Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội và môi trường trong dự án đầu tư vndoc com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.09 KB, 3 trang )

Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội và môi trường trong dự án
đầu tư
1. Khái niệm
Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án tức là đánh giá đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu
nhập quốc dân hay sự tăng trưởng của nền kinh tế. Việc đánh giá này về cơ bản cũng dựa
vào những phương pháp như trong phân tích tài chính như giá trị hiện tại thuần, tỉ suất hoàn
vốn nội bộ, tỉ lệ lợi ích/chi phí... Việc sử dụng những tiêu chuẩn này chấp nhận, bác bỏ hay
so sánh và lựa chọn các dự án đầu tư cũng được thực hiện tương tự như phân tích tài chính.
Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi đánh giá hiệu quả trên các phương diện
tài chính và kinh tế. Đó là:
+ Thứ nhất, cơ sở đánh giá khác nhau: trong phân tích tài chính lấy lợi nhuận làm tiêu
chuẩn cơ bản, phân tích kinh tế lấy giá trị gia tăng làm tiêu chuẩn cơ bản.
+ Thứ hai, giá cả khác nhau: trong phân tích tài chính dùng giá thị trường, trong phân tích
kinh tế dùng giá kinh tế, kể cả tỉ giá hối đoái.
+ Thứ ba, lãi suất sử dụng: trong phân tích tài chính là lãi suất tính tốn (itt) được xác định
trên cơ sở chi phí sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau, cịn trong phân tích kinh tế, lãi
suất được sử dụng là lãi suất kinh tế (Iam) được xác định trên cơ sở lãi vay trên thị trường
vay vốn dài hạn thực tế của đất nước và khả năng tiếp nhận và cho vay trong nước cũng như
một số chính sách phát triển của Nhà nước.

2. Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội và mơi trường
Lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường là một phạm trù kinh tế tương đối. Một mặt nó phản
ánh lợi ích trên phạm vi tồn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mặt khác phản ánh lợi
ích từng mặt kinh tế, xã hội và mơi trường, đồng thời có mối quan hệ thống nhất và mâu
thuẫn giữa ba mặt đó trong từng thời gian nhất định.
Chủ đầu tư bỏ vốn để thực hiện dự án đầu tư, mục tiêu chủ yếu là thu được nhiều lợi nhuận.
Khả năng sinh lợi của một dự án là thước đo chủ yếu để thu hút các nhà đầu tư, mức sinh lợi
càng cao thì sự hấp dẫn càng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất cứ dự án đầu tư nào
có khả năng sinh lợi lớn và mức an tồn tài chính cao đều có lợi ích kinh tế, xã hội và mơi
trường cao. Phân tích kinh tế xã hội và mơi trường của dự án đầu tư là phải xem xét những lợi
ích xã hội được thụ hưởng là gì? Đó chính là sự đáp ứng của dự án đối với mục tiêu chung của


xã hội và nền kinh tế quốc dân.

Theo nghĩa hẹp, lợi ích kinh tế phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư về mặt kinh tế xét
trên phạm vi nền kinh tế quốc dân.


Theo nghĩa rộng là phản ánh sự đóng góp của dự án đầu tư cả về mặt kinh tế, xã hội và mơi
trường. Theo nghĩa này, lợi ích kinh tế là tổng thể các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã
hội thu được khi dự án đầu tư được thực hiện.
Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, xã hội cũng phải đóng góp hoặc bỏ ra những chi phí.
Như vậy lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường là phần chênh lệch giữa lợi ích được dự án
đầu tư tạo ra so với cái giá mà xã hội phải trả. Phần chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả
kinh tế - xã hội càng cao. Các lợi ích kinh tế - xã hội và mơi trường có thể là lợi ích định
lượng được như mức gia tăng sản phẩm, mức tăng thu nhập quốc dân, sử dụng lao động,
tăng thu ngân sách…, cũng có thể khơng định lượng được như sự phù hợp của dự án đầu tư
với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, những lĩnh vực ưu tiên… Chính vì vậy việc tính tốn
và đo lường các chỉ tiêu lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường phải có phương pháp luận
đúng đắn với những thơng số được lựa chọn hợp lý, đảm bảo độ tin cậy cao, tránh sai sót có
thể xảy ra.


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×