơ sở giáo dục đại học để các trường có thể dùng chung.
- Tổ chức 8 Diễn đàn Hệ sinh thái việc làm và khởi nghiệp tại 8 tỉnh khác nhau để kích
thích đối thoại và đưa ra các khuyến nghị và chiến lược cho địa phương.

- Tổ chức Hội nghị cấp quốc gia về việc làm và khởi nghiệp và ban hành Khuyến nghị về
Chính sách thơng qua Báo cáo về chính sách nhằm nâng cao hơn nữa khả năng của Hệ thống
giáo dục đại học Việt Nam trong việc hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm có ý nghĩa
hoặc phát triển các nỗ lực kinh doanh.
- Hình thành mạng lưới Hỗ trợ tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp Việt Nam (VEES-NET),
một mạng lưới các trường đại học Việt Nam nhằm thúc đẩy khả năng tìm kiếm việc làm tốt hơn
và phát triển tinh thần, văn hóa khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học.
Thông qua dự án V2WORK, hoạt động hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp tại tám trường đại
học đối tác đã được cải thiện đáng kể cả về chất và lượng. Nhận thức về tầm quan trọng của
việc hợp tác với doanh nghiệp trong giảng dạy và hỗ trợ việc làm tại các trường đại học ngày
càng được chú trọng và thống nhất từ cấp quản lý cấp trên đến giáo viên và nhân viên, thông
qua cam kết và đầu tư của trường trong việc phát triển và nâng cao chất lượng của các trung
tâm hỗ trợ việc làm.
342


Trong giới hạn của bài báo, chỉ nghiên cứu về thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo trong và ngoài phạm vi trường đại học nên chỉ so sánh điển hình một số dự án có
liên quan. Trên cơ sở đó, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm trong cách tham gia dự án quốc
tế để triển khai hiệu quả các giải pháp hành động.
Bảng 1. So sánh dự án V2WORK, BUILD-IT và EVENT trong quá trình thúc đẩy hoạt động
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phạm vi các trường đại học thành viên tham gia dự án
Đặc điểm

Mục tiêu

Thời gian bắt
đầu
Thời gian kết
thúc


Số
lượng
Trường thành
viên tham gia

Dự án V2WORK
Xây dựng các trung tâm hỗ trợ
việc làm và thị trường lao động,
cập nhật các dịch vụ hỗ trợ nghề
nghiệp mới cho sinh viên của 8
trường đại học Việt Nam thông
qua xây dựng quy chế làm việc,
bồi dưỡng, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
làm việc chuyên nghiệp ở các
doanh nghiệp và các tổ chức
trong và ngoài nước.
Từ tháng 10/2017

Dự án BUILD-IT
Thay đổi chính sách của
các trường đại học, từ
chính sách quản lý đến
các chính sách khác

Dự án EVENT
Hỗ trợ sinh viên khởi
nghiệp, đào tạo kỹ năng
mềm. Tăng khả năng có việc

làm của sinh viên tốt nghiệp
đại học tại Việt Nam

Cuối năm 2015

Đến tháng 4/2021

Đến năm 2020

Ngày 7-9 tháng 12 năm
2016
23 tháng 6 năm 2020

08 trường thành viên:
1. Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội;
2.Trường Đại học Công nghiệp
Vinh;
3.Đại học Đà Nẵng,
4.Trường Đại học Nha Trang,
5.Trường Đại học Tây Nguyên;
6.Trường Đại học Thủ dầu Một;
7.Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - ĐHQG
TpHCM;
8.Trường Đại học Trà Vinh,

06 trường thành viên:
1.Trường Đại học Bách
khoa - Đại học Đà Nẵng;

2.Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP. Hồ
Chí Minh;
3.Trường Đại học Cơng
nghiệp TP. Hồ Chí Minh;
4.Trường Đại học Lạc
Hồng;
5. Trường Đại học Bách
khoa - ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh;
6. Trường Đại học Cần Thơ;

Phân tích tình
hình trước khi
triển khai dự
án

Dự án tiến hành phân tích chuyên
sâu về tình hình hiện tại của tỉ lệ
có việc làm sau tốt nghiệp và nhu
cầu thị trường lao động để xác
định các nhu cầu đào tạo và cơ
chế của đối tác.

