Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đánh giá yếu tố tác động đến hiệu quả canh tác các mô hình nông nghiệp ven biển thuộc vùng Tứ Giác Long Xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.37 KB, 10 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ ẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ CANH TÁC CÁC MƠ HÌNH
NƠNG NGHIỆP VEN BIỂN THUỘC VÙNG TỨ GIÁC LONG XUYÊN
Phan Hoàng Vũ, Phạm Thị Chinh, Phạm Thanh Vũ, Võ Quang Minh,
Phan Thanh Sang, Nguyễn Thị Song Bình
Khoa Mơi trƣờng & TNTN, Trƣờng Đại học Cần Thơ
Email liên hệ:
TÓM TẮT
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm đánh giá tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội đến một
số mô hình canh tác nơng nghiệp chính tại vùng ven biển Tứ Giác Long Xuyên. Huyện Hòn Đất, tỉnh
Kiên Giang là khu vực điển hình với đa dạng mơ hình canh tác đƣợc chọn làm đại diện cho nghiên cứu.
Phƣơng pháp KIP đƣợc thực hiện với 16 chuyên gia nông nghiệp và 120 nông hộ đƣợc phỏng vấn bằng
phiếu hỏi bán cấu trúc. Kết quả cho thấy, sản xuất nông nghiệp đang tồn tại nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là
khu vực giáp giữa ranh khu vực nƣớc mặn và nƣớc ngọt. Xâm nhập mặn, mƣa trái mùa và sự gia tăng độc
chất phèn đều tác động bất lợi đến tất cả mơ hình canh tác. Mặt khác, giá nơng sản trên thị trƣờng biến
động liên tục, theo xu hƣớng giảm nên hiệu quả tài chính của nơng hộ chƣa ổn định.
Từ khóa: Hịn Đất, nơng nghiệp, sử dụng đất, yếu tố tá động.

1. MỞ ĐẦU
Huyện Hịn Đất là một huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Kiên Giang, nằm trong
vùng Tứ Giác Long Xuyên, tiếp giáp biển. Nông nghiệp đƣợc coi là ngành chủ chốt của vùng với
nhiều loại hình sử dụng đất nơng nghiệp nhƣ: chun lúa, chun tôm, tôm - lúa, rau màu ( y
ban nhân dân huyện Hòn Đất, 2015). Những năm gần đây, các ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
ngày càng khó dự đốn trƣớc đã làm giảm tính bền vững trong phát triển nông nghiệp và ảnh
hƣởng rất lớn đến sinh kế ngƣời dân (Nguyễn Hiếu Trung và cs., 2015). Mặt khác, sự nhiễm
phèn, xâm nhập mặn, chất lƣợng và môi trƣờng nƣớc đang là vấn đề khó khăn giữa các mục đích
sử dụng đất đai, đặc biệt là vùng ven biển (Kam et al., 2006). Bên cạnh đó, trong q trình sản
xuất, nông dân luôn chịu rủi ro kép do thiên tai và rủi ro thị trƣờng gây cản trở sinh kế kỳ vọng
của nông hộ (Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền, 2014; Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng,
2015). Các yếu tố tác động đến biến động đất đai không những liên quan đến các thay đổi về


điều kiện tự nhiên mà còn liên quan đến các biến động về kinh tế xã hội (Van Mensvoort và Tri,
2002; Pham Thanh Vu và cs., 2013). Điều kiện tự nhiên thay đổi thất thƣờng đã, đang và sẽ tác
động nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên và sinh kế của ngƣời dân trong vùng, đe dọa đến sự
phát triển bền vững của vùng.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu tiến hành lƣợc khảo các báo cáo tình hình sản xuất nơng nghiệp hàng năm từ
năm 2010-2018, niên giám thống kê, báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng hợp Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.
408

