Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.28 KB, 8 trang )

CHUYỂN ĐỔI SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO
CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thơng Việt - Hàn,
Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học không chỉ ứng dụng công nghệ kỹ thuật
vào hoạt động quản lý và đào tạo, còn cần thay đổi tư duy, năng lực và phương pháp của cả
đội ngũ từ chuyên viên, giảng viên cho đến lãnh đạo để có thể xây dựng và vận hành hệ thống
giáo dục trên nền tảng số. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học trên
thế giới và Việt Nam đã nắm bắt và thực hiện chuyển đổi số mơ hình giáo dục và quản lý nhằm
khai thác tối đa nguồn lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đào tạo nhân lực cả về số
lượng và chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Từ khóa: chuyển đổi số, giáo dục đại học, công nghệ thông tin, Cách mạng cơng
nghiệp 4.0.
1. Đặt vấn đề
Trong làn sóng Cách mạng cơng nghiệp 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra như một q
trình tất yếu trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Khơng nằm ngoài xu thế trên, giáo dục đại học
cũng đang chuyển mình và thay đổi đáng kể trong hoạt động quản lý và đào tạo dựa trên sự
phát triển công nghệ thông tin và mạng internet. Chuyển đổi số trong giáo dục đã được Chính
phủ đưa ra trong Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 03/6/2020, theo đó yêu cầu phát triển nền tảng
hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và
học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập
theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến, phát triển cơng nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào
tạo cá thể hóa. [1]
Trong cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nhân lực kỹ thuật/tổng lao
động còn khá thấp, thiếu hụt nhân lực có kiến thức, kỹ năng, làm chủ các công nghệ mới, công
nghệ đặc trưng của chuyển đổi số như: trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, tự động hóa hay
blockchain. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho các trường đại học là cần phải đào tạo được nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp và xã hội. Để đạt được mục tiêu
này, các trường đại học trước hết phải từng bước thực hiện chuyển đổi số toàn diện, đồng bộ hệ


thống quản lý, điều hành và phương thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá…
2. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục đại học
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong thời kỳ Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Hiện nay,
trên thế giới có nhiều cách hiểu về thuật ngữ chuyển đổi số. Theo Werterman và cộng sự (2011),
chuyển đổi số là việc sử dụng cơng nghệ thơng tin để cải thiện hồn tồn hiệu suất và phạm vi
hoạt động của doanh nghiệp đang là chủ đề nóng hổi đối với các cơng ty tồn cầu [2]. Theo
Mazzone (2014) chuyển đổi số là sự phát triển kỹ thuật số có chủ ý và liên tục của một công ty,
13


mơ hình kinh doanh, quy trình ý tưởng hoặc phương pháp luận, cả về mặt chiến lược và chiến
thuật [3]. Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là q trình
thay đổi từ mơ hình kinh doanh truyền thống sang mơ hình kinh doanh số bằng cách ứng dụng
những tiến bộ về công nghệ số như: điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data), Internet
cho vạn vật (IoT),… nhằm thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc và văn
hóa cơng ty.
Khơng nằm ngồi xu thế trên, giáo dục đại học cũng chịu ảnh hưởng của chuyển đổi số và
đang thay đổi đáng kể để trong tất cả các lĩnh vực về quản lý và đào tạo. Nói cách khác, chuyển đổi
số đang làm thay đổi mơ hình quản lý, cách thức tổ chức và phương pháp dạy - học của các cơ sở
giáo dục đại học. Về bản chất, chuyển đổi số không làm thay đổi giá trị cốt lõi hay mơ hình của một
tổ chức giáo dục đại học mà là sự chuyển đổi hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng
số, khai thác các nền tảng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán
đám mây (Cloud), mạng xã hội, di động,… để hình thành nên hạ tầng giáo dục số [4].
Chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo tập trung vào hai nội dung chính là chuyển đổi
số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học. Chuyển đổi số trong
quản trị đại học được thực hiện trên môi trường số bao gồm tất cả các mặt của điều hành - giám
sát - quản lý - vận hành các hoạt động của trường như đào tạo, công tác sinh viên, nhân sự, tài
chính, cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế… Chuyển đổi số trong dạy và học là chuyển đổi toàn bộ
cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang
không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy, triển khai hệ thống đào tạo

trực tuyến, số hóa các học liệu (giáo trình, bài giảng, ngân hàng câu hỏi…).
3. Chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam
Hiện nay, các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia có nền giáo dục
và khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật…, đã triển khai chuyển đổi số gắn
liền với cải tiến mơ hình quản trị của họ từ rất sớm. Điều này góp phần tối ưu hóa mơ hình
quản trị đại học của các trường, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính cạnh tranh
cũng như tạo được sự hài lịng cho người học.
Một số trường đại học hàng đầu ở Indonesia đã chuyển đổi thành cơng mơ hình đại
học trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Tại Ukraina, Kaminskyi và cộng sự (2018) nghiên cứu cho
rằng chuyển đổi số có ảnh hưởng đến kiến trúc cơng nghệ thơng tin của trường đại học; do
đó, kiến trúc cơng nghệ thơng tin của trường đại học nên được xây dựng trên nền tảng điện
toán đám mây để cung cấp các sản phẩm khoa học, kỹ thuật số ứng dụng trong các hoạt động
quản lý và đào tạo [5]. Tại Đại học Leicester - Anh Quốc (2018) xác định phát triển các kỹ
năng và năng lực kỹ thuật số là mục tiêu chiến lược để trở thành trường đại học dẫn đầu về
khám phá và đổi mới sáng tạo.
Để thích ứng trước tình hình đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng
hình thức phục vụ chuyển đổi số và đào tạo từ xa trong giáo dục đại học, bao gồm: (1) Đào
tạo từ xa (hay giáo dục từ xa, cũng là đào tạo mở và từ xa); (2) Mô phỏng; (3) Lớp học đảo
ngược; (4) Trị chơi hóa; (5) Tài ngun giáo dục mở; (6) Cá nhân hóa. Chính phủ các nước
này đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích đào tạo trực tuyến. Chẳng hạn, tại Canada,

14


Bangladesh và Mauritius, việc học tập dựa trên công việc hoặc nội dung thực hành đã được
chuyển giao (một phần) thông qua các nền tảng trực tuyến và cũng đang phát triển các gói
đào tạo trực tuyến. Tại Chile, các cơ sở giáo dục sử dụng công cụ Padlet để đánh giá kết quả
học tập của học sinh, sinh viên thông qua các bản ghi video khi thực hiện các kỹ năng, và sử
dụng mô phỏng kỹ thuật số. Tại một số quốc gia như Ý, Ukraine và Kazakhstan, các nền tảng
số được phát triển cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến bằng ngôn ngữ bản địa. Các quốc

