Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

BẢO HIỂM XÃ HỘI CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.82 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA KINH TẾ

BẢO
CHẾ

HIỂM XÃ HỘI
ĐỘ TAI NẠN
LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

GVHD:
SVTH:

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 8
STT

Họ và tên

MSSV

Tỉ lệ đóng góp

1

100%

2



100%

3

100%

4

100%

5

100%

6

100%

MỤC LỤC


3

CHÚ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Diễn giải


1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

TNLĐ

Tai nạn lao động

3

BNN

Bệnh nghề nghiệp

4

NLĐ

Người lao động

5

NSDLĐ

6


SGKN lao động

7

KNLĐ

Người sử dụng lao động
Suy giảm khả năng lao động
Khả năng lao động


4

MỞ ĐẦU
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quyền lợi của người lao động khi
tham gia BHXH. Đây là một trong những chế độ BHXH ra đời sớm nhất trong lịch sử
phát triển của BHXH, giữ vai trò quan trọng đối với cả người lao động và gia đình
người lao động. Cơng việc dù đơn giản hay phức tạp thì rủi ro về tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp cũng ln rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động.
Nhằm chia sẻ gánh nặng, khắc phục khó khăn về kinh tế cho người lao động thì
chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang là chính sách an sinh xã hội hữu ích
nhất hiện nay. Các quy định về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xem là
cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chế độ chính sách BHXH.
Trong bài phân tích “Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” này, nhóm sẽ
tập trung làm rõ những nội dung đã được pháp luật quy định, phân tích thực trạng chính
sách tại Việt Nam, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia và từ đó, đưa ra các
giải pháp khắc phục.



5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO
ĐỘNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 142, 143 Bộ luật lao động 2012, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được định
nghĩa như sau:
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với
việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp
tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì
phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.”
Người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ về tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật khi đáp ứng đầy đủ những điều kiện nhất
định.
1.1.2. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là chế độ BHXH do quỹ BHXH chi trả
nhằm bù đắp một phần hay thay thế thu nhập từ lao động của người lao động bị giảm
hoặc mất khả năng lao động mà nguyên nhân là tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đảm bảo từ nguồn quỹ
BHXH, khơng bao gồm các khoản chi phí trực tiếp do người sử dụng lao động thanh
toán. Trong trường hợp người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc cho
người lao động theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm chi trả của quỹ BHXH sẽ
được chuyển sang cho người sử dụng lao động để bảo vệ quyền lợi của người lao động.


6

Khi đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với
mức quy định trong các văn bản pháp luật về BHXH.
1.1.3. Ý nghĩa của BHXH chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1.1.3.1. Đối với bản thân và gia đình người lao động
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo ổn định thu nhập
cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. So với một số rủi ro khác mà
người lao động có thể gặp phải như ốm đau, thai sản, thất nghiệp - người lao động có thể
nhanh chóng phục hồi sức khỏe hoặc tìm kiếm việc làm để quay trở lại làm việc và có thu
nhập, thì rủi ro từ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lại thường lấy đi một phần hoặc
toàn bộ khả năng lao động của người lao động. Do đó, người lao động khó có thể tìm
kiếm việc làm hoặc có việc làm nhưng với thu nhập thấp hơn trước. Chính vì vậy, trợ cấp
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc đảm bảo đời sống cho
người lao động, giảm gánh nặng cho gia đình người lao động.
1.1.3.2. Đối với người sử dụng lao động
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm chi phí cho người sử
dụng lao động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhanh chóng phục hồi sản
xuất kinh doanh. Thông thường trách nhiệm bồi thường cho người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp thuộc về người sử dụng lao động nhưng khi BHXH ra đời và phát triển
thì trách nhiệm này được chuyển giao cho tổ chức BHXH với điều kiện người sử dụng
lúc đầu phải đóng một khoản phí theo quy định. Trách nhiệm này chuyển giao đến mức
nào phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia. Tuy nhiên khi tham gia BHXH, người sử
dụng lao động sẽ được tổ chức BHXH gánh bớt một phần chi phí phải trả cho người lao
động khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giúp người sử dụng lao động tránh
được tình trạng nợ nần, phá sản và nhanh chóng khơi phục việc sản xuất, kinh doanh.
1.1.3.3. Đối với Nhà nước và xã hội
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp góp phần thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia về an tồn, vệ sinh lao động. Để góp phần thúc đẩy phát triển


