Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Luận án lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 198 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong q trình nghiên cứu, xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật mỗi
một quốc gia, trong đó có hệ thống pháp luật dân sự các chuyên gia, nhà lập pháp
ln quan tâm tìm hiểu tư tưởng, lý luận, học thuyết về nhà nước và pháp luật. Việc
lựa chọn, tiếp thu, học hỏi, vận dụng các lý luận kinh điển về nhà nước và pháp luật
làm cơ sở, nền tảng để xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể.
Vật quyền là một phạm trù cơ bản của lý luận pháp luật dân sự, triết lý về vật
quyền từ lâu đã được các học giả nghiên cứu, hình thành hệ thống các luận điểm có
tính định hướng trong việc xây dựng, hồn thiện pháp luật dân sự, có vai trị giúp
các nhà lập pháp thiết kế các chế định về sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
Việc vận dụng lý luận về vật quyền mang lại những lợi ích to lớn cho hệ thống pháp
luật, từ phương diện bảo đảm tính trong sáng, logic trong cấu trúc lập pháp, đến
việc thiết kế nội dung các quy phạm, bảo đảm hiệu quả thực thi và được nhiều quốc
gia trong hệ thống pháp luật thành văn như Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga,
Trung Quốc áp dụng.
Ở nước ta, q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự đã có
sự nghiên cứu, xem xét, tiếp cận một cách nhất định các nguyên lý về vật quyền (Ở
mức độ nhất định, phần 2 về tài sản và quyền sở hữu tại BLDS năm 1995, BLDS
năm 2005 của nước ta được coi là chứa đựng một số nội dung của vật quyền). Bộ
luật Dân sự hiện hành đã có bước tiến quan trọng trong việc tiếp cận thông lệ chung
của pháp luật dân sự các nước trên thế giới (Như: thiết kế lại nội dung chế định
quyền sở hữu (hồn thiện quy định về các hình thức sở hữu; sắp xếp các quy định
về quyền chiếm hữu với tính chất là tình trạng pháp lý thành một mục ngoài nội
dung của quyền sở hữu); hoàn thiện, bổ sung quy định về quyền của người không
phải là chủ sở hữu tài sản (hoàn thiện quy định về quyền đối với bất động sản liền
kề, chính thức ghi nhận quyền hưởng dụng, bổ sung quy định về quyền bề mặt; bổ
sung vật quyền bảo đảm gồm quyền cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu, bổ sung
quyền quyền truy đòi tài sản của bên nhận bảo đảm...). Tuy nhiên, sự hình thành và


phát triển chế định về quyền đối với tài sản ở nước ta xuất phát chủ yếu từ nhu cầu
của thực tiễn đời sống xã hội trong khi nền tảng lý luận khoa học cịn có những
điểm chưa hồn tồn theo kịp, trong đó phải kể tới việc nắm vững lý luận về vật
quyền. Cho đến nay, ở nước ta, nhiều tài liệu nghiên cứu đã đề cập, giới thiệu sơ


2

lược về lý thuyết vật quyền nhưng chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu nhận
diện một cách đầy đủ, toàn diện lý thuyết này cũng như đánh giá mức độ tiếp thu của
hệ thống pháp luật trong nước. Q trình hồn thiện hệ thống pháp luật dân sự của
nước ta thời gian qua đã cho thấy, việc tiếp thu lý luận về vật quyền trong hệ thống
pháp luật dân sự ở nước ta cịn có một số điểm hạn chế như: (1) việc ghi nhận các vật
quyền hạn chế trong hệ thống pháp luật dân sự hiện hành cịn ít (BLDS năm 2015
mới chỉ dừng lại việc ghi nhận chính thức 3 loại vật quyền khác là địa dịch, quyền
hưởng dụng, quyền bề mặt), một số vật quyền hạn chế như quyền thuê đất dài hạn,
quyền ưu tiên… chưa được nghiên cứu và đề cập đến; (2) còn tồn tại những "khoảng
trống" trong cơ chế pháp lý điều chỉnh quan hệ phát sinh; chưa đảm bảo các tài sản
được khai thác tối đa và phát huy giá trị trong nền kinh tế; (3) việc bóc tách các tầng
lớp quyền đối với tài sản chưa được nghiên cứu làm rõ, như mối quan hệ của chủ sở
hữu và người không phải là chủ sở hữu trong bối cảnh các chủ thể này đều có vật
quyền đối với một tài sản; tính chất pháp lý, phạm vi quyền (về khơng gian, thời gian,
giới hạn) của các chủ thể cùng có vật quyền trên cùng một tài sản.
Ở góc độ nghiên cứu, việc nhận diện nội dung lý luận về vật quyền, đánh giá
mức độ ứng dụng và khả năng ứng dụng ở mức độ sâu sắc hơn trong hệ thống pháp
luật nước ta là điều hết sức cần thiết để đưa pháp luật nước ta tiếp cận gần hơn với
nguyên lý cơ bản của khoa học pháp lý, góp phần hoàn thiện quy định về quyền đối
với tài sản minh bạch, rõ ràng, khai thác giá trị tài sản trong nền KTTT ở nước ta.
Với mong muốn nghiên cứu nền tảng lý luận về vật quyền nhằm góp phần
hồn thiện thể chế pháp luật dân sự ở nước ta, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Lý

luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
dân sự Việt Nam" làm chủ đề nghiên cứu ở bậc đào tạo tiến sĩ tại Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện đầy đủ nội dung của lý luận về vật quyền; sự vận dụng lý luận
về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.
- Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam về quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản để tiếp thu tối đa giá trị, tinh hoa của lý luận về
vật quyền.


3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của Luận án là đi sâu nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích để làm rõ và hệ thống một cách tổng thể lý luận về vật quyền
(khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên tắc, nội dung vật quyền) trong các học
thuyết về vật quyền và trong hệ thống pháp luật dân sự của các nước.
- Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm về việc xây dựng chế định vât
quyền trong pháp luật dân sự các nước, rút ra những bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam.
- Đánh giá sự vận dụng lý luận về vât quyền trong hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam thơng qua phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu và
các quyền khác đối với tài sản, chỉ ra được những kết quả, hạn chế của thực trạng
pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay.
-Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
từ góc độ lý luận về vật quyền.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nội dung cơ bản của lý luận về vật
quyền dưới góc độ nghiên cứu lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật và sự vận
dụng, tiếp thu trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của chủ đề nghiên cứu và dung lượng của Luận án, tác giả
Luận án xác định phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quy định pháp luật về
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản hiện tại đang có hiệu lực tại Việt Nam.
Tương tự, việc nghiên cứu pháp luật các nước cũng đề cập đến chế định vật quyền
hiện hành của các nước. Luận án có đề cập đến chế định vật quyền trong pháp luật La
Mã cổ đại với tính chất là cơ sở của các vấn đề nghiên cứu lý luận.
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt Nam và
một số quốc gia tiêu biểu theo hệ thống pháp luật thành văn gồm Cộng hòa Pháp,
Cộng hòa liên bang Đức, Liên bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc. Do điều kiện về
dung lượng của Luận án, khả năng tiếp cận tài liệu nên Luận án chưa có điều kiện
nghiên cứu sâu pháp luật các nước theo hệ thống pháp luật án lệ.