gia như Hoa Kỳ, các nước EU, Malaysia, Philippines, El Salvador… phát triển nền tảng quản
lý học tập tại nhà, mô phỏng hóa, thực tế ảo hỗ trợ việc học trực tuyến.
Tại Việt Nam, chuyển đổi số trong giáo dục được xem là một trong 8 lĩnh vực quan
trọng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia (ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg
ngày 03/06/2020) đã tạo động lực mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học triển khai chuyển
đổi số. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày
25/01/2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi
số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó giao
Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm mơ hình giáo dục đại học số tại một số cơ sở giáo
dục đại học. Với chỉ đạo của Chính phủ, hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo
dục được ban hành, dần hoàn thiện hành lang pháp lý như các quy định ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, và
hướng dẫn nhiệm vụ công nghệ thông tin cho khối đại học. Đây cũng là điều kiện thuận lợi rất
lớn cho các trường đại học ở Việt Nam triển khai chuyển đổi số và theo đuổi mơ hình đại học
số theo chủ trương của Chính phủ. Thời gian vừa qua, sự nỗ lực trong chuyển đổi số mô hình
hoạt động của các trường đại học đã bước đầu có những kết quả khả quan.
Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng là một trong những cơ sở giáo dục đại học
đầu tiên triển khai chuyển đổi số ở Việt Nam. Với mơ hình đại học số dựa trên ba trụ cột
chính: Quản trị số - Dịch vụ số - Xã hội số, sinh viên và giảng viên của Học viện có thể tiếp
cận với các dịch vụ số hóa của Nhà trường ở mọi lúc, mọi nơi, mang lại lợi ích rất lớn cho
người học và Nhà trường. Mặc dù mơ hình đại học số của Học viện vẫn cịn đang được hồn
thiện; tuy nhiên, mơ hình này đã giúp tiếp kiệm đáng kể nhân lực trong quản lý, vận hành,
giúp người học tối ưu hóa được quá trình học tập của mình.
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một trong những cơ sở giáo dục đại học đi đầu
trong công tác chuyển đổi số ở Việt Nam. Với nền tảng Ehust, tất cả các hoạt động của Trường
có thể được thực hiện trực tuyến, từ quản trị - điều hành, cung cấp các dịch vụ cho sinh viên,
kết nối nhà trường - gia đình - doanh nghiệp,… Hệ thống Ehust của Đại học Bách khoa Hà
Nội được cho là có thể tương thích và kết nối được với hệ thống cơ sở dự liệu về giáo dục của
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tối ưu hóa q trình điều hành - chỉ đạo của Nhà trường.
Một điểm sáng ở khu vực miền Trung trong chuyển đổi số phải kể đến Đại học Đà

Nẵng. Đại học Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là động lực phát triển, hướng đi mới và đã
triển khai chuyển đổi số trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học.
Thực hiện theo định hướng trên, các trường thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng đã tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy; triển khai mơ hình dạy học kết hợp
(Blended learning); bước đầu xây dựng kho học liệu mở (MOOC) với hệ thống bài giảng, bài
15


tập, tài liệu có tính tương tác cao; ứng dụng thực tế ảo tăng cường nhằm tạo mơi trường học
có tương tác, nâng cao trải nghiệm học tập cho người học; ứng dụng công nghệ thông tin
trong kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.
Tại Trường Đại học Lâm nghiệp, chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học cũng đã
được triển khai từ khá sớm. Hệ thống quản lý đào tạo (trường đại học thông minh) đã được
xây dựng, vận hành đồng bộ trên quy mơ tồn trường cho phép người học đăng ký học tập,
xem kết quả học tập, đóng học phí online. Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số trong
Trường tập trung vào ba nội dung chính: (1) Chuyển đổi số trong quản trị nhà trường; (2)
Chuyển đổi số trong giảng dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc
tế, in ấn, xuất bản giáo trình, tài liệu,...; (3) Phát triển nguồn học liệu số. Trong thời gian
tới, Nhà trường đã có các kế hoạch cụ thể trong việc tăng cường triển khai chuyển đổi số,
cụ thể là: thay đổi về cơ sở pháp lý; tập trung vào số hóa thơng tin quản lý, tạo ra những bộ
cơ sở dữ liệu lớn có tính đồng bộ, liên thơng; xây dựng một số mơ hình ứng dụng cơng nghệ
số khơng gian giảng dạy, học tập; chuyển dịch các hội thảo quốc gia, quốc tế sang hình thức
trực tuyến;…
Bên cạnh những lợi ích nổi bật mà chuyển đổi số mang lại cho các trường đại học đã
và đang triển khai mơ hình này, hiện nay, trên cả nước vẫn còn nhiều cơ sở giáo dục đại học
chưa quyết liệt trong việc triển khai chuyển đổi số hoạt động đào tạo. Sự chậm trễ này đến từ
một số khó khăn mà các Trường gặp phải khi thực hiện chuyển đổi số đó là: tốn chi phí cao
trong giai đoạn đầu do phải loại bỏ các trang thiết bị, phần mềm, quy trình quản trị cũ đồng
thời đầu tư mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, chất lượng; bộ máy nhân sự hiện tại
chưa theo kịp yêu cầu của chương trình chuyển đổi; đối mặt với nguy cơ mất kiểm sốt nếu

khơng giám sát quyết liệt từ đầu; rủi ro khi hệ thống công nghệ bị lỗi cục bộ nếu khơng có
phương án dự phòng...
4. Những yêu cầu của chuyển đổi số trong quản lý và đào tạo tại các cơ sở giáo dục
đại học
a. Hạ tầng công nghệ
Hạ tầng công nghệ là điều kiện cần thiết để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại
học. Hạ tầng công nghệ bao gồm các thiết bị phần cứng, các ứng dụng/phần mềm, mạng lưới
kết nối, băng thông mạnh, các công cụ/nền tảng hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các
trải nghiệm người học. Những công cụ này, dưới dạng hạ tầng kỹ thuật, phải đủ ổn định và
tin cậy để vận hành được các yêu cầu, tính năng của giáo dục đào tạo.
Ngồi ra, chuyển đổi số u cầu các chương trình, phần mềm riêng lẽ… phải tích hợp
và tương thích với nhau, từ đó giúp sinh viên, giáo viên và nhà trường tương tác trong các
hoạt động giảng dạy, quản lý, học tập, đánh giá, kiểm tra, quản lý…
b. Kỹ năng sử dụng cơng nghệ
Để đẩy nhanh q trình chuyển đổi số trong giáo dục đại học thì đầu tiên các trường
đại học phải nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và
quản lý. Chuyển đổi số đòi hỏi đội ngũ thực hiện quản lý và đào tạo phải có đủ kỹ năng sử
dụng công nghệ và phương pháp sư phạm để chuyển đổi số.

16


Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi người dạy cần liên tục cập nhật, tìm hiểu và làm chủ
được các cơng nghệ để có thể hướng dẫn và hỗ trợ cho người học cách tiếp cận, chấp nhận sử
dụng cơng nghệ, truyền cảm hứng cho người học để có thể khai thác tối đa tài nguyên.
c. Hệ thống văn bản, quy phạm nội bộ
Để có thể triển khai hoạt động quản trị số, các cơ sở giáo dục đại học phải xây dựng
được các quy trình, quy định, quy chế, nội quy của trường hoàn thiện ở một mức độ nhất định
và có tính ổn định mới có thể số hóa và vận hành được.
d. Tư duy và năng lực quản lý

Công tác chuyển đổi số trong trường đại học sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi
phải thay đổi cách thức vận hành toàn bộ hệ thống, do đó địi hỏi sự quyết tâm cao của đội
ngũ lãnh đạo, thay đổi tư duy và nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy.
5. Một số ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và đào tạo
❖ Các ứng dụng/phần mềm phục vụ công tác điều hành, quản trị
- Hệ thống giám sát qua thẻ từ: Mỗi cán bộ, giảng viên sẽ được cấp một ID riêng để
nhận diện. Khi đó, mỗi nhân viên đi vào vị trí làm việc hoặc giảng viên bước vào lớp sẽ cần
thực hiện nhận diện bằng thẻ từ và được ghi nhận hình ảnh theo thời gian thực qua camera quan
sát (CCTV), dữ liệu của việc nhận diện này sẽ được lưu vào máy chủ của trung tâm hiều hành
để phục vụ cho công các kiểm tra đánh giá giờ giấc. Để triển khai hệ thống này Nhà trường cần
xây dựng cơ sở hạ tầng về hệ thống mạng, hệ thống quan sát CCTV, trung tâm quản lý, điều
hành phần mềm quản lý.
- Phần mềm điều hành - tác nghiệp cho phép gửi/ nhận, chuyển tiếp công văn và điều hành
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo hình thức điện tử. Phần mềm quản lý đào tạo cho phép các phòng
ban chức năng, giảng viên, sinh viên có thể quản lý, lập kế hoạch giảng dạy và học tập của mình.
- Sử dụng ứng dụng di động hoặc chuyển đổi kỹ thuật số của thẻ sinh viên để trở thành phương
tiện thanh toán cho tất các khoản chi phí và dịch vụ tại trường mà không cần phải dùng tiền mặt.
❖ Thư viện điện tử
Hiện nay, nhu cầu sử dụng thông tin điện tử của sinh viên và giảng viên để phục vụ hoạt
động nghiên cứu, giảng dạy và học tập đang trở nên cấp thiết, đòi hỏi các trường đại học cần
xây dựng hệ thống thư viện điện tử để đáp ứng nhu cầu truy cập và sử dụng nguồn thông tin
mọi lúc, mọi nơi của người đọc. Một số chức năng chính của thư viện điện tử như sau:
- Cho phép truy cập những bộ sưu tập thông tin khổng lồ;
- Hỗ trợ nội dung đa phương tiện;
- Có thể truy cập vào hệ thống, mạng lưới mọi lúc, mọi nơi;
- Có thể kết nối/ liên kết với các đối tượng nội bộ/ bên ngoài (siêu văn bản);
- Hỗ trợ tư vấn, tìm kiếm và truy xuất;
- Thơng tin ln sẵn có trong một thời gian dài;
17



- Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của thư viện truyền thống như: lưu trữ, truy cập và bảo
quản thông tin;
- Liên kết các thành phần là cá nhân, nhóm, nhà xuất bản tạo thành các thư viện
số cơng cộng.
❖ Hệ thống dạy học trực tuyến và E-Learning
- Các phần mềm dạy trực tuyến cho phép người sử dụng dễ dàng kết nối với nhau và
tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho các hoạt động liên quan đến cơng tác giảng dạy như: ghi hình,
thiết lập các tùy biến, tạo hiệu ứng, chia sẻ và trình chiếu giáo án điện tử, hiệu chỉnh lại đoạn phim
ghi được, xuất phim theo định dạng yêu cầu. Google Meet, Microsoft Teams, Zoom là một trong
những ứng dụng được nhiều trường đại học sử dụng triển khai giảng dạy trực tuyến hiện nay.
- E-learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của internet. Hệ thống
E-learning cho phép giảng viên, sinh viên và các bộ phân liên quan tổ chức dạy và học trên môi
trường trực tuyến một cách rất hiệu quả. Với hệ thống E-Learning, giảng viên có thể trực tiếp
giảng dạy cho người học hoặc giao bài tập, lưu trữ bài giảng, tài liệu học tập dưới nhiều định
dạng khác nhau như Word, PDF, Video,…; người học có thể theo dõi bài giảng trực tuyến hoặc
có thể học tập bất cứ lúc nào, nộp bài tập cho giáo viên, thảo luận trong forum, thực hiện các
bài kiểm tra trực tuyến,…
❖ Công nghệ thực tế ảo trong giảng dạy
Đào tạo sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) là q trình học tập trong mơi trường giả
lập hoặc nhân tạo. VR được ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo vì những ưu
điểm của nó, nhất là trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật, quân sự, văn hóa, du lịch, nghiên cứu
khoa học… Công nghệ thực tế ảo sẽ cung cấp cho sinh viên môi trường thực hành, trải nghiệm
thực tế qua mô phỏng 3D, đây là điều cần thiết để phát triển đầy đủ các kỹ năng thực tế.
❖ Màn hình tương tác trong giảng dạy
Màn hình tương tác là màn hình cảm ứng vừa có chức năng trình chiếu hình ảnh vừa cho
phép người dùng tương tác trực tiếp. Bạn có thể dùng tay hoặc bút chuyên dụng để thao tác trực
tiếp trên màn hình, điều này giúp việc giảng dạy trở nên dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn.
Sử dụng màn hình tương tác giúp Bài giảng của người dạy trở nên sinh động, thu hút hơn với
những hiệu ứng thông minh, người học cũng cảm thấy hứng thú hơn và làm tăng sự tương tác.