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Các dữ liệu bản đồ gồm: Bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014
đƣợc thu thập tại Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Hòn
đất. Bản đồ đất đƣợc đƣợc tổng hợp từ dữ liệu của Bộ môn Tài nguyên Đất đai và Phân viện
Quy hoạch Thiết kê nông nghiệp. Các bản đồ biên tập ở tỷ lệ 1/25.000, đƣợc thu nhỏ để trình
bày trong báo cáo.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp khảo sát thực địa nhằm bổ sung và cập nhật lại bản đồ
hiện trạng các mơ hình canh tác nơng nghiệp đến năm 2019.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn, điều tra thực địa về điều kiện canh tác,
đánh giá các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và các ảnh hƣởng liên quan
đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân. Mỗi mơ hình đƣợc phân tầng và chọn ngẫu nhiên 30 hộ
theo phƣơng pháp cở mẫu ít nhất (Hogg và Tanis, 1983) và phân bố đều cho 02 thị trấn và 12 xã
thuộc huyện Hịn Đất. Thu thập các thơng tin về: Điều kiện tự nhiên, các yếu tố tự nhiên tác
động đến sản xuất (đất, nƣớc: thời gian mặn, độ mặn, tình hình nƣớc ngọt, thời tiết, hạn, ngập,

quá trình canh tác của ngƣời dân); thực trạng phát triển sản xuất đất nơng nghiệp (hiện trạng
canh tác, khó khăn thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và các giải pháp đề xuất); lịch thời vụ;
tính bền vững của các mơ hình canh tác (năng suất, sản lƣợng); tình hình sản xuất (giống, mùa
vụ, mơ hình sản xuất),... nội dung điều tra theo phiếu câu hỏi in sẵn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn 16 chuyên gia là chuyên viên tại Phịng Tài
ngun và Mơi trƣờng, Phịng Nơng nghiệp và PTNT và cán bộ phụ trách nông nghiệp của các
xã, thị trấn trực thuộc huyện Hòn Đất nhằm thu thập số liệu về các yếu tố ảnh hƣởng tính bền
vững mơ hình canh tác gồm: vấn đề giải quyết việc làm, đầu ra sản phẩm, đa dạng sinh học, mức
độ gia tăng dịch bệnh, sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, hạn hán thiếu nƣớc sản xuất, thời gian xuất
hiện mặn phèn và hạn, chính sách phát triển trong tƣơng.
2.3. Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu
Số liệu điều tra về đƣợc chuẩn hóa nhằm loại bỏ số liệu ngồi. Các chỉ tiêu đƣợc phân tích
thống kê mơ tả trên phần mềm Microsoft Excel. Thống kê mô tả là các phƣơng pháp đo lƣờng,
mơ tả và trình bày số liệu về thơng tin nông hộ đƣợc phỏng vấn bao gồm: Giá trị trung bình, tần
số xuất hiện.
2.4. Phƣơng pháp tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của các mơ hình canh tác đƣợc tính dựa trên số liệu đã xử lý thống kê.
Các chỉ tiêu về kinh tế đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
- Tổng chi phí (triệu đồng/ha): Bao tồm tồn bộ kinh phí chủ hộ đã đầu tƣ cho các yếu tố
đầu vào nhƣ giống, lao động, vật tƣ nông nghiệp, thuê nhân công, cơ giới…
= ∑

(1)

Trong đó: i là chi phí của các yếu tố đầu vào (triệu đồng/ha)
- Tổng thu (triệu đồng/ha): Tổng thu nhập nơng hộ có đƣợc sau khi thu hoạch sản phẩm
nơng sản.
409

|



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

= ∑

Trong đó:

(2)

mj là sản lƣợng của nông sản j (tấn/ha).

nj là giá bản của sản phẩm j (triệu đồng/tấn).
- Lợi nhuận (triệu đồng/ha): Tổng số tiền còn lại sau khi đã trừ đi chi phí đầu tƣ cho mơ
hình canh tác.
=

(3)

- Hiệu quả đồng vốn (B/C): Hiệu quả tính trên đơn vị đồng vốn đã đƣợc nơng hộ đầu tƣ
cho mơ hình canh tác.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

=



(4)


3.1. Hiện trạng canh tác nông nghiệp huyện Hịn Đất, tỉnh Kiên Giang
Diện tích và phân bố các mơ hình canh tác:
Huyện Hịn Đất có tổng diện tích 103.956,82 ha. Số liệu năm 2018, diện tích đất nơng
nghiệp của huyện có tỷ trọng cao nhất, với 95.342,86 ha (chiếm 91,33% diện tích tồn huyện).
Sản xuất nơng nghiệp tại huyện Hòn Đất dựa trên hai nguồn tài nguyên nƣớc ngọt và mặn (Phạm
Thanh Vũ và cs., 2020) với mơ hình canh tác nơng nghiệp đa dạng (Hình 1). Mặc dù là huyện
ven biển nhƣng đất sử dụng cho canh tác 2 vụ lúa có diện tích lớn nhất (chiếm 82,68%), tỷ lệ đất
nuôi trồng thủy sản quảng canh và thâm canh hoặc luân canh tôm - lúa thấp (chỉ chiếm 2,74%
trong tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện).