Phát triển đội
ngũ

Dự án giúp nâng cao năng lực
lãnh đạo, cán bộ trung tâm hướng
nghiệp của các trường đại học

Việt Nam về năng lực chuyên
môn & kỹ năng hỗ trợ.

05 trường thành viên:
1.Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân (NEU)
2.Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội (HaUI)
3.Đại học Huế (HU)
4.Trường Đại học Cơng
nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh (HUTECH)
5.Trường Đại học Sư Phạm
và Kỹ Thuật TP Hồ Chí
Minh (HCMUTE)

Thực hiện một Khảo sát
đuổi và dữ liệu thu thập
được các đối tác tham gia dự
án đánh giá và kết quả cuối
cùng được gửi tới các
chuyên gia thiết kế chương
trình giảng dạy. Điều này
giúp xác định các lĩnh vực
và thông tin chủ chốt cho
phép gắn giáo dục đại học
với nhu cầu của thị trường
lao động
- Dự án giúp nâng cao năng
lực cho ban lãnh đạo và

giảng viên của các trường
thành viên, nâng cao chất
lượng giảng dạy, kiểm định
chất lượng chương trình, đa

343


dạng hóa nguồn tài trợ và
nỗ lực tự chủ.
- Dự án giúp củng cố vai
trò của ban cố vấn doanh
nghiệp, và nâng cao năng
lực cho các trường thành
viên để thúc đẩy quan hệ
hợp tác hiệu quả.
- Dự án giúp cải tiến
phương pháp giảng dạy
cho giảng viên nhờ ứng
dụng phương pháp giảng
dạy tiên tiến được tập
huấn từ dự án.

Các hoạt động
hướng
đến
sinh viên

Tạo
dựng

mạng lưới lâu
dài

Điểm
biệt

khác

- Dự án giúp phát triển kỹ năng,
kiến thức khởi nghiệp dành cho
sinh viên thơng qua các khố đào
tạo, cuộc thi, diễn đàn,…
- Dự án thúc đẩy việc ra mắt các
dịch vụ mới về việc làm, hướng
nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại mỗi trường đại học thành
viên.
- Dự án thực hiện các hành động kết
nối xây dựng mạng lưới giữa các
trường đại học và doanh nghiệp.
- Dự án xây dựng mạng lưới các
trung tâm hướng nghiệp các
trường đại học Việt Nam.
- Mặc dù không trực tiếp tác động
trực tiếp đến quá trình kiểm định
AUN-QA, nhưng các hoạt động
của dự án đều gắn liền với nhiều
tiêu chí của chuẩn kiểm định này;
- Phát triển hoạt động dành cho
sinh viên ở đa đạng ngành, lĩnh

vực;
- Dự án có sự tham gia từ các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu
về thực trạng bối cảnh.

Dự án giúp phát triển kỹ
năng cho sinh viên thông
qua các cơ hội học tập ứng
dụng thực tế

- BUILD-IT tập trung bồi
dưỡng các trường theo
tiêu chuẩn kiểm định
ABET; trong khi các
trường mong muốn được
hỗ trợ nhiều hơn cho quá
trình kiểm định theo
chuẩn AUN-QA;
- Tập trung chủ yếu ở sinh
viên các khối ngành kỹ
thuật;
- Thiếu vắng chuyên gia
bồi dưỡng am hiểu bối
cảnh địa phương;

Dự án giúp giới thiệu việc
làm, cung cấp khảo sát tình
hình việc làm của sinh viên
tốt nghiệp, cung cấp các
dịch vụ cần thiết giúp sinh

viên nâng cao năng lực việc
làm và chia sẻ tài nguyên
liên quan tới nâng cao năng
lực việc làm của sinh viên.