4

- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản
của lý luận về vật quyền (khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc của vật quyền, nội dung
các loại vật quyền); đánh giá sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp
luật dân sự ở nước ta và kiến nghị hoàn thiện trong thời gian tới. Những nội dung
nghiên cứu về thực tiễn thực thi có được đề cập đến tại Luận án ở mức độ nhất định.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án dựa trên quan điểm duy vật biện chứng về xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; xây dựng và hồn thiện thể chế

KTTT; bảo đảm quyền sở hữu, các quyền của người không phải là chủ sở hữu và
hiệu quả thực thi các quyền này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luật học truyền thống (legal dogmatics) [1]: phương pháp
này được sử dụng để phân tích, tổng hợp, giải thích, làm rõ và đánh giá nội dung
của một hay các điều luật (chế định pháp luật), hệ thống hóa các điều luật (chế định
pháp luật) đó, và dự đốn (thậm chí là có thể đề xuất) sự phát triển của điều luật
(chế định pháp luật) đó cũng như các hoạt động phân tích, tổng hợp, giải thích, làm
rõ, đánh giá, hệ thống hóa và dự đoán các vấn đề liên quan tổ chức thi hành pháp
luật. Phương pháp này được thực hiện thông qua các hoạt động mơ tả (description),
phân tích, giải thích (explanation), đánh giá (evaluation), dự đoán (prediction), tổng
hợp và phân tích tình huống đối với các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sở hữu
tài sản. Chương 2, Chương 3 của Luận án sử dụng phương pháp này.
- Phương pháp so sánh luật (comparison) [149]: Phương pháp này được áp
dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngồi, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm và lựa
chọn những hạt nhân hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với tình
hình thức tiễn của Việt Nam. Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh pháp luật
giữa các quốc gia (truyền thống pháp luật) hay thậm chí trong cùng một quốc gia.
Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong Chương 2 của Luận án.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp tổng hợp được thực hiện
trên cơ sở hệ thống vấn đề, nhóm vấn đề, tóm tắt nội dung, nêu nội dung chính và
đánh giá khái quát, tổng kết thực tiễn. Phương pháp phân tích được thực hiện trên cơ


5

sở luận giải, lý giải, làm sang tỏ vấn đề - từ đó xác định các đề xuất, kiến nghị cho
việc hoàn thiện thể chế pháp luật và thực thi pháp luật. Các phương pháp này được
sử dụng ở cả 4 chương của Luận án, trong phần tóm lược nội dung của từng mục,
các kết luận của từng chương trong Luận án.

- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu sơ cấp, tài liệu thứ cấp.
Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật và văn kiện của Đảng có liên quan,
các báo cáo, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan có thẩm quyền, cũng như
tư liệu tác giả có được từ thực tiễn công tác. Tài liệu thứ cấp bao gồm sách chuyên
khảo, bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật, số liệu thống kê đánh giá
chính thức của các tổ chức quốc tế. Phương pháp này được sử dụng trong Chương
3, Chương 4 của Luận án.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo, chọn lọc kế thừa các cơng
trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực Luận án đề cập.
5. Những đóng góp về khoa học của Luận án
Luận án có những đóng góp mới sau đây:
- Phân tích, hệ thống hóa tương đối đầy đủ lý luận về vật quyền, đặc biệt là
các loại vật quyền được ghi nhận trong pháp luật dân sự của các nước và Việt Nam.
Luận án ngoài việc phân tích một cách logic, khoa học khái niệm, đặc điểm, phân
loại nguyên tắc của vật quyền còn hệ thống hóa các loại vật quyền theo mức độ từ
các loại vật quyền phổ biến (như quyền sở hữu, địa dịch, quyền hưởng dụng) còn đề
cập đến khoảng 10 loại vật quyền đang tồn tại.
- Nghiên cứu, đánh giá về sự vận dụng lý luận về vật quyền trong pháp luật
các nước theo hệ thống pháp luật thành văn gồm Đức, Pháp, Nga, Nhật Bản và Trung
Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu khung
pháp luật các nước về quyền đối với tài sản (từ đạo luật chung đến một số đạo luật
chuyên ngành); phân tích về sự ghi nhận của pháp luật các nước về quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản, quan điểm của các nhà lập pháp để từ đó đánh giá về sự
ảnh hưởng của lý luận về vật quyền và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Đánh giá sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật dân sự
Việt Nam - qua đó làm rõ được những bất cập hạn chế của hệ thống pháp luật dân
sự; những khó khăn vướng mắc trong thực thi pháp luật và kiến nghị các giải pháp
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật.



6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Luận án đã tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận về vật quyền ở mức độ cao;
nhận diện tổng thể lý luận về vật quyền - một trong những vấn đề được đánh giá là
khó hiểu, khó tiếp cận đối với các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học
pháp lý. Tác giả luận án cũng đã nêu một số định nghĩa như vật quyền, quyền sở
hữu; khẳng định các quyền như quyền bề mặt, tính chất của một số biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ là vật quyền; khái qt mơ hình vật quyền trong hệ thống
pháp luật các nước…Các nội dung này góp phần quan trọng trong việc nhận thức
đầy đủ và toàn diện lý luận vật quyền; là dữ liệu khoa học đáng tin cậy đối với các
cơ quan, cá nhân nghiên cứu, xây dung chính sách pháp luật.
Nội dung của Luật án góp phần hồn thiện các văn bản QPPL như BLDS,
Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp… theo hướng tiếp tục
tiếp thu đúng đắn các giá trị, tinh hoa của học thuyết về vật quyền và phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam trong bối cảnh hoàn thiện thể chế KTTT định
hướng XHCN với trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản theo chủ trương của Đảng thể hiện tại các Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XIII.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được
kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và
cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chương 2. Lý luận về vật quyền và vận dụng lý luận về vật quyền trong xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
Chương 3. Sự vận dụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ
thống pháp luật dân sự Việt Nam
Chương 4. Kiến nghị về việc tiếp tục vận dụng lý luận về vật quyền trong
xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam



7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN

1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về vật quyền
Các cơng trình nghiên cứu về vật quyền ở nước ngồi mà tác giả Luận án
tiếp cận được tập trung vào các nghiên cứu về lý luận vật quyền. Trước hết phải kể
tới là các cơng trình nghiên cứu về pháp luật La Mã cổ đại. Các cơng trình nghiên
cứu khoa học này đã đặt nền móng căn bản cho các học giả ở các thế hệ sau tiếp tục
phát triển lý luận về vật quyền. Nghiên cứu lý luận vật quyền cũng được thể hiện
trong các cơng trình nghiên cứu về pháp luật so sánh cũng như các cơng trình về
nghiên cứu về xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự của các nước. Có thể nói các
cơng trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc làm rõ thêm nội dung lý
luận vật quyền và thực tiễn ứng dụng ở một số quốc gia trên thế giới.
1.1.1.1. Về tài sản - đối tượng của vật quyền
Nhiều tài liệu, sách chuyên khảo mà tác giả Luận án tiếp cận đã nghiên cứu
kỹ lưỡng về tài sản, đối tượng của vật quyền, có thể kể đến một số cơng trình sau:
- Sách chuyên khảo A Theory of Property (Lý thuyết về tài sản) của tác giả
Abraham Bell và Gideon Parchomovsky [140]: tác giả đã đưa ra lý thuyết thống
nhất về tài sản dựa trên sự hiểu biết rằng luật tài sản được tổ chức xung quanh việc
tạo lập và bảo vệ giá trị vốn có trong quyền sở hữu. Tác giả đưa ra luận điểm cho
rằng việc nghiên cứu theo cách tập trung vào giá trị của quyền sở hữu ổn định kết
hợp chặt chẽ các lý thuyết phân tán hiện đang gây khó khăn cho các học giả trong
việc xác định ý nghĩa, khái niệm, mô tả về quyền với tài sản và xây dựng các QPPL

cho hiệu quả. Tác giả cho rằng bất lý thuyết tài sản mạch lạc và toàn diện nào cũng
phải giải quyết bốn câu hỏi pháp lý: (1) quyền lợi hợp pháp nào đủ điều kiện được
công nhận hợp pháp là quyền tài sản?; (2) ai áp dụng các quyền?; (3) nội dung của
quyền tài sản, chẳng hạn loại quyền tài sản nào thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu?
và (4) các biện pháp khắc phục hành vi xâm phạm quyền sở hữu là gì? Sau đó, bằng
cách tập trung vào giá trị vốn có trong quyền sở hữu, tác giả giải quyết toàn diện