Nguồn: P ịng tà ngun và Mơ trường huyện Hịn Đất, tác giả cập nhật năm 2019
Hình 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Hòn Đất năm 2 18
410

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Bốn mơ hình canh tác chủ lực tại huyện Hịn Đất là lúa 2 vụ, luân canh tôm - lúa, nuôi tôm
quảng canh và nuôi tôm thâm canh. Lịch thời vụ trong toàn huyện thay đổi linh hoạt theo diễn
biến thời tiết hàng năm để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Hình cho thấy mùa vụ canh tác của
các mơ hình đƣợc phân bố trải đều trong năm. Thời gian mƣa và khô hạn cao điểm thƣờng đƣợc
ngắt vụ để giảm thiểu các tác động bất lợi.

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Số liệu đ ều tra, 2019
Hình 2. Lịch thời vụ canh tác nơng nghiệp huyện Hịn Đất
Hiệu quả tài chính của các mơ hình canh tác:
u cầu đầu tƣ tài chính của mơ hình canh tác lúa 2 vụ, tôm - lúa và nuôi tôm quảng canh
không quá chênh lệch, dao động tài chính từ 38,6 triệu đồng/ha/năm (tơm - lúa) đến 46 triệu

đồng/ha/năm (tôm quảng canh). Tỷ lệ thuận với mức độ đầu tƣ, lợi nhuận mang lại của mơ hình
ni tơm quảng canh (66,11 triệu đồng/ha/năm) cao hơn hai mơ hình canh tác cịn lại là lúa 2 vụ
(52,41 triệu đồng/ha/năm) và tôm - lúa (42,44 triệu đồng/ha/năm) (Bảng 1).
Riêng đối với nuôi tôm thâm canh, giá trị của các chỉ tiêu kinh tế của mơ hình chênh lệch
rất lớn trong bốn mơ hình canh tác chính đƣợc phân tích. Do mật độ ni rất lớn, u cầu về đầu
tƣ cải tạo cao nuôi, chế phẩm sinh học và thức ăn,… ở mức cao nên chi phí đầu tƣ trung bình của
hình thức canh tác này khoảng 997,33 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận sản xuất nuôi tôm thâm
canh cũng ở mức cao hơn so với các mơ hình cịn lại (505,64 triệu đồng/ha/năm).
Bảng 1. Hiệu quả tài chính của các mơ hình canh tác nơng nghiệp tại huyện Hịn Đất
Chỉ tiêu

Mơ hình
Lúa 2 vụ

Tơm - lúa

Tơm QC

Tơm TC

Tổng chi (triệu đồng)

39,94

38,60

46,00

997,33


Tổng thu (triệu đồng)

92,35

81,04

112,11

1.502,00

Lợi nhuận (triệu đồng)

