Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

ĐỀ CƯƠNG lịch sử thế giới trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.98 KB, 60 trang )

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
A. Trung Quốc thời phong kiến
I. Phân kỳ:
-Bắt đầu: Có nhiều quan điểm khác nhau:
Quan điểm 1: Từ thời Tây Chu: Thuyết Thiên mệnh dẫn đến việc thay đổi vua này thay bằng vua khác
chứ khơng nghĩ đến việc thay đổi hình thức tổ chức xã hội
Quan điểm 2: Từ thời Xuân Thu-Chiến Quốc: Người ta cho rằng ở thời kỳ này chiến tranh liên miên,
huynh đệ tương tàn, sợi dây huyết thống mờ nhạt, tôn ti trật tự giảm, xu hướng cát cứ tăng lên  Hỗn
chiến, xuất hiện Minh quân, kẻ sĩ đi tìm Minh chủ; Nơng dân li tán, phải tham gia binh dịch, phục vụ
chiến tranh (cả nửa năm) dẫn đến khi trở về thì bị quý tộc bao chiếm ruộng đất, vợ con  Lĩnh canh
ruộng đất, và xuất hiện mối quan hệ Địa chủ với tá điền
Quan điểm 3: Từ thời nhà Tần: Thời kỳ này đã tạo dựng được một nền tảng quốc gia thống nhất: chấm
dứt tình trạng thất hùng, tạo ra cân đong đo lường, tiền tệ, chữ viết thống nhất.
Quan điểm 4: Từ thời nhà Hán: Họ cho rằng phải đến thời gì này thì quan hệ địa chủ tá điền mới đc rõ
rành, nhưng nhều quan điẻm cho rằng nhà Hán chỉ nối tiếp nhà Tần
 Chọn quan điểm 3 từ thời nhà Tần vì thời kỳ này hình thành bộ máy nhà nước từ TƯ đến địa phương
với tổ chức chặt chẽ.
-Kết thúc:
+ Sau chiến tranh nha phiến (1840 – 1842): xuất hiện nhiều tầng lóp mới, chuyển sang nửa phong kiến,
nửa thuộc địa.
+ 1911: Cách mạng Tân Hợi
+ 1949: Cộng hồ nhân dân trung hoa ra đời
- Phần đơng học giả cho rằng chế độ phong kiến Trung Quốc kết thúc khoảng 1840 – 1842, khi chiến
tranh nha phiến nổ ra, các nước phương Tây sâu xé TQ


- Lịch sử phong kiến TQ là lịch sử của các triều đại kế tiếp nhau, lúc thì tạp quyền thống nhất, lúc thì
chia cắt phân tán. Phần lớn do phong kiến nội tộc thống trị, nhưng cũng chịu sự cai trị của các vương
triều ngoại tộc (như nhà Nguyên, Thanh).
- Giai cấp phong kiến TQ vào đầu các triều đại thường tỏ rõ vai trị tích cực của mình: củng cố thống
nhất đất nước, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá nhưng vào cuối các triều đại lại ăn chơi, tranh


đoạt quyền lực, bóc lột nhâ dân  mâu thuẫn xã hội gay gắt, làm bùng nổ khởi nghĩa nông dân với quy
mô lớn, mức độ quyết liệt, lật nhào nhiều triều đại phong kiến.
- Trong thời Pk, TQ đạt được nhiều thành tựu văn hoá lớn, có nhiều đóng góp quan trọng cho văn hố,
văn minh thế giới, được đánh giá là quốc gia phong kiến pt nhất thế giới (ở thời kỳ hoàng kim của nó).
Văn hố TQ có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia ở khu vực châu Á.
Tiến trình lịch sử phong kiến Trung Quốc được chia làm 3 thời kì lớn:
+ Tần – Hán: xác lập và củng cố chế độ phong kiến
+ Tùy – Đường – Tống: phát triển của chế độ phong kiến
+ Nguyên - Minh – Thanh: khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến, hình thành những mầm
mống của quan hệ sx mới tư bản chủ nghĩa.
- Được xét theo hình thái KT – XH, quan hệ sản xuất phong kiến.
1. Thời kì Tần – Hán (221 TCN – 220)
a, Thời Tần (221 TCN – 206 TCN)
- khái niệm Nhà Tần xuâts hiện từ thế kỉ XIII TCN (là một chư hầu của nhà Chu), nhờ có vị trí hiểm
yếu, nhờ thực hiện đường lối Pháp gia, nhà Tần càng ngày càng mạnh. Từ năm 230TCn, Tần liên tục tấn
cơng và đến 221 TCN đã hồn thành việc thống nhất cục diện thất hùng  Thống nhất TQ.
+ Hợp tung(Tô Tần): các nước từ Bắc tới Nam liên hiệp theo trục dọc chống lại Tần
+ Liên hồnh (Trương Nghi): các nước phía Đơng Tần căt đấ cầu hoà với Tần để chống lại các nước kia
 Tần mạnh lên
- Cải các Thương Ưởng


+ Lập lại chính sách khẩn hoang
+ Bãi bỏ luật q tộc khơng bị phạt như thường dân
+ Khắc hình thư trên các đỉnh đồng
….
- Sau khi thống nhất được cục diện thất hùng, vua Tần là Tần Doanh Chính lên ngơi, xưng là Thủy
Hồng Đế (Thuỷ là đầu tiên, nguyên sơ), lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.
- Về chính trị: xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền trong đó quyền
hành tối cao tập trung trong tay Hồng đế. Giúp việc cho Hồng đế có Tam Cơng và cửu khanh

Tam Công gồm Thừa tướng, Thái Uý và ngự sử đại phu
Cửu khanh lo về hình pháp, thuế khố …
Xóa bỏ chế độ phân phong thời Chu, chia cả nước thành 36 quận -> huyện -> hương -> đình -> lí. Thi
hành đường lối pháp trị, cái trị bằng pháp lệnh và đưa ra các hình phạt rất tàn bạo.
- Về kinh tế:
+ Một mặt xác lập quyền sở hữu tối cao của nhà nước về ruộng đất, mặt khác thừa nhận chế độ tư hữu
ruộng đất, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất địa chủ - tá điền phát triển, thúc đẩy sự xác lập của quan
hệ sản xuất phong kiến
+ Thống nhất hệ thống cân đong đo lường, thuế khóa, tiền tệ trong cả nước.
Về văn hóa: thực hiện cải tiến và thống nhất chữ viết trong cả nước.
- Bên cạnh đó, Tần Thủy Hồng thi hành nhiều chính sách phản động (tăng thuế, sử dụng nhiều hình
thức tàn bạo, huy động, nhiều sức người, sức của xây dựng các cơng trình lớn, đàn áp về tư tưởng (đốt
sách chơn học trị, giết những ai chê bai đường lối của Tần Thuỷ Hoàng))
Đối ngoại: Để ngăn chặn qn hung nơ ở phái Bắc, Tần Thuỷ Hồng đem quân tấn công, nối liền các
đoạn trường thành ở phía Bắc.