8

bốn câu hỏi này, cho thấy cách luật tài sản nhận ra và giúp tạo mối quan hệ ổn định
giữa người và tài sản. Cuốn sách đã phân tích và chỉ ra rằng xu hướng của pháp luật
hiện đại là làm rõ và chỉ ra giới hạn quyền của những người không phải là chủ sở
hữu nhằm bảo vệ chủ sở hữu.
- Sách chuyên khảo Principles of Property Law (Nguyên tắc của Luật tài
sản) của tác giả Alison Clarke [141]: tác giả cho rằng tài sản có thể được hiểu là
những gì cụ thể hồn tồn thuộc về một chủ thể (người) và hiểu rộng hơn về mặt
pháp lý là toàn bộ những quyền của một chủ thể đối với một "vật" nhất định được
nhà nước đảm bảo và bảo vệ, khái niệm tài sản được dùng đối với bất cứ loại lợi ích
hay quyền có giá trị nào (Property is about the rights we have in things).
- Sách chuyên khảo Legalism: Property and Ownership (Chủ nghĩa pháp
luật: tài sản và quyền sở hữu) của tác giả Georgy Kantor, Tom Lambert và Hannah
Skoda [153]: các tác giả nêu quan điểm dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ "tài sản"
khơng dùng để chỉ một vật hữu hình hay vơ hình; nó chỉ phản ánh quan hệ pháp lý
gắn với vật đó, tức các mối quan hệ giữa một người với một vật.
- Bài viết ''Property rights and the ways of protecting entitlements - an
interdisciplinary approach'' (Quyền tài sản và cách thức bảo vệ - tiếp cận liên
quan), Maria Tereza Leopardi Melloa [161]: bài viết này thảo luận về khái niệm tài
sản với tính chất là đối tượng của quyền theo quan điểm liên ngành (Luật và Kinh
tế) để soạn thảo một khung khái niệm phân tích cho các vấn đề liên quan đến khả

năng chấp nhận liên quan đến hàng hóa cơng cộng và phân tích tài ngun chung
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây có khả nhiều đề tài nghiên cứu về tài
sản và các vấn đề đặt ra, chẳng hạn Đề tài khoa học cấp Bộ Hoàn thiện thể chế
nhằm thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản
của Nhà nước, tổ chức và cá nhân của Nguyễn Thanh Tú [121]. Đề tài có những
phân tích sâu sắc về khái niệm tài sản, đối tượng của nhiều quan hệ kinh tế- xã hội
nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, tại Việt Nam
đã có một số cơng trình được cơng bố bàn về vấn đề tài sản trong môi trường kỹ
thuật số và những vấn đề pháp lý đặt ra. Có thể kể đến một số cuốn sách chuyên
khảo như: Một số vấn đề pháp lý về tài sản mã hóa, tiền mã hóa, Phan Chí Hiếu,
Nguyễn Thanh Tú [72]; Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp


9

đặt ra, Phan Chí Hiếu, Nguyễn Văn Cương [73]; sách chuyên khảo Xây dựng và
hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Nguyễn
Minh Oanh (chủ biên) [94] … Các sách này đề cập đến các vấn đề pháp lý về quyền
đối với "tài sản" mới cũng như tài sản truyền thống (như quyền SHTT) trong bối
cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Các cuốn sách này đều chung nhận
định rằng tài sản trong môi trường kỹ thuật số, trong bối cảnh phát triển của CMCN
4.0 là các vấn đề pháp lý mới, bởi vậy, cách tiếp cận chủ yếu chỉ dừng ở các định
hướng hoặc nêu những vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau.
1.1.1.2. Về các loại vật quyền
Các nghiên cứu về lý luận và các loại vật quyền trong nước và nước ngoài
tương đối phong phú, đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:
- Sách chuyên khảo A manual of the principles of Roman Law relating to
persons, property, and obligations (Cẩm nang về các nguyên tắc của Luật La Mã
liên quan đến người, tài sản và nghĩa vụ), R.D. Melville [169]: cuốn sách đã phân

tích cách tiếp cận của pháp luật La Mã về quyền đối với vật. Theo đó, một chủ thể
có thể có được tài sản, xác lập quyền sở hữu đôi với tài sản bằng nhiều cách thức
khác nhau. Khi đã là chủ tài sản, người này có tồn quyền, có thể thực hiện các
hành vi tác động vào tài sản. Quyền sở hữu là quyền tuyệt đối và có phạm vi rộng.
Tuy nhiên, ngay trong thời kỳ này, người La Mã đã quan niệm, quyền đối với tài
sản không chỉ là quyền sở hữu của chủ tài sản đối với tài sản của mình mà cịn có
thể có quyền của chủ thể khác đối với tài sản đó. Nói cách khác, trong một số
trường hợp nhất định, quyền tuyệt đối của chủ sở hữu tài sản có thể bị hạn chế, giới
hạn bởi quyền của chủ thể khác, theo đó các chủ thể này cũng có quyền trực tiếp đối
với tài sản trong phạm vi nhất định. Cuốn sách đã chỉ ra rằng, theo pháp luật La Mã,
có 4 loại quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản là địa dịch;
quyền bề mặt; quyền canh tác; quyền cầm cố, thế chấp.
Sách chuyên khảo On Law and Justice (Về pháp luật và tư pháp), Alf Ross
[142]: chương bảy cuốn sách đề cập đến quyền đối vật và quyền đối nhân. Nội dung
chương này đã phân tích về sự phân biệt trong luật từ thời cổ đại về hai nhóm quyền
liên quan đến tài sản là quyền đối vật và quyền đối nhân. Các học thuyết về sự phân
tách này có thể phát triển theo các cách chi tiết khác nhau nhưng điều cốt lõi không
thay đổi là sự kết nối giữa quyền và bảo vệ quyền. Các học thuyết về quyền đối vật


10

và quyền đối nhân có những điểm khác nhau phụ thuộc vào cách phân biệt theo nội
dung bảo vệ, có thể tổng hợp như sau: (1) quyền đối vật là quyền mà theo đó nội
dung quyền bao trùm lên vật và bởi vậy cung cấp sự bảo vệ cho vật; (2) quyền đối
nhân là quyền mà theo đó nội dung của quyền cung cấp sự bảo vệ cho người; (3)
người có quyền đối vật có quyền xử lý đối với tài sản trong khi người có quyền đối
nhân chỉ có quyền yêu cầu. Từ các điểm khác biệt đó, tác giả chứng minh pháp luật
dân sự của các nước được xây dựng dựa trên nền tảng của sự phân tách về quyền
đối vật và quyền đối nhân.