Dự án EVENT bàn giao cho
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa
vào sử dụng Cổng thông tin
hỗ trợ việc làm cho sinh
viên: Cổng thông tin này là
nơi kết nối các nhiệm vụ và
hoạt động của các Trung
tâm việc làm của các
Trường đại học

2.3. Tác động của dự án đối với Trường Đại học Thủ Dầu Một
Dự án V2WORK đã tạo ra được những hiệu ứng rất tốt đối và có tác động lan toả với tất
cả các trường thành viên trong đó có Trường Đại học Thủ Dầu Một. Là đơn vị thụ hưởng chính
của Dự án V2WORK tại trường, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp đã được
đầu tư, nâng cấp đáng kể về năng lực, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị làm việc, đáp ứng nhu
cầu hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp của sinh viên.
Với sự hỗ trợ từ Dự án, Trung tâm đã triển khai nhiều hoạt động dịch vụ mới để đáp ứng nhu
cầu của sinh viên và xã hội như: các khoá đào tạo chun mơn, các khố kỹ năng mềm để nâng cao
khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp, các khoá học online, các cuộc thi khởi nghiệp, ngày hội
việc làm nhằm gắn kết với thị trường lao động, hình thành khơng gian khởi nghiệp…
344


Thống kê trong 3 năm gần đây, Trung tâm đã hỗ trợ cho hơn 1500 sinh viên tìm kiếm việc
làm tại các doanh nghiệp ở Bình Dương; Hỗ trợ đăng thông tin tuyển dụng cho hơn 800 doanh

nghiệp thông qua các kênh facebook, website và làm việc trực tiếp với gần 300 doanh nghiệp.
Tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh và định hướng nghề nghiệp cho gần 4000 sinh viên đầu
khoá mỗi năm. Hỗ trợ hơn 4000 lượt sinh viên phát triển kỹ năng khởi nghiệp thông qua các khoá
huấn luyện, đào tạo, diễn đàn, hội thảo, tham quan thực tế tại doanh nghiệp. Đã gửi đi đào tạo
hơn 100 giảng viên nguồn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các cơ sở đào tạo có uy tín.
Một trong những minh chứng tạo nên thành công của Dự án V2WORK là phát triển hoạt
động của mơ hình 3 bên, bao gồm 2 cấp độ: vĩ mô và vi mô.
- Ở cấp độ vĩ mô: Nhà nước, Nhà trường và Doanh nghiệp.
- Ở cấp độ vi mô: Lãnh đạo Nhà trường, giảng viên và sinh viên.
Tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (đại diện cho Nhà nước), Phịng
Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (đại diện cho Doanh nghiệp) và các cơ sở giáo dục
thành viên liên kết, tạo tiền đề và cùng hành động trong việc thúc đẩy hoạt động định hướng
nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm và khởi nghiệp trong sinh viên.
Đặc biệt, thông qua Mạng lưới VEES-Net, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi
nghiệp đã có nhiều cơ hội để tiếp tục thúc đẩy hợp tác và học hỏi lẫn nhau giữa các trường trong
mạng lưới. Đây là cơ hội rất tốt để Trung tâm được tham gia các chuỗi hoạt động mới như xây
dựng cơ sở dữ liệu dung chung về việc làm cho sinh viên tốt nghiệp cả nước, tổ chức các ngày
hội việc làm, các khoá học trực tuyến liên trường, liên vùng, tham gia vào việc nh giá chất
lượng nguồn nhân lực và nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường lao động v.v.
2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc tham gia dự án
- Trong hoạt động đào tạo tri thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên cần có sự liên kết, phối
hợp giữa các trường đại học và các đối tác doanh nghiệp để có thể phát huy tiềm năng, thế mạnh
- Ngồi việc hỗ trợ kinh phí cho các dự án, các trường đại học cần hỗ trợ cho các câu lạc bộ
khởi nghiệp sinh viên và không gian khởi nghiệp cho sinh viên và giảng viên trẻ.
- Ngoài cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp, thông qua các workshop,
các chuyên gia khởi nghiệp cùng với doanh nhân sẽ giúp sinh viên hình thành, điều chỉnh thái
độ, đam mê đối với khởi nghiệp từ những va chạm, trải nghiệm thực tiễn của chính mình.
- Trên cơ sở tận dụng nguồn lực và tiềm lực do dự án mang lại, các trung tâm hướng
nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng và phát huy hiệu quả.
2.5. Giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp:

Đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà
trường đại học nên thực hiện bên cạnh các chương trình đào tạo giáo dục, nghiên cứu khoa học,
hỗ trợ tìm kiếm việc làm,…Giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp của bản thân liên quan đến
hoạt động khởi nghiệp, giúp sinh viên am hiểu về các ngành nghề, nắm bắt thông tin đầy đủ về
hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, phát triển tư duy khởi nghiệp trên nền
tảng kiến thức kỹ năng (giải quyết vấn đề, quản trị tài chính, quản lý nhân sự, sở hữu trí tuệ, kỹ
năng huy động vốn,…) để sau khi ra trường sinh viên có thể khởi nghiệp kinh doanh phù hợp.
2.5.1. Đối với sinh viên và sinh viên tốt nghiệp: Cần hưởng ứng và thực hiện mạnh mẽ,
345


hiệu quả, thiết thực cho hoạt động khởi nghiệp, phải ln nỗ lực hết mình, có niềm đam mê và
chủ động tiếp cận chương trình, tích cực tham gia vào các hoạt động để trau dồi kiến thức, kinh
nghiệm, vận dụng những kiến thức được đào tạo tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh để lập
nên các dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn.
Tích cực sử dụng những nguồn dịch vụ về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại trường,
giữ thông tin liên lạc với nhà trường, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp để hình thành cho bản thân một
mạng lưới hoạt động để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và định hướng khởi nghiệp cho bản thân.
2.5.2. Đối với Nhà tuyển dụng/doanh nghiệp:
Thông qua việc phân tích tài liệu khảo sát của nhà tuyển dụng đã chỉ ra định hướng công
nghệ của họ, đang tiến triển theo cùng hướng với đà thay đổi xã hội và kinh tế tại Việt Nam.
Các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cần phải nắm bắt được tình hình này, áp dụng những công cụ
và hoạt động cụ thể cho phép cơng nghệ có thể thực hiện vai trị là cầu nối trung gian cho việc
hình thành, tiếp thu và chuyển đổi tư duy sáng tạo của sinh viên phù hợp với sự phát triển của
đất nước và thế giới.
2.5.3. Đối với Giảng viên
Thu thập thêm kiến thức về thị trường lao động, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và gia tăng sự
tận tình trong cơng tác hỗ trợ sinh viên thành lập các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
Các giảng viên có thể đóng góp rất nhiều khi tạo dựng kết cấu, dịch vụ, chương trình,..
cho trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, đóng góp bất kỳ nội dung nào để giúp sinh viên hiểu rõ hơn