 Mâu thuẫn xã hội hết sức gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ, lớn nhất là cuộc khởi
nghĩa của Trần Thắng – Ngô Quảng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa này tuy thất bại nhưng làm cho thế lực
nhà Tần suy yếu. Năm 206 TCN, nhà Tần sụp đổ. Năm 202 TCN, Lưu Bang lập ra nhà Hán (Tây Hán).
b, Nhà Hán (202 TCN – 220)
- Lúc đầu đóng đơ ở Lạc dương, năm 200TCN chuyển sang Trường An (ở phía Tây nên gọi là nhà Tây
Hán)
- Nhà Hán trải qua 2 thời kì: Tây Hán (202 TCN – 8) và Đông Hán (25 – 220)
- Để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, các nhà vua đầu Tây Hán đã thực hiện chính sách nhượng bộ cho nông
dân (giảm to thuế, miễn sưu dịch cho dân phiêu tán về quê cũ làm ăn từ 6-12 năm, ngừng xây dựng
những cơng trình lớn, bãi bỏ luật pháp hà khắc, nhục hình của nhà Tần, … ). Thực hiện chính sách
“quận – quốc cùng lập”, tức là vừa phong đất và chức tước cho những người cùng thân thích lập nên các
nước chư hầu, mặt khác tiếp tục thực hiện chế độ quận, huyện.
- Kiện toàn bộ máy nhà nước, các quan lại có bổng lộc tốt hơn

Tam Cơng 1 vạn thạch thóc/năm
Cửu khanh 2000 thạch thóc/năm
Ở địa phương, đứng đàu quận là Thái Thú (2000 thạch thóc/ năm)
Huyện: Huyện lệnh (600-1000 thạch thóc/năm)
Huyện trưởng cao hơn
- Tuyển chọn quan lại bằng 2 hinhd thức: tiến cử và thi cử
- Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế quyết định lựa chọn Nho gia là hệ tư tưởng chính thống của nhà nước, Nho
gia trở Nho giáo. Từ đây, Nho học trở thành công cụ thống trị tinh thần của chế độ phog kiến trong hàng
nghìn năm. Nho gia cũng trở thành Nho giáo (tư tưởng của Đổng Trọng Thư)
- Thời kỳ Hán Vũ Đế (140 TCN – 87 TCN) là thời kỳ cường thịnh của Tây Hán.
+ Kinh tế phát triển, nhiều năm được mùa.
+ Quan hệ buôn bán với nước ngồi phát triển, hình thành con đường tơ lụa trên bộ.


+Đối ngoại liên tiếp tiến hành chiến tranh, lãnh thổ mở rộng: đánh Hung Nô, chiếm Triều Tiên, tấn công
Đại Uyển, chinh phục Nam Việt.
-Sau khi Hán Vũ Đế chết, Tây Hán bắt đầu suy yếu.
+ Năm 9, Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra nhà Tân nhưng không giải quyết được khủng
hoảng xã hội. Khởi nghĩa nông dân Xích My, Lục Lâm lật đổ triều Tân nhưng thành quả cuối cùng lại
rơi vào tay quý tộc họ Lưu.
+ Năm 25, Lưu Tú lên ngôi ở Lạc Dương, lập ra nhà Đơng Hán (25 – 220)
Thời kì đầu Đơng Hán cũng thi hành nhiều chính sách tiến bộ (giảm tơ thuế, giải phóng nơ tì, khuyến
khích sản xuất nông nghiệp, chú trọng vấn đề thủy lợi, cải tiến kĩ thuật sản xuất,… ) -> Tình hình kinh tế
- xã hội ổn định.
- Đầu thế kỉ II, chính quyền Đông Hán mục ruỗng, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, lớn nhất là
khởi nghĩa Khăn Vàng. Tuy khởi nghĩa thất bại nhưng đã làm Đông Hán dần suy yếu, các thế lực quân
phiệt nổi dậy và lắm quyền cai trị Trung Quốc trong thực tế.
2. Thời kì Tùy – Đường – Tống (581 – 1279)
- Sau khi nhà Đơng Hán sụp đổ, Trung Quốc rơi vào tình trạng chia cắt kéo dài hơn 3 thế kỉ. Trải qua
các thời kì Tam Quốc (220 – 280), Lương Tấn (265 – 420), Nam Bắc triều (420 – 589) -> Trung Quốc

thống nhất trở lại dưới thời nhà Tùy.
a, Nhà Tùy (581 – 617)
- 581, Dương Kiêu cướp ngôi Bắc Chu lập ra nhà Tùy lấy hiệu Văn Đế, đóng đơ ở Trường An. Sau khi
lên ngôi, Tùy Văn Đế thi hành nhiều chính sách tích cực: giảm tơ thuế, lao dịch; thống nhất hệ thống
tiền tệ; mở khoa thi tuyển chọn nhân tài. Nhờ vậy, kinh tế bước đầu phát triển, xã hội tương đối ổn định.
- Sau khi ông qua đời 604, do sự tàn bạo, xa xỉ của Tùy Dương Đế, nhà Tùy nhanh chóng rơi vào khủng
hoảng -> Phong trào nông dân bùng nổ làm cho nhà Tùy suy yếu.
- Năm 617, Lý Uyên – một viên quan nhà Tùy đã dấy binh tấn công Trường An. 618, Lý Uyên lên làm
vua, lấy hiệu Cao Tổ lập ra nhà Đường.
b, Nhà Đường (618 – 907)


Nhà Đường được đánh giá là thời kì hồng kim của chế độ phong kiến Trung Quốc. Trải qua hai giai
đoạn:
+ 618 – 755: phát triển thịnh đạt
+ 755 – 907: suy yếu
- Các vua thời Đường đã thi hành nhiều chính sách tích cực nhằm củng cố chính quyền, phát triển kinh
tế, văn hóa. Nhà nước đã mở rộng chế độ thi cử để tuyển chọn quan lại. Do đó, đội ngũ quan lại nhà
Đường phần lớn có học vấn và năng lực. Để khuyến khích sản xuất nơng nghiệp và tăng nguồn thu của
nhà nước, nhà Đường thực hiện chính sách qn điền (bình qn đầu người/ruộng đất, chia ruộng đất
theo giới tính và lứa tuổi).
- Nhà Đường thi hành các chính sách tiến bộ nên Trung Quốc đầu thời Đường phát triển thịnh đạt:
+ Hoạt động nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp đều có bước phát triển.
+ Kinh đô Trường An mở rộng với qui mô lớn.
+ Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh với đầy đủ 6 bộ.
+ Lãnh thổ được mở rộng (lập ra 6 đô hộ phủ để cai quản vùng đất mới chiếm)
+ Nền văn hóa thời Đường cũng phát triển rực rỡ với nhiều tên tuổi của các nhà thơ đại tài như: Lý
Bạch,
- Từ giữa thế kỉ VIII, nhà Đường rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng:
+ Chế độ quân điền tan rã.

+ Chính trị bất ổn (Loạn An – Sử), trong triều đình quyền lưc rơi vào tay hoạn quan, các vụ tàn sát lẫn
nhau liên tục xảy ra.
- Mâu thuẫn xã hội làm bùng nổ hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân, lớn nhất là khởi nghĩa Hoàng
Sào (874 – 884) tuy bị đàn áp nhưng đã làm nhà Đường vào tình trạng tan rã -> Trung Quốc rơi vào tình
trạng chia cắt thời Ngũ đại thập quốc (907 – 960)
c, Nhà Tống (960 – 1279)
- 960, Triệu Khuông Dận lật đổ nhà Hậu Chu, lập ra nhà Tống.


- 960 – 979, nhà Tống lần lượt lượt tiêu diệt, các thế lực cát cứ ở miền Nam thống nhất Trung Quốc.
- Nhà Tống trải qua 2 thời kì: Bắc Tống (960 – 1127), Nam Tống (1127 – 1279)
- Nhà Tống tiếp tục thực hiện bổ nhiệm, đề bạt quan lại qua lại thi cử và mở rộng hơn nữa chế độ thi cử.
Đây là thời kì Nho giáo được bổ sung, phát triển mạnh (Tống Nho).
- Sang thời Tống, điền trang (thuộc sở hữu tư, rất lớn) phát triển mạnh, trở thành hình thái sở hữu ruộng
đất phong kiến chiếm ưu thế với quan hệ địa chủ - tá điền, ruộng đất tự canh của nơng dân ít. Thủ công
nghiệp và thương nghiệp cũng hơn thời nhà Đường.
- Tuy kinh tế phát triển nhưng vị thế của nhà Tống rất thấp, nhiều ông vua Tống rất bạc nhược và nước
này liên tục phải cống nạp, cắt đất cho Liêu, Hạ, Kim.
Năm 1279, Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt, Trung Quốc lại rơi vào thời kì thống trị của ngoại tộc trong
gần 1 thế kỉ.
3. Thời kì Minh – Thanh (1368 – 1644)
a, Thời kì nhà Minh (1368 – 1644)
- Đây là triều đại phong kiến do khởi nghĩa nông dân lật đổ ách thống trị của ngoại tộc lập ra, lúc đầu
thủ đô đặt tại Nam Kinh (1368 – 1421) rồi rời sang Bắc Kinh (1421 – 1644).
- Nhằm tập trung quyền lực trong tay, Hoàng đế nhà Minh đã bãi bỏ các chức quan cao cấp: thừa tướng,
thái sư,… Hoàng đế trục tiếp nắm quyền quân đội, giúp việc cho bên văn là Thượng thư đứng đầu 6 bộ.
Ở địa phương, đặt ra tam ty: Ty thừa tuyên bố chính sứ (dân chính, tài chính), Ty đề hình án sát sứ (pháp
luật, xử án), Ty đơ chỉ huy sứ (quân sự)
-> Tam ty có quan hệ qua lại, kiểm soát lẫn nhau và chịu sự chỉ đạo của các cấp bộ ở triều đình.
- Về kinh tế: Thế kỉ XVI, nhiều mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện tại các

công trường thủ công mà người Trung Quốc gọi là các cơ phòng.
- Từ thế kỉ XVI – XVII, nhà Minh bắt đầu suy yếu dần, chính quyền bị hoạn quan thao túng, ruộng đất
công suy giảm nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội gay gắt.


- Khởi nghĩa nông dân do Lý Tự Thành lãnh đạo đã lật đổ nhà Minh, lập ra nước Đại Thuận tồn tại trong
một thời gian ngắn. Sau đó bị bọn phản động nhà Minh cấu kết với Mãn Thanh tiêu diệt -> Trung Quốc
lại một lần nữa rơi vào ách thống trị của ngoại tộc (Mãn Thanh)
b, Nhà Thanh (1614 – 1911)
- Đây là vương triều ngoại tộc thứ hai thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, cũng là vương triều
phong kiến cuối cùng của lịch sử phong kiến Trung Quốc.
- Để duy trì được nền thống trị của mình, nhà Thanh thi hành chính sách đóng cửa và cấm đạo. Năm
1840, Anh dung vũ lực buộc Trung Quốc phải mở cửa các cửa biển để buôn bán (chiến tranh nha phiến
bùng nổ, nhà Thanh thất bại nên phải kí kết Hiệp ước Nam Kinh với Anh, mở đầu cho hàng loạt các điều
ước bất bình đẳng với Mỹ, Nga, Pháp,… -> trở thành một nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
II. Đặc trưng về kinh tế, chính trị, xã hội TQ thời PK:


Về kinh tế:
- Kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo
- Hoạt động thủ cơng nghiệp và thương nghiệp đóng vai trị bổ trợ
- Về cơ bản là nền kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
xuất hiện muộn
- Trong thời phong kiến thì tồn tại song song hai hình thức sở hữu ruộng đất là ruộng đất công và ruộng
đất tư và xu thế là ruộng đất tư ngày càng chiếm ưu thế

Về chính trị:
- Mơ hình qn chủ chun chế trung ương tập quyền xuất hiện ngay từ đầu và phát triển mạnh mẽ
trong thời phong kiến
- Mơ hình này ngày càng được củng cố và chuyên chế cao độ

- Sự củng cố và nâng cao tính chuyên chế hơn so với thời cổ đại
- Khơng cịn phân phong đất đai lập các nước chư hầu mà thay bằng chế độ quận huyện, trung ương
kiểm soát đến tận địa phương
- Quyền lực tối cao tập trung trong tay hoàng đế và trở nên tuyệt đối là quyền tối cao về ruộng đất, đứng
đầu về quân đội, thẩm phán, tôn giáo, ngôi vị của nhà vua là suốt đời
- Sự phân công, phân nhiệm ngày càng rõ ràng

Về xã hội:
- Kết cấu xã hội bền vững, giai cấp cấu thành không thay đổi như địa chủ phong kiến, địa chủ thường,
nông dân, thợ thủ cơng, thương nhân, nơ tì
- Kết cấu xã hội bền vững là do sự phát triển trì trệ của lực lượng sản xuất, của các ngành kinh tế
III. Chế độ quân điền (Nội dung và ý nghĩa):


a. Giới thiệu:
- Chính sách quân điền xuất hiện thời Bắc Ngụy vua Hiến Vũ Đế (471- 499) do chú trọng kinh tế nơng
nghiệp và đảm bảo thuế khóa cho nhà nước đã đã ban hành chế độ quân điền năm 485
- Chính sách qn điền là chính sách bình quân ruộng đất, chia ruộng đất theo giới và theo lứa tuổi
- Chính sách này cũng giúp nhà Đường phát triển thịnh đạt
b. Chính sách quân điền thời Đường
-

Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nơng dân cày cấy
Thời Đường thì quy định đan ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng trong lúa goi là ruộng
khẩu phản và 20 mẫu ruong trồng dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp: cu già, người tàn tật, ốm yêu được
cấp 40 mẫu ruông khẩu phản; bà goá được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì được cấp
nửa suất của trang đinh.

-


Các quan lại, tuỳ theo chức vụ cao thấp được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

+ Thời Đường, quý tộc quan laị tuỳ theo địa vị, công lao, chức tước mà được ban cấp ruộng vĩnh
nghiệp và ruộng chức vụ
+ Ruộng vĩnh nghiệp ban cấp cho những quý tộc được phong tước và các quan lại ngũ phẩm trở nên từ
5 khoảnh đến 100 khoảnh
+ Ruộng thưởng công ban cho những người có chiến cơng từ 60 mấu đến 30 khoảnh
+ Ruộng chức vụ ban cho các quan laị làm lương bổng từ 80 mấu đến 12 khoảnh
- Ruộng trồng lúa đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, cịn ruộng trơng rau, ruộng vĩnh nghiệp được
truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ của quan lại khi thôi chức phải trao lại cho người kế nhiệm.
Trừ ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự do mua bán, cịn nói chung ruộng cấp cho nơng
dân là khơng được chuyển nhượng. Nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt như nông dân thiếu
hoặc thừa ruộng trồng dâu hoặc gia đình có việc tang ma mà q nghéo tùng thì có the mua bán
ruộng trồng; hoặc nơng dân dời chỗ ở từ nơi ít ruộng đến nơi nhiều ruộng đất để bán cả ruộng khẩu
phần.
- Trên cơ sở quân điền. nhà nuớc bắt nông dân phải chịu nghĩa vụ ngang nhau về thuế khố và lao
dịch. Nghĩa vụ đó được quy định thành chế độ tô, dung, điệu:
+ Tô là thuế đánh vào ruộng lúa nộp bằng thóc.
+ Dung là thuế hiện hay cho nghĩa vụ lao dịch, cũng nộp bằng lúa


+ Điệu là thuế đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng tơ lụa.
- Ví dụ thời Đường, mức các loại thuế ấy được quy định như sau: mối tráng đinh mơi năm phải nộp
tơ 2 thạch thóc, dung 60 thước lụa để thay cho 20 ngày lao dịch, điệu 20 thước lụa và 3 lạng tơ Như
vày, dich của cho do quân điển là nhäm bảo dàm cho nong dàn có ruong dat cày cay do do sẽ bảo
đám ngn thue khoá và lào dich cho nhà nước.
c. Nhận xét
- Chính sách quân điền là chế đọ sở hữu ruộng đất cơng được cụ thể hóa một cách cụ thể
- Chính sách qn điền đã bảo đảm cho nơng dân có ruộng đất cày cấy do đó sẽ bảo đảm nguồn thuế khố
và lao dịch cho nhà nước

- Chính sách qn điền đã mở rộng diện tích canh tác, khơi phục ruộng đất bỏ hoang làm nơng nghiệp
phát triển
- Chính sách quân điền trên thực tế chỉ được thực hiện ở miền Bắc chủ yếu là ruộng bỏ hoang cho nên
không được thi hành triệt để
- Đến giữa thời Đường thì chính sách qn điền tan rã thay bằng phép thuế hai kì.
IV. Kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội thời Đường và TQ thời Minh (tại sao TBCN xuất hiện
ở thời Minh nhưng không Phát triển – tư tưởng trọng nông ức thương, sự nhũng nhiễu của quan
lại)
1. Nhà Đường (618- 907)
- Về kinh tế:
+ Hoạt động nông nghiệp, thủ cơng nghiệp, thương nghiệp đều có bước phát triển
+ Nhà Đường đã thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt nên nông nghiệp nông nghiệp phát triển
đặc biệt là năm Đường Thái Tông thứ 4 Trung Quốc được mùa lớn
+ Dưới thời Đường Huyền Tông, nền kinh tế Trung Quốc phát triển một cách toàn diện, một lần nữa xuất
hiện cảnh thái bình thịnh vượng
- Thủ cơng nghiệp:
+ Đến thời Đường đồ sứ đạt đến trình độ rất cao như sứ trắng, trắng như tuyết, sứ xanh, xanh như ngọc
+ Nghề sản xuất lụa, in hoa và thêu kim tuyến
+ Nghề làm đồ đồng, đồ sơn, đồ gốm, dệt vải đay,.. phát triển


+ Riêng thời Đường nghề in, nghề dệt vải bông ra đời và nhanh chóng có vai trị quan trọng trong xã hội
+ Do phát triển của thủ công nghiệp tư doanh, thời Đường tổ chức phường hội xuất hiện
+ Đứng đầu phường hội có ơng trùm gọi là Hàng lão dưới có thợ thủ cơng và thợ học việc
+ Hàng lão có trách nhiệm trơng coi sản xuất trong phường của mình, quyết định cho việc thuê thợ hay
cho thợ mới vào học việc, chịu trách nhiệm trước nhà nước
- Thương nghiệp:
+ Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển nên thương nghiệp cũng phát đạt đặc biệt là ngoại thương
+ Trung Quốc có quan hệ bn bán với hầu hết các nước châu Á
+ Họ đi bằng đường biển hoặc đường bộ

+ Đem đến Trung Quốc các sản phẩm như ngọc, hổ phách, mã não, ngà voi, sừng tê, thủy tinh,... Và mua
ở đây vàng bạc, lụa, đồ sứ, chè, đồ đồng,...
+ Thành thị xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng thịnh đạt, vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm
kinh tế như Trường An, Lạc Dương
- Về chính trị:
+ Kinh đơ Trường An được mở rộng với quy mô lớn
+ Bộ máy nhà nước được hoàn thiện với đầy đủ 6 bộ ( bộ lại, bộ binh, bộ hình, bộ cơng, bộ lễ, bộ hộ)
đứng đầu là Thượng thư và dưới có Thị lang
+ Thời Đường, tam tỉnh hay tam sảnh là cơ cấu tối cao của chính quyền trung ương. Trung thư lệnh, Thị
trung, Thượng thư lệnh là trưởng quan tam tỉnh cùng chấp hành chức vụ Tể tướng nhưng có lúc Tể
tướng thực sự không phải là trưởng quan tam tỉnh mà là viên quan do Hoàng đế ủy phái
+ Việc tuyển chọn quan lại ở thời Đường ngày càng trở nên quy củ đã đào tạo ra hệ thống quan lại có học
thức
+ Nhờ có lực lượng quân sự mạnh nên liên tiếp mở ra các cuộc xâm lược để mở rộng lãnh thổ, thời
Đường lập ra 6 phủ để cai quản vùng đất chiếm được: An Bắc, An Nam, An Đông, An Tây, Bắc Đình,
Thiền vu


- Về văn hóa:
+ Nền văn hóa thời này phát triển rực rỡ đặc biệt là thơ Đường
+ Thơ Đường là đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc mà các thời đại trước và sau đều không sánh kịp
+ Thơ Đường có một số lượng lớn tác phẩm phản ánh toàn diện đất nước và bộ mặt xã hội lúc bấy giờ,
đạt đến trình độ rất cao về nghệ thuật
+ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất
 Thời Minh xuất hiện mầm mống tư bản chủ nghĩa nhưng khơng có điều kiện để phát triển là vì:
- Tuy Trung Quốc có nền công thương nghiệp phát triển từ rất sớm nhưng trong suốt thời kì phong kiến
nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị
- Do thái độ coi nhẹ nghề công thương và do những đợt khủng hoảng có tính chất chu kì về chính trị nên
cơng thương nghiệp ở Trung Quốc không phát triển thuận lợi
- Những mầm mống của chủ nghĩa tư bản đã nảy nở nhưng vẫn cịn rất yếu khơng gây được những ảnh

hưởng rõ rệt trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng của Trung Quốc
- Từ thế kỉ XVI, chính quyền nhà Minh suy yếu dần dần bị chính quyền hoạn quan thao túng
- Do chính sách nhũng nhiễu của quan lại
V. Khởi nghĩa nông dân TQ (nguyên nhân, đặc điểm, tác động) (đặc điểm: diễn ra cuối các
TĐ vì vua quan khơng qtam đến đời sống nd – dẫn chứng).
* Nguyên nhân
- Về chính trị: sự cai trị tàn bạo, ăn chơi sa đọa của quan lại và tập đồn thống trị, chính sách thuế khóa
nặng nề
+ Vào cuối thời Tần sự thống trị tàn bạo của nhà Tần mọi việc đều dùng pháp luật để giải quyết, không
dùng nhân đức ân nghĩa, tiến hành xây những công trình đồ sộ, tổ chức chiến tranh xâm lược đã huy
động bao nhiêu sức người sức của của nhân dân làm cho nhân dân vô cùng cực khổ
+ Vào cuối thời Tùy, Dưỡng đế đã bóc lột nhân dân vơ độ để thỏa mãn những dục vọng ngơng cuồng của
mình: xây dựng đông đô Lạc Dưỡng, vườn Tây Uyển, hệ thống sông đào, đường xá, chiến thuyền để
cho vua đi chơi
+ Vào cuối thời Nguyên, chính quyền nhà Nguyên ngày càng xa xỉ, trong khi đó đề điều hỏng nặng không
được tu bổ, các loại thiên tai thường xuyên xảy ra, dịch bệnh triền miên


-Về kinh tế: Kinh tế suy thoái, sự thu hẹp của ruộng công làng xã, hiện tượng tập trung ruộng đất vào tay
địa chủ ngày càng trầm trọng do đó kẻ giàu có hàng vạn mẫu ruộng, người nghèo khơng có chỗ đặt
chân, chính sách thuế khóa nặng nề
+ Vào cuối thời Đường, thuế khóa là một gánh nặng mà nhân dân khơng thể chịu đựng nổi, đến kì thu
thuế nhân dân phải dỡ nhà bán ngói hoặc gỗ, cầm vợ bán con nhưng cũng chỉ đủ bữa cơm rượu cho
bọn quan lại không nộp vào kho nhà nước
+ Vào cuối triều Minh, việc tap trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cũng diễn ta rất nghiêm trọng.
Trước kia, các vương tôn quý tộc nhiều lắm cũng chỉ được ban 100 000 mẫu ruộng nhưng nay được
ban 1.000.000 mẫu trở lên là chuyện bình thườmá. Ngay như quan hoạn Nguỵ Trung Hiền cũng được
phong 1 triệu mch. Do nạn tập trung ruộng đất như vậy nên ở các tỉnh ven biển Đơng Nam Trung Quốc
có nơi có 10 người, thì 9 người khơng có ruộng.
- Về đời sống người dân: cực khổ chịu nhiều thiên tai, đói kém, mất mùa

+ Vào cuối thời Tần, nhân dân chịu cảnh khốn khổ đến nối mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn, người dân
bị xử tử hoặc tù đầy khơng kể xiết
+ Cuộc cải cách của Vuơng Mãng không thành công, giai cấp dia chủ vẫn chiếm nhiều ruộng đất làm cho
kẻ giàu ruộng liên bờ bát ngát, nguời nghèo khơng có miếng đất cắm dùi. Thêm vào đó, các loại thiên
tai như hạn hán, châu chấu cắn lúa xảy ra khắp nơi . Vì thường xun bị đổi khó. nông dân ở nhiều địa
phương đã nổi dậy khởi nghĩa.
+ Cuối thời Đông Hán, ở các địa phương, giai cấp địa chủ tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất, lập thành
những diển trang rộng lớn. Trong khi đó, các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão, mưa đá, châu chấu,
… thường xuyên xáy ra. Tất cả những nguyên nhân ấy làm cho nhân dân thường xuyên bị nạn đói
hồnh hành đến nỗi rất nhiêu người phải "trần truồng đi kiếm cỏ để ăn”có nơi dân chết đói đến bốn,
năm phần mười. Vì vậy, nơng dân đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa
+ Cuối thời Minh, những nông dân cịn giữ lại được một ít ruộng đất thì phải chịu sưu cao thuế nặng,
nhiều người không thể nộp thuế phải đi vay nặng lãi hoặc phải cầm ruộng dất hoặc phải bán vợ đợ con,
rồi bán thân mình trở thành tá điền, người làm th, nơ tì hoặc tha phương cầu thực. Đời sống của tá
điền lại càng cực khổ. Họ phải nộp tô cho địa chủ từ một nửa số thu hoạch trở lên. Nêu thiếu tô, thiếu
nợ, họ bị chủ ruộng ngang nhiên treo lên tra khảo. Lúc bấy giờ, nhân dân cả nước nói chung đều khốn
khó, nhưmg nghiêm trọng nhất là vùng Thiếm Tây, vì ở đây bị han hán lut lội mấy năm liền. Đã thế,
nhà nước và giai cấp địa chủ vẫn thu tơ cao thuế năng như thường lệ. Nhân dân đói đến nỗi phải ăn rễ
cỏ, vỏ cây, thâm chí ăn cá đất, bột đá. Vì vậy, Thiểm Tây trở thành nơi bùng nổ đầu tiên của phong trào
chiến tranh nông dân cuối triéu Minh.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:


-

Khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng năm 209 TCN
Khởi nghĩa của Vương Khuông, Vương Phượng năm 17
Khởi nghĩa của Phan Sùng năm 18
Khởi nghĩa Trương Giác năm 184
Khởi nghĩa của Vương Bạc ở vùng Sơn Đông năm 611

Khởi nghĩa Lý Mật và Đậu Kiến Đức năm 615
Khởi nghĩa của Hồng Sào (874- 884)
Khởi nghĩa của Lưu Phúc Thơng năm 1351
Khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương (1355-1367)
Khởi nghĩa nông dân ở Thiểm Tây do Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung (1627- 1646)

c. Nhận xét
- Các cuộc khởi nghĩa này bùng nổ ở cuối mỗi triều đại, nó là biểu hiện của sự khủng hoảng mang tính
chu kì của mỗi vương triều (Biểu hiện)
- Các cuộc khởi nghĩa có phạm vi và quy mô rộng lớn:
+ Khởi nghĩa của Hoang Sào từ Sơn Đông mở rộng đến Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây, An
Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến đến Quảng Đông
+ Khởi nghĩa nông dân ở Thiểm Tây của Cao Nghênh Trương, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành hoạt
động ở vùng Hà Nam rồi lan ra xuống khắp phía nam Trung Quốc
- Lực lượng tham gia chủ yếu là nơng dân phiêu tán, những người nghèo đói phải đi lưu vong, mất hết
ruộng đất, hạn hán, lụt lội
- Lực lượng lãnh đạo là nông dân nghèo, bần nông, đạo sĩ,
- Mục tiêu đấu tranh là chống lại chính quyền thống trị, quan lại, cường hào địa chủ, có khi tiến đánh vào
cả kinh đô
- Kết quả là hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp. Riêng có cuộc khởi nghĩa của quân Lục Lâm và
khởi nghĩa của Chu Nguyên Chương dẫn đến sự thành lập của một vương triều mới
- Hầu như các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do diễn ra lẻ tẻ, tự phát, phân tán; nội bộ lãnh đạo khơng đồn
kết; lực lượng triều đình cịn mạnh
- Các cuộc khởi nghĩa này là dấu hiệu cho sự khủng hoảng của một vương triều cần một vương triều khác
tiến bộ hơn lên thay. Một số cuộc khởi nghĩa tuy không làm sụp đổ được vương triều nhưng từ đó vương
triều lại càng thêm suy yếu, hỗn loạn. Các cuộc khởi nghĩa sau khi bị dập tắt nó làm bùng nổ một phong
trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước


B. NHẬT BẢN

I. Phân kỳ lịch sử NB thời phong kiến
- Chế độ phong kiến được hình thành với cuộc cải cách Taika (cuối thế kỉ VI, đầu thế kỉ VII)
- Sự phát triển của chế độ phong kiến Nhật Bản trong các thế kỉ VIII – XII (710 – 1129): thời kì Nara –
Hayan: thời kì này gọi tên theo 2 kinh đơ mà Thiên hồng đóng. Năm 710 -> 794 Thiên hồng đóng đơ
ở TP Nara. Năm 794 đến 1192, Thiên hồng đóng đơ ở TP Hayan (Kyoto ngày nay).
- Sự thành lập chế độ Mạc phủ. Thời kì Nam – Bắc triều và chiến quốc (TK XII – giữa XVIII).
- Nhật Bản củng cố chế độ phong kiến tập quyền - Thời kì Mạc phủ Tokukawa (TK VII – TK XIX)
II. Cải cách Taika (hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa)
1, Hoàn cảnh
- Cuối thế kỉ VI, nửa đầu thế kỉ VII, xã hội Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc
- Người đầu tiên đề xướng cải cách là Thái tử Shotoku. Năm 603 - 604, Thái tử ban bố quy định bãi bỏ
chế độ cha truyền con nối của quý tộc và đề ra Hiến pháp 17 điều -> 622, Thái tử chết, những cải cách
của ông không được thực hiện đầy đủ. Nhân cơ hội này, dịng họ Sơga càng lộng hành -> phải có một
cuộc cải cách mới triệt để hơn
- Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của văn hóa Trung Quốc
- Năm 645, Thái tử Kotoku được sự ủng hộ của dòng họ quý tộc lớn là Fujioara đã lật đổ dòng họ Soga
-> Kotoku được đưa lên làm Thiên hoàng, lấy hiệu là Taika (âm Hán đọc là Đại hóa - có nghĩa là thay
đổi lớn). Đến tết Nguyên đán năm 646 thì Thiên hồng Taika tun bố cải cách
2, Nội dung cải cách
- Xóa bỏ chế độ bộ dân, từ đây bộ dân được giải phóng trở thành dân thường, tức thần dân của nhà
nước, họ được nhận ruộng để sản xuất
=> giải phóng lực lượng sản xuất, tăng thu nhập cho triều đình, Nhà nước, hạn chế quý tộc, là cơ sở để
tăng cường quyền lực của Thiên hoàng.


- Xác lập quyền sở hữu ruộng đất của Thiên hồng trên tồn lãnh thổ, xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất.
Nhà nước thực hiện ban cấp đất đai cho quan lại và dân chúng (chế độ ban điền)
- Nhân dân được chia ruộng theo các mức sau:
+ Nam giới, là dân tự do, từ 6 tuổi trở lên được ban cấp 2 tam (2 đoạn), 1 đoạn =1166,4 m2
+ Nữ giới được cấp =2/3 nam

+ Nơ tì được cấp = 1/3 người tự do
Người nhận ruộng phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp tô, đi lao dịch, điệu…
- Đối với quý tộc, quan lại, nhà nước ban cấp vị điền, chức điền, công điền, tứ điền:
+ Vị điền (ruộng phẩm vị): ban cấp cho quan lại có phẩm vị cao từ ngũ vị trở lên. Người được cấp vị
điền phải nộp tô cho Nhà nước và được sử dụng ruộng đó cho đến hết đời.
+ Chức điền (ruộng ban cấp theo chức tước): ban cấp cho quan lại từ trung ương đến địa phương trong
thời hạn tại chức. Người được ban ruộng phải nộp tô cho Nhà nước.
+ Công điền (ruộng thưởng công): ban theo 4 cấp là đại, thượng, trung, hạ.
+ Tứ điền (ruộng ban tặng): ban cho những người có cơng tích đặc biệt. Tứ điền là ruộng thu tô và
thường được sử dụng đến hết đời.
- Xây dựng bộ máy nhà nước trung ương tập quyền, tập trung quyền lực vào tay Thiên hồng
+ Ở Trung ương có hai cơ quan chính là Thần kỳ quan và Thái chính quan
• Thần kỳ quan: lo việc tế lễ
• Thái chính quan: giúp Thiên hồng giải quyết mọi việc chính sự
• Thái chính quan gồm 8 bộ (Bộ Nội vụ, Bộ lễ, Bộ lại, Bộ hộ, Bộ binh, Bộ hình, Bộ Ngân khố, Bộ Cung
vua)
• Ngồi ra cịn có Đàn chính đài: phụ trách việc giám sát quan lại
+ Ở địa phương:
• Quốc (tương đương tỉnh): Đứng đầu là Quốc ti


• Quận (tương đương huyện): Đứng đầu là Quận ti
• Lý (tương đương xã): Đứng đầu là Lý trưởng
3, Nhận xét
- Cuộc cải cách Taika đã xác lập cơ sở cho một chế độ xã hội mới là chế độ phong kiến cả về kinh tế chính trị - xã hội:
+ Kinh tế: Tạo điều kiện cho sản xuất phong kiến phát triển
+ Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước theo mơ hình Trung Quốc, tạo ra mơ hình nhà nước mới thay thế
cho bộ máy nhà nước cũ
+ Xã hội: Kết cấu xã hội mới
==> Cuộc cải cách này được coi là mốc mở đầu cho chế độ phong kiến Nhật Bản.

- Cuộc cải cách này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của Trung Quốc, về tất cả các mặt như chế độ ban cấp
đất đai, chế độ thuế khóa, lao dịch, bộ máy nhà nước…
III. Nội dung của chính sách ban điền
1, Nội dung:
Nhà nước thực hiện ban cấp đất đai cho quan lại và dân chúng (chế độ ban điền):
- Theo quy định của chế độ ban điền (chia ruộng) trong cải cách Taika thì người ở địa phương nào
được chia ruộng ở địa phương ấy.
* Đối với dân chúng:
- Nhân dân được chia ruộng theo các mức sau:
+ Nam giới, là dân tự do, từ 6 tuổi trở lên được ban cấp 2 tam (2 đoạn), 1 đoạn =1166,4 m2
+ Nữ giới được cấp =2/3 nam
+ Nơ tì được cấp = 1/3 người tự do
- Những người nhận phải ruộng xấu thì được cấp gấp đơi diện tích đã ấn định


- Mỗi gia đình được quyền sở hữu với đất nhà, đất vườn của họ. Rừng núi, ao hồ, sông ngịi là của
chung, ai cũng có quyền sử dụng.
- Người nhận ruộng phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước: nộp thuế, đi lao dịch, điệu…(Nọp thuế cho nhà
nước bằng thóc: Mức 3% sản lượng thu hoạch nếu ruộng dưới 1 mẫu và 25% nếu trên 1 mẫu, đồng thời
nộp thuế bằng sản phẩm thủ công nghiệp; làm lao dịch trong các cơng trình chung như xây dựng, làm
đường, vận tải lương thực,...).
- Người nông dân lĩnh canh ruộng đất, về hình thức, khơng mất quyền tự do cá nhân. Nhưng đồng thời
họ khơng có quyền rời bỏ khoảnh đất được chia, nghĩa là thực tế thì họ bị trói chặt vào ruộng đất phong
kiến và trở thành đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước và giai cấp thống trị.
* Đối với quý tộc, quan lại:
- Theo luật pháp, tầng lớp quý tộc thống trị cũng có đất riêng của mình dưới hình thức phong nhận được
của nhà nước. Loại đất này khác về cơ bản với đất đai mà nhà nước chia cho nông dân.
- Căn cứ theo tước vị, chức vụ, công lao của quý tộc mà nhà nước ban cấp ruộng đất cho họ mang
những danh hiệu khác nhau gồm ban cấp vị điền, chức điền, công điền, tứ điền:
+ Vị điền (ruộng phẩm vị): ban cấp cho quan lại có phẩm vị cao từ ngũ vị trở lên. Người được cấp vị

điền phải nộp tơ cho Nhà nước và được sử dụng ruộng đó cho đến hết đời.
+ Chức điền (ruộng ban cấp theo chức tước): ban cấp cho quan lại từ trung ương đến địa phương trong
thời hạn tại chức. Người được ban ruộng phải nộp tô cho Nhà nước.
+ Công điền (ruộng thưởng công): ban theo 4 cấp là đại, thượng, trung, hạ.
+ Tứ điền (ruộng ban tặng): ban cho những người có cơng tích đặc biệt. Tứ điền là ruộng thu tơ và
thường được sử dụng đến hết đời.
- Ngồi đất phong, quý tộc còn được nhận kèm theo những hộ nông dân làm bổng lộc. Cấp hộ nông dân
theo đẳng cấp, chức vụ và cơng lao. Những gia đình nơng dân này phải nộp một nửa số tơ thóc cho nhà
nước, cịn một nửa thì nộp cho q tộc phong kiến trực tiếp có quyền sử dụng họ.
2, Ý nghĩa:
- Chính sách ban điền của cải cách Taika rõ ràng là sự xác nhận quan hệ sản xuất phong kiến ở Nhật Bản
giữa thế kỉ VII.


- Tạo điều kiện xã hội cho chính quyền phong kiến, ràng buộc quý tộc, quan lại phụ thuộc vào nhà nước
(tạo chỗ dựa cho chính quyền phong kiến).
IV. Trang viên phong kiến NB (cơ sở hình thành, quá trình phát triển, đặc điểm)
1. Cơ sở hình thành: sự phát triển của chế độ SH ruộng đất tư (kẽ hở trong cs nhà nước – thực hiện cs
giảm tô thuế trong bn đời, cho phép biến ruộng đất công thành ruộng đất tư, thất bại của cs ban điền)
* Nguồn gốc ruộng đất của trang viên:
+ Do được Nhà nước ban cấp theo chế độ ban điền
+ Do khai hoang
+ Do chiếm đoạt và mua bán của dân
+ Ruộng đất ủy thác
+ Ruộng đất ban cấp cho các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo
- Ngay từ thế kỉ VIII, tình trạng chiếm đoạt ruộng đất đã diễn ra mạnh mẽ, việc chia lại ruộng đất diễn ra
6 năm 1 lần không được thực hiện
=> chế độ ban điền tan rã -> ruộng đất biến thành tư hữu -> Quý tộc và những người có nhiều ruộng
đất lập thành trang viên
=> Như vậy, cơ cở hình thành trang viên là tình trạng tư hữu ruộng đất quy mơ lớn.

