Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TÌM HIỂU CÁC NỀN KINH TẾ LỚN VÀ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI CỦA CHÂU Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.26 KB, 9 trang )

BÀI 8: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU CÁC NỀN KINH TẾ LỚN VÀ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI
CỦA CHÂU Á
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù của mơn Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một
trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác tài liệu văn bản: Biết tìm kiếm các tài liệu địa lí về tự nhiên, dân cư,
kinh tế; viết báo cáo về nền kinh tế của một quốc gia bao gồm 3 phần chính: khái
quát chung, nội dung chính và kết luận.
+ Khai thác Internet: Biết sử dụng Internet để sưu tập, thu thập các tư liệu về vị
trí, dân số, thủ đơ, kinh tế của một số nền kinh tế ở châu Á.
+ Tính tốn: Biết nhận xét, so sánh một số chỉ tiêu đo lường về dân cư, sự phát
triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của các quốc gia.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Báo cáo trước lớp và giáo viên
những nội dung đã tìm hiểu về nền kinh tế của một quốc gia thuộc nền kinh tế lớn
và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về một nền
lớn/nền kinh tế mới nổi của châu Á.
+ Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập – dự án giáo viên giao.
+ Hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống – xã hội
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Xác định được mục đích, đối tượng giao tiếp trong q trình thảo luận để hồn
thành các nhiệm vụ được giao.



+ Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, theo dõi, điều chỉnh và đánh giá
khả năng hoàn thành trong hoạt động nhóm tìm hiểu về một nền lớn/nền kinh tế
mới nổi của châu Á.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với bạn, thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Biết xác định và làm rõ thơng tin, hình thành ý tưởng giải quyết các yêu cầu
của bài thực hành.
+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người
khác trong quá trình làm việc nhóm.
+ Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Lịch sử và Địa lí 7 (Bộ sách KNTT).
- Phiếu đánh giá cá nhân, đánh giá chéo các nhóm
- Video giới thiệu về diễn đàn APEC:
/>
- Video top 10 nước giàu nhất châu Á:
/>III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập và hứng thú cho HS trước khi vào nội dung bài
học.
b. Nội dung: HS xem video giới thiệu về diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương. HS được đặt trong tình huống: tham gia vào cuộc họp thường niên
giữa các nước.
c. Sản phẩm: HS biết được những nét khái quát về diễn đàn APEC.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV cho HS xem 1 đoạn video giới thiệu về APEC:
/>


- Bước 2: HS quan sát video, lĩnh hội thông tin
- Bước 3: GV gọi HS nêu một số hiểu biết về diễn đàn
- Bước 4: GV chính xác hố kiến thức và đặt ra tình huống học tập:
“ Cuộc họp trực tiếp giữa các nước thuộc APEC được tổ chức tại Hà Nội khi tình
hình dịch bệnh Covid – 19 đã ổn định. Cuộc họp hướng tới 2 nội dung sau:
1. Các nước thành viên báo cáo tình hình phát triển kinh tế của quốc gia mình
trong giai đoạn gần đây.
2. Thảo luận để đưa ra được biện pháp khắc phục những khó khăn về kinh tế cho
các nước trong bối cảnh sau Covid – 19 và tình hình kinh tế - chính trị thế giới có
nhiều bất ổn.”
Hãy đóng vai là lãnh đạo của các nước thành viên APEC tham gia cuộc họp để
thảo luận về những vấn đề trên.
Do hạn chế về thời gian nên trong buổi họp ngày hôm nay chúng ta chỉ mời được
một số quốc gia thuộc nền kinh tế lớn, có sự chi phối mạnh mẽ đến tình hình phát
triển kinh tế chung của diễn đàn, châu lục báo cáo.
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động : Hồn thiện và trình bày nội dung tìm hiểu về một trong các nền
kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á.
a. Mục tiêu: HS biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế
lớn và kinh tế mới nổi của châu Á.
b. Nội dung: HS sử dụng mạng Internet + nội dung đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thiện
báo cáo về một trong các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á và thuyết
trình trước lớp.
c. Sản phẩm:
HS có thể trình bày trên Powerpoint/sơ đồ tư duy/làm video….đảm bảo các tiêu chí
của nội dung bài báo cáo như sau:
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO
1. Mở đầu
Giới thiệu khái quát về nền kinh tế lựa chọn để báo cáo:

- Vị trí địa lí
- Diện tích
- Dân số


- Tên thủ đơ
2. Nội dung chính
- Q trình phát triển của nền kinh tế
- Hiện trạng phát triển của nền kinh tế:
+ Tổng thu nhập GDP,
+ Thu nhập bình quân đầu người GDP/người,
+ Giá trị xuất khẩu,
+ Những mặt hàng, thương hiệu nổi bật
- Giải thích nguyên nhân về việc quốc gia đó trở thành nền kinh tế lớn/kinh tế mới nổi
của châu Á…
3. Kết luận
- Xếp hạng trong khu vực/châu lục/thế giới
- Vai trò/ảnh hưởng của nền kinh tế quốc gia đó….
- Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

d. Tổ chức thực hiện
* Nhiệm vụ 1: Hoàn thiện nội dung bài báo cáo
- Bước 1:
+ GV nhắc lại nhiệm vụ đã giao cho HS ở cuối tiết học trước: HS làm việc theo
nhóm 6 HS, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân chuẩn bị các tư liệu về một trong
các nền kinh tế lớn/kinh tế mới nổi của châu Á.
+ HS có 10 phút để hoàn thiện, điều chỉnh nội dung bài báo cáo và cử đại diện
chuẩn bị lên trình bày nội dung đã chuẩn bị của nhóm mình (có thể nhiều hơn 1 HS
tham gia bài thuyết trình)
- Bước 2: HS hồn thiện nội dung bài báo cáo, cử đại diện thuyết trình.

- Bước 3 + 4: GV bao quát lớp, góp ý sản phẩm cho các nhóm.
* Nhiệm vụ 2: Trình bày bài báo cáo
- Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm phiếu đánh giá chéo bài báo cáo các nhóm khác.
GV sử dụng phần mềm để gọi ngẫu nhiên nhóm lên báo
cáo.
- Bước 2: HS đại diện khẩn trương trình bày nội dung bài báo cáo.
- Bước 3: GV bao qt lớp. HS các nhóm cịn lại lắng nghe, bổ sung, đặt câu hỏi,
cho điểm vào phiếu đánh giá.
- Bước 4:
+ GV nhận xét, góp ý cho các bài báo cáo.


+ GV phát phiếu đánh giá cá nhân cho mỗi nhóm, các nhóm thống nhất cho điểm
các thành viên.
+ GV thu phiếu đánh giá chéo các nhóm + phiếu đánh giá cá nhân, chấm và cho
điểm thường xuyên – công bố điểm vào tiết sau.
Nếu còn thời gian, GV cho HS xem video top 10 nước giàu nhất châu Á (nếu
khơng đủ thời gian có thể cung cấp đường link cho HS xem ở nhà)
/>3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: HS nêu được những điều đã học về châu Á
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, hoàn thiện phiếu KWL ở bài 5
c. Sản phẩm: Phiếu KWL của mỗi HS
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV yêu cầu HS mở lại phiếu KWL ở bài 5: Dựa vào các nội dung đã
được tìm hiểu về châu Á. Hãy viết ít nhất 3 nội dung con đã học được về châu lục
này vào cột L trong thời gian 2 phút.

- Bước 2: HS suy nghĩ, hoàn thiện cột L trong phiếu KWL
- Bước 3: GV gọi HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung
- Bước 4: GV tổng kết, chốt lại các nội dung chính của chương.

4. Hoạt động vận dụng


a. Mục tiêu: HS nêu được một số biện pháp nhằm khơi phục tình hình phát triển
kinh tế ở các nước châu Á sau Covid và hạn chế được những tác động tiêu cực của
sự bất ổn về kinh tế - chính trị trên thế giới, đặc biệt là vấn đề năng lượng.
b. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để nêu ý kiến.
c. Sản phẩm: Các biện pháp của HS đề xuất.
d. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS thảo luận theo nhóm đã phân
từ đầu giờ: Trong thời gian 3 phút hãy đưa ra một số biện pháp nhằm khơi phục
tình hình phát triển kinh tế ở các nước châu Á sau Covid và hạn chế được những
tác động tiêu cực của sự bất ổn về kinh tế - chính trị trên thế giới, đặc biệt là vấn đề
năng lượng.

- Bước 2: HS suy nghĩ, hoàn nêu ý kiến
- Bước 3: GV gọi đại diện trình bày, HS nhóm khác bổ sung.
- Bước 4: GV tổng kết, khen ngợi các HS/nhóm tích cực trong giờ học.


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO
Thang điểm: Mỗi tiêu chí đạt tối đa 1 điểm
Tiêu chí
Bố cục

Nội dung

Lời nói, cử
chỉ

Hình thức

Tổ chức,
tương tác

u cầu
Bố cục hợp lí, cấu trúc mạch lạc,
lơ gic
Đảm bảo được các nội dung chính
của báo cáo
Hình ảnh, sơ đồ minh hoạ rõ ràng,
chính xác
Diễn đạt dễ hiểu, to, rõ ràng
Người trình bày tự tin, nắm được
kiến thức
Thiết kế sáng tạo, màu sắc hài hòa,
thẩm mĩ cao
Phơng chữ, màu chữ, cỡ chữ hợp lí
Có sự hỗ trợ, phối hợp của các
thành viên trong nhóm tham gia
trình bày
Trả lời được các câu hỏi thêm từ
người dự
Phân bố thời gian hợp lí
Tổng điểm

Tên nhóm


PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN KHI LÀM VIỆC NHĨM

Tên nhóm:

________________________

Thang điểm: Mỗi tiêu chí đạt tối đa 1 điểm
Tiêu
chí

Yêu cầu
Tham gia đầy đủ, tích cực các buổi họp nhóm
Có trách nhiệm với cơng việc chung của cả
nhóm và đối với nhiệm vụ được giao

Thái
độ học Tích cực, tự giác, khơng làm ảnh hưởng đến
tập
tiến độ, kết quả chung của cả nhóm

Thể hiện sự ham hiểu biết, tìm kiếm, cung cấp
được những thơng tin hữu ích cho bài tập.
Tổ
chức,
tương
tác

Kết
quả

Có ý tưởng hợp lí cho bài trình bày của nhóm
Có sự sáng tạo trong hoạt động nhóm

Có những đóng góp để nhóm khác học tập
Tham gia thuyết trình/ giải đáp câu hỏi
Hồn thành cơng việc đúng tiến độ, tham gia
tích cực vào việc hồn thiện sản phẩm của
nhóm
Sản phẩm nộp cho nhóm đạt yêu cầu, có chất
lượng
Tổng điểm

Điểm cho từng thành viên




×