về hoạt động khởi nghiệp.
2.5.4. Đối với Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp và cán bộ quản lý
Các hoạt động xây dựng mối quan hệ trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở mức độ tồn quốc
có thể đóng góp tích cực cho sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp và xây dựng hệ sinh thái
vững chắc trong trường đại học.
Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp cần nâng cao mức độ liên kết cao hơn,
thơng qua đó có thể định hình các lợi ích rõ ràng của các bên liên quan (giảng viên, sinh viên,
nhà tuyển dụng/doanh nghiệp, các cơ sở ươm tạo/vườn ươm liên kết,…), tập trung và giao tiếp
tốt hơn, dẫn đến việc thu hút được các bên liên quan khác.
Cùng lúc đó, xây dựng các mối quan hệ để tạo điều kiện thuận lợi giúp giải quyết những
biến động, thách thức ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, khi đó, Trung
tâm Hợp tác Doanh nghiệp và Khởi nghiệp sẽ là tổ chức thực hiện các thay đổi của hoạt động
này trong phạm vi trường đại học đang hoạt động.
2.5.5. Đối với Nhà trường
Tổ chức các hoạt động khởi nghiệp khác nhau như:
- Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo thêm về kỹ năng khởi nghiệp.
- Thiết lập và vận hành hiểu quả các không gian khởi nghiệp (như vườn ươm doanh
nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, CLB Doanh nhân cựu sinh viên, CLB Sinh viên Khởi
nghiệp,…)
- Thực hành hỗ trợ triển khai các dự án khởi nghiệp dựa trên ý tưởng, dự án kinh doanh
của sinh viên.
346


- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp ở các giai đoạn phát triển startup
và hỗ trợ thiết thực cho các ứng viên.
Về xây dựng mạng lưới kết nối kinh doanh, trường đại học nên hợp tác với các doanh
nghiệp trong nhiều hoạt động như:
- Mời các doanh nhân thành đạt đến nói chuyện truyền cảm hứng cho sinh viên tại hội
chợ việc làm, ngày hội định hướng nghề nghiệp, hội chợ khởi nghiệp, ngày hội tư vấn tuyển

sinh hoặc tư vấn, tài trợ cho các hoạt động khởi nghiệp.
- Xây dựng phát triển tài liệu, giáo trình về khởi nghiệp. Các trường đại học cần chủ động
phân bổ số lượng tín chỉ phù hợp cho từng khoa và đưa vào chương trình đào tạo bắt buộc hoặc
tự chọn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức tại Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp các lớp bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp nhằm
phát huy kỹ năng nghề phù hợp.
- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải dành một phần quỹ cho hoạt động khởi nghiệp
của sinh viên. Cần liên kết các chương trình đào tạo khởi nghiệp giữa các trường đại học. Cần có
các chính sách linh hoạt và chặt chẽ khi sử dụng các nguồn tài chính.
3. KẾT LUẬN
Sinh viên là những người có đam mê, có khát vọng và ni hồi bão, ý tưởng khởi nghiệp;
vậy, để bồi dưỡng, đào tạo và hiện thực hóa các ý tưởng đó cần có sự đào tạo, hỗ trợ, định hường
từ các trường đại học. Các trường thành viên cần thiết phải học tập những bài học kinh nghiệm và
vận dụng có hiệu quả nguồn lực và tiềm lực từ việc tham gia dự án quốc tế mang lại để thúc đẩy
hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nhà trường. Bên cạnh đó cần tạo sự liên kết chặt chẽ
giữa nhà trường và doanh nghiệp để hỗ trợ nghiên cứu, cộng tác viên nghiên cứu, chuyển giao tri
thức - công nghệ và trợ lực cho khát vọng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. V2WORK (2021). Tài liệu báo cáo kết quả thực hiện Dự án V2WORK do Dự án phát hành.
2. Bùi Anh Tuấn, Lê Thị Thu Hà (2020). Thúc đẩy vườn ươm khởi nghiệp trong trường đại học.
3. Trilok Kumar Jain (2019). Understanding the Right Ecosystem for Startups. SSRN Electronic
Journal Follow journal. DOI: 10.2139/ssrn.3350526
4. ITP (2020). Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong lòng đại học,
5. Trần Ánh Phương, Lê Ba Phong (2019). Giảng dạy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh
xây dựng “Đại học khởi nghiệp”, Tạp chí Khoa học công nghệ, số 55.2019, trang 126 -132.
6. Huỳnh Thị Bảo Thoa (2020). Tăng cường vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp
Việt Nam. Tạp chí cơng thương online, ngày đăng 24/12/2020, tại website
/>
347




×