Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận về Phỏng Vấn xin việc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.8 KB, 22 trang )

Lời mở đầu
Các ứng viên đã tốn rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị cho CV và
những lá đơn xin việc. Họ đã tạo được ấn tượng với nhà tyển dụng, hồ sơ của họ đã
được chuyển lên vòng tiếp theo đó là vòng phỏng vấn
Phỏng vấn là một bước quan trọng trong quá trình xin việc, nó có thể là rào cản
cuối cùng cho ứng viên trong quá trình xin việc và nó cũng được xem là một cơ hội
cho các ứng viên thể hiện bản than trước nhà tuyển dụng
Qua phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn các ứng viên phù hợp với tính
chất công việc của công ty và vị trí tuyển dụng
Đây là một phần ghi điểm của các ứng viên, có các yếu tố quyết định đến việc
ứng viên đó có được lựa chọn hay không. Vì vậy nhận thấy được sự cần thiết và
quan trọng của việc phỏng vấn , nhóm chúng tôi qua một tuần nỗ lực làm việc
nghiêm túc, đã tìm hiểu được những vấn đề chung nhất và những yếu tố cơ bản để
có một cuộc phỏng vấn hiệu quả muốn được chia sẻ cùng với các bạn.
I. Những vấn đề chung về phỏng vấn
1. Khái niệm
Phỏng vẩn ( Interview): Là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học
thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người
được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Hoặc đơn giản có thể hiều nó là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu
nhận trực tiếp thông tin từ một đối tượng
2. Mục đích
Phỏng vấn là cơ hội để nhà tuyển dụng và các ứng viên có thể gặp gỡ và tìm
hiểu nhau một cách trực tiếp qua đó đạt được mục đích riêng của mỗi người
Đối với nhà tuyển dụng thì đây là cơ hội để nhà tuyển dụng có thể thu thập
thông tin về ứng viên xin việc một cách rõ ràng hơn, đánh giá trực tiếp tài năng,
tính cách thông qua các câu trả lời của ứng cử viên, như cách ăn mặc, nói năng , đi
đứng khả năng giao tiếp cũng như thái độ tác phong của ứng cử viên.
Với các ưng viên thì đây là cơ hội để họ có thể làm rõ thêm về khả năng của
mình, thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn mình. Đồng thời cũng là cơ hội để các
ứn viên tìm hiểu thêm về tình hình tổ chức, lương bổng, các cơ hội đề bạt và phát


triển, điều kiện làm việc vũng như thách thức của tổ chức và của chính mình nếu
như được lựa chọn.
3. Phân loại phỏng vấn
a. Phỏng vấn gián tiếp
• Phỏng vấn qua điện thoại
Hiện nay phỏng vấn qua điện thoại là cách phổ biến nhằm sàn lọc các ứng viên
trước cuộc phỏng vấn đầu tiên. Cuộc phỏng vấn này có thể hẹn trước hoặc không.
Nếu ở thời điểm đó không thuận tiện có ứng viên thể cho người ta biết và sắp xếp
một cuộc hẹn vào lúc khác
Ưu điểm của loại hình phỏng vấn này là giảm được các loại chi phí cho cả ứng
viên và công ty tuyển dụng, đồng thời giữa ứng viên và nhà tuyển dụng cũng dễ
tiếp xúc và trò chuyện với nhau hơn
Tuy nhiên loại hình phỏng vấn này cũng tồn tại một số hạn chế đó là thời gian
phỏng vấn sẽ ngắn, nhà tuyển dụng sẽ không đánh giá hết được tác phong của các
ứng viên, và các ứng viên cũng sẽ có it cơ hội thể hiện kỹ năng của mình, đó là
chưa kể đến việc cuộc phỏng vấn có thể bị gián đoạn do các yếu tố khách quan
• Phỏng vấn trực tuyến
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt là trong kinh doanh, nhà tuyển dụng thường hay
sử dụng phương thức phỏng vấn trực tuyến qua Skype. Có thể bạn nghĩ phỏng vấn
qua Skype sẽ dễ dàng hơn là gặp trực tiếp vì bạn không cần tốn thời gian đi ra
ngoài, không bị áp lực về tâm lý nhưng trên thực tế, hình thức phỏng vấn như vậy
cũng rất quan trọng và cần sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
b. Phỏng vấn trực tiếp
• Phỏng vấn theo mẫu
Đây là hình thức phỏng vấn có sử dụng bản câu hỏi mẫu trong quá trình phỏng
vấn ứng viên, các câu hỏi thường được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và
các yêu cầu của công việc, tiêu chuẩn cần có của ứng viên và thường bao trùm lên
tất cả những vấn đề quan trọng nhất cần tìm hiểu về ứng viên: Động cơ, thái độ,
năng lực, khả năng giao tiếp,v.v… để nâng cao hiệu quả của phỏng vấn đối với
từng câu hỏi sẽ có các hướng dẫn cần tìm hiểu hoặc các thông tin cần biết về ứng

