Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

5 nguyên tắc khi phạt con trẻ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.61 KB, 3 trang )

5 nguyên tắc khi phạt con trẻ
1. Tính nhất quán
Nếu thấy cả bố và mẹ không đồng nhất khi khi đưa ra những hình thức xử
phạt thì trẻ lại càng được thể lấn tới. Trẻ sẽ nghĩ rằng bố mẹ không hề
nghiêm túc gì trong chuyện này và càng xem nhẹ những hình thức xử phạt
mà bố mẹ đưa ra. Vì thế, trước khi đưa ra bất kì một hình thức xử phạt
nào cho bé, hai vợ chồng cần phải bàn bạc kĩ lưỡng với nhau để cùng đi
đến một quyết định thống nhất.
2. Những giới hạn
Trẻ con cần được cung cấp những giới hạn cụ thể để chúng có thể biết
rằng có những điều mình được phép làm và những điều mình không được
phép làm. Nếu bố mẹ không đưa ra cho trẻ một giới hạn nào, trẻ sẽ cảm
thấy mất phương hướng và kiểm soát, không biết mình được làm gì và
không được làm gì.
3. Có khen có thưởng
Nếu bố mẹ khen ngợi và trao phần thưởng cho những hành động, cách cư
xử đúng đắn của bé thì bé sẽ cảm thấy mình được động viên, khuyến
khích và từ đó càng thể hiện mình tốt hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên
nhớ là không nên quá lạm dụng điều này. Không nên khen ngợi đến mức
quá đà khiến trẻ ngộ nhận về bản thân. Cũng không nên thường xuyên
tặng thưởng cho bé mỗi lần bé làm được việc tốt, như thế sẽ khiến bé
hành động chỉ vì phần thưởng chứ không phải vì ý thức của bản thân.
4. Đưa ra những lời cảnh báo
Trẻ cũng cần có cơ hội để sửa chữa những hành vi sai trái của mình. Bởi
vậy, trước khi phạt bé bố mẹ nên đưa ra những lời răn đe, để bé có thể
nhận thức được hành động đó là sai trái và lần sau biết cách sửa chữa.
5. Biết kiềm chế
Bố mẹ luôn là tấm gương để cho con cái noi theo và cũng nên bình tĩnh và
biết kiềm chế bản thân mình. Điều này sẽ không tốt cho cả bố mẹ và cả bé
nếu như bố mẹ không thể kiểm soát được những cảm xúc của mình.
Những lời nói dạy bảo nhẹ nhàng, ân cần sẽ phát huy tác dụng cao hơn


những tiếng hét hay những lời chửi bới.
Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc làm cha làm mẹ những
lời khuyên hữu ích trong việc nuôi day con cái ngoan ngoãn, biết vâng lời
bố mẹ. Chúc các bạn nuôi dạy con thành công nhé!
Thế mới biết trẻ con như tờ giấy trắng, những suy nghĩ, tính cách hay tâm
tính của con chính là phản ánh từ cách giáo dục, dạy dỗ và bảo ban của
người lớn, đặc biệt là ông bà cha mẹ.
Những em bé được chiều chuộng, cung phụng quá thường cũng sẽ chỉ
biết đến bản thân và coi tất cả mọi điều mình được hưởng là đương nhiên,
không quan tâm đến người khác. Hay nhiều khi, việc bố mẹ quá lạm dụng
lời khen với con cũng khiến trẻ tự phụ về bản thân và không muốn ai hơn
mình, sinh tính ích kỷ, coi thường người khác.
Nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất là từ bắt chước, nên nếu muốn
dạy con thành người biết quan tâm, chia sẻ, trước tiên bố mẹ hãy thực
hành điều đó. Hãy đối xử tốt với mọi người xung quanh, cách bạn bày tỏ
thái độ, tình cảm của mình sẽ là tấm gương trẻ soi vào và học theo
nhanh nhất.
Ngay nền giáo dục hiện đại giờ đây không còn giống như trước nữa,
không phải nhồi khối lượng kiến thức vào cho học sinh, mà là trang bị cho
các em khả năng thích ứng, giải quyết vấn đề. Khái niệm học giỏi bây giờ
cũng thay đổi. Các lớp ở tiểu học, cứ để ý mà xem, có khi cả lớp học
giỏi. Học giỏi bây giờ đâu có khó. Còn ra đời làm việc giỏi, có năng lực, kỹ
năng và biết cách sống với xã hội, là thứ phải học ở chính cuộc sống.
Cha mẹ can dự vào việc của con là cần thiết. Bởi bây giờ rất khó để biết
con mình làm những gì. Khoảng cách đã bắt đầu rất rộng. Những ai giữ
được mối quan hệ tin tưởng, chia sẻ của con, mới mong góp ý kiến cho
con cái chịu nghe. Đứa con cứ nghe và suy nghĩ đã, còn chúng quyết định
thế nào là chuyện cha mẹ khó mà chi phối, quyết định. Mục tiêu cần là con
của mình chịu lắng nghe và suy nghĩ, chứ đừng yêu cầu chúng răm rắp
làm theo.


×