6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý và đào tạo
❖ Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp quy của Trường
Hoạt động chuyển đổi số khơng thể triển khai được nếu khơng có hệ thống văn bản quy
phạm pháp quy thống nhất, đồng bộ bao gồm: quy chế, quy định, quy trình, chính sách, hướng
dẫn triển khai đào tạo... Hệ thống văn bản là cơ sở để thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhằm
đưa tồn bộ hệ thống quy định, quy trình tác nghiệp, điều hành trên môi trường thực sang môi
trường mạng. Vì vậy, đây cũng là một trong những bước quan trọng để hướng đến chuyển đổi
số trong quản lý giáo dục.

18


❖ Đổi mới chương trình và phương thức đào tạo
Mục tiêu đào tạo cần thay đổi theo hướng sáng tạo, phát triển năng lực cá nhân, giúp
sinh viên có kỹ năng để tiếp thu, làm chủ, khai thác và vận hành hiệu quả những tiến bộ công
nghệ, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên, các trường
đại học cần thực hiện giải pháp đổi chương trình, phương thức đào tạo như sau:
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy học, phòng học thực hành và lý thuyết hiện đại
theo hướng mô phỏng, thực tế tăng cường và thực tế ảo.
- Tăng cường học tập theo dự án khởi nghiệp. Dựa vào các dự án học tập, sinh viên tiến
hành các nhiệm vụ theo dự án, còn giảng viên sử dụng hệ thống quản lý học tập để tổ chức các
hoạt động giáo dục hiệu quả, áp dụng các công nghệ dạy học mới để giúp cá nhân hóa việc học.
Ngồi ra, tăng cường việc cung cấp và quản lý tài nguyên học tập của sinh viên trong quá trình
thực hiện dự án học tập thông qua Internet.
- Bồi dưỡng năng lực của giảng viên về tổ chức học tập theo dự án, tập huấn giảng viên
về phát triển kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số và tổ chức các buổi tọa đàm về kinh nghiệm
dạy và học theo dự án khởi nghiệp.
- Chú trọng thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo theo chương trình tiên
tiến trên thế giới, nghiên cứu biên soạn học liệu điện tử bổ sung hướng dẫn sinh viên tự học.
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ngành học mới như ngành trí tuệ nhân tạo, phân

tích dữ liệu… Chú trọng đào tạo các kỹ năng mới cho sinh viên như: tìm kiếm thơng tin, tiếp
cận và lưu trữ dữ liệu, sử dụng công nghệ Blockchain, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề….
❖ Xây dựng mơ hình kiến trúc đại học phù hợp
Xây dựng mơ hình kiến trúc đại học cần tính đến phương án liên thông, liên kết dữ liệu với
các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ
sở đó, từng bước hồn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và hệ quản trị cơ sở dữ liệu của
nhà trường. Hệ thống các ứng dụng quản trị số hỗ trợ phục vụ công tác điều hành quản trị như hệ
thống điều hành - tác nghiệp; phần mềm quản lý sinh viên, đào tạo, đảm bảo chất lượng, quản lý
cán bộ… Các ứng dụng này cần đảm bảo tính nhất qn và liên thơng trong tồn hệ thống.
❖ Nâng cao nâng lực số cho đội ngũ
- Chuyển đổi số không thể thành công nếu những người trực tiếp thực hiện việc đào tạo
khơng có đủ kỹ năng sử dụng cơng nghệ. Do đó, các trường cần tăng cường năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho giảng
viên cách sử dụng các phầm mềm dạy học, ôn tập, đánh giá, thi trực tuyến, kỹ năng sử dụng
công cụ trong hệ thống quản lý học tập.
- Huấn luyện đội ngũ cán bộ hành chính văn phịng về kiến thức và kỹ năng sử dụng
công nghệ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trường đại học theo phương châm “không xếp hàng,
không tiền mặt, thủ tục nhanh chóng, tra cứu dễ dàng”.
- Đội ngũ lãnh đạo cần thay đổi tư duy quản lý, trang bị hiểu biết và tư duy số để có thể
làm chủ cơng nghệ và khai thác hiệu quả công nghệ.
19


