Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

THUYẾT TRÌNH đi THI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 9 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động hàng ngày của trẻ ở
trường mầm non và với lứa tuổi mầm non thì hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo vì vậy mà hoạt động ngoài trời đã thu hút được trẻ tham gia một cách
tích cực. Hoạt động ngồi trời có nhiều ưu thế để phát triển mọi mặt cho trẻ mà
ít thời điểm sinh hoạt nào trong ngày có thể so sánh được. Trẻ không chỉ được
thỏa mãn nhu cầu vui chơi mà cị có hiểu biết tốt hơn khi tham gia vào các hoạt
động quan sát, khám phá, tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Tuy nhiên tư duy và
sự tập chung của trẻ 3 tuổi chưa cao, trẻ không tiếp thu kiến thức một cách bài
bản, có hệ thống như trẻ lớn. Vì thế cần tạo mơi trường cho trẻ được hoạt động,
trải nghiệm, vui chơi từ đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên
hơn. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở lên nhẹ nhàng
và đạt hiệu quả cao hơn.
Hoạt động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh khi được tắm nắng, nhanh nhẹn khi
chơi các trò chơi vận động, phát triển khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng
tượng, sáng tạo, tài suy đoán,… khi được tham gia vào các hoạt động chơi với
(Nước, cát, đá, nắp chai, ống hút, giấy, lá cây,…) . Trẻ được tăng cường mối
quan hệ giao lưu với bạn bè và mọi người xung quanh, học cách hợp tác, chia
sẻ, giúp đỡ và nhường nhịn nhau trong khi chơi, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn,
dễ dàng thích nghi, hịa nhập trong mơi trường xã hội hiện đại.
Chính vì vậy làm thế nào để tổ chức ra các hoạt động ngồi trời có chất
lượng giúp thu hút trẻ tham gia tích cực , tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm,
khám phá, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, tơi đưa ra và áp dụng “Một
số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 3 - 4
tuổi trong trường mầm non”.
II.THỰC TRẠNG
1.Thuận lợi:
- Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng phục vụ
cho trẻ trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Ban giám hiệu luôn
1



quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp tài liệu chun mơn động
viên khích lệ giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
-100% trẻ đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Một số trẻ
ở lớp mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Bản thân yêu nghề, mến trẻ.
2.Khó khăn:
- Trẻ 3-4 tuổi là độ tuổi khá hiếu động, trẻ thích làm theo ý của mình và một số
trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động giao tiếp.
- Giáo viên còn thiếu nên việc bao quát trẻ khi tổ chức hoạt động còn hạn chế.
- Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời mà
chỉ nghĩ hoạt động ngồi trời chỉ là chơi mà khơng phải là học nên chưa tích cực
với việc hỗ trợ giáo viên những nguyên vật liệu trong việc tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Để thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
ngoài trời cho trẻ 3 - 4 tuổi tại lớp tôi đang chủ nhiệm , tôi đã áp dụng các biện
pháp cụ thể sau:
1. Giải pháp 1: Tăng cường các hoạt động thí nghiệm cho trẻ trong tổ chức
hoạt động ngồi trời.
- Thay vì đưa vào hoạt động ngồi trời các nội dung đơn giản như: Quan sát, dạo
chơi..., tôi tăng cường cho trẻ được trực tiếp tham gia các hoạt động thí nghiệm,
trải nghiệm ở ngồi trời.
- Việc sử dụng trị chơi, thí nghiệm đơn giản ln tạo cho trẻ sự hứng thú, kích
thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết, thích
khám phá, tìm tịi, phát triển óc quan sát, phán đốn và các năng lực hoạt động
trí tuệ....Với mỗi chủ đề khác nhau, tôi linh hoạt trong việc lựa chọn các hoạt
động thí nghiệm phù hợp chủ đề và phù hợp độ tuổi.
*Ví dụ 1: Thí nghiệm sự đổi màu của nước
- Chuẩn bị: chai lọ nhựa, nước, các lọ màu được đựng trong lọ thuốc tra mắt đã