- Bài viết "Property rights and the ways of protecting entitlements - an
interdisciplinary approach" (Quyền tài sản và cách thức bảo vệ - tiếp cận liên
quan), Maria Tereza Leopardi Melloa [161]: Tác giả giải mã những quyền được gọi
là quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Theo pháp luật Brazin, vật quyền được
khẳng định bằng quyền trực tiếp và ngay lập tức với vật, gồm vật chất hoặc không
phải vật chất, động sản hoặc bất động sản. Theo đó, người có quyền không cần sự
can thiệp hay trung gian nào từ bên thứ ba; sự tồn tại của quyền đặt ra đối với đối
tượng của nó liên quan trực tiếp đến người nắm giữ quyền. Quyền sở hữu được coi
là một bó quyền gồm các quyền cơ bản được gọi tên gồm quyền sử dụng, chiếm
hữu và định đoạt. Những quyền này, có thể hoặc khơng thuộc về cùng một chủ sở
hữu. Vật quyền ln địi hịi phải được ghi nhận bằng luật trước đó, ngăn chặn các
cá nhân tạo ra hoặc sửa đổi nội dung của các quyền đó thơng qua các thỏa thuận
riêng tư. Vật quyền không chỉ quyền sở hữu mà còn là phân nhánh của quyền sở
hữu (chiếm hữu, sử dụng, hưởng dụng); quyền trực tiếp đối với tài sản của bên nhận
thế chấp, bên nhận cầm cố.
Từ cách tiếp cận liên ngành luật pháp và kinh tế, tác giả đã khằng định để
phát triển kinh tế, hệ thống pháp luật cần giải quyết được những vấn đề sau: (1) Cần
giao các quyền khác nhau cho các chủ thể khác nhau ngay cả đối với tài sản công; ở
khía cạnh đối xứng, hệ thống tài sản tư nhân cũng có thể bị giới hạn bởi các quyền
khác hoặc theo quy định của nhà nước trên cơ sở những nguyên tắc luật định - chế
độ tài sản phải được hiểu theo sự đa dạng của chúng từ cả hai quan điểm pháp lý và
kinh tế; (2) Các loại quyền khác nhau có mức độ bảo vệ khác nhau, cách thức khác
nhau có thể được tạo ra và những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh
tế; (3) Việc ghi nhận các loại vật quyền trong hệ thống pháp lý cần đặt trong bối


11

cảnh phân tích giá trị kinh tế: (i) lợi ích kinh tế có được bảo vệ về mặt pháp lý hay
khơng, nó có ảnh hưởng đến kết quả kinh tế của quyền hay khơng; (ii) cách bảo vệ

lợi ích của một người (quyền, quyền tự do, v.v.) có thể ảnh hưởng đến mức độ bảo
vệ với ý nghĩa phân phối quan trọng.
Bài viết "The numerus clausus Principle and the Type Restriction - Influence
and Expression of These Principles. Demonstrated in the Area of Common
Ownership and Servitudes" ("Nguyên tắc vật quyền luật định và hạn chế quyền ảnh hưởng và biểu hiện của các nguyên tắc này - Chứng minh trong lĩnh vực sở hữu
chung và dịch quyền"), Kaupo Paal [160, tr.32-39]: trên cơ sở phân tích lý thuyết về
vật quyền luật định, nguyên tắc hạn chế quyền; so sánh pháp luật các nước như
Đức, Thụy Sỹ với cách thức tiếp cận của Luật tài sản của Estonia, tác giả đã làm rõ
nội hàm của nguyên tắc vật quyền luật định, giá trị, những tác động của nguyên tắc
này đối với pháp luật dân sự các nước. Ở khía cạnh nghiên cứu về lý luận vật
quyền, tác giả đã phân tích nguyên tắc vật quyền luật định được coi là các nguyên
tắc có ảnh hưởng rộng rãi đối với luật tài sản, khác với nguyên tắc trừu tượng và
tách biệt, nguyên tắc vật quyền luật định và hạn chế quyền phải được quy định bởi
luật. Khác với nguyên tắc tự do hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về quyền và
nghĩa vụ trong quan hệ của mình, nguyên tắc vật quyền luật định được định nghĩa
rằng vật quyền được xác định bởi luật và các bên ký kết không thể tạo thêm các vật
quyền mới cũng như không thể tái phát triển hoặc tiếp tục phát triển nội dung của
các vật quyền hiện có. Một vật quyền được luật ghi nhận có thể được hình thành từ
hợp đồng nhưng nội dung của vật quyền ấy phải được quy định bởi luật mà không
phải do các bên thỏa thuận tạo nên - điều này hạn chế việc hình thành vơ số loại vật
quyền và nội dung vật quyền khác nhau trong quan hệ đối với tài sản. Vật quyền
cũng không thể được hình thành tư phán quyết của tịa án bởi nội dung vật quyền là
cố định.
Bài viết khẳng định các nhà nghiên cứu và lập pháp có sự nhất trí cao về nội
dung của nguyên tắc vật quyền luật định bởi lý do sâu xa hơn là nỗ lực để đảm bảo
thơng qua các hạn chế nói trên chủ sở hữu của vật sẽ không thể trao quyền sở hữu đi
trên phạm vi rộng lớn. Do đó, chỉ có thể có vật quyền với nội dung rõ ràng và bắt
nguồn từ luật, không thể phát triển các vật quyền theo cách khơng bị hạn chế, ngay cả
khi có sự đồng thuận. Điều này có nghĩa là khơng thể sáng tạo loại vật quyền mới



12

hoặc phát triển nội dung vật quyền đã được ghi nhận. Trường hợp các bên thỏa thuận,
cho phép hình thành quyền của chủ thể này đối với tài sản của chủ thể khác thì quyền
này được thực thi theo cơ chế luật về nghĩa vụ, hay nói cách khác là trái quyền.
Ngoài ra, các cuốn sách như An Introduction to Property Theory (Giới thiệu
lý thuyết về tài sản), Gregory S. Alexander & Eduardo M. Peñalver [155]; Property
Law (Luật tài sản) của Roger J. Smith [170]; Property Law Guidebook (Sách hướng
dẫn về Luật tài sản) của Chris Davies [146]… có những nội dung giới thiệu chung
về quyền đối với tài sản, sở hữu; về các nguyên tắc, vấn đề cơ bản của pháp luật về
quyền đối với tài sản trong lịch sử và hiện nay; so sánh pháp luật về quyền đối với
tài sản.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi cịn có nhiều cơng trình
khoa học trong nước nghiên cứu về lý thuyết vật quyền, có thể nêu một số cơng
trình sau:
Luận án tiến sĩ Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam của
Lê Đăng Khoa [83]: Luận án đã phân tích khái niệm vật quyền, luận giải đối tượng
tác động, đặc tính pháp lý cơ bản, nguyên tắc (bao gồm nguyên tắc luật định,
nguyên tắc công khai, nguyên tắc tin cậy), phân loại vật quyền (chia vật quyền
thành hai loại là vật quyền gốc và vật quyền phái sinh dựa theo tiêu chí trình tự và
quá trình hình thành vật quyền); làm rõ nội dung một số vật quyền cơ bản như:
quyền sở hữu, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền địa dịch, vật quyền bảo
đảm; mối quan hệ giữa các vật quyền (bao gồm mối liên hệ giữa vật quyền gốc quyền sở hữu với các vật quyền khác, mối liên hệ giữa các vật quyền trong cùng
nhóm với nhau và mối liên hệ chung của các vật quyền); lợi ích về việc áp dụng lý
luận về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam. Luận án tiến sĩ "Hệ thống các
vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam" có nhiều đóng góp trong việc làm rõ
một số vấn đề lý luận về vật quyền như phân tích các khái niệm, phân loại vật
quyền. Tuy nhiên, Luận án chưa phân tích nhiều hệ thống các vật quyền khác đang
tồn tại trong pháp luật dân sự các nước như quyền thuê đất dài hạn, quyền ưu tiên,

nợ điền địa…; việc so sánh pháp luật các nước chưa được chú trọng.
Luận án tiến sĩ Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành của Vũ Thị Hồng Yến [136]: Luận án tập
trung nghiên cứu về biện pháp thế chấp nói chung và nghiên cứu làm rõ bản chất


13

pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản tiếp cận ở góc độ thế chấp là một trong các
loại vật quyền bảo đảm nói riêng, xây dựng các khái niệm khoa học, đặc điểm pháp
lý về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp. Luận án đã khẳng định bán chất của
thế chấp là "một biện pháp có tính chất vật quyền nhằm bảo đảm cho quan hệ trái
quyền". Tuy nhiên, trong phạm vi chủ đề nghiên cứu, Luận án chưa phân tích về
tổng thể hệ thống vật quyền; liên quan đến vật quyền bảo đảm, Luận án cũng chưa
phân tích kỹ nội dung, đặc thù, tính chất theo đuổi, truy địi của vật quyền thế chấp;
nội dung các loại vật quyền bảo đảm như cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu trong hệ
thống vật quyền bảo đảm.
Đề tài khoa học cấp Bộ về Nghiên cứu so sánh chế định sở hữu và hợp đồng
trong pháp luật dân sự Việt Nam và Trung Quốc, Lê Hồng Hạnh (chủ nhiệm) [58],
đề tài này nghiên cứu so sánh pháp luật thực định của Việt Nam theo BLDS năm
2005 với pháp luật Trung Quốc, hay kinh nghiệm của pháp luật La Mã. Tuy nhiên,
đề tài này tập trung vào chế định quyền sở hữu mà chưa nghiên cứu kỹ các vật
quyền khác theo quy định của pháp luật Trung Quốc. Bên cạnh đó, các văn bản
QPPL của Việt Nam và Trung Quốc được so sánh đối chiếu tính đến thời điểm hiện
nay đã hết hiệu lực, do BLDS Việt Nam năm 2005 đã được thay thế bởi BLDS năm
2015, Luật vật quyền của Trung Quốc đã được thay thế bởi BLDS năm 2020.
Đề tài khoa học cấp Bộ về Hoàn thiện thể chế nhằm thực hiện đầy đủ quy
định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá
nhân, Nguyễn Thanh Tú (chủ nhiệm) [121]. Đề tài đã phân tích nội hàm vấn đề
"quyền sở hữu tài sản" (property rights) hay quyền đối với tài sản có thể được tiếp

cận ít nhất dưới 3 cách sau đây: Thứ nhất, theo nghĩa rộng nhất, quyền sở hữu tài
sản là bất kỳ quyền nào liên quan đến tài sản, nhưng không phải là quyền nhân thân;
xét theo nghĩa này thì quyền sở hữu bao gồm cả vật quyền (trong đó có quyền sở
hữu) và trái quyền. Nếu theo nghĩa này thì quyền sở hữu tài sản tương đương
"quyền có tính chất tài sản" hay "quyền tài sản" theo nghĩa rộng; theo đó, đây là
"những quyền định giá được bằng tiền, là quan hệ giữa các chủ thể mà có đối tượng
là một giá trị tài sản. Có những quyền được thực hiện trực tiếp trên một vật cụ thể
(gọi là quyền đối vật); có những quyền tương ứng với những nghĩa vụ mà người
khác phải thực hiện (gọi là quyền đối nhân)". Thứ hai, quyền sở hữu tài sản bao
gồm quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, là vật quyền. Thứ ba, theo nghĩa


14

hẹp nhất, quyền sở hữu tài sản chỉ là quyền sở hữu. Đề tài tiếp cận thuật ngữ "quyền
sở hữu tài sản" trong phạm vi Đề tài có thể được hiểu là các quyền mà pháp luật ghi
nhận, thừa nhận cho chủ thể quyền để thực hiện các hành vi tác động lên tài sản;
quyền này đặt chủ thể quyền "trong mối quan hệ trực tiếp với tài sản, không có vai
trị trung gian" của một chủ thể khác. Đây là một cách tiếp cận tương đối mới mẻ và
cần tiếp tục được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, về lý luận, đề tài đã có những
phân tích sâu sắc về thể chế sở hữu, chủ thể của quyền sở hữu tài sản, giới hạn của
quyền sở hữu tài sản, một số vấn đề chung về giới hạn của quyền sở hữu tài sản,
bảo đảm, bảo vệ quyền sở hữu tài sản; thể chế sở hữu của một số quốc gia trên thế
giới như Đức, Nga, Trung Quốc, Pháp. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, đề tài
tập trung tiếp cận vấn đề sở hữu ở góc độ của luật Hiến pháp về mức độ thể chế hóa
các nguyên tắc hiến định vào hệ thống pháp luật và chưa tiếp cận ở góc độ nội dung
của lý luận về vật quyền.
- Sách chuyên khảo Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại,
Nguyễn Minh Oanh (chủ biên) [93]: cuốn sách đã phân tích những vấn đề lý luận cơ
bản về vật quyền (khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc chủ yếu của vật quyền, phân loại

và mối liên hệ giữa các vật quyền; xác lập, thực hiện, chấm dứt vật quyền; bảo vệ
vật quyền. Cuốn sách tập trung giới thiệu kiến thức cơ bản về một số loại vật quyền
phổ biến như quyền sở hữu, địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
Ngoài các đề tài khoa học, các cuốn sách chuyên khảo được công bố, tại Việt
Nam, trong q trình xây dựng BLDS năm 2015, có khá nhiều bài viết giới thiệu về
lý luận vật quyền của các chuyên gia, nhà khoa học đầu đàn trong giới khoa học
pháp lý, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật dân sự như:
Nguyễn Thị Quế Anh (2013), ''Nghiên cứu khái luận về quyền chiếm hữu'' [1].
Nguyễn Ngọc Điện (2014), ''Sự cần thiết của việc xây dựng các chế định vật
quyền và trái quyền trong luật dân sự'' [47]; (2014), ''Sự cần thiết của việc vận dụng
lý thuyết về vật quyền bảo đảm vào q trình sửa đổi BLDS'', Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, số 2+3 (258+259), tr.39-46; (2011), ''Lợi ích của việc xây dựng chế định
vật quyền đối với việc hồn thiện hệ thống pháp luật tài sản'', Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 2+3 (187+188), tr.92 - 96; (2013), ''Xây dựng lại hệ thống pháp luật
về bảo đảm nghĩa vụ trên cơ sở lý thuyết vật quyền và trái quyền'', Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, (301), tr.39-42; (2012), ''Đăng ký bất động sản, các vấn đề lý


15

luận và thực tiễn'', Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 6(214), tr.48-53; (2015), "Một
số điểm mới và những vấn đề đặt ra về quyền sở hữu và các vật quyền khác", Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (21), tr.30-36.
Lê Hồng Hạnh (2015), ''Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền
trong Dự thảo BLDS'' [59]; Dương Đăng Huệ (2015), "Nên sử dụng khái niệm vật
quyền trong BLDS" [77]; Đỗ Văn Đại (2015), ''Quyền hưởng dụng trong BLDS
năm 2015'' [35]; Ngô Huy Cương (2015), ''Tổng luận về chế định tài sản trong Dự
thảo BLDS (sửa đổi)'', tham luận tại Hội thảo Pháp điển hóa BLDS, kinh nghiệm
của Đức và sự vận dụng ở Việt Nam [31]; ''Ý tưởng về chế định quyền hưởng dụng
trong BLDS tương lai của Việt Nam'', Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử; Bùi Thị

Thanh Hằng, Đỗ Giang Nam (2013), ''Quá trình tái pháp điển hóa và mơ hình cấu
trúc BLDS tại một số quốc gia đang chuyển đổi và kinh nghiệm cho Việt Nam'' [62,
tr.12-23]; (2014), ''Thứ tự quyền ưu tiên giữa các vật quyền bảo đảm trong bối cảnh
sửa đổi BLDS'', Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 01(257), tr.25-33; Bùi Thị Thanh
Hằng (2014), ''Đề xuất mơ hình chế định tài sản cho BLDS Việt Nam tương lai''
[64, tr.24-33]; Nguyễn Hồng Hải (2017), ''Vài nét về quyền hưởng dụng trong
BLDS năm 2015'' [57].
1.1.1.3. Về đăng ký tài sản
- Sách chuyên khảo Pháp luật cho mọi người (Making the Law work for
everybody) của Ủy ban trao quyền pháp lý cho người nghèo [130]: Ấn phẩm đã
khẳng định việc tách bạch giữa quyền đăng ký đất đai với vấn đề quản lý đất công
là một cuộc cải cách nhằm giảm bớt nguy cơ các hoạt động lạm dụng - đây là cách
thức hợp lý nhất trong xây dựng hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản. Ngồi
ra, nếu duy trì hệ thống đăng ký đất đai thủ công sẽ tốn rất nhiều công lao động và
thường dẫn tới sai lầm, trùng lặp nghiêm trọng.
- Bài viết ''Registration of real estates" (Đăng ký bất động sản), Ngân hàng
Thế giới và Cơng ty tài chính quốc tế đồng xuất bản [89]: Bài viết tập trung phân
tích những cải cách của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực đăng ký bất động
sản thông qua các hoạt động như: thiết lập một quy trình đăng ký hợp lý; đơn giản
hóa thuế và phí; việc tham gia của các công chứng viên là không bắt buộc (ví dụ:
Niuzilan, Thụy Điển, Hà Lan, Mỹ...). Bài viết cho thấy, nếu việc đăng ký phức tạp,
phiền hà thì việc xác lập, thực hiện các giao dịch sẽ nhanh chóng chuyển sang hình
thức phi chính thức


16

- Bài viết "An overview about immovable property law and Japanese Law on
registration of immovable property" (Khái quát về pháp luật bất động sản và Luật
Đăng ký bất động sản của Nhật Bản) của Matsumoto Tsuneo [162]: Bài viết đã

phân tích các quy định về đăng ký bất động sản và các nguyên tắc vận hành của hệ
thống đăng ký bất động sản của Nhật Bản. Theo đó, việc đăng ký bất động sản được
thực hiện theo nguyên tắc đăng ký thông báo đối với các quyền liên quan đến bất
động sản và có giá trị đối kháng với người thứ ba. Cơ quan đăng ký bất động sản là
các Cục pháp vụ thuộc Bộ Tư pháp Nhật Bản.
- Bài viết "Registration of immovable properties in France - Experience for
Viet Nam" (Đăng ký bất động sản của Cộng hòa Pháp, kinh nghiệm đối với Việt
Nam) của Olivier Goussard [164]: Bài viết đã giới thiệu khái quát về hệ thống đăng
ký bất động sản của Cộng hòa Pháp và mối quan giữa cơ quan đăng ký bất động sản
với tổ chức hành nghề công chứng ở Pháp. Qua bài viết cho thấy, hệ thống cơng
chứng ở Pháp giữ vị trí quan trọng trong mối quan hệ với cơ quan đăng ký và cơ
quan địa chính. Xuất phát từ mục đích chính là nhằm thu thuế các giao dịch nên hệ
thống cơ quan đăng ký bất động sản của Cộng hòa Pháp do Bộ Tài chính quản lý.
- Luận án tiến sĩ Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Hồ Quang
Huy [79]: Luận án đã phân tích khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với hoạt động
đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất dưới góc độ đăng
ký vật quyền; luận giải tổng thể vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật đăng ký
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; so sánh, đối chiếu với
pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới. Về lý luận, tác giả Luận án đã
nêu một số quan điểm quan trọng và có tính mới như: (1) nhà nước cần công nhận
quyền sở hữu tư nhân đối với đất ở mới phản ánh đúng bản chất, phạm vi các quyền
của người sử dụng đất ở, việc công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất ở không có
nghĩa là Nhà nước khơng có quyền thu hồi đất, quyết định các vấn đề về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, về giá đất; trong trường hợp không công nhận quyền sở hữu
tư nhân đối với đất đai thì Nhà nước cần nhìn nhận quyền sử dụng đất là vật quyền
(quyền của chủ thể tác động trực tiếp tài sản, mà không phụ thuộc vào hành vi của
chủ thể khác) để từ đó pháp luật có cơ chế điều chỉnh phù hợp, khách quan, chính
xác; (2) quyền chiếm hữu không nên đơn thuần là một yếu tố cấu thành của quyền



17

sở hữu mà cần quy định là một loại vật quyền hạn chế; (3) hệ thống đăng ký tài sản
được xác lập không chỉ ghi nhận để công khai, minh thị về quyền sở hữu, mà còn
bao gồm cả các vật quyền khác liên quan đến bất động sản (ví dụ: quyền thế chấp,
quyền thuê, quyền góp vốn...); (4) giá trị của việc đăng ký bất động sản (giá trị xác
lập quyền, giá trị đối kháng). Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án tiến sĩ "Thực hiện
pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" đề tài khơng phân tích, nhận diện tổng thể hệ
thống vật quyền, mơ hình đăng ký vật quyền.
1.1.2. Các nghiên cứu về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong
hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
1.1.2.1. Về các loại quyền đối với tài sản trong hệ thống pháp luật dân sự
Các tham khảo một số Luận án nghiên cứu về quyền sở hữu, quyền khác đối
với tài sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam cho thấy các cơng trình nghiên cứu
tập trung chủ yếu vào việc phân tích quy định của BLDS mà chưa phân tích các văn
bản QPPL có liên quan. Chẳng hạn, Luận án tiến sĩ Hệ thống các vật quyền trong
pháp luật dân sự Việt Nam của Lê Đăng Khoa [83]: nội dung của Luận án có phân
tích quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định BLDS năm 2015, tuy
nhiên dung lượng chưa nhiều, việc đối chiếu tính thống nhất đồng bộ của pháp luật
trong các lĩnh vực liên quan như pháp luật đất đai, tài nguyên thiên nhiên, xây
dựng... với BLDS năm 2015 chưa được đặt ra; Luận án tiến sĩ Tài sản thế chấp và
xử lý tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành của
Vũ Thị Hồng Yến [136], tập trung nghiên cứu về biện pháp thế chấp, tuy nhiên,
tong phạm vi chủ đề, Luận án chưa có điều kiện phân tích về tổng thể hệ thống vật
quyền của Việt Nam.
Tương tự, tại cuốn sách chuyên khảo Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt
Nam hiện đại của Nguyễn Minh Oanh [93], các tác giả đã khái quát sự phát triển
của chế định vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ; những quy

định chung về vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam (khái niệm và tên gọi vật
quyền; đăng ký vật quyền; nguyên tắc, nội dung, thời điểm xác lập, thực hiện, chấm
dứt vật quyền; phương thức bảo vệ vật quyền); các vật quyền theo quy định của
BLDS năm 2015 (quyền sở hữu, quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt,
vật quyền bảo đảm) và một số vấn đề cần bàn luận về quy định của BLDS năm


18

2015. Có thể nói rằng cuốn sách đã phân tích những vấn đề cơ bản về lý luận về
một số loại vật quyền, đánh giá quy định về vật quyền tại BLDS năm 2015. Tuy
nhiên, cuốn sách chưa nhận diện chế định vật quyền trong hệ thống pháp luật
chuyên ngành của Việt Nam như đất đai, xây dựng, các loại tài sản trong phát triển
nền KTTT và kiến nghị cần giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhiều cuốn sách chun khảo, cơng trình khoa học được cơng
bố cũng đã có những phân tích về các điểm mới của BLDS năm 2015 của Việt Nam,
trong đó phân tích quy định về quyền đối với tài sản tại BLDS năm 2015. Có thể nêu
một số cuốn sách như: Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015 của
Đỗ Văn Đại [36]; Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam
của Nguyễn Minh Tuấn [124]; Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước
CHXHCN Việt Nam của Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ [32]; Giới thiệu nội dung
cơ bản của BLDS năm 2015 của Đinh Trung Tụng [126]; Đề tài khoa học cấp Bộ của
Bộ Tư pháp Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của Đinh Trung Tụng [125]. Các
cơng trình bình luận BLDS năm 2015 giới thiệu về quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản; tập trung phân tích pháp luật thực định của Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, có đề tài khoa học cấp Bộ về Hồn thiện thể chế
nhằm thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sở hữu tài sản
của Nhà nước, tổ chức và cá nhân của Nguyễn Thanh Tú [121]. Đề tài đã rà sốt,
phân tích chế định sở hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ góc độ của luật
Hiến pháp về mức độ thể chế hóa các nguyên tắc hiến định vào hệ thống pháp luật.

Về đăng ký tài sản, Luận án tiến sĩ Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
của Hồ Quang Huy [79] đã phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về
đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, từ đó chỉ rõ
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện pháp luật
về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
1.1.2.2. Về sự ảnh hưởng của lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp
luật của Việt Nam
Qua việc tìm hiểu nội dung của các cơng trình khoa học đã được cơng bố cho
thấy ít có nội dung đánh giá, nhìn nhận về mức độ tiếp cận, ảnh hưởng tư tưởng vật
quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam; các nghiên cứu so sánh pháp luật các nước


19

về các loại vật quyền, đặc biệt là các vật quyền mà pháp luật Việt Nam chưa ghi
nhận cịn ít ỏi. Cụ thể là các nội dung phân tích ảnh hưởng của lý luận vật quyền
trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, đối chiếu các giá trị của lý luận vật
quyền đã được ghi nhận chung và đã được hóa thân vào hệ thống pháp luật các
nước với hệ thống pháp luật Việt Nam còn mờ nhạt; các nội dung phân tích về tính
thống nhất, đồng bộ của pháp luật trong các lĩnh vực liên quan như pháp luật đất
đai, tài nguyên thiên nhiên, xây dựng... với BLDS năm 2015 chưa được đặt ra.
Chẳng hạn, Luận án tiến sĩ Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt
Nam của Lê Đăng Khoa [83]; Luận án tiến sĩ Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế
chấp theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành của Vũ Thị Hồng Yến
[136]; Sách chuyên khảo Vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại của
Nguyễn Minh Oanh [93]... mặc dù đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về vật
quyền; chế định vật quyền trong BLDS năm 2015; tuy nhiên, các cơng trình này
chưa nhận diện mức độ ảnh hưởng của học thuyết vật quyền trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, đặc biệt là trong các hệ thống pháp luật chuyên ngành như đất đai,

xây dựng, các loại tài sản trong phát triển nền KTTT. Đề tài khoa học cấp Bộ về
Hoàn thiện thể chế nhằm thực hiện đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 về
quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân của Nguyễn Thanh Tú
[121] đã đánh giá kỹ chế định sở hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam từ góc độ
của luật Hiến pháp về mức độ thể chế hóa các nguyên tắc hiến định vào hệ thống
pháp luật, tuy nhiên, đề tài chưa tiếp cận ở góc độ nội dung của lý luận vật quyền.
1.1.3. Về hoàn thiện chế định quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
trong hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam
Luận án tiến sĩ Hệ thống các vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam của
Lê Đăng Khoa [83]: tác giả Luận án đã nêu quan điểm một số quyền không nên
được coi là vật quyền trong Luận án đã BLDS như quyền ưu tiên, bảo lưu quyền sở
hữu, cầm giữ tài sản…
Luận án tiến sĩ Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành của Vũ Thị Hồng Yến [136]: các kiến nghị
nêu ra thiên về hoàn thiện pháp luật về quan hệ thế chấp tài sản, xử lý tài sản thế
chấp nói chung. Luận án đã nêu kiến nghị về việc xác định lại vị trí của biện pháp
thế chấp trong hệ thống các loại vật quyền khác, theo đó, pháp luật cần ghi nhận


20

quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp là một loại vật quyền hạn chế
và được xếp vào phần tài sản và quyền sở hữu trong cấu trúc của BLDS.
Luận án tiến sĩ Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Hồ Quang
Huy [79]: Luận án tập trung kiến nghị những giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu
quả, hiệu lực thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU


1.2.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu
Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu về lý luận vật quyền và sự vận dụng
trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam cho thấy các cơng
trình nghiên cứu tương đối phong phú, đề cập đến nhiều khía cạnh, nội dung và ở
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Các tài liệu này thể hiện quá trình nghiên cứu
cơng phu, sâu sắc của các học giả, các nhà nghiên cứu lập pháp.
Đối với các cơng trình, tài liệu cơng bố ở nước ngồi, những vấn đề đã được
nghiên cứu gồm:
- Chế định vật quyền trong pháp luật La Mã cổ đại;
- Tài sản - đối tượng của vật quyền;
- Khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, phân loại, nội dung của lý luận vật quyền;
- Mối quan hệ của chế định vật quyền với các chế định khác có liên quan như
vật quyền và trái quyền, vật quyền chính và vật quyền hạn chế; vật quyền và vấn đề
đăng ký tài sản…
Đối với các cơng trình, tài liệu khoa học trong nước, những giá trị có thể tiếp
thu gồm:
- Nội dung chế định vật quyền đã được ghi nhận trong pháp luật dân sự Việt
Nam (quyền sở hữu, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, địa dịch);
- Chế định giao dịch bảo đảm và mức độ ảnh hưởng của chế định vật quyền
bảo đảm;
- Pháp luật về đăng ký tài sản và vấn đề hoàn thiện pháp luật về đăng ký tài sản.
Về tổng thể, các bài viết kể trên đã góp phần nhận diện ở mức độ nhất định
về nội dung lý luận vật quyền, hỗ trợ tích cực cho q trình xây dựng BLDS năm
2015 của Việt Nam.


21

1.2.2. Những vấn đề liên quan đến Luận án chưa được đề cập và cần tiếp

tục được Luận án nghiên cứu
Đối với các cơng trình, tài liệu nghiên cứu nước ngoài về lý luận về vật
quyền mà tác giả Luận án tiếp cận được cho thấy cịn có một số vấn đề sau:
Phân tích một phần hoặc một số khía cạnh của đặc điểm, phân loại, nguyên
tắc vật quyền mà chưa có tính tồn diện. Nói cách khác, các cơng trình này đề cập
đến một hoặc một số khía cạnh của lý luận vật quyền mà chưa có tính tổng hợp, hệ
thống hóa và chưa thực sự tồn diện, tổng thể nội dung lý luận về vật quyền.
Chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vật quyền mà
mới chỉ có một số cơng trình đề cập liên quan đến một số khía cạnh nào đó về lý
luận về vật quyền hoặc liên quan đến một vật quyền cụ thể; chưa hệ thống hóa một
cách tổng thể các loại vật quyền. Các cơng trình, tài liệu hầu hết mới phân tích
quyền sở hữu và một số vật quyền khác thông dụng như quyền hưởng dụng, địa
dịch, vật quyền bảo đảm và ít tài liệu phân tích nội dung của một số vật quyền hạn
chế như nợ điền địa, quyền ưu tiên, quyền thuê đất dài hạn,... Hiện tại, các cơng
trình nghiên cứu cũng chưa tiếp cận vật quyền dưới góc độ là một hệ thống các
quyền năng mà trong đó có chứa đựng những mối quan hệ hữu cơ, nội tại với nhau.
Các mối liên hệ giữa các vật quyền cũng chưa được làm rõ, đồng thời vị trí từng vật
quyền trong hệ thống vật quyền cũng chưa được thể hiện rõ ở các cơng trình nghiên
cứu trước đây.
Chưa phân tích về thể chế pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật
thành văn về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
Đối với các cơng trình, tài liệu nghiên cứu trong nước về lý luận về vật
quyền mà tác giả Luận án tiếp cận được cho thấy cịn có một số vấn đề sau:
Các cơng trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích chế định vật
quyền tại BLDS mà chưa phân tích các văn bản QPPL có liên quan trong lĩnh vực
như đất đai, xây dựng, các loại tài sản trong phát triển nền KTTT; chưa đánh giá
được mức độ vận dụng lý luận vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật dân sự Việt Nam; chưa chỉ rõ được hạn chế của các vật quyền được ghi nhận
trong pháp luật Việt Nam, các vật quyền khác cần tiếp tục được ghi nhận trong thời
gian tới; các kiến nghị giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cũng chưa

thực sự có tính hệ thống, tồn diện.


22

Chưa nghiên cứu, đánh giá mức độ vận dụng lý luận về vật quyền trong pháp
luật hiện hành của Việt Nam và khả năng tiếp tục ứng dụng lý luận về vật quyền để
hoàn thiện pháp luật dân sự vẫn cịn là nội dung để ngỏ. Thực tế, chính việc tồn tại
những tranh luận dai dẳng và không đạt được sự đồng thuận cao về mức độ sử dụng
lý luận về vật quyền trong quá trình xây dựng BLDS năm 2015 vừa qua cũng cho
thấy nhiều vấn đề lý luận cơ bản về vật quyền chưa được tiếp nhận, chẳng hạn, tại
dự thảo BLDS trình Quốc hội vào năm 2014, Chính phủ đặt tên phần hai của dự
thảo là "vật quyền" nhưng không nhận được sự tán đồng của đại biểu Quốc hội.
Từ đó, tác giả Luận án xác định những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên
cứu gồm:
- Nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa các loại vật quyền; làm rõ nội dung,
đặc trưng cơ bản của mỗi một loại vật quyền;
- Tổng hợp kinh nghiệm các nước về sự vận dụng lý luận về vật quyền và bài
học đối với Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp
luật dân sự Việt Nam; những bất cập, hạn chế của chế định vật quyền và đề xuất
giải pháp tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.
1.2.3. Giả thiết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu từ phần tổng quan tình
hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án, Luận án đặt ra giả thuyết nghiên cứu
như sau: Việt Nam đã có những quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản, tuy nhiên, các quy định này cịn có những bất cập, chưa thực sự tiếp cận đúng
các nguyên lý vật quyền, chưa có sự thống nhất trong hệ thống pháp luật; hiệu quả
thực thi cịn nhiều hạn chế. Để tiếp tục hồn thiện pháp luật về quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản ở nước ta, cần làm rõ được những bất cập nêu trên, xác định

giải pháp khắc phục, gồm cả giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật.
Luận án cần trả lời một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Nội dung chính của lý luận vật quyền là gì?
(2) Pháp luật về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của Việt Nam đã
vận dụng lý luận vật quyền như thế nào? Bất cập, hạn chế như thế nào?
(3) Các giải pháp để khắc phục và tiếp tục vận dụng đúng đắn lý luận vật
quyền trong hệ thống pháp luật của Việt Nam?


23

1.2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Trên cơ sở mơ hình hóa lý luận vật quyền, nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật
các nước tác giả Luận án sẽ phân tích hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam để xác
dịnh mức độ ảnh hưởng, tiếp thu và tính đúng đắn trong việc tiếp nhận tinh thần của
chế định vật quyền. Cùng với đó, tác giả Luận án sẽ phân tích u cầu, bối cảnh của
Việt Nam và chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế pháp luật KTTT
định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có thể chế về quyền đối với tài sản để đề xuất
giải pháp hoàn thiện pháp luật cho phù hợp.


24

Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế cho
thấy những nghiên cứu về lý luận vật quyền có nền tảng tương đối lâu dài trong các
nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Tại Việt Nam, số lượng các luận văn, Luận
án về chủ đề này không nhiều và tập trung trong giai đoạn sửa đổi BLDS (từ 20122017). Đến nay, các cơng trình khoa học, bài viết tương đối nhiều, tuy nhiên chưa
có cơng trình nghiên cứu nào tổng hợp, phân tích một cách tồn diện lý luận vật
quyền, hệ thống các loại vật quyền và những vật quyền đã được ghi nhận, mức độ

ghi nhận trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Bởi vậy, việc nhận diện tổng
thể lý luận và hệ thống vật quyền, đề xuất các giải pháp tiếp tục tiếp thu lý luận vật
quyền là hoạt động nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.


25

Chương 2
LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN VÀ VẬN DỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN
TRONG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Chế định vật quyền được nghiên cứu và ghi nhận từ lâu trong lịch sử lập
pháp của các quốc gia trên thế giới. Khái niệm vật quyền và trái quyền đã tồn tại từ
thời kỳ La Mã cách đây hơn 1500 năm (Luật La Mã được xây dựng cách đây
khoảng hơn 2000 năm (449 TCN), tuy nhiên, các nội dung về quyền đối vật được
ghi nhận tại tuyển tập Corpus Iuris Civilis (Tập hợp các chế định luật dân sự) được
công bố năm 533 sau công nguyên (tính đến nay là hơn 1500 năm) do Hồng đế
Justinian I chỉ đạo tập hợp. Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành:
Codex Constitutionum (Bộ luật Justinian), Institutiones (Sách giáo khoa Luật La
Mã), Digesta (Tổng luận luật học Justinian) và Novellae (Tập hợp luật mới)). Theo
thời gian, việc vận dụng lý luận vật quyền - trái quyền đem lại lợi ích chung cho tất
cả các hệ thống pháp luật dân sự, từ phương diện mơ hình hệ thống pháp luật, cấu
trúc lập pháp, đến phương diện thực tiễn. Chế định vật quyền không chỉ đặt trọng
tâm vào quyền của chủ sở hữu, mà còn bao gồm nhiều quyền năng pháp luật công
nhận cho chủ thể không phải là chủ sở hữu. Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực
trong nền KTTT với các quan hệ pháp luật phong phú, các loại tài sản được đưa vào
lưu thông trên thị trường trong môi trường pháp lý minh bạch, đảm bảo thực hiện
quyền và nghĩa vụ của từng loại chủ thể.
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, NGUYÊN TẮC CỦA VẬT
QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ


2.1.1. Khái niệm vật quyền
Trước khi đi vào khái niệm vật quyền, tác giả Luận án muốn làm sáng rõ
khái niệm vật. Theo đó, với các luật gia La Mã, "vật" (thuật ngữ trong luật La Mã
là "res") được sử dụng để chỉ một thứ tồn tại theo tính chất của nó, một vật có biểu
hiện vật chất và cụ thể (Như vậy, trong pháp luật La Mã, khái niệm vật (res) sẽ
không bao hàm tài sản như cổ tức, trái phiếu, chứng khoán...- những thứ tài sản
chưa xuất hiện và tồn tại trong đời sống kinh tế của La Mã cổ đại). Mặt khác, trong
các tài liệu nghiên cứu lý luận về pháp luật La Mã, khái niệm "vật" có khi cũng
được hiểu như một quyền trừu tượng mà con người có được đối với vật [43, tr.11].


×