Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Biện pháp chống rét cho động vật thuỷ sản trong mùa lạnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.76 KB, 3 trang )

Biện pháp chống rét cho động vật thuỷ sản trong
mùa lạnh
Biện pháp chống rét cho Cá, Lươn, Ếch
– Để chống rét cho các loài trên có thể áp dụng những phương pháp:
+ Che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa … để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm
nhiệt độ nước giảm thấp. Cá, lươn chăm sóc cho ăn bình thường bằng thức ăn đủ
chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao theo định kỳ vào sáng
và chiều, theo quy trình nuôi giúp vật nuôi béo khỏe, tăng khả năng chống rét.
Những lúc trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt
nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Dưới ao bơm nước sâu từ 1,4 – 1,5m. Mặt ao
thả bèo tây (lục bình) 2/3 diện tích ao về phía bắc để chắn gió.
+ Làm sọt cho cá, lươn tránh rét: Tạo một góc ao sâu về phía bắc, dùng các sọt đan
bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào
sọt, cắm cọc dìm sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét cá, lươn chui vào sọt tránh rét.
Thường xuyên bơm nước giữ cao 1,4–1,5m cũng có tác dụng chống rét.
+Tránh rét cho ếch :
Xung quanh ao, bể nuôi cũng phải che kín bằng bạt nilon, lá dừa… Mặt ao, bể
nuôi thả bèo tây chiếm 2/3 diện tích về phía hướng gió. Dùng lá dừa khô tạo thành
những ụ ở những chỗ ếch thường nằm để ếch vào tránh rét. Ếch phải được chăm
sóc kỷ, cho ăn theo chế độ bình thường, bổ sung thêm vitamin C vào khẩu phần ăn
giúp ếch tăng sức đề kháng
Vào những ngày ấm hoặc buổi trưa trời nắng cần cho vật nuôi ăn đầy đủ , lượng
cho ăn phải tùy thuộc vào sức ăn mà tăng hoặc giảm để cá khỏe mạnh, có khả
năng chống rét.
 Phòng trị một số bệnh thường gặp:
Các bệnh thường gặp ở lươn:
+Bệnh ngoài da :
Triệu chứng : trên thân lươn bị bệnh xuất hiện những nốt ban tròn màu đỏ xen lẫn
các đám da bị dập nát. Lươn bơi yếu ớt thường thò đầu lên khỏi mặt nước thở mệt
mỏi yếu dần rồi chết
Phòng trị bệnh : trước lúc thả lươn, phải tiến hành tiêu độc ở lươn và bể nuôi.


Lươn bệnh phải vớt thức ăn thừa bẩn, thay nước sạch cho bể nuôi, dùng thuốc
Sunfathiazol vào thức ăn liều lượng 0,1g/kg thức ăn cho ăn liên tục 5-7 ngày.
Bôi thuốc tím loãng 10 ppm vào những chỗ viêm loét trên thân lươn, thao tác nhẹ
nhàng thận trọng.
+ Bệnh kí sinh đường ruột
Triệu chứng : Ký sinh trùng thâm nhập vào hệ thống tiêu hoá sẽ bám vào niêm
mạc ruột, phá hoại tổ chức ruột, gây viêm loét, làm giảm khả năng tự hấp thụ và
chuyển hoá chất dinh dưỡng vào cơ thể. Bệnh kéo dài làm lươn gầy mòn, rối loạn
tiêu hoá, hậu môn sưng đỏ, kiệt sức.
Phòng, trị bệnh : trộn thuốc Sunfathiazol vào thức ăn liều lượng 0,1g/kg thức ăn
cho ăn liên tục 5-7 ngày.
Các bệnh ở cá :
+ Bệnh ngoại kí sinh :
Triệu chứng :Khi bị bệnh màu sắc cá trở nên nhạt màu, cá thích tập trung ở nơi có
đường nước chảy vào. Bệnh xuất hiện khi mật độ nuôi dầy, điều kiện vệ sinh kém,
mưa kéo dài thời tiết lạnh.
Phòng, trị bệnh :Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm, dùng formol
tạt đều khắp ao với nồng độ 20-25 ml/m
3

+ Bệnh đốm đỏ :
Triệu chứng : Thân và vùng bụng bị xuất huyết, vảy dựng lên, các gốc vây xuất
huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to chứa dịch và đỏ bầm, cá bơi lội lờ đờ
chậm chạm, ít ăn hoặc bỏ ăn.
Cách phòng bệnh : không nuôi mật độ quá dày, cho ăn đầy đủ về số lượng và chất
lượng, môi trường ao nuôi luôn giữ ổn định và sạch sẽ. Định kỳ 15 ngày tạt vôi
bột CaCO
3
với lượng 3kg/1.000m
3

(vôi hoà tan trong nước tạt đều khắp ao)
Trị bệnh : Sử dụng kháng sinh Neomycine 4g/100kg cá bệnh và vitamin C
3g/100kg cá bệnh, thuốc được trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục 5-7 ngày.
+ Bệnh nấm thuỷ mi :
Triệu chứng : khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi
nấm đâm sâu vào thịt cá, phần đầu của sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh phát
triển nhiều xuất hiện những đám bông màu trắng, gây cho cá ngứa ngáy, cá thường
tập trung ở những nơi có nước chảy.
Phòng bệnh : luôn giữ môi trường sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời
lạnh, không để cá suy dinh dưỡng (thiếu ăn), không nuôi mật độ quá dày hoặc làm
cá xây xát.
Trị bệnh : Dùng thuốc tím (KMnO
4
) tạt đều xuống ao liều 3-5g/m
3
nước, hoặc
dùng muối ăn 5%
0
tắm cho cá trong 15 phút.
Các bệnh ở ếch :
+ Bệnh đường ruột: ếch có hiện tượng bụng to hoặc lòi ruột qua đường hậu môn
rồi chết.Đối với bệnh này ta không nên cho ếch ăn quá no, các loại thức ăn tươi
sống cần rửa sạch, hạn chế ếch sợ hải, nhảy nhiều.
Điều trị: Trộn kháng sinh Oxytetracyline vào thức ăn liều lượng 5g/kg thức ăn,
Ganidan 2 viên/kg thức ăn rồi cho ăn liên tục 5-7 ngày. Thường xuyên trộn men
tiêu hoá vào trong thức ăn.
+ Bệnh ghẻ lở: Nguyên nhân là do ếch lớn cắn ếch nhỏ hoặc do các loài kí
sinh ngoài da gây nên hiện tượng rẻ lở. Cần thả ếch kích cở đồng đều, thường
xuyên phân cỡ để nuôi riêng.
Điều trị: Dùng dùng Sunfat đồng(CuSO

4
) ngâm, sau đó thay nước mới vào.

×