Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

3 tính xấu phổ biến ở bé 1-3 tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.96 KB, 3 trang )

3 tính xấu phổ biến ở bé 1-3 tuổi
1. Luôn miệng nói ‘không, không'
Nói ‘không' là cách để bé bộc lộ cái tôi. Tính khí của các bé tuổi mẫu
giáo cũng tương tự các bé tuổi dậy thì. Đó là khoảng thời gian bé bộc
lộ bản thân mạnh mẽ - một mốc quan trọng trong sự phát triển. Cha
mẹ cần quyết đoán, thiết lập ranh giới nhưng vẫn đảm bảo tạo cơ hội
mở cho bé.
Cung cấp cho bé thêm từ vựng để bé có thể diễn đạt điều bé muốn.
Cha mẹ cần giao tiếp với con hàng ngày, sửa những từ bé còn
ngọng nghịu. Thông qua đó, bé sẽ nắm được nguyên tắc về từ vựng
và ngữ pháp. Vốn từ phong phú giúp bé thích diễn đạt hơn là chỉ cáu
kỉnh: "không, không".
Tuy nhiên, xu hướng chung của các bé là từ chối thay vì đồng ý. Do
đó, bạn hãy tạo cho bé nhiều cơ hội được "bay trên đôi cánh của
mình". Nếu bé thích chơi với cát, hãy để bé thoải mái; nếu bé thích
đội mũ màu xanh, bạn thử chiều theo ý của con. Miễn sao những
điều bé thích không đi chệch ra khỏi quy tắc thông thường.
2. Không thích chia sẻ
Từ 2 tuổi trở lên, bé làm quen dần với kỹ năng hòa nhập, có cho đi
và được nhận lại. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng hào hứng với
việc cho đi. Khoảng 2 tuổi rưỡi trở đi, bé bắt đầu thích chơi với nhóm
hơn là ngồi một mình. Vì thế, cha mẹ hãy luôn là người hòa giải cho
con. Chẳng hạn, bạn có thể ngồi xuống, cùng chơi với bé và những
người bạn của bé. Chỉ cho con thấy rằng, thật thú vị khi cho bạn
mượn đồ chơi.
Ngoài ra, bạn có thể động viên các bé cùng chơi trò phân vai, giải ô
chữ, mặc áo cho búp bê Tất cả những hoạt động này củng cố tinh
thần đoàn kết, phát triển kỹ năng giao tiếp, tập trung cho bé.
3. Không thể thiếu mè nheo
Nhắc đến bé (1-3 tuổi) thì thứ luôn đi kèm là "mè nheo". Dưới đây là
những chỉ dẫn có thể làm dịu cơn "lèo nhèo" của bé.


- Đảm bảo bé được an toàn: Cơn giận dữ của bé xuất hiện bất chấp
bậc cầu thang, đường phố hay ở cạnh một nơi nguy hiểm khác. Nếu
bé ở nơi không an toàn, bạn hãy đưa bé đến nơi bé được thoải mái
và không có nguy hiểm.
- Nhận diện nguyên nhân và tìm cách giải quyết: Phần lớn các cơn
mè nheo đều bắt nguồn từ sự thất vọng (bé yêu cầu điều gì đó
nhưng không được chấp thuận). Nhưng mệt mỏi cũng khiến cơn mè
nheo ở bé gia tăng. Nếu bạn thấy con trở nên buồn bã hay giận dữ,
bạn hãy tìm cách thỏa hiệp với bé.
- Không phản ứng: Càng cố "lên lớp" cho con, bạn càng lãng phí thời
gian. Có khi bé chẳng tiếp thu được điều gì, còn mẹ thì hình thành
thói quen xấu (quát nạt, mắng mỏ, đánh đòn con). Cách tốt nhất là
bạn hãy lờ hành vi này của bé hoàn toàn.
Cuối cùng, cha mẹ nên kiên trì, linh hoạt trong cách dạy con. Phải
liên tục giám sát, nhắc nhở con hàng ngày. Ngoài ra, có thể có một
cách dạy bé nào rất hiệu quả nhưng đến giờ không còn tác dụng thì
cha mẹ tránh lo lắng. Mỗi giai đoạn của bé ứng với mốc nhận thức
khác nhau, đòi hỏi cách giáo dục cần phù hợp, cải tiến. Nếu xây
dựng cho bé những thói quen tốt ngay từ sớm thì sau này, việc dạy
con sẽ nhàn mà hiệu quả hơn.
ách tốt nhất là cha mẹ cần cho bé thấy việc thu dọn đồ chơi là một
việc tốt, khiến cha mẹ vui. Nếu rảnh, phụ huynh có thể hỗ trợ dọn đồ
chơi với con. Nếu bận, có thể nói: "Con dọn đồ chơi nhé, mẹ sẽ
chuẩn bị quần áo tắm cho con"

×