sử dụng hết.
2


- Tiến hành:Tôi làm một màn ảo thuật cho màu vào nắp của chai nước đóng
chai nước lại sau đó làm ảo thuật bằng cách lắc chai nước và nước đã đổi màu.
Hỏi trẻ vì sao nước đổi màu? Làm cách nào nước đổi màu?
- Hướng dẫn trẻ thực hiện:
+Tôi hướng dẫn trẻ thực hiện màn ảo thuật “ sự đổi màu của nước” như đã thực
hiện ở trên.
*Ví dụ 2: Tơi và trẻ làm thí nghiệm: “Q trình nảy mầm của cây”. Giúp trẻ
hiểu được cách gieo hạt và chăm sóc cây.
- Chuẩn bị: Hạt cải, vỏ hộp sữa chua, đất, doa tưới nước.
- Tiến hành: Cho mỗi trẻ một khay đất bằng hộp sữa chua sau đó cho trẻ tự gieo
hạt và tưới nước cho chậu cây của mình.Tơi nhắc nhở trẻ hàng ngày phải tưới
cho chậu cây, hỏi trẻ điều gì sẽ sảy ra. Sau 2-3 ngày cho trẻ quan sát xem hạt cải
nảy mầm như thế nào. Hàng ngày, cô cùng trẻ tưới nước đủ độ ẩm để cây phát
triển, cho trẻ nhận xét sự thay đổi diễn ra trong các chậu cây trồng.
- Ở trường của tơi có xây dựng một vườn rau sạch có phân chia các luống rau
theo từng độ tuổi để chăm sóc. Trong giờ tổ chức hoạt động ngồi trời tơi cho trẻ
quan sát các luống rau của nhóm lớp mình từ khi gieo hạt đến lúc nảy mầm và
thu hoạch.
*Ví dụ 3: Thí nghiệm sự kỳ diệu của ánh sáng
- Chuẩn bị: đèn pin, chậu nước, gương.
-Tiến hành: Tôi cho gương vào trong chậu nước sau đó lấy đèn pin dọi vào chậu
nước cho trẻ quan sát xem ánh sáng được tạo ra như thế nào.Có màu sắc, hình
dạng ra sao?
-Tơi tổ chức cho trẻ thực hiện theo nhóm,cho trẻ nhận xét ánh sáng của mình tự
tạo ra.
- Ngồi ra tơi cịn trẻ thực hiện một số thí nghiệm khác như : Vật chìm, nổi, bắt

khơng khí, gió có từ đâu, tan hay không tan trong nước, những cái chai ca hát,
có gì trong chai khơng, nam châm hút gì?…… Trẻ đều hứng thú và tích cực
tham gia vào các thí nghiệm.
3


2. Giải pháp 2: Tận dụng các điều kiện sẵn có của trường giúp trẻ có những
trải nghiệm thực tế .
Trường tơi có mơi trường cơ sở vật chất vơ cùng đa dạng và phong phú như :
Khu vui chơi vườn cổ tích, vườn rau của bé, vườn cây ăn quả, khu trải nghiệm
đồng quê, khu vui chơi với nước và cát từ đó tơi và giáo viên cùng lớp đã thống
nhất và lựa chọn các hoạt động cho trẻ trải nghiệm sao cho phù hợp với trường,
lớp của mình cụ thể:
*Ví dụ 1: Trong khu vực vườn rau: Tơi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động
chăm sóc vườn rau.
-Chuẩn bị: Dụng cụ chăm sóc cây, tư trang cho trẻ.
-Tiến hành: Tơi trị chuyện với trẻ về các loại rau, cách chăm sóc cho rau như
tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu……Tôi hướng dẫn và tổ chức cho trẻ thực hiện. Qua
đó hình thành cho trẻ tình u lao động, yêu thiên nhiên.
*Ví dụ 2: Trong khu vui chơi trải nghiệm đồng quê tôi cho trẻ tập làm bác
nông dân.
-Chuẩn bị: khu trải nghiệm đồng quê, cần câu, cầu khỉ, hồ cá .
-Tiến hành: cho trẻ đi qua cầu khỉ đến hồ cá. Cô cho trẻ quan sát cá hỏi trẻ làm
cách nào có thể bắt được cá . Cho trẻ gọi tên các dụng cụ có thể bắt được cá. Cô
hướng dẫn cho trẻ câu cá bằng cần câu, đựng cá bằng giỏ. Kết thúc cô cho trẻ
quan sát thành quả.
Ngồi ra ở khu trải nghiệm đồng q tơi còn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi
dân gian như bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, đập bóng bằng chai, ném bóng vào
rổ,rồng rắn lên mây,dung dăng dung dẻ,…
* Ví dụ 3: Trong khu vui chơi bé trải nghiệm với nước, cát.

- Chuẩn bị : Rổ , khăn, vật chìm, vật nổi
- Tiến hành: Tơi trị chuyện về đặc điểm của nước, cho trẻ trải nghiệm cầm nước
bằng tay, vật nào có thể nổi, chìm trong nước, múc nước bằng rổ, thấm nước
bằng khăn, tạo sóng nước…….vv….Sau mỗi một trải nghiệm cơ hỏi trẻ vì sao
lại như vậy ? tại sao lại làm được?
4


3. Giải pháp 3: Sử dụng các nguyên vật liệu mở, sẵn có để tổ chức hoạt
động ngồi trời cho trẻ.
Việc tận dụng các nguyên vật liệu mở, sẵn có thể tổ chức nhiều hoạt động
cho trẻ ở trường mầm non, nó đem lại hiệu quả cao cho trẻ trong việc phát triển
trí tượng tượng, sáng tạo và cảm xúc cho trẻ. Bên cạnh đó việc sử dụng các
nguyên vật liệu mở giúp trẻ ý thức được việc tiết kiệm mua sắm nguyên vật liệu,
đồ chơi trong các giờ hoạt động chơi ngồi trời tơi ln khuyến khích trẻ tự tạo
ra một số nguyên vật liệu có sẵn trong trường để chơi như: Lá cây ( ghép các
con vật từ các loại lá cây; làm mũ từ lá cây; làm kèn bằng lá chuối, đồng hồ
bằng lá chuối, con nghé bằng lá mít...), cành cây khơ, cát, sỏi, nắp chai ....Trẻ
lớp tôi rất hứng thú với những hoạt động này nó vừa mang tính vui chơi lại tạo
ra được một nguồn nguyên liệu đa dạng để làm ra những sản phẩm tuỳ ý thích
của trẻ.
*Ví dụ 1: Làm ơ tơ bằng vỏ hộp sữa.
- Chuẩn bị: Vỏ hộp sữa rửa sạch, nắp chai, băng dính hai mặt.
- Tiến hành: Tơi cho trẻ quan sát chiếc ô tô tôi đã làm bằng vỏ hộp sữa và trị
chuyện với trẻ. Tơi hướng dẫn từng bước làm cho trẻ sau đó tơi tổ chức cho trẻ
thực hiện. Kết thúc tôi cho trẻ chơi với những chiếc ơ tơ đó.
*Ví dụ 2 : Làm con vật bằng nắp chai.
- Chuẩn bị: nắp chai, keo, chân , tay, mắt, mũi , miệng của một số con vật
- Tiến hành: Cho trẻ quan sát một số con vật làm bằng nắp chai như : con gà,
con thỏ, con rùa… và trò chuyện với trẻ về tên, đặc điểm của các con vật đó. Tơi

hướng dẫn trẻ cách làm và tổ chức cho trẻ thực hiện. Cho trẻ cất vào các góc
chơi.
*Ví dụ 3: Làm các con vật bằng bàn tay bằng giấy.
- Chuẩn bị các bàn tay bằng giấy có màu sắc khác nhau, que đè lưỡi, keo.
-Tiến hành: Cho trẻ quan sát các con vật mà tôi tạo ra từ các bàn tay bằng giấy
như con thỏ, con cá , con gà,con cơng …….tơi trị chuyện với trẻ về các con vật
đó. Tơi hướng dẫn trẻ cách làm và tổ chức cho trẻ thực hiện.Khi trẻ hồn thành
sản phẩm tơi cho trẻ chơi với các con vật đó theo ý thích của trẻ.
5


4.Giải pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh.
Ở trường mầm non, công tác tun truyền phối hợp với phụ huynh đóng
vai trị quan trọng, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như hoạt
động ngồi trời nói riêng giáo viên cần làm tốt công tác tuyên truyền, tạo mối
quan hệ mật thiết với gia đình trẻ để tổ chức các hoạt động ngồi trời mang tính
thiết thực hơn với trẻ. Thấy được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền và
phối kết hợp với phụ huynh trong tổ chức các hoạt động học nói chung và hoạt
động ngồi trời nói riêng nên tôi luôn đưa ra các cách tuyên truyền như sau:
- Qua giờ đón trả trẻ hay những buổi họp phụ huynh tôi phổ biến đến cho phụ
huynh về tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời đến sự phát triển ở trẻ: Hoạt
động ngoài trời là hoạt động học mà chơi chơi mà học. Khi tham gia hoạt động
ngoài trời các con có cơ hội thể hiện khả năng riêng của mình ( bạn thì có tố
chất vận động nhanh nhẹn khéo léo, bạn thì có khả năng quan sát tốt, có bạn thì
lại tưởng tượng phán đốn, suy luận, rất logic, bạn thì sáng tạo..) Ngồi ra trẻ
cịn học được kỹ năng hoạt động nhóm, giải quyết nhiệm vụ của cơ theo
nhóm…Tất cả những điều đó là những tiền đề để các con tích lũy vốn hiểu biết
và kinh nghiệm cho những bài học sau này. Ngoài ra tôi thường thông báo trao
đổi với phụ huynh về kế hoạch các hoạt động trong ngày trẻ sẽ được tham gia
những gì và cần chuẩn bị những đồ dùng gì cho hoạt động của ngày hơm đó và

nhờ phụ huynh chuẩn bị cho các con mang đến lớp. Trao đổi với phụ huynh xem
ở nhà phụ huynh đã cho các con đi trải nghiệm những đâu? ở gần hay ở xa qua
đó tơi lên kế hoạch tổ chức các hoạt động từ những kinh nghiệm mà trẻ đã được
trải nghiệm rồi.
Ví dụ: Vào dịp lễ giáng sinh noel tơi có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ngồi trời:
Trang trí cây thơng noel, hoặc làm người tuyết, trang trí mũ noel.
- Tuyên truyền tới phụ huynh qua bảng thông báo ở cửa lớp: Ở đó tơi thường
lên kế hoạch các hoạt động hàng ngày cho trẻ trong đó có hoạt động ngoài trời
hàng ngày các con sẽ được tham gia.
-Tuyên truyền tới phụ huynh qua trang mạng xã hội zalo, facebook ở đó tơi
thường đăng tải các hoạt động mà các con được tham gia hàng ngày: Chăm sóc
6


vườn rau, làm đồ chơi cùng cô, chơi ở các khu vui chơi trải nghiệm ở
trường….tuyên truyền phụ huynh đừng sợ con bẩn, vì đó là những trải nghiệm
đầu đời của con, từ những trải nghiệm đó các con mới có được những bài học
hữu ích cho bản thân trẻ. Khi các con chơi xong các con các con đã được các cô
rèn các kỹ năng khi chơi xong phải rửa tay bằng xà phịng rồi lo gì bẩn nữa.
- Qua các buổi lao động tạo cảnh quan môi trường cho trẻ hoạt động: Cải tạo
vườn rau, khu trải nghiệm đồng quê…tôi nhờ phụ huynh cùng tham gia làm các
công việc (cuốc đất, trồng rau, chặt cây làm cầu khỉ, lấy bùn trồng súng,…), ở
đó tơi giới thiệu cho các phụ huynh về các hoạt động ngoài trời mà các con sẽ
được học như: Chăm sóc vườn rau, trồng rau, gieo hạt, đi cầu khỉ, bắt cá,…Từ
đó phụ huynh càng hiểu hơn về các hoạt động các con được học ở trường và nỗi
vất vả của các cô khi mang đến cho các con những bài học là như thế nào.
- Thông qua các ngày hội , ngày lễ, các chuyên đề, các buổi tham quan mà nhà
trường tổ chức tôi thường mời phụ huynh đến tham dự các hoạt động từ khâu
chuẩn bị đến khi tổ chức như: Ngày trung thu (trẻ được trải nghiệm làm bánh
trôi tôi đã mời huynh của lớp mình đến hỗ trợ và tham gia buổi trải nghiệm làm

bánh cùng các con ); Ngày hội thể thao chào mừng ngày 20/11(trẻ được tham
gia kéo co), chuyên đề ngày hội các trò chơi dân gian (trẻ được chơi ném bóng
vào rổ, đập bóng bằng chai, xem bắt cá, đi cầu khỉ), ngày 22/12 ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam (thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ)…
- Không dừng lại ở đấy qua công tác tuyên truyền, tôi thường kêu gọi phụ huynh
ủng hộ các nguyên vật liệu: chai lọ nhựa, sách báo cũ, vỏ hộp sữa …. để cô tận
dụng vào làm những đồ chơi cho trẻ và trực tiếp cùng cô làm đồ chơi trong các
giờ hoạt động ngồi trời.
Thơng qua các biện pháp tuyên truyền với phụ huynh như vậy tôi thấy các hoạt
động giáo dục nói chung và hoạt động ngồi trời nói riêng của nhóm lớp mình
phụ trách được tổ chức một cách dễ dàng hơn, nhiều thuận lợi vì phụ huynh rất
nhiệt tình ủng hộ cả về tinh thần lẫn vật chất và vơ cùng thích khi thấy các con
được tham gia các trải nghiệm như vậy, đôi khi cịn nhiệt tình, phấn khởi sẵn
sàng tham gia các trải nghiệm đó cùng các con.
7


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Đối với giáo viên:
- Kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoài trời của tơi được nâng cao rõ rệt.
Tơi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế nội dung hoạt động ngoài trời
cho trẻ. Tích lũy được kinh nghiệm trong cơng tác phối kết hợp với phụ huynh
để tạo cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt.
2. Đối với phụ huynh:
- Đa số các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo
dục trẻ mầm non nói chung và hoạt động ngồi trời nói riêng trong việc giúp
hình thành và phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ; Nhiệt tình phối kết hợp
giúp giáo viên: ủng hộ những nguyên vật liệu mở, sẵn có để cô làm đồ dùng, đồ
chơi phục vụ trong công tác giảng dạy và học tập của trẻ, tham gia tạo môi
trường học tập vui chơi cho các con và sẵn sàng tham gia các trải nghiệm cùng

các con
3. Đối với trẻ:
- Trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã
hội, trẻ được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, hít thở khơng khí trong lành được
tắm nắng ban mai nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tham gia các trải
nghiệm đầy thú vị , phát triển về các mặt đức, trí tuệ, mỹ và lao động .
- Trẻ chủ động, tích cực và hứng thú hơn khi tham gia hoạt động. Tích lũy được
nhiều kiến thức, kĩ năng khi tham gia giờ hoạt động ngoài trời.
V.KẾT LUẬN
Hoạt động ngoài trời là một trong các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm
non phát huy được những ưu điểm, khả năng qua các hoạt động như: Giúp trẻ
phát triển về các mặt đức, trí tuệ, thể, mỹ và lao động; trong các hoạt động có
chủ đích trẻ được trực tiếp quan sát các sự vật, hiện tượng trong tư nhiên và
trong xã hội, hít thở khơng khí trong lành, được tắm nắng, được trực tiếp làm
các nhà khoa học, được tham gia các trải nghiệm thú vị… nhằm nâng cao sức đề
kháng cho cơ thể trẻ; khi chơi tự do: trẻ được cô hướng dẫn làm đồ chơi từ
những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: lá cây, vỏ hộp sữa… nhằm rèn
8


luyện cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại, phát triển tị mị, ham hiểu biết đặc biệt là
tính sáng tạo ở trẻ.
Chính vì vây mà giáo viên mầm non cần phải nâng cao chất lượng tổ chức
hoạt động ngoài trời cho trẻ để góp phần hồn thành tốt mục tiêu và nội dung
giáo dục mầm non, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
Để nâng cao chất lượng hoạt động ngồi trời tại lớp, địi hỏi người giáo viên cần
phải:
- Có tâm huyết với nghề, phải có kế hoạch tổ chức phù hợp, nắm bắt thực tế,
đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động với trẻ
theo từng giai đoạn .

- Có tinh thần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong việc tổ chức hoạt đơng
ngồi trời.
- Tích cực, nhiệt tình sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt
động ngoài trời.
- Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ
chơi cho lớp.
- Tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh của lớp trong cơng
tác chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ trong suốt cả năm học .
Xin chân thành cảm ơn!

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×