7

kinh tế bền vững, giảm chi phí kinh tế, xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, theo khuyến cáo của ILO (Tổ chức lao động Quốc tế ), các quốc gia thường xây dựng
chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Mục tiêu của chương trình
là cải thiện điều kiện, môi trường lao động cho người lao động và giảm thiểu tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Chương trình cũng đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu
này như: xây dựng hệ thống pháp luật; tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động cho người
lao động và người sử dụng lao động… Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp đã đóng góp khơng nhỏ vào việc thực hiện chương trình này.
1.2. Điều kiện hưởng
1.2.1. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động
NLĐ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây
Thứ nhất là bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:


Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu
sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải



lao, ăn giữa ca…
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động. (Tuy nhiên lưu ý trường hợp này yêu cầu văn



bản xác nhận của đơn vị về công việc yêu cầu)
Trên tuyến đường đi từ nơi làm về nhà và về từ nhà đến nơi làm việc. Việc di

chuyển phải được thực hiện trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
• Thứ hai là NLĐ bị SGKN lao động từ 5% trở lên bị tai nạn quy định như trên.

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, việc hưởng chế độ tai nạn lao động sẽ phụ
thuộc vào thời gian và địa điểm xảy ra tai nạn lao động và mức suy giảm KNLĐ.
Ví dụ: Tại Trường tiểu học X giáo viên A bị TNLĐ trong thời gian làm việc ngày
13/6/2020 (bị té xe gãy xương đòn) và mức giám định y khoa là 10% SGKN lao động.
Trường hợp này giáo viên A sẽ được hưởng trợ cấp từ cơ quan BHXH và mức chi trả từ
phía nhà trường (NSDLĐ).


8
1.2.2.Trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động
Khoản 3 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động nêu rõ, người lao động không
được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu
thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, người lao động sẽ không
được hưởng chế độ tai nạn lao động:


Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan

đến việc thực hiện cơng việc, nhiệm vụ lao động;
• Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
• Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
1.2.3. Điều kiện hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
Căn cứ Điều 44 Luật BHXH số 58/2014/QH13, để được hưởng chế độ bệnh nghề
nghiệp thì NLĐ cần phải có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, NLĐ mắc bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có
yếu tố độc hại. Hiện nay theo quy định mới nhất năm 2022 thì tổng cộng 34 bệnh đã được
công nhận hưởng BHXH, bao gồm:
Bảng 1.1. Các bệnh được công nhận hưởng BHXH

1. Bệnh bụi

18. Bệnh điếc nghề

phổi silic

nghiệp do tiếng ồn.

nghề nghiệp.

19. Bệnh giảm áp

2. Bệnh bụi

nghề nghiệp.

phổi amiăng

20. Bệnh nghề

nghề nghiệp.

nghiệp do rung

3. Bệnh bụi

toàn thân.

phổi bông


21. Bệnh nghề


9
nghề nghiệp.

nghiệp do rung cục

4. Bệnh bụi

bộ.

phổi talc nghề 22. Bệnh phóng xạ
nghiệp.

nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi

23. Bệnh đục thể

phổi than

thủy tinh nghề

nghề nghiệp.

nghiệp.

6. Bệnh viêm


24. Bệnh nốt dầu

phế quản mạn nghề nghiệp.
tính nghề

25. Bệnh sạm da

nghiệp.

nghề nghiệp.

7. Bệnh hen

26. Bệnh viêm da

nghề nghiệp.

tiếp xúc nghề

8. Bệnh

nghiệp do crơm.

nhiễm độc chì 27. Bệnh da nghề
nghề nghiệp. nghiệp do tiếp xúc
9. Bệnh

môi trường ẩm ướt


nhiễm độc

và lạnh kéo dài.

nghề nghiệp

28. Bệnh da nghề

do benzen và

nghiệp do tiếp xúc

đồng đẳng.

với cao su tự

10. Bệnh

nhiên, hóa chất phụ

nhiễm độc

gia cao su.

thủy ngân

29. Bệnh

nghề nghiệp.


Leptospira nghề

11. Bệnh

nghiệp.


10
nhiễm độc

30. Bệnh viêm gan

mangan nghề

virus B nghề

nghiệp.

nghiệp.

12. Bệnh

31. Bệnh lao nghề

nhiễm độc

nghiệp.

trinitrotoluen


32. Nhiễm HIV do

nghề nghiệp.

tai nạn rủi ro nghề

13. Bệnh

nghiệp.

nhiễm độc

33. Bệnh viêm gan

asen nghề

vi rút C nghề

nghiệp.

nghiệp.

14. Bệnh

34. Bệnh ung thư

nhiễm độc

trung biểu mơ nghề


hóa chất bảo

nghiệp.

vệ thực vật
nghề nghiệp.
15. Bệnh
nhiễm độc
nicotin nghề
nghiệp
16. Bệnh
nhiễm độc
cacbon
monoxit nghề
nghiệp.
17. Bệnh
nhiễm độc


11
cadimi nghề
nghiệp.
Thứ hai, SGKN lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
1.3. Tổ chức và quản lý
1.3.1. Khai báo tai nạn lao động
Căn cứ Điều 34 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về Khai báo tai nạn lao
động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động


Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; sự cố kỹ thuật gây mất an

toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự
việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp; người sử dụng lao động biết



để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
Đối với các vụ tai nạn quy định như trên làm chết người hoặc làm bị thương
nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm
khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai
nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ
quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành



phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc khơng theo hợp
đồng lao động, thì ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị
thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có
trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra
tai nạn lao động; đối với tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương
nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn
phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư
điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp
huyện.

Thủ tục thực hiện:


12



Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư
điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai
nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công
an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực



thuộc Trung ương. (theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP)
Thành phần hồ sơ bao gồm: Bản khai báo tai nạn lao động của người phát hiện
tai nạn, người sử dụng lao động; Báo
cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã. Nội
dung khai báo theo mẫu quy định tại
Phụ lục III, IV ban hành kèm theo
Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.

Hình 1. Mẫu báo cáo nhanh tai nạn

Hình 2. Mẫu khai báo tai nạn

lao động đối với người lao động làm

lao động

việc không theo hợp đồng lao động
1.3.2. Điều tra vụ tai nạn lao động


13
Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động

cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm
bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình; Thành phần
Đoàn điều tra gồm: người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền làm Trưởng đoàn
và các thành viên là đại diện Ban chấp hành cơng đồn cơ sở, người làm cơng tác an tồn
lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đồn
điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn
lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên. Thành phần Đồn điều tra tai
nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh
lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là
đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn
lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 35
Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai
nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:



Khơng q 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động.
Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao

động.
• Khơng q 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người
lao động trở lên.
• Khơng q 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối
với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y.
Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành
điều tra nhưng sau đó ra quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn
điều tra được tính từ khi Đồn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài
liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

1.3.3. Giám định mức suy giảm khả năng lao động


14
Căn cứ Điều 45 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về giám định mức suy
giảm khả năng lao động.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám
định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định hoặc sau khi thương tật, bệnh tật tái
phát đã được điều trị ổn định.
Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi
thuộc một trong các trường hợp sau đây:




Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;
Bị tai nạn lao động nhiều lần;
Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.


15

CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
2.1. Đối với người sử dụng lao động
2.1.1. Trách nhiệm của NSDLĐ với NLĐ
Theo Điều 144 Luật Lao động năm 2012 quy định về “Trách nhiệm của người sử dụng
lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” thì người sử dụng lao động
có trách nhiệm như sau:

• Thanh tốn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí khơng nằm trong danh
mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và
thanh toán tồn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định
đối với người lao động khơng tham gia bảo hiểm y tế.
• Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
• Giới thiệu người lao động đi giám định khả năng lao động.
• Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
• Sắp xếp cơng việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định
y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi
điều trị, phục hồi chức năng nếu cịn tiếp tục làm việc.
• Lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ quỹ bảo hiểm
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2.1.2. Quy định về mức bồi thường của NSDLĐ
Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của
người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng
lao động bồi thường với mức như sau:


16
• Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ
5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4
tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ
11% đến 80%;
• Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị
chết do tai nạn lao động.
• Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp
một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức trên.

2.2. Đối với Cơ quan BHXH
2.2.1. Mức hưởng
Căn cứ vào Điều 46, 47 Luật BHXH số 58/2014/QH13 và Điều 48,49 Luật An
toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định rõ 2 trường hợp người lao động nhận
được mức hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động

Loại trợ cấp được hưởng

Từ 5% đến 30%

Trợ cấp 1 lần

Từ 31% trở lên

Trợ cấp hàng tháng

2.2.1.1. Trợ cấp 1 lần
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một
lần với mức hưởng trợ cấp như sau:
Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó
cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
Ngồi mức trợ cấp quy định trên thì NLĐ cịn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo
số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, từ một năm trở xuống thì được tính


17
bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền
lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định
mắc bệnh nghề nghiệp.

Trợ cấp 1 lần = Trợ cấp theo mức SGKN lao động + Trợ cấp theo số năm đóng BHXH
= [5LCS+(m-5)x0,5LCS]+[0,5xLBHXH+(t-1)x0,3xLBHXH]
Trong đó:
-

LCS: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

-

(lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).
LBHXH: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,

-

bệnh nghề nghiệp
t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp

Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ được tính như sau:



Nếu thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng thì được làm trịn thành 12 tháng.
Nếu thời gian đóng BHXH trên 12 tháng thì khơng tính tháng lẻ.

2.2.1.2. Trợ cấp hàng tháng
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ
cấp hằng tháng với mức trợ cấp như sau:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau

đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng cịn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được
tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền
lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị
Trợ cấp hàng tháng = Trợ cấp theo mức SGKN lao động + Trợ cấp theo năm đóng BHXH
= [0,3LCS+(m-31)x0,02LCS]+[0,005LBHXH+(t-1)x0.003LBHXH]


18
2.2.1.3. Các loại trợ cấp khác
Trợ cấp phục vụ
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống
hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngồi mức hưởng trợ cấp
hằng tháng cịn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc
bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân
nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:
Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh
tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi
sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ:
• Tại gia đình: bằng 25% mức lương cơ sở;
• Tại cơ sở tập trung: bằng 40% mức lương cơ sở
Về phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình



19
Căn cứ Điều 49 Luật BHXH số 58/2014/QH13, quy định về phương tiện trợ giúp
sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình thì người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp
sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật
2.2.2. Thời điểm hưởng trợ cấp
Căn cứ Điều 48 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về thời điểm hưởng trợ
cấp, thời điểm hưởng các trợ cấp như trợ cấp một lần, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ
được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Đối với trường hợp thương tật
hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao
động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám
định y khoa.
2.3. Các trường hợp ví dụ
Trường hợp 1: Ơng A bị TNLĐ vào tháng 4/2019, sau khi điều trị vào tháng 6/2019 thì
được xác định tỷ lệ thương tật là 20%. Thời gian đóng BHXH của ơng A là 4 năm 8
tháng. Lương làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng. Tính trợ cấp của ơng A?
Ơng A bị thương tật 20% (trong khoảng 5-30%) sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần:
+ Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm KNLĐ:
= 5x 1.490.000 + (20 - 5) x 0.5 x 1.490.000
= 18.625.000 đồng
+Mức trợ cấp theo thời gian đóng BHXH:
= 0.5 x 5.000.000 + (4 - 1) x 0.3 x 5.000.000
= 7.000.000 đồng
Tổng trợ cấp 1 lần = 25.625.000 đồng.


20
Trường hợp 2: Chị B bị TNLĐ vào tháng 2/2022, sau khi điều trị vào tháng 04/2022 và
được xác định tỷ lệ thương tật là 81%. Thời gian đóng BHXH của chị là 10 năm 6 tháng.

Lương làm căn cứ đóng BHXH là 5.000.000 đồng. Tính trợ cấp của chị B:
Chị B bị suy giảm KNLĐ 81% (từ 31% trở lên): được trợ cấp hàng tháng + trợ cấp phục
vụ.
+Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm KNLĐ:
= 30% x 1.490.000 + (81 - 31 ) x 0.2 x 1.490.000
= 1.937.000 đồng
+Mức trợ cấp theo thời gian đóng BHXH:
= 0.5% x 5.000.000 + (10 - 1) x 0.3% x 5.000.000
= 160.000 đồng
+Trợ cấp phục vụ = 1.490.000 đồng
Tổng trợ cấp hàng tháng chị B nhận được là = 3.587.000 đồng.


21

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH BHXH CHẾ ĐỘ TNLĐ, BNN TẠI CÁC
QUỐC GIA KHÁC
3.1. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở Thái Lan
Cơ sở pháp lý: Pháp luật về bồi thường cho người lao động năm 1994.
Tổ chức thực hiện:
Hiện nay ở Thái Lan, Cơ quan an sinh xã hội Thái Lan (SSO) chịu trách nhiệm
quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động, bao gồm cả chế độ
TNLĐ, BNN. Đây là một cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập theo Luật BHXH
ngày 3/9 năm 1990.
Ủy ban bồi thường TNLĐ, BNN thuộc Cơ quan an sinh xã hội có trách nhiệm thực
hiện quản lý quỹ và thực hiện chế độ cho người lao động. Ủy ban gồm đại diện người lao
động, người sử dụng lao động và các chuyên gia về BHXH. Ủy ban có trách nhiệm: Đánh
giá và xác định tỉ lệ đóng góp của người sử dụng lao động; Xây dựng các chính sách bồi
thường, chương trình nghiên cứu hướng tới việc ngăn chặn các tai nạn lao động và các
biện pháp về an toàn và vệ sinh lao động; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại...

Người sử dụng lao động đóng phí cho người lao động, lập sổ thống kê và báo cáo TNLĐ,
BNN theo quy định. Bất cứ người sử dụng lao động nào không ghi chép vào sổ những
đau ốm, tổn thương và chết của bất cứ người lao động nào của mình trong thời gian 5
ngày, hoặc đưa thông tin giả sẽ bị phạt một khoản tiền là 50% của số tiền tương ứng với
số tiền mỗi người lao động có thể được hưởng, số tiền này sẽ được đóng tích luỹ vào quỹ
bảo hiểm Nhà nước.
Đối tượng điều chỉnh:
Là tất cả người lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Ngoại trừ
người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Người làm việc trong các doanh
nghiệp nhà nước, trường tư và nhân viên chính phủ thực hiện theo hệ thống riêng.


22
Nguồn hình thành quỹ: Nguồn quỹ do người sử dụng lao động đóng góp, người lao
động khơng phải đóng. Tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động dao động từ 0,2 - 2%
so với tổng quỹ lương, phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Không quy định mức lương tối thiểu
hàng tháng để tính đóng, quy định tối đa là 240.000 bath. Tỷ lệ đóng góp được tính toán
lại hàng năm, bắt đầu từ năm thứ năm trở đi đối với mỗi đơn vị tham gia.
Quyền lợi của người lao động:
Được bồi thường ở tất cả các mức thương tật.
Được trả các chi phí về y tế.
Được hưởng các dịch vụ phục hồi chức năng gồm điều trị y tế, mổ, nằm viện bao
gồm cả trang thiết bị nếu như họ bị tàn tật do bị thương để giúp họ có thể trở nên độc lập
về thể lực.
Được đào tạo lại nghề.
Quyền lợi khi bị thương tật tạm thời hoặc bị thương tật vĩnh viễn: được hưởng trợ
cấp 1 lần hoặc hàng tháng (có quy định thời gian).
Quyền lợi bồi thường khi bị chết:





Tiền mai táng phí;
Trợ cấp 1 lần.
Thân nhân người bị tai nạn lao động được nhận trợ cấp hàng tháng theo luật

định.
• Người lao động không được bồi thường trong trường hợp xảy ra tai nạn lao
động do bị ngộ độc hoặc say rượu do bản thân hoặc do cố ý tự sát hoặc do cẩu
thả vơ ý thức.
Điều kiện hưởng: Khơng có điều kiện thời gian tối thiểu.
Mức hưởng: Gồm trợ cấp thương tật tạm thời bằng 60% mức lương hàng tháng từ sau 3
ngày và cho tối đa 1 năm, trợ cấp thương tật vĩnh viễn hằng tháng căn cứ mức suy giảm
khả năng lao động để hưởng, đối với mất khả năng lao động hoàn toàn được trả bằng
60% tiền lương hàng tháng và được trả tối đa là 15 năm, đối với mất khả năng lao động


23
một phần được trả tối thiểu là 2 tháng cho đến tối đa là 10 năm, theo khung quy định của
luật. Trong một số trường hợp, các khoản trợ cấp có thể được trả một lần. Mức độ thương
tật được đánh giá hàng năm bởi cán bộ y tế của cơ quan An sinh xã hội.
3.2. Chế độ tai nạn lao động ở Nhật Bản
Cơ sở pháp lý: Pháp luật bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động năm 1947 và
sửa đổi mới nhất năm 2005.
Tổ chức thực hiện: Bộ Y tế, Lao động và Trợ cấp chịu trách nhiệm giám sát và quản lý
chung. Việc bồi thường tai nạn lao động thuộc Bộ Y tế, Lao động và Trợ cấp, Cục tiêu
chuẩn lao động quản lý chương trình thơng qua các sở Lao động và Văn phịng Giám sát
Tiêu chuẩn Lao động địa phương.
Đối tượng tham gia: Tất cả các lao động tại nơi làm việc không thuộc bảo hiểm tự
nguyện hoặc các hệ thống đặc biệt.

Nguồn quỹ: Từ đóng góp của người sử dụng lao động bằng 0,45% đến 11,8% quỹ lương
dựa theo tỉ lệ tai nạn trong 3 năm; Chính phủ cung cấp các khoản trợ cấp, quy định trong
giới hạn của ngân sách nhà nước.
Điều kiện hưởng: Không quy định điều kiện thời gian tham gia tối thiểu;
Mức hưởng:
Gồm trợ cấp thương tật tạm thời bằng 60% lương trung bình ngày trong 3 tháng
trước đó cộng với trợ cấp mất sức lao động tạm thời bằng 20% lương bình quân ngày. Trợ
cấp được chi trả sau thời gian 3 ngày chờ đợi cho đến khi hồi phục (người sử dụng lao
động trả 60% lương bình quân ngày cho 3 ngày đầu tiên); trợ cấp thương tật vĩnh viễn tùy
theo mức độ đánh giá thương tật, người chăm sóc cho người lao động bị thương tật vĩnh
viễn sẽ được hưởng phụ cấp chăm sóc thường xuyên. Trợ cấp được chi trả hàng tháng và
điều chỉnh tự động hàng năm dựa theo những thay đổi về tiền lương.


24
Ngồi ra, quy định chăm sóc y tế bao gồm khám, chữa y tế, mổ, nội trú, điều
dưỡng, chăm sóc nha khoa, thuốc, dụng cụ và vận chuyển. Trường hợp nếu bị chết thì
thân nhân được trợ cấp tiền tuất, mai táng.
3.3. Chế độ tai nạn lao động ở Hàn Quốc
Cơ sở pháp lý: Pháp luật bảo hiểm bồi thường tai nạn công nghiệp năm 1953 và sửa đổi
mới nhất năm 2005;
Tổ chức thực hiện: Bộ Lao động thực hiện giám sát chung; Tổ chức dịch vụ bồi thường
và phúc lợi Hàn Quốc thực hiện thu, chi trả trợ cấp, và quản lý chương trình thơng qua
các Viện chăm sóc y tế.
Đối tượng tham gia: Người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh có ít nhất 01
lao động, quy định tham gia tự nguyện cho người lao động trong nông nghiệp, lâm
nghiệp, săn bắn và các doanh nghiệp thủy sản có ít hơn 05 lao động thợ điện, người lao
động làm việc trong lĩnh vực viễn thông, lực lượng dịch vụ chữa cháy, người tự tạo việc
làm, lao động giúp việc gia đình và có hệ thống đặc biệt cho công chức, lực lượng vũ
trang, lao động làm việc trong trường tư thục và thủy thủ;

Nguồn quỹ: Do người sử dụng lao động hoặc người tự tạo việc làm đóng bằng từ 0,7%
đến 48,9% quỹ lương hàng năm.
Chính sách nổi bật: Quyền lợi về tiền lương bị mất. Kể từ ngày nghỉ việc thứ tư trở đi,
bảo hiểm sẽ chi trả cho hai phần ba số tiền thu nhập bị mất của một công nhân. Điều này
dành cho những người lao động đang nghỉ không lương.
Điều kiện hưởng: Quyền lợi được chi trả cho bất kỳ bệnh tật, thương tật, tàn tật hoặc tử
vong nào phát sinh do tai nạn do công việc gây ra hoặc trong khi đi làm. Không quy định
điều kiện về thời gian tối thiểu tham gia đóng;
Mức hưởng:
Gồm trợ cấp thương tật tạm thời bằng 70% mức tiền lương bình quân ngày trong 3
tháng trước khi bị thương tật; trợ cấp thương tật vĩnh viễn tùy theo mức độ đánh giá


25
thương tật, theo thứ tự giảm dần mức độ nghiêm trọng. Mức trợ cấp hàng năm bằng tiền
lương bình quân ngày của người tham gia bảo hiểm trong 3 tháng trước khi bị thương tật
nhân với từ 138 đến 329 tùy theo đánh giá mức độ thương tật.
Ngoài ra quy định trợ cấp điều dưỡng trả cho các dịch vụ điều dưỡng đối với
người tham gia bảo hiểm bị thương tật mãn tính sau khi đã được điều trị y tế. Trường hợp
nếu bị chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất, mai táng. Mức trợ cấp tối thiểu và tối đa
được điều chỉnh hàng năm theo những thay đổi về tiền lương.
3.4. So sánh
3.4.1. Giống nhau
Ở cả ba nước đều quy định trách nhiệm đóng bảo hiểm này đều thuộc về người sử
dụng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động
Có cơ sở pháp lý là các bộ luật ln sửa đổi, bổ sung cho hồn thiện, phù hợp.
Điều kiện hưởng: Không quy định điều kiện thời gian tham gia tối thiểu để được
hưởng chế độ
Nguồn quỹ: Chủ yếu từ đóng góp của người lao động, Nhà nước có hỗ trợ khi
thâm hụt. Mức đóng tùy thuộc vào quy định của mức chi trả.

Mức hưởng tai nạn lao động: Quy định được chi trả từ quỹ trợ cấp thương tật tạm
thời (tiền lương trong thời gian điều trị), chi phí khám chữa bệnh trong thời gian điều trị
(từ quỹ bảo hiểm y tế); được hưởng trợ cấp thương tật vĩnh viễn hàng tháng hoặc một lần
với tỉ lệ tùy theo mức suy giảm khả năng lao động một phần hoặc toàn bộ và hưởng hàng
tháng cho đến cuối đời, được chăm sóc Y tế, phục hồi chức năng và thân nhân được trợ
cấp tiền tuất, tiền mai táng nếu người bị tai nạn lao động chết.
3.4.2. Khác nhau

Đối tượng tham gia

Tất cả người lao động làm việc tron


×