2. Quá trình phát triển:
- Bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ VIII
- Tuy nhiên, từ thế kỉ VIII – X: các trang viên vẫn phải nộp thuế cho Nhà nước cho nên trong lịch sử
Nhật Bản gọi thời kì này là trang viên sơ kì.
- Từ thế kỉ X trở đi, các trang viên giành được quyền miễn thuế và quyền bất xâm nhập -> các trang viên
sơ kì đã trở thành các trang viên phong kiến đích thực. TK XII các trang viên phát triển mạnh mẽ
- Trang viên tan rã vào thế kỉ XVI.
3. Đặc điểm: sở hữu rđ tư lớn.


+ Trang viên là những vùng đất đai tư hữu quy mô lớn được Nhà nước công nhận, được Nhà nước miễn
thuế, lao dịch và quyền bất xâm nhập (đặc điểm này giống với lãnh địa phong kiến Tây Âu). Nhưng đất
đai của trang viên nằm rải rác khắp nơi (khác với lãnh địa Tây Âu là một vùng đất tập trung).
+ Chủ trang viên gọi là lãnh chủ, thường sống ở kinh đô và thành phố lớn -> Giao trang viên cho thuộc
hạ quản lý (khác với Tây Âu, lãnh chúa sống ở lâu đài trong lãnh địa).
+ Về tổ chức sản xuất: Trang viên cũng giống như lãnh địa phong kiến Tây Âu là những đơn vị kinh tế
tự cấp tự túc, nhưng trang viên Nhật Bản không đóng kín như Tây Âu vì đất đai phân tán và những
người nông dân, thợ thủ công, thương nhân sau khi hồn thành nghĩa vụ với chủ có quyền tự do buôn
bán, sản xuất.
+ Người sản xuất ở trang viên là trang dân, họ lĩnh canh ruộng đất và phải nộp tô cho chủ từ 30 – 50%
thu hoạch, phải nộp các sản vật và làm lao dịch cho chủ -> thân phận của trang dân không khác người
nông nô.
+ Các trang viên có lực lượng vũ trang riêng, hạt nhân là các võ sĩ Samurai. Các võ sĩ Samurai được
cung cấp nhà ở, lương thực, vũ khí, bù lại võ sĩ phải tuyệt đối trung thành, tận tâm với chủ.
4. Hệ quả: tạo ra những tập đoàn phong kiến lớn -> là mầm mống cho sự phân tán, cát cứ trong lịch sử
Nhật Bản.
V. Đặc điểm của chính quyền Mạc Phủ: xuất hiện gắn liền với sự xh của chế độ PK quân sự, đứng
đầu chính quyền MP là tướng quân gồm 3 cơ quan: cơ quan quản lý HC, phụ trách vđề tư pháp
1., Sự thành lập của chế độ Mạc phủ
- Cuộc xung đột quyết liệt nhằm mở rộng đất đai và thế lực đã dẫn tới sự hình thành 2 tập đồn phong

kiến lớn nhất Nhật Bản là dòng họ Minamoto và Taira.
=> 2 dòng họ này thường xuyên xung đột với nhau, năm 1185 Minamoto đánh bại Taira.
- Năm 1192, Minamoto Yoritomo đã ép buộc Thiên hồng phải phong cho mình chức Chinh di Đại
tướng quân -> thường gọi là Tướng quân hay Sôgun -> Tướng quân lập ra chính quyền riêng, lập ra phủ
Tướng quân (gọi là Bacuphu – người Trung Quốc gọi là Mạc Phủ - có nghĩa là đại bản doanh của Tướng
quân).


=> Từ 1192 đến 1868, ở Nhật Bản có 2 chính quyền song song tồn tại là chính quyền của Thiên hồng
và chính quyền của Mạc phủ, nhưng thực chất quyền lực thuộc về Mạc Phủ.
- Chế độ Mạc phủ trải qua 3 thời kì:
+ Kamakura:1192- 1333
+ Muromachi: 1338 – 1573
+ Tokugaoa:1603 -1868
- Sau khi nắm được chính quyền, Tướng quân Yoritomo đã thi hành một loạt biện pháp nhằm củng cố
chính quyền và mở rộng quyền hạn của Mạc phủ:
+ Xây dựng bộ máy chính quyền của Mạc phủ
+ Hạn chế, thu hẹp quyền lực của Thiên hoàng
+ Cử các võ quan thân cận của mình về cai quản các tỉnh
- Chiếm đoạt các trang viên của quý tộc đem ban cấp cho tướng lĩnh của mình -> tạo thành tầng lớp quý
tộc quân sự ->hệ thống bậc thang đẳng cấp phong kiến theo kiểu phong quân và bồi thần như ở Tây Âu
-> Sogun dựa vào lực lượng này để cai trị đất nước.
2. Thời kì Nam Bắc triều và chiến quốc (XIV – XVI): Thời kì hỗn chiến của các thế lực phong kiến
NB.
- Năm 1333, Mạc phủ sụp đổ, quyền lực của Thiên hoàng được phục hồi.
- Năm 1338, Mạc phủ Muromachi được thành lập và tồn tại đến 1573. Đây là thời kỳ chiến tranh loạn
lạc xảy ra liên tục ở Nhật Bản. Quyền lực của Mạc phủ Moromachi rất yếu, không thể khống chế được
thế lực các lãnh chúa ở các địa phương.
- Trong thời kì này NB đã trải qua 2 cục diện lớn:
+ Thời kì Nam Bắc triều (1336-1392): thời kì NB xuất hiện 2 chính quyền:

• Bắc triều (chính quyền của Thiên hồng)
• Nam triều (chính quyền của Thiên hồng cũ chạy trốn)
=> Bắc triều giành thắng lợi


Tuy tồn tại 2 chính quyền, nhưng trên thực tế với sự thành lập của Mạc phủ Muromachi thì Mạc phủ này
mới nắm quyền lớn nhất. Tuy nhiên chính quyền Mạc phủ này không khống chế được các lãnh chúa ở
các địa phương
+ Thời kì Chiến quốc (1467-1573): Tình trạng cát cứ vẫn tiếp tục tồn tại. Các lãnh chúa đại danh xưng
hùng xưng bá ở các địa phương, dựa vào lực lượng quân sự riêng, liên tục đánh lẫn nhau để mở rộng
phạm vi thế lực, tranh giành bá quyền. Cuộc nội chiến trở nên rất ác liệt kể từ năm 1467, tức là năm xảy
ra loạn Ônin và kéo dài đến năm 1573. Trong thời gian đó, chiến tranh nổ ra khắp nơi, liên miên và khốc
liệt, tới mức cả tầng lớp tăng lữ cũng tập hợp thành những đội quân (tăng binh) để tham gia chiến tranh
như các lãnh chúa phong kiến. Nhiều chùa chiền trở thành các pháo đài qn sự, có dày đặc qn lính.
Lực lượng tăng binh nhiều khi áp đảo cả Thiên hoàng và Tướng quân ở kinh đô. Các giáo phái cũng đối
địch với nhau kich liệt. Nhiều chùa chiền bị thiêu cháy hoặc bị phá huỷ.
* Đặc điểm của chế độ Mạc Phủ:
- Từ năm 1192 đến 1868, cùng tồn tại song song với triều đình Thiên hồng.
- Xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của chế độ phong kiến quân sự NB. Mạc Phủ đứng đầu là Shogun
(tướng quân) Tokugawa ở Edo và các daimyo (lãnh chúa) cai trị khoảng 265 lãnh địa. Do đó, cơ cấu
chính trị mang tính chất quân phiệt này thường được gọi la Bakuhan taisei tức là chế độ Mạc phủ - công
quốc hay còn được gọi là: Mạc – phiên thể chế, dựa vào sự phục tùng và trung thành tuyệt đối của các
võ sĩ.
- Cơ sở XH (chỗ dựa): Các võ sĩ Samurai
- Đứng đầu cđô MP là tướng qân. Dưới tướng quân là lãnh chúa đại danh và các võ sĩ khác
- Tổ chức đơn giản: 3 cơ quan: cơ quan quản lí võ sĩ, cơ quan quản lí hành chín, Cơ quan phụ trách lĩnh
vực tư pháp.
- Luật Giôâysikimôcu – bộ luật bảo vệ quyền lợi của Mạc phủ và bọn phong kiến quân sự
- Tồn tại lâu dài: XII – XIX.
6. Sự phát triển kinh tế NB TK Tôkukwa (1603 – 1867)

Trong thời đại Tokugawa nhờ đất nước hòa bình và hệ thống nhất mà kinh tế Nhật Bản tiếp tục phát
triển.


a) Nơng nghiệp thời kỳ này có nhiều tiến bộ:
- Tiến hành cải tiến hầu hết các đường lối sản xuất cổ truyền trước đây bằng cách áp dụng các sở trường
về phương pháp canh tác, các công cụ canh tác của Trung Quốc.
+ Thay thế các loại cày bừa cuốc kiểu cũ nặng nề bằng các loại cày bừa cuốc nhẹ
+ Thay thế những cào cỏ gỗ bằng những loại chế tạo từ sắt.
+ Áp dụng lối gặt lúa bằng liềm, lối giã gạo bằng chân với các loại cối giã cần gỗ.
+ Lối tát nước gầu dây đối với đồng thấp và sử dụng xe guồng nước đối với đồng cao.
-

Phương pháp canh tác thời kỳ này cũng rất được chú ý:

+ Sử dụng phương pháp chọn giống để có năng suất cao, triệt để khai thác sử dụng các loại phân bón
khác nhau.
+ Lúa cấy đủ cả 3 mùa và sử dụng phương pháp luận canh, gối vụ, lựa chọn các loại cây trồng cho phù
hợp với từng loại đất, khí hậu.
+ Cây trơng cũng rất phong phú: Ngồi các loại lúa cịn có các loại ngơ, đỗ, vừng, lạc, kê, mía...
+ Xuất hiện các khu vực chun canh nổi tiếng:
• Mía, đường, mật, thuốc lá của xứ Satsuma.
• Cây chàm và nghề nhuộm chàm của xứ Aoa
• Cây sơn của xứ aidu
• Trồng dâu ni tằmcủa vùng Canto.
- Sàn lượng ngũ cốc tăng nhanh: Năm 1598, tổng sản lượng toàn quốc là 1850 vạn thạch, đến năm 17861837 đạt tới 3042 vạn thạch.
b) Thủ công nghiệp
- Cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của giai cấp phong kiến.
- Các mặt hàng TCN Nổi tiếng thời đó như: giấy của xứ Mino, Esiden, Saaki; ruợu của nhà xử lý Nisino
Miya; hàng dệt của vùng Kyôtô, Sacai ...

- Tơ sống, lụa và vải là những mặt hàng quan trọng nhất, được sản xuất vừa để đáp ứng nhu cầu sử dụng
trong nước, vừa để bán ra nước ngoài.
- Thành phố là trung tâm sx TCN, cung cấp cho thị trường.
- Thợ công tập trung trong các phường hội, đặc quyền sản xuất 1 vài loại hàng hóa. .
- Các phường có các quy tắc sx rất chặt chẽ và diễn ra 1 sự phân hóa giai khá sâu sắc. Chủ phường bóc
lột tàn tệ những thành viên khác (thợ bạn, thợ học việc).


- Đầu TK XIX, NB bước vào thời kỳ tiền TBCN, nhiều công trường thủ công của các lãnh chúa đại
danh đã xuất hiện. Lúc bấy giờ có khoảng 400 cơng trường thủ cơng có trên 1000 cơng nhân.
C, Thương nghiệp: Được đẩy mạnh
• Ngoại thương:
- Thời lêyasư lấy giao dịch bn bán với bên ngồi làm phương tiện bổ sung tài chính quốc gia nên rất
khuyến khích mậu dịch đối ngoại.
- Để bảo vệ uy tín trong quan hệ bn bán với bên ngồi, Mạc phủ và các lãnh đạo đại danh đều có lệnh
cấp chứng chỉ cho những thuyền buôn bán được gọi là Gôsuingiô (Ngự chu ấn trạng).
- Thời Tơkugawa, NB đã có quan hệ bn bán với nhiều nước như:
+ Ở Châu Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, đảo Giava, Brunây,
Phlippin ...
+ Ở châu Âu: TBN, BÐN, Italia, Anh, Hà Lan.
+ Ở châu Mỹ: Mêhicô.
-

Đến năm 1639 NB ban bố lệnh tỏa quốc thì ngoại thương gần như bị cắt đứt.

• Nội thương
- Các thương nhân có thế lực ở các thành phố, tuy về mặt XH họ thuộc đẳng cấp thấp.
- Thương nhân tập hợp trong các “thương hội” và giữ vai trò quan trọng trong nền KT. Họ là chỗ dựa về
tài chính của các lãnh chúa, cho nên cũng được bảo vệ về mặt chính trị, được tạo ĐK cho hoạt động KT.
- Hoạt động thương mại khơng chỉ ở thành phố mà cịn tỏa ra các vùng nông thôn.

- Việc ban bố lệnh tỏa quốc đã thúc đẩy nội thương phát triển trong thời kỳ này.
- Nhiều thành phố trở thành TT thương nghiệp lớn như: Êđơ, ktơ và Ơsaka.
- Sản phẩm TCN trong nước từ các nơi được đưa về các đô thị lớn (Ở Ôsaka, mỗi năm có tới 4 thạch
gạo được chở tới để bán).
- Thương nghiệp pt đã thúc đẩy nhiều thương đồn, thương hội ra đời.
+ Thương đồn gạo Ơsaka có tới 1351 người.
+ Thương hội Êđơ có 2100 thương gia.
+ Thời gian này, TBCN có thâm nhập vào XHPK song không phá vỡ XH này.


C. ẤN ĐỘ
1. Những chuyển biến của chế độ đẳng cấp và TG ở Ấn Độ
Sau khi vương triều Moria ta rã, Ấn Độ rời vào tình trạng phân tán, cát cứ. Do vậy, từ đầu công
nguyên tới thế kỉ VI SCN, Ấn Độ chưng kiến sự chuyển biến lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự
chuyển biến của chế độ đẳng cấp và tôn giáo.
a. Chuyển biến của chế độ đẳng cấp
- Trong những thế kỉ đầu công nguyên, bên cạnh sự phân chia bốn đẳng cấp (varna) cịn xuất hiện sự
phân chia cư dân thành những nhóm nhỏ có nghề nghiệp, đơn vị xã hội khác nhau, gọi là Jati hoặc Caxta
+ Jati: tiếng Phạn, do người Ấn gọi
+ Caxta: tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa tiếng Anh là đẳng cấp.
=> Cả hai từ đều có nghĩa là thuần khiết, không lai tạp.
=> Như vậy, từ đầu Công nguyên trở đi, Ấn Độ tồn tại chế độ đẳng cấp “lưỡng đẳng”: Varna và Casta
- Nguyên nhân:
+ Sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, trong Varna đã hình thành những người có tài sản khác nhau
nên địa vị xã hội khác nhau.
+ Do phát triển các ngành kinh tế, sự phân công lao động trong xã hội ngày càng thay đổi, đặc biệt trong
thủ công nghiệp và thương nghiệp -> hình thành những nhóm người chun làm một nghề nhất định,
cùng một địa phương khác lập thành một casta riêng.
-> Vaisya hình thành nên nhiều Casta khác nhau
-> Hai đẳng cấp trên dù phân hố thì vẫn giữ được địa vị cao

-> Sudra vẫn là đẳng cấp thấp kém nhất, bị coi thường, khinh rẻ
-> Casta là chế đọ nghiệp đẳng (phân chia đẳng cấp theo nghề nghiệp)
- Sự phân chia:
+ Những người làm cùng một nghề: thủ công, dịch vụ, cùng biên bản một mặt hàng ở cùng một địa
phương thì hình thành Casta riêng.


×