❖ Tăng cường kết nối giữa trường đại học và doanh nghiệp
Cần mở rộng giảng đường đào tạo từ trường đại học đến doanh nghiệp để tạo cơ hội cho
người học tiếp cận với môi trường thực tế thông qua phương thức đồng đào tạo với doanh
nghiệp, cụ thể là đào tạo lý thuyết ở trường đại học, thực tập kỹ năng tại doanh nghiệp, đào tạo
theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, người học sẽ được trải nghiệm các
mơ hình học mới: học theo trải nghiệm thực tiễn, học theo phương pháp giải quyết vấn đề, học
cách hịa nhập mơi trường thực tế…

7. Kết luận
Chuyển đổi số trong quản lý, đào tạo đại học khơng đơn thuần là đổi mới cơng nghệ, số
hóa dữ liệu, nó cịn là vấn đề về thay đổi tư duy, năng lực và phương pháp của cả đội ngũ từ
chuyên viên, giảng viên cho đến lãnh đạo để có thể xây dựng và vận hành hệ thống giáo dục
trên nền tảng số. Nói cách khác, trong hoạt động quản trị, chuyển đổi số vừa tạo ra môi trường
vận hành giáo dục vừa thay đổi cách thức quản lý điều hành cơ sở giáo dục, trong dạy học,
chuyển đổi số vừa làm thay đổi môi trường dạy học, vừa thay đổi phương thức dạy học, vừa
thay đổi kỹ thuật, công nghệ dạy học. Về phía Chính phủ, cần thực hiện phổ cập tin học cơ bản
cho học sinh các cấp học để khi vào đại học sinh viên sẽ nhanh chóng tiếp cận, thích ứng với
nền tảng cơng nghệ thơng tin đáp ứng u cầu học tập theo mơ hình chuyển đổi số.
Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh và cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ sở giáo
dục đại học, việc nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số giáo dục có tính chất quyết
định để cạnh tranh và phát triển bền vững, vì vậy chỉ có những cơ sở giáo dục đại học ứng dụng
mạnh mẽ thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, nhằm chuyển đổi số mô hình
quản lý và đào tạo trên nền tảng số thì mới có thể cạnh tranh và phát triển trong thời kỳ hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
2. Westerman, G, C Calméjane, D Bonnet, P Ferraris and A McAfee, (2011), Digital
trans-formation: A roadmap for billion-dollar organizations. MIT Center for Digital Business
and Capgemini Consulting, 1-68.
3. Mazzone, DM. (2014), Digital or Death: Digital Transformation - The Only Choice
for Business to Survive Smash and Conquer (1st ed.). Mississauga, Ontario: Smashbox
Consulting Inc.
4. PGS.TS. Vũ Hải Quân (2021), Chuyển đổi số trong giáo dục, truy xuất từ
/>hoc/343137306864.html
5. Kaminskyi, O. Y., et al. (2018), Digital transformation of university education in
Ukraine: Trajectories of development in the conditions of new technological and economic
order. Інформаційні технологіїі засоби навчання, (64, № 2), 128-137.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), Cẩm nang chuyển đổi số, NXB Thông tin và

Truyền thông.

20



×