52,41

42,44

66,11

505,64

Hệ số B/C

1,31

1,10

1,43

0,51


Nguồn: Số liệu đ ều tra thực tế, 2019
411

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Hệ số B/C cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các mơ hình canh tác, qua đó ni
tơm quảng canh là mơ hình sử dụng vốn hiệu quả nhất (B/C: 1,43), trồng lúa 2 vụ và luân canh
tôm - lúa lần lƣợt ở mức thấp hơn về hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt, tuy lợi nhuận mang về cao
nhất nhƣng đòi hỏi phải bỏ ra nguồn vốn rất lớn nên hệ số B/C của mơ hình ni tơm thâm canh
khơng cao, chỉ ở mức 0,51.
Một số nguyên nhân đƣợc ghi nhận thông qua phỏng vấn nông hộ cho thấy, nông dân chủ
yếu canh tác dựa vào kinh nghiệm, chƣa tiếp cận nhiều khoa học kỹ thuật, không đủ vốn nên
chƣa đầu tƣ đúng mức và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác. Do đó, hiệu quả canh tác và
giá trị kinh tế mang lại của các mơ hình canh tác tại huyện Hòn Đất chƣa cao. Một điểm đáng
lƣu ý trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của huyện là xu hƣớng giảm diện tích canh tác tơm lúa. Việc luân canh một vụ tôm với một vụ lúa đƣợc xác định là mơ hình bền vững đối với vùng
ven biển, đặc biệt trong điều kiện biến đổi bất thƣờng của thời tiết và điều kiện tự nhiên (Huỳnh
Minh Hồng và Lâm Văn Khanh, 2004). Tuy nhiên, nơng dân có xu hƣớng chạy theo giá trị cao
của sản phẩm tôm trên thị trƣờng (Ngô Thị Phƣơng Lan, 2017) nên nơng hộ canh tác tơm - lúa
ngày càng có xu hƣớng chuyển sang chuyên tôm.
3.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Hòn Đất
Yếu tố tự nhiên:
Tại huyện Hòn Đất, năm yếu tố tự nhiên đƣợc nơng hộ cho rằng, có tác động lớn đến hiệu
quả sản xuất, bao gồm: diễn biến thời tiết, đất nhiễm phèn, ngập lụt, gia tăng mặn và khơ hạn
(Hình ). Tác động của các yếu tố tự nhiên có sự tƣơng đồng đối với mơ hình lúa 2 vụ và tôm lúa. Thời tiết bất thƣờng và độc chất phèn trong đất đƣợc đánh giá có ảnh hƣởng lớn nhất (40%55% ý kiến) đối với hai mơ hình canh tác này. Yếu tố ngập lụt, mặn và khơ hạn có ảnh hƣởng
thấp hơn do vùng canh tác chuyên lúa cơ bản đã đƣợc bảo vệ bằng hệ thống cơng trình ngăn mặn
và ngăn lũ. Mặt khác, do mùa vụ canh tác đƣợc bố trí hợp lý nên hạn chế đƣợc các tác động bất
lợi trong mùa lũ và mùa khơ gây ra (Hình 3).

Với mật độ tơm đƣợc thả ni khơng lớn nên hình thức ni tơm quảng canh ít chịu tác
động của các yếu tố tự nhiên, chỉ yếu tố độc chất phèn đƣợc ngƣời ni đánh giá có ảnh hƣởng
cao nhất (50% ý kiến). Thực tế, việc rửa phèn cho ao nuôi đƣợc khuyến xử lý bằng vơi trong q
trình cải tạo. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn đầu tƣ và kỹ thuật canh tác nên nông hộ không thực
hiện theo khuyến cáo, dẫn đến các tác động không mong muốn do phèn gây ra.
Mơ hình ni tơm thâm canh đƣợc nhận định ít chịu tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên
nhất. Thực tế khảo sát cho thấy, các hộ nuôi tơm thâm canh tại huyện Hịn Đất đầu tƣ về công
nghệ và kỹ thuật nuôi rất lớn, ao nuôi đƣợc trải bạt ngăn cách tiếp xúc với nền đất tự nhiên, Vì
vậy về cơ bản, hình thức ni này hạn chế đƣợc các tác động từ chất đất. Diễn biến của bất
thƣờng của thời tiết nhƣ mƣa hoặc nắng trái mùa, sự gia tăng hoặc giảm độ ngột của nhiệt độ làm
cho tôm nuôi giảm sức chống chịu và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh (Lê Thị Nƣơng,
2014). Khô hạn kéo dài trong mùa khô cũng là nguyên nhân có ảnh hƣởng lớn do gián tiếp làm
tăng nồng độ muối trong nƣớc làm tôm chậm lớn, giảm năng suất.