viên
Nhà tuyển dụng có thể chuẩn bị sẵn một danh sách các câu hỏi mẫu như là:
Hãy tự giới thiệu về anh chị?, Điểm mạnh hay giới hạn của anh chị? Mức lương
mong muốn của anh, chị? Hay là câu hỏi cho các ứng viên đặt câu hỏi như Anh,
chị muốn biết điều gì về công ty…
• Phỏng vấn theo tình huống
Đây là hình thức phỏng vấn trong đó người phỏng vấn đưa ra những tình huống
giống như trong thực tế người thực hiện công việc thường gặp, và yêu cầu ứng
viên phải trình bày cách thức giải quyết vấn đề. Các tình huống được xây dựng căn
cứ vào quyền hạn, trách nhiệm, điều kiệm làm việc, các mối quan hệ trong công
việc thực tế. Ví dụ, tình huống đặt ra đối với ứng viên vào công việc tiếp viên hàng
không có thể là:
 Anh chị sẽ làm gì nếu trong lúc phục vụ khách hàng trên tuyến bay, một
khách hàng sơ ý làm đổ một ly nước trên tay anh/chị và một hành khách khác.
 Anh/ chị sẽ nói gì khi khách hàng phàn nàn về chuyến bay quốc tế bị chậm
tới 3 giờ.?
Công việc càng đòi hỏi trách nhiệm và có tính thử thách cao, điều kiện làm
việc càng đa dạng thì các tình huống trong phỏng vấn càng phong phú. Đặc biệt do
tính chất thử thách, phức tạp trong công việc của nhà quản trị, ứng viên vào chức
vụ giám đốc thường được yêu cầu giải quyết rất nhiều tình huống nan giải trong
điều kiện rất hạn hẹp về thời gian.
• Phỏng vấn hội đồng
Trong hình thức phỏng vấn nhóm, hội đồng phỏng vấn hoặc nhóm phỏng vấn
viên ng hỏi ứng viên, cách thức thực hiện giống như một cuộc họp báo. Trong
phỏng vấn nhóm thường sẽ có nhiều câu hỏi sắc sảo, về nhiều vấn đề khác nhau.
Mỗi phỏng vấn viên đều nghe được câu trả lời của ứng viên đối với các phỏng vấn
viên khác, do đó, các phỏng vấn viên có điều kiện tìm hiểu và đánh giá về ứng viên
chính xác hơn
Vì nhóm phỏng vấn viên thường có nhiều quan điểm khác nhau trong việc
đánh giá, giải quyết các vấn đề, do đó phỏng vấn nhóm thường khách quan hơn

Tuy nhiên hình thức này có thể gây ra tâm lý căng thẳng thái quá ở ứng viên.
Khi đó, hội đồng phỏng vấn sẽ đặt câu hỏi và quan sát cách thức từng ứng viên
tham gia thực hiện các câu trả lời.
• Phỏng vấn nhóm
Đây là hình thức một phỏng vấn viên phỏng vấn một lúc nhiều ứng viên xin
việc. theo hình thức này nhà tuyển dụng có thể so sánh được các ứng viên trong
cuộc phỏng vấn đồng thời tránh được một câu hỏi phải hỏi nhiều lần trùng lặp.
Tuy nhiên các ứng viên có thể kế thừa các ý tưởng của nhau nên độ chính xác
của thông tin không cao. Còn đối với các ứng viên thì họ sẽ không chỉ phải gây ấn
tượng tốt với người phỏng vấn mà họ còn phải nổi bật hơn các ứng viên đầy cạnh
tranh khác
• Phỏng vấn không chỉ dẫn
Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói chuyện,
không có bản câu hỏi kèm theo. Sau khi nghiên cứu bản mô tả công việc, bản tiêu
chuẩn công việc và hồ sơ của ứng viên, người phỏng vấn sẽ ghi lại những điểm
mạnh, điểm yếu của ứng viên và những điểm chưa rõ, cần được làm sáng tỏ trong
phỏng vấn. Phỏng vấn viên có thể hỏi những câu chung như: “Hãy nói cho tôi biết
về kinh nghiệm của anh chị trong công việc cũ”, “Hãy kể cho tôi nghe về những
đồng nghiệp của anh chị trong công việc cũ”
Ứng viên được phép trình bày tự do, hầu như không bị gián đoạn, ngắt quãng,
phỏng vấn viên thường lắng nghe chăm chú, không tranh luận, ít thay đổi đề tài
một cách đột ngột và thường kích thích ứng viên nói thêm bằng những câu hỏi
như: “thực ra sự việc như thế nào?” , “thế anh, chị nghĩ gì về vấn đề đó?”,v.v…
Người phỏng vấn thường căn cứ vào câu trả lời trước của ứng viên để đặt câu hỏi
tiếp theo, nên nội dung các câu hỏi có thể thay đổi theo nhiều hướng khác nhau.
Phỏng vấn viên có thể đặt ra những câu hỏi hoàn toàn khác nhau cho những ứng
viên khác nhau của cùng một công việc
Tuy nhiên hình thức phỏng vấn này thường tốn nhiều thời gian, mức độ tin cậy
và chính xác không cao, do chịu ảnh hưởng tính chủ quan của người phỏng vấn và
thường áp dụng để phỏng vấn các ứng viên vào chức vụ cao trong tổ chức, doanh

nghiệp.
• Phỏng vấn căng thẳng
Phỏng vấn căng thẳng là hình thức phỏng vấn làm cho ứng viên cảm thấy
không được thoải mái, bị căng thẳng về tâm lý vì những câu hỏi xoáy mạnh vào
những điểm yếu của ứng viên. Loại phỏng vấn này được sử dụng nhằm đánh giá
mức độ nhạy cảm tâm lý, lòng độ lượng khoan dung, cách thức phản ứng, giải
quyết vấn đề của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc.
Tuy nhiên, nếu thực hiện hình thức phỏng vấn này không khéo có thể dẫn đến
tình trạng xúc phạm ứng viên quá đáng hoặc gây ra những sự giận dữ, xung đột
không kiểm soát được. Do đó, chỉ trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu
cầu của công việc.và phỏng vấn viên phải có nhiều kinh nghiệm mới nên thực hiện
hình thức phỏng vấn này.
c. Phỏng vấn bằng tiếng anh
Hiện nay ngoài bằng cấp và kinh nghiệm thì tiếng Anh đã trở thành tiêu chí
tuyển dụng của một số doanh nghiệp dành cho ứng viên, ngoài ra cho dù không bắt
buộc thì cũng có sự ưu tiên nhất định dành cho những ứng viên có vốn tiếng Anh
tốt hơn so với những người còn lại. Vì vậy việc phỏng vấn bằng tiếng anh ngày
càng trở nên phổ biến và được áp dụng nhiều trong rất nhiều công ty đặc biệt là các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
II. Nội dung
1. Quá trình phỏng vấn
Nhà tuyển dụng Ứng viên
Trước
Phỏng
Vấn
-Xác định hình thức phỏng vấn
-Chuẩn bị nhân sự, thành lập hội
đồng phỏng vấn
- Duyệt qua hồ sơ xin việc
-Tìm hiểu về công ty và vị trí

tuyển dụng
- Luyện tập cho buổi phỏng vấn
- Chuẩn bị trang phục phù hợp
- Lựa chọn và thông báo cho các
ứng viên về thời gian và địa điểm
phỏng vấn
- Chuẩn bị nội dung phỏng vấn
- Đến buổi phỏng vấn đúng giờ,
tốt nhất là đến sớm 10-15 phut
để chuẩn bị
Trong
Quá
Trình
Phỏng
Vấn
- Gọi ứng viên vào phỏng vấn
- Chào hỏi và làm quen với các
ứng viên
- Đặt câu hỏi cho các ứng viên
- Lắng nghe, quan sát ghi chép
câu trả lời của ứng viên
- Phúc đáp thắc mắc của ứng viên
nếu có
- Bắt tay và chào hỏi nhà tuyển
dụng
- Tập trung, lắng nghe và trả lời
câu hỏi của nhà tuyển dụng
- Thể hiện khả năng, trình độ và
các kỹ năng cần thuyết với nhà
tuyển dụng

- Bày tỏ những mong muốn bản
thân nếu được tuyển dụng
- Tác phong chuyên nghiệp trong
buổi phỏng vấn
Sau
Phỏng
Vấn
-Tổng hợp kết quả chọn ứng viên
thích hợp với vị trí tuyển dụng
- Thông báo kết quả hoặc hẹn lịch
thông báo cho các ứng viên
- Lập danh sách, đề xuất lãnh đạo
tuyển dụng ứng viên
- Chào tạm biệt và nói lời cảm
ơn với các nhà tuyển dụng
- Gửi email hoặc thư để cảm ơn
NTD vì buổi phỏng vấn
- Chủ động gọi điện để hỏi kết
quả cuộc phỏng vấn
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến buổi phỏng vấn
Trong bối cảnh của cuộc phỏng vấn, những đặc điểm của ứng cử viên ảnh
hưởng đến sự chú ý và ấn tượng của người phỏng vấn. Sự chuyển giọng nói, cử
chỉ, tư thế, nỗi lo lắng của người được phỏng vấn và những đặc điểm có thể nhìn
thấy như giới tính, trọng lượng, dân tộc và đặc điểm lôi quấn của cơ thể nằm trong
số những nhân tố có thể ảnh hưởng đến phán đoán của nhà tuyển dụng về các ứng
viên
Những đặc điểm cá nhân của nhà tuyển dụng cũng có thể ảnh hưởng đến quyết
định của người đó về ứng cử viên xin việc. Một yếu tố về nhận thức do những đặc
điểm cá nhân của nhà tuyển dụng ảnh hưởng đến phỏng vấn là thẩm quyền ”tương
tự như tôi”

Những tâm lý căng thẳng, tiếng ồn ở phía sau, những can thiệp, sức ép thời
gian, sức ép công việc, trách nhiệm giải trình về quyết định và những điều kiện
khác xung quanh nơi phỏng vấn cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng và quyết
định của cuộc phỏng vấn. Một số nhân tố quan trọng nữa là số lượng thoogn tin mà
người phỏng vấn ưu tiên trong cuộc phỏng vấn. Tình trạng ít thông tin về công việc
có thể gây ra sự không chính xác trong việc đưa ra các quyết định khi phỏng vấn.
sự thiếu thông tin có thể khiên cho người phỏng vấn tin tưởng vào nhìn nhận của
mình về yêu cầu của công việc.
Chúng ta có thể tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến phỏng vấn như sau:
Ứng cửu viên Hoàn cảnh phỏng vấn Người phỏng vấm
-Tuổi, giới tính
-Học vấn và kiến thức
- Hình thức, diện mạo
- Tâm lý
-Hiểu biết về tổ chức và
các kỹ năng phỏng vấn
-Ngôn ngữ, hành vi, giọng
nói
- Khung cảnh nơi phỏng
vấn
-Tỷ lệ lựa chọn
- Số người trong hội đồng
phỏng vấn
- Áp lực về quyết định
của phỏng vấn
-Tuổi, giới tính diện mạo
và kinh nghiệm công tác
- Học vấn và kiến thức
-Hiểu biết về kỹ năng
phỏng vấn

- Đặc điểm tâm lý
- Ngôn ngữ, hành vi
3. Một số lưu ý khi phỏng vấn trực tiếp
Trong quy trình tuyển dụng của các tổ chức, phỏng vấn tuyển dụng được xem
là khâu quan trọng nhất để đánh giá ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí cần
tuyển hay không. Một cuộc phỏng vấn được xem là thành công khi cả hai bên (nhà
tuyển dụng và ứng viên) đều thu nhận được những thông tin mình cần ở cuối cuộc
phỏng vấn. Đối với nhà tuyển dụng , đó là sự hiểu biết về công việc; sự nhiệt tình;
điểm mạnh, điểm yếu … của ứng viên. Còn với ứng viên, đó là lương bổng, điều
kiện làm việc, cơ hội thăng tiến … tại tổ chức.Muốn đạt được điều này, hai bên
đều phải diễn tròn vai của mình. Tuy nhiên, để phỏng vấn thất bại thì chỉ cần một
bên mắc sai sót là đủ! Sai sót của ứng viên đã được bàn nhiều. Thế còn sai sót của
nhà tuyển dụng ? Dưới đây là các sai sót nhà tuyển dụng thường mắc phải và giải
pháp hạn chế chúng
a. Sai lầm của các nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn
• Không đọc hồ sơ ứng viên trước buổi phỏng vấn
Đọc hồ sơ của ứng viên trước khi phỏng vấn là một trong những việc quan
trọng nhất mà nhà tuyển dụng phải làm.Tuy nhiên, đáng tiếc là một số nhà tuyển
dụng lại lơ là việc này.
Có nhân viên kinh doanh của một công ty thương mại điện tửcho biết nhớ mãi
lần mình đi phỏng vấn ở công ty X. Lần đó, chị cảm thấy phật ý khi nhà tuyển
dụng hỏi chị “Bạn đã làm nhân viên kinh doanh bao giờ chưa?” mặc dù chị đã ghi
rõ trong hồ sơ là mình đã có hai năm kinh nghiệm làm nghề này!
Những câu hỏi như thế sẽ dễ khiến ứng viên có nhận xét bạn không xem trọng
buổi phỏng vấn này và thiếu tôn trọng họ nên mới không chịu đầu tư thời gian để
chuẩn bị.Vì thế, dù bận rộn đến đâu cũng nên dành tối thiểu 5 phút để đọc hồ sơ
trước khi gặp ứng viên.
• Nói quá nhiều
Thay vì tạo điều kiện để ứng viên trình bày, bạn lại dành phần lớn thời gian để
“thao thao bất tuyệt” về bản thân và những thành tích mình đã đạt được. Hậu quả

là cuối buổi phỏng vấn, bạn vẫn không biết gì hơn về ứng viên so với lúc đầu,
trong khi anh ấy hay cô ấy lại biết rất rõ về bạn! Các nhà tuyển dụng, hãy biết tự
kiềm chế mình! Bạn cần lắng nghe ứng viên thì mới xác định được họ có đúng là
người doanh nghiệp đang cần hay không.
• Hù dọa, khiêu khích ứng viên
Khá nhiều nhà tuyển dụng thường hù dọa hay khiêu khích ứng viên bằng
những câu dạng như: “Công ty chúng tôi đòi hỏi cao lắm. Nếu anh/chị không đạt
chỉ tiêu doanh số hai tháng liên tiếp là sẽ bị cho thôi việc ngay” hay “Anh/chị
muốn làm công việc này chẳng qua là vì tiền phải không?”. Đây có thể xem là một
dạng phỏng vấn căng thẳng (stress interview).Loại phỏng vấn này được sử dụng
nhằm đánh giá mức độ nhạy cảm tâm lý, cách thức phản ứng và giải quyết vấn đề
của ứng viên khi bị căng thẳng trong công việc.Tuy nhiên, nếu thực hiện không
khéo, hình thức phỏng vấn này có thể xúc phạm ứng viên và gây ra những sự tức
giận không kiểm soát được. Do đó, chỉ khi nhà tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm
và trong những trường hợp thật cần thiết theo yêu cầu của công việc mới nên thực
hiện hình thức phỏng vấn này.
• Tìm kiếm ứng viên giống mình
Nếu các thành viên trong tập thể quá giống nhau về tính cách, ý kiến, quan
điểm … họ dễ đưa ra những cách thức giải quyết vấn đề tương đồng nhau nên sẽ
không có ai đóng vai trò người phản biện. Như vậy thì rất khó đánh giá một cách
khách quan giải pháp của tập thể đã thật sự đúng đắn và hợp lý chưa.Vì thế,khi
phỏng vấn nhà tuyển dụng nên đánh giá ứng viên dựa vào năng lực của họ và yêu
cầu của công việc hơn là những mong muốn thiên về cảm tính của mình. Muốn
làm tốt việc này, ở bước chuẩn bị tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần xác định rõ
những yêu cầu đối với ứng viên như thời gian làm việc, kinh nghiệm, bằng cấp,
tính cách và phong cách làm việc.
• Ra quyết định tuyển dụng một cách vội vàng
Ấn tượng ban đầu về một con người khá quan trọng, nhưng không phải lúc nào
cũng chính xác. Do đó, đối với mọi ứng viên, nha tuyển dụng đều nên tìm hiểu thật
kỹ càng rồi hãy ra quyết định tuyển dụng. Hãy đặt những câu hỏi buộc ứng viên

phải động não mới trả lời được, thay vì những câu hỏi “Có-Không” đơn thuần.
Chẳng hạn,có thể hỏi: “Khi phát hiện sếp của anh (chị) vô tình nói sai giá một món
hàng quan trọng trong lúc đang giới thiệu sản phẩm của công ty với một vị khách
“sộp”, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?” Đối với dạng câu hỏi mở này, ứng viên sẽ
phải động não và vận dụng mọi kiến thức, kinh nghiệm của mình thì mới có thể
đưa ra câu trả lời hay được.Nhờ vậy, bạn sẽ tránh được việc bỏ phí những nhân tài
có vẻ bề ngoài không gây nhiều ấn tượng.
• Quá xem trọng bằng cấp
Xu hướng tuyển dụng hiện nay là chỉ cần “lửa” chứ không phải là bằng cấp?
Trên thực tế, nhiều nhà tuyển đã quen đánh giá ứng viên bằng cách đếm số lượng
bằng cấp mà họ đính kèm trong hồ sơ.Nhưng bạn nhớ nhé, một số ứng viên có “bề
dày” bằng cấp thường là những ứng viên thiếu kinh nghiệm thực tế vì họ phải dành
phần lớn thời gian cho việc học hành.
Còn các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp thường nhìn vào thành tích cá nhân,
những lợi ích mà ứng viên mang về cho công ty trước đây để đánh giá và cân nhắc,
hơn là tốn thời gian xem họ đạt được bao nhiêu chứng chỉ. Tuy nhiên, với một số
lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao thì bằng cấp đóng vai trò rất quan trọng, chứng tỏ
ứng viên đủ trình độ để đảm nhiệm yêu cầu công việc.
• Không cho ứng viên đề xuất
Đừng áp đặt những qui định sẵn có của công ty lên các ứng viên mà hãy để họ
tự do đưa ra những đề xuất quan trọng về lương khởi điểm, thưởng, ngày bắt đầu
làm việc, ngày nghỉ phép, làm ngoài giờ… Việc làm này vừa thể hiện sự tôn trọng
họ, vừa giúp nhà tuyển dụng nắm được ứng viên nào có những mong muốn phù
hợp với doanh nghiệp mình.
• Tuyển nhân viên không phù hợp
Nếu công việc cần tinh thần đồng đội thì không thể tuyển ứng viên có khả năng
làm việc độc lập, tính tự chủ cao. Thiết lập ra những yêu cầu riêng ứng với từng
công việc sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chọn ra ứng viên sáng giá. Ví dụ cần tuyển
một nhân viên PR thì ứng viên không thể là một người khép kín, rụt rè, còn tuyển
nhân viên bán hàng thì cần người linh lợi, hoạt bát.

b. Một số sai lầm ứng viên hay mắc phải khi phỏng vấn
Phỏng vấn là dịp để ứng viên thể hiện hết tài năng kinh nghiệm, kỹ năng để
nhà tuyển dụng hiểu về bạn. Nhưng con người không phải hoàn hảo trong tình
huống nào đó bạn gặp vài sự cố, điều đó là điều không ai mong muốn vậy phải làm
thế nào để bạn tránh được những sai lầm đó. Dưới đây là một số sai lầm và cách
khắc phục những sai lầm đó.
• Đi phỏng vấn muộn
Điều đó có nghĩa là: "Tôi thực sự không quan tâm đến vị trí mà tôi định tuyển
dụng". Lời khuyên cho bạn: Hãy tới trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và
chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt
đầu tiên đối với nhà tuyển dụng
• Trang phục không phù hợp
Khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn vận thật chuyên nghiệp và lịch sự. Mặc dù bình
thường, việc mặc trang phục có thể theo sở thích, phong cách của mình, nhưng khi
đi phỏng vấn bạn nên mặc đồ công sở. Bởi điều đầu tiên nhà tuyển dụng đánh giá
về bạn là qua trang phục.
• Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi sẽ gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ tốt với
nhà tuyển dụng". Lời khuyên cho bạn: Những người thư ký luôn là người đầu tiên
sẽ quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Mọi cái nhìn và những lời nhận xét của bạn
về công ty, họ đều "rỉ tai" với ông chủ. Tuy nhiên, nếu bạn được tuyển dụng, có thể
họ sẽ là những người đồng nghiệp rất tốt của bạn.
• Không tập trung
Lơ đễnh hay thậm chí không nhớ nổi câu hỏi của nhà tuyển dụng có thể khiến
bạn bị mất điểm nghiêm trọng. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ làm thế nào bạn có thể
tập trung trong suốt một ngày làm việc khi ngay cả trong một buổi phỏng vấn bạn
cũng không thể tập trung được.Nếu bạn cảm thấy mình chưa tập trung thì nên hít
thở sâu, lấy lại bình tĩnh trước khi vào phỏng vấn.
Có những ứng viên khác lại chỉ chú tâm vào chuyện tiền bạc, còn những việc
khác thì hoàn toàn không nhiệt tình. Nhiều nhà tuyển dụng còn cho biết họ đã gặp

những ứng viên hầu như không có một chút quan tâm nào đến cuộc phỏng vấn,
không biết có phải họ (ứng viên) vì không thích công việc hay công ty này hoặc
đang có việc gì qua trọng mà suốt cuộc phỏng vấn, cứ chốc chốc họ lại nhìn vào
đồng hồ đeo tay xem thử mấy giờ!
Gọi điện, nhắn tin hay trả lời các cuộc gọi khi đang trả lời phỏng vấn không chỉ
mất lịch sự mà còn chứng tỏ bạn không chú tâm tới cuộc phỏng vấn.Vậy thì chắc
chắn rằng các nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không phải là đối tượng mà họ đang
nhắm đến. Do vậy, trước khi bước vào phỏng vấn, bạn nên tắt điện thoại.
• Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu
Điều đó có nghĩa là: "Tôi cũng giống như những người khác mà thôi". Lời
khuyên cho bạn: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu
toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn
sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn
là việc bạn nói những câu thông thường.
• Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót
Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn
hỏi về những nhược điểm của bạn.Ai cũng có những điểm yếu và bạn cần có sự
chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó.Tuy nhiên nên đảm bảo rằng những
điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc.Thừa nhận những sai lầm cũng
là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn trong những lần sau.
• Không đặt ra các câu hỏi
Điều này có nghĩa là: "Tôi chẳng quan tâm đến công ty". Lời khuyên cho bạn:
Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên với hai mục đích:
Thứ nhất, nhà tuyển dụng xem khả năng của bạn có phù hợp với vị trí công việc
hay không. Thứ hai để bạn xét khả năng của mình có đáp ứng yêu cầu tuyển dung
của công ty hay không. Vì vậy, hãy coi cuộc phỏng vấn là lúc để bạn có được
những thông tin chính xác về vị trí của mình.
Nhiều ứng viên cho rằng, khi đi phỏng vấn, cứ ngồi đợi nhà tuyển dụng hỏi gì
nói nấy, tuyệt nhiên không nên đặt câu hỏi ngược lại.Đây là suy nghĩ sai lầm bởi
thực tế, bạn đang rất muốn tìm hiểu về công ty và rất nhiều thông tin bạn muốn

được nghe từ chính người phỏng vấn.Tất nhiên không ngắt lời nhà tuyển dụng mà
nên tìm cơ hội để truyền đạt đến nhà tuyển dụng những câu bạn muốn hỏi, điều đó
cũng thể hiện bạn quan tâm đến công việc và công ty một cách nghiêm túc.
• Nhà tuyển dụng hỏi: Hãy nói cho chúng tôi biết về bản thân anh/chị.
Bạn trả lời: "Ông /bà muôn tôi nói về vấn đề gì?"
Điều đó có nghĩa là: "Tôi chẳng có điểm gì đặc biệt phù hợp với yêu cầu của
công ty cả". Lời khuyên cho bạn: Đây là cơ hội để bạn có thể thể hiện mình trong
cuộc phỏng vấn. Do vậy, không nên xuất hiện với thái độ rụt rè và khiêm tốn. Hãy
cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn chứ không phải bắt đầu bằng việc
chia sử những thông tin về nơi bạn sinh ra, trừ khi nơi bạn sinh ra có liên quan đến
công việc hiện tại.
• Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không chuyên nghiệp và tôi không thích hợp với
công việc này". Lời khuyên cho bạn: Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không
sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vẫn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn
nên đặc biệt lưu ý về điều đó.
• Nói xấu ông chủ cũ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi không có sự suy nghĩ chín chắn. Tôi sẽ ba hoa bất cứ
thông tin nào". Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn muốn có một công việc, tốt hơn hết
là hãy tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Kể cả những xích mich đối với sếp
cũ thì cũng không nên trút giận lên nhà tuyển dụng. Cần phải giữ một thái độ lạc
quan, vui vẻ trong cuộc phỏng vấn.
• Yêu cầu người phỏng vấn không đề cập đến sếp cũ
Điều đó có nghĩa là: "Tôi có điều gì đó cần phải che giấu". Lời khuyên cho
bạn: Dù bạn không có mối quan hệ tốt với sếp cũ thì bạn có thể nói tên của bất kì
ai trong công ty bạn.
• Tự tin thái quá hay quá khiêm tốn và nhún nhường
Sai lầm trong “dạnh mục” này là thái độ của các ứng viên. Có những ứng viên
thích khoe khoang, ưa khoác lác, thể hiện ta đây “biết tuốt” hay những người tự tin
một cách thái quá vào bản thân. Những người luôn có suy nghĩ rằng: công ty nào

may mắn lắm mới được họ làm việc cho! Họ thậm chí còn cho rằng: Nếu thuê
được họ, thể nào lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng lên nhanh chóng! Những
người như thế này, sẽ chẳng ai muốn nói chuyện cùng – chứ đừng nói là làm việc
cùng.
Trái lại với tự tin thái quá thì ứng viên cũng không nên quá nhún nhường Bỏ
qua việc khắc họa bản thân trong cuộc phỏng vấn là một trong những sai sót không
đáng có nhất mà bạn có thể mắc phải.Đây không phải là thời gian dành cho sự
khiêm tốn và nhún nhường. Cuộc phỏng vấn chính là thời điểm để bạn toả sáng, vì
vậy, bạn đừng ngại nói về những thành tích của bản thân ở công ty trước đây.
• Mất bình tĩnh
Mất bình tĩnh là phản ứng thường thấy ở ứng viên khi họ nhận ra mình mắc sai
lầm.Tuy nhiên, nếu giữ được tâm thế "bình chân như vại", bạn có thể cứu nguy cho
bản thân một bàn thua trông thấy.
Nếu đến trễ, hãy thể hiện sự tôn trọng đối với người phỏng vấn bằng cách gọi
điện thoại báo tin, nói xin lỗi và trong trường hợp xấu nhất, xin một cuộc hẹn khác.
Nếu nhầm lẫn sản phẩm của công ty với một đối thủ cạnh tranh khác, hãy
nhanh chóng xoay chuyển tình thế "Xin lỗi.Dĩ nhiên là tôi biết ABC là sản phẩm
của công ty mình", sau đó tiếp tục chia sẻ hiểu biết của bạn về thị trường.
• Tập trung quá nhiều vào tiền bạc
Đừng đề cập quá sớm đến vấn đề tiền bạc trong cuộc phỏng vấn xin việc.Việc
này có thể khiến bạn “mất điểm” trong mắt phía nhà tuyển dụng. Các chủ đề về
lương bổng chắc chắc sẽ được bàn tới, theo sự dẫn dắt của người phỏng vấn. nhà
tuyển dụng thường bàn bạc về chủ đề này vào cuối buổi phỏng vấn.
• Không cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn
Điều đó có nghĩa là: "Tôi ứng xử kém". Lời khuyên cho bạn: Quên cảm ơn
người phỏng vấn sau khi phỏng vấn là điều rất tệ hại. Nó sẽ lấy đi của bạn phép
lịch sự tối thiểu.Và tất nhiên, dù bạn có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo thì chỉ cần
một sơ suất nhỏ đó bạn cũng sẽ không được tuyển dụng.
4. Một số lưu ý khi phỏng vấn gián tiếp
a. Phỏng vấn qua điện thoại

Trong lúc phỏng vấn qua điện thoại bạn có thể bị out ngay nếu trả lời ấp úng
hay không khớp với CV mà bạn đã gửi. Nếu bạn có chất giọng hay hoặc phản xạ
nhanh trong cách trả lời sẽ dễ dàng ghi điểm đối với nhà tuyển dụng.
Nếu cuộc phỏng vấn đã được hẹn trước bạn nên chuẩn bị tất cả các tài liệu liên
quan như tài liệu về công việc, CV mà bạn đã gửi cho nhà tuyển dụng, tài liệu
tham khảo. Bắt đầu cuộc phỏng vấn bạn nên xác nhận lại tên và chức vụ của người
phỏng vấn, nhớ rằng phải ghi chú lại. Thông tin này giúp bạn không làm phật lòng
người phỏng vấn khi bạn không có sự nhầm lẫn trong quá trình phỏng vấn, mặc
khác cũng để sử dụng khi viết thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn. Vì thời gian ít nên
bạn cần trả lời các câu hỏi ngắn gọn tập trung và có thể tranh thủ hỏi nhà tuyển
dụng thêm thông tin liên quan đến công việc, công ty
b. Phỏng vấn trực tuyến
• Sử dụng tên đăng nhập chuyên nghiệp
Cũng giống như địa chỉ email bạn dùng trong công việc, tài khoản Skype
không thể có một cái tên “ dân dã” như hotboy2011, girllikesparty… Điều đó sẽ
khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là một người không chuyên nghiệp.
• Luyện tập nói trước máy tính
Trước khi tham gia cuộc phỏng vấn qua Skype, hãy chắc chắn rằng bạn đã
quen với công nghệ mới này. Hãy luyện tập nói trước máy tính hoặc nhờ bạn bè/
người thân cùng bạn thực hiện một cuộc phỏng vấn thử qua Skype.
• Cài đặt đúng chế độ
Bạn cần phải chắc chắn rằng người phỏng vấn sẽ sẽ nhìn thấy mình một cách
rõ ràng mà không bị mờ, không có tiếng ồn, vật làm xao nhãng. Rosenthal lưu ý: “
Bạn không nên để đèn phía đằng sau chỗ ngồi của mình bởi nó có thể làm tối
khuôn mặt của bạn”.
• Ngăn chặn sự ngắt quãng
Hãy tắt điện thoại di động khi phỏng vấn qua Skype.Nếu bạn phỏng vấn ở nhà,
hãy đảm bảo người thân hay vật nuôi không gây tiếng ồn. Một cuộc phỏng vấn
gián đoạn liên tục bởi tiếng trẻ con khóc hay chó sủa sẽ khiến bạn mất điểm
nghiêm trọng với nhà tuyển dụng.

• Không di chuyển nhiều
Bạn không được di chuyển quá gần hoặc quá xa màn hình máy tính bởi người
phỏng vấn có thể coi đó là một sự xao nhãng. Với âm lượng cũng vậy, hãy kiểm tra
với người bên kia để đảm bảo bạn không nói quá to hoặc quá nhỏ.
• Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt là yếu tố quan trọng khi giao tiếp, kể cả khi phỏng vấn qua màn hình
máy tính.Nhìn chằm chằm vào màn hình thay vì nhìn vào camera sẽ khiến bạn có
vẻ không thành thật.Nhưng bạn cũng không nên nhìn không chớp mắt vào camera
bởi như vậy trông thật kì quái.
“ Giống như phỏng vấn trực tiếp, ấn tượng đầu tiên có vai trò rất quan trọng.
Do đó, dù bạn phỏng vấn tại nhà, hãy ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp. Nếu có
thể, bạn nên mặc như khi đi phỏng vấn trực tiếp”
5. Một số điều khiến ứng viên có thể ghi điểm trước nhà tuyển dụng
• Tìm hiểu kỹ về công ty và vị trí cần tuyển dụng
Mội sự chuẩn bị kỹ càng sẽ làm cho các ứng viên tự tin hơn trong buổi phỏng
vấn, đồng thời cũng sẽ giúp cho các ứng viên không bị bỡ ngỡ trong những câu hỏi
thông thường của cuộc phỏng vấn, và tạo racho nhà tuyển dụng cái nhìn thiện cảm
về ứng viên rằng họ thực sự coi trọng côngviệc này
• Trang phục phù hợp
Điều bạn nên tránh là trang phục rườm rà, quá nhiều họa tiết.Nên nhớ rằng bạn
đang đến một môi trường mới, nghiêm túc và trang trọng.Vì vậy, trang phục của
bạn nên giản dị, trang nhã thể hiện được tính cách của bản thân. Hãy chuẩn bị thật
kỹ trang phục bề ngoài để điều này không làm bạn mất tự tin khi đối mặt với nhà
tuyển dụng
• Không đến muộn
Nếu bạn đến muộn trong buổi phỏng vấn thì thực sự không còn gì để nói. Tốt
hơn hết là bạn hãy đến sớm hơn 10 hoặc 15 phút để có thời gian kiểm tra, chỉnh
sửa lại một số thứ (quần áo, đầu tóc, thậm chí cả hồ sơ) và quan trọng nhất là để
lấy lại bình tĩnh.
• Trung thực và thẳng thắn

Bạn không được phép nói dối.Bất cứ những điều không đúng đều được phát
giác bởi nhà tuyển dụng.Vì vậy, bạn tuyệt đối không được nói những điều không
đúng với sự thật
Hãy thẳng thắn trong việc đặt những câu hỏi mà bạn thắc mắc trong phạm vi
trách nhà tuyển dụng thấy sự chủ động của bạn. Bạn hoàn toàn có thể chủ động
trong mọi công việc và làm tốt mọi thứ, hãy để nhà tuyển dụng thấy điều này.
• Tác phong chuyên nghiệp
Hãy ngồi thẳng lưng và cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt nhà tuyển dụng.
không nhai kẹo cao su, không nhìn đồng hồ, không nên ngồi thượt hoặc nói lan
man trong quá trình phỏng vấn. Và đặc biệt chú ý nên tắt mắt trước khi bước vào
quá trình phỏng vấn.
• Mỉm cười một cách thân thiện
Một ứng viên có thái độ thân thiện trong buổi phỏng vấn sẽ lấy được cảm tình
của nhà tuyển dụng vì điều đó chứng tỏ cô ấy/ anh ấy cũng sẽ thận thiện với các
đồng nghiệp
Đó là những điểm có thể giúp cho các ứng viên ghi điểm trước mắt nhà tuyển
dụng trong quá trình phỏng vấn và đơc nhà tuyển dụng chú ý đến
Kết luận
Phỏng vấn quả là một bước quan trọng và không thể thiếu đối với quá trình xin
việc. Thông qua bản thuyết trình này, nhóm chúng tôi mong rằng đã mang đến
được cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về cuộc phỏng vấn và những điều
lưