Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Dạy trẻ tính kỷ luật: Không khó! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.57 KB, 3 trang )

Dạy trẻ tính kỷ luật: Không khó!
1. Trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ
Các em bé không nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh hoạt đều
đặn, đặc biệt là ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Thường thì trẻ luôn bị cuốn
vào những trò chơi mà đã quên đi cơn buồn ngủ và nhất định không chịu
đi ngủ mặc dù đã khuya.
Vậy mẹ phải làm gì? Hãy kiểm soát giờ ngủ của trẻ chứ đừng để trẻ thoải
mái, thích ngủ lúc nào thì ngủ. Để tạo nếp ngủ đúng giờ cho trẻ, mẹ cần
kiên nhẫn và khéo léo. Đầu tiên mẹ cần giao ước giờ ngủ với con. Mỗi
ngày, thay vì ra lệnh cho trẻ: "Đứng dậy đánh răng, mặc đồ ngủ và lên
giường! Mau!", mẹ hãy tạo sự hứng thú cho con ngay cả trong những
công đoạn chuẩn bị đi ngủ như: "Con muốn đánh răng trước hay mặc đồ
ngủ trước nào". Cách đó sẽ tạo cho trẻ cảm giác không phải trẻ đang bị ép
buộc mà con đang được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về các việc
làm của mình.
Một tấm hình về giấc ngủ dịu êm của một nhân vật hoạt hình hay một bạn
nhỏ mà con yêu thích dán ở cạnh giường ngủ của con cũng có tác dụng
nhắc nhở con tự giác đi ngủ.
2. Trẻ làm loạn ở nơi công cộng
Trẻ nhỏ thường chưa kiểm soát được các hành vi và cảm xúc của mình.
Chẳng hạn, khi bạn cho bé đi mua sắm, trong khi bạn đang còn bận rộn
lựa đồ ở quầy rau củ thì con cứ nằng nặc đòi mẹ mua cho chiếc xe điều
khiển từ xa. Khi mẹ trả lời "không", trẻ vẫn tiếp tục mè nheo, thậm chí khóc
nhè khiến mọi người đều chú ý đến hai mẹ con. Trong trường hợp này,
mẹ cần chỉ cho bé hai điều: một là khi đang ở ngoài thì trẻ cần cư xử như
thế nào cho đúng và hai là cách để kiềm chế những ham muốn.
Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ hãy giữ thái độ bình tĩnh nhất có thể. Sau khi gửi
lại giỏ hàng, mẹ đưa bé ra ngoài. Ngồi cùng con trong xe hơi hay là ghế
đá bên lề đường, mẹ nói với bé: "Mẹ sẽ sẵn sàng lắng nghe khi con nín
khóc".
Khi bé bình tĩnh lại và nín khóc, mẹ hãy chỉ cho trẻ thấy trẻ đã vừa làm gì


sai. Sau đó, mẹ có thể đưa bé quay trở lại bên trong và giúp con kiểm soát
những han muốn của mình bằng cách nói với con rằng: hôm nay là ngày
mua sắm các đồ dùng gia đình, còn món đồ chơi đó mẹ sẽ mua cho con
trong một dịp đặc biệt như ngày sinh nhật hoặc cuối năm học nếu con đạt
kết quả tốt.

Bạn sẽ dạy cho con bài học về sự giới hạn, cần phải kiểm soát sự ham
muốn chứ không phải thể hiện ra bằng cách ném ra những cơn giận dữ.

3. Tranh giành đồ chơi với bạn
Chơi với bạn như thế nào cũng cần mẹ phải hướng dẫn cho trẻ. Trẻ có thể
đang chơi hòa thuận và rất vui vẻ với bạn nhưng quay đi quay lại đã thấy
khi thì con giật đồ chơi của bạn, khi thì đang cố gắng giằng co chiếc bút
chì màu của bạn. Và nếu không giành được thì khóc và chạy lại mách mẹ.

Vậy mẹ phải làm gì? Mẹ hãy chỉ cho bé thấy hành vi của con như vậy là
không được và có thể nói với bé rằng: Có vẻ như con không muốn chơi
với bạn nữa đúng không? Vậy thì hãy đứng lên và ra chỗ khác.

Nhiều trường hợp, bé còn dùng chính con búp bê mà hai bạn vừa giành
nhau để đánh vào đầu bạn. Những lúc như vậy, mẹ cần tách hai bạn, để
mặc cho bé chơi một mình. Điều đó sẽ khiến bé hiểu rằng, nếu bé còn làm
như vậy thì sẽ không có ai còn chơi cùng bé nữa.

4. Nói trống không
Khả năng học hỏi và bắt chước của trẻ là rất nhanh. Ưu điểm này đôi khi
khiến bố mẹ lo lắng vì dù ở nhà con được giáo dục tốt đến đâu mà khi ra
ngoài xã hội, giao tiếp với bạn bè, con vẫn rất dễ học những thói hư, tật
xấu. Ăn nói trống không với người lớn là một ví dụ điển hình. Nhưng ngoài
nguyên nhân do ngôn ngữ của con chưa chuẩn, một yếu tố quan trọng

khác đó là do trẻ chưa nhận thức được điểm khác biệt khi giao tiếp với
người lớn và với bạn bè.

×