412

|


60

60

50

50
P ần trăm (%)

P ần trăm (%)


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

40
30
20
10
0

40
30
20
10

Thời tiết

Phèn

Ngập

Mặn

0

Hạn

Thời tiết

Phèn

60


25

50

20

40
30
20
10
0

Thời tiết

Phèn

Ngập

Tơm quảng canh

Mặn

Hạn

Mặn

Hạn

Tơm - lúa


P ần trăm (%)

P ần trăm (%)

Lúa 2 vụ

Ngập

Mặn

Hạn

15
10
5
0

Thời tiết

Phèn

Ngập

Tơm thâm canh

Nguồn: Số liệu đ ều tra, 2019
Hình 3. Nhóm yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến các mơ hình canh tác tại huyện Hịn Đất
Thực tế cho thấy, diễn biến bất thƣờng của thời tiết nhƣ mƣa, nắng trái mùa hoặc kéo dài
xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, số liệu năm 2018, 2019 và 2020 cho thấy lƣợng mƣa trên

tồn lƣu vực sơng Mê Kơng diễn biến bất thƣờng và có xu hƣớng ngày càng giảm so với lƣợng
mƣa trung bình giai đoạn 2008 - 2017 (Mekong River Commission, 2020).
Đối với đất, kết quả công bố của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2019) chỉ
ra rằng, có đến hơn 80% nền đất tại huyện Hòn Đất nhiễm phèn. Phèn trong đất tồn tại ở hai
trạng thái là phèn hoạt động và phèn tiềm tàng với các độ sâu xuất hiện khác nhau. Do đó, đây là
trở ngại rất lớn cho các mơ hình canh tác nơng nghiệp đƣợc bố trí trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây do biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn bắt đầu có dấu hiệu ở một số xã
sát bờ biển nhƣ: Bình Giang, Thổ Sơn, Lình Huỳnh đƣợc quy hoạch mơ hình tơm - lúa, mơ hình
canh tác của vùng đất nhiễm mặn theo mùa hơn 50 năm qua, đặc biệt ở những vùng mới chuyển
đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa không hiệu quả sang ni tơm (Nguyễn Bảo vệ và ctv, 2015)
để thích ứng với điều kiện tự nhiên, đảm bảo kinh tế cho ngƣời dân.
Yếu tố kinh tế - xã hội:
Ba yếu tố thuộc nhóm kinh tế - xã hội đƣợc đánh giá có tác động đến sản xuất nơng nghiệp
tại huyện Hòn Đất gồm: giá sản phẩm, yêu cầu lao động và thị trƣờng đầu ra. Trong đó, giá thành
sản phẩm luôn là yếu tố đƣợc ngƣời dân quan tâm, trên 60% ý kiến của nông hộ ở cả bốn mô hình
canh tác cho rằng mức giá trên thị trƣờng có ảnh hƣởng đến hiệu quả canh tác (Hình 4), cụ thể là
lợi nhuận sản xuất. Giá nông sản không ổn định dẫn đến ngƣời dân luôn ở trạng thái bị động trong
việc quyết định mức đầu tƣ và lợi nhuận thu đƣợc trong quá trình sản xuất của mình.
413

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

Về lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy, mơ hình lúa 2 vụ, tơm quảng canh và tơm thâm
canh địi hỏi lao động cao hơn mơ hình tơm - lúa. Do đƣợc cơ giới hóa hầu hết các khâu trong
q trình trồng lúa, tuy nhiên việc thiếu hụt đột biến lƣợng lao động vào mùa cấy, sạ phần nào
làm ảnh hƣởng đến tiến độ mùa vụ và chi phí sản xuất. Đối với canh tác chun tơm, ngồi số
lƣợng nhân cơng thì chất lƣợng của lao động cũng vấn đề rất đƣợc quan tâm. Ngƣời nuôi tôm

cần thiết phải nắm rõ đƣợc kỹ thuật ni, biện pháp phịng và trị bệnh nhằm mang lại hiệu quả
canh tác tốt nhất.

80

80

70

70

60

60

P ần trăm (%)

P ần trăm (%)

Đầu ra của nơng sản tại huyện Hịn Đất rất thuận lợi, đặc biệt đối với sản phẩm tơm. Vì thế
yếu tố này đƣợc đánh giá ít có tác động đến bốn mơ hình canh tác đƣợc khảo sát.

50
40
30
20
10

40
30

20
10

Giá cả

Lao động
Lúa 2 vụ

0

Đầu ra

70

70

60

60

50

50

P ần trăm (%)

P ần trăm (%)

0


50

40
30
20
10
0

Giá cả

Lao động
Tôm - lúa

Đầu ra

40
30
20
10

Giá cả

Lao động
Tôm quảng canh

Đầu ra

0

Giá cả


Lao động
Tơm thâm canh

Đầu ra

Hình 4. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến các kiểu sử dụng đất
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp tại huyện Hịn Đất
Do nằm trong vùng nhiễm phèn nên việc rửa phẻn hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi do
phèn gây ra là rất cần thiết. Đối với mơ hình chun tơm, tơm - lúa, trƣớc khi thả nuôi ngƣời dân
nạo vét xử lý ao nuôi bằng vôi hoặc các hoạt chất khác, trải bạt đối với hình thức ni thâm
canh. Đối với mơ hình lúa ngƣời dân bói vơi, lân xử lý trƣớc khi xạ, có biện giáp giữ nƣớc ém
phèn và tháo nƣớc rửa phèn phù hợp, đúng thời điểm.
Theo dõi thƣờng xuyên diễn biến thời tiết, lƣợng mƣa dựa vào dự báo tình hình khí tƣợng
thủy văn của địa phƣơng và trung ƣơng để linh hoạt điều chỉnh lịch thời vụ, bố trí loại hình sản
xuất phù hợp theo diễn biến thời tiết.
Tổ chức và thực hiện tốt việc liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp đồng bộ,
tăng giá thành của nông sản. Đây là xu hƣớng tất yếu nhằm ổn định thị trƣờng nông sản, đáp ứng
đƣợc nhu cầu và lợi ích cho các bên tham gia.
414

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ngƣời dân cần thay đổi tập quán canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến
và thay đổi cơ cấu giống nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
4. KẾT LUẬN
Hịn Đất là huyện thuần nơng ven biển thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên, đất sử dụng cho

mục đích nơng nghiệp chiếm hơn 90% diện tích. Canh tác 2 vụ lúa, luân canh tôm - lúa, nuôi
tôm quảng canh và thâm canh là bốn mơ hình canh tác quan trọng trong sinh kế của nông dân
trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, hiệu quả tài chính của các mơ hình canh tác cịn hạn chế, dao
động trong khoảng 42-66 triệu đồng/ha/năm; riêng hình thức ni tơm thâm canh mang về lợi
nhuận lên đến hơn 500 triệu/ha/năm, nhƣng đòi hỏi chi phí đầu tƣ lên đến gần 1 tỷ đồng/ha/năm.
Yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng lớn đến các mô hình canh tác. Trong đó, thời tiết thay đổi bất
thƣờng và độc chất phèn trong đất là hai yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất của
bốn mơ hình canh tác đƣợc khảo sát. Riêng đối với nuôi tôm thâm canh, khô hạn kéo dài làm
tăng độ mặn trong ao nuôi là nguyên nhân làm giảm năng suất của tôm nuôi.
Giá nông sản và chất lƣợng của lao động là hai yếu tố quan trọng thuộc nhóm kinh tế-xã
hội quyết định đến hiệu quả đầu ra của mơ hình canh tác. Biến động của giá thị trƣờng ảnh
hƣởng trực tiếp đến tổng thu nhập; trong khi đó, kinh nghiệm và khả năng tiếp thu khoa học kỹ
thuật của lực lƣợng lao động giúp cho việc canh tác đạt đƣợc năng suất cao hơn.
Để tăng hiệu quả sản xuất của các mơ hình canh tác nơng nghiệp tại huyện Hòn Đất, các
biện pháp canh tác trên nền đất phèn, việc bố trí mùa vụ theo diễn biến của thời tiết và nâng cao
kỹ thuật canh tác, áp dụng tiến bộ khoa học đƣợc xem là giải pháp phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Huỳnh Minh Hoàng và Lâm Văn Khanh (2004), Xây dựng mơ hình ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật nuôi tôm sú bán thâm canh và luân canh tôm lúa tại xã Phong Thạnh Nam, huyện
P ước Long, tỉnh Bạc Liêu. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.
2. Lê Thị Nƣơng (2014), Đán g á và so sán á yếu tố ản ưởng tính bền vững các mơ
hình canh tác ở 3 vùng sinh thái nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
ngành Quản lý đất đai, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
3. Ngô Thị Phƣơng Lan (2017), Hành vi giảm thiểu và phân tán rủi ro của ngƣời nông
dân nuôi tôm vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí Khoa h c Trường Đại h c Thủ Dầu Một,
số 2 (33)-2017.
4. Nguyễn Quốc Nghi và Lê Thị Diệu Hiền (2014), Rủi ro thị trường trong sản xuất nông
nghiệp của nông hộ ở Đồng bằng sơng Cửu Long. Tạp chí khoa h Trường Đại h c Cần T ơ,
số 33(2014): 38-44, tr.39.

5. Nguyễn Hiếu Trung, Phạm Thanh Vũ,Lê Quang Trí, Vƣơng Tấn Huy và Phan Hoàng
Vũ. (2015). Quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tà nguyên đất và nước thích ứng với biến
đổi khí hậu Đồng bằng sơng Cửu Long. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
415

|


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC

6. Nguyễn Bảo Vệ, Ngô Ngọc Hƣng, Quảng Trọng Thao, Nguyễn Thành Hối, Vũ Ngọc Út
và Đỗ Minh Nhựt (2005), Nghiên cứu xây dựng mô hình tơm - lúa bền vững tại huyện An
B ên và Hòn Đất tại tỉnh Kiên Giang. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang.
7. Phạm Thanh Vũ, Lê Quang Trí, Vƣơng Tuấn Huy và Nguyễn Trang Hồng Nhƣ (2013),
Xác định các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trƣờng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn mô hình canh
tác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Số 27d, Tạp
o
Đạ
Cần T ơ, tr. 68.
8. Phạm Thanh Vũ, Phan Hoàng Vũ, Phạm Thị Chinh, Võ Quang Minh, Lê Văn Khoa và
Lê Cảnh Định (2020), Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại
huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Tạp
o
Đất. 59: 126-132.
9. Phân viên Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. ết quả
Đất, tỉn
ên G ng.

ỉn lý bản đồ đất uyện Hòn


10. Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015), Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả sinh kế của
nông hộ ở ĐBSCL. Tạp chí Khoa h Trường Đại h c Cần T ơ, 38, pp.120-129.
11. y ban nhân dân huyện Hòn Đất (2015), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2015 ủa huyện Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang.
Tiếng Anh
12. Hogg, R.V. and Tanis, E.A. (1983). Probability and Statistical Inference. 2nd ed.
Macmillan Publishing CO., Inc., New York.
13. Kam, S. P., Nhan, N. V., Tuong, T. P., Hoanh, C. T., Nam, V. T. B., Maunahan, A.
(2006). Applying the Resource Management Domain (RMD) Concept to Land and Water Use
and Management in the Coastal Zone: Case Study of Bac Lieu Province, Vietnam. ISBN
9781845931070.
14. Mekong River Commission. (2020). Situation report on hydrological conditions in the
Lower Mekong River Basin in January-July 2020. Vientiane: MRC Secretariat
15. Van Mensvoort, M.E.F., and Tri. (2002). Selected papers of the workshop on
integrated management of coastal resources in the Mekong delta, Vietnam: Can Tho, Vietnam,
August 2000 Ofice C.T. de Wit Graduate School for Production Ecology & Resource
Conservation (PE&RC), Wageningen.

416

|


TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ASSESSMENT THE FACTORS AFFECTING TO EFFICIENCY OF AGRICULTURAL
MODELS IN COASTAL OFLONG XUYEN QUADRANGLE
Phan Hoang Vu, Pham Thi Chinh, Pham Thanh Vu, Vo Quang Minh,
Phan Thanh Sang, Nguyen Thi Song Binh
College off Environment and Natural Resources, Can Tho University

Contact Email:
ABSTRACT
The study was conducted to evaluate the impact of natural, economic, and social factors on four
major agricultural farming models in the coastal area of Long Xuyen Quadrangle. Hon Dat district, Kien
Giang province is a typical area with diverse farming models selected as representatives of the study. The
KIP method was implemented with 16 agricultural experts and 120 farmers interviewed using semistructured questionnaires. The results show that agricultural production has many contradictions,
especially the area bordering the freshwater and saltwater area. Saline intrusion, unseasonal rain, and acid
sulfate soil all adversely affect all farming models. On the other hand, the price of agricultural products
on the market fluctuates continuously, following the downward trend, so the financial efficiency of
farmers is not stable.
Keywords: Agriculture, Hon Dat, impact factors, land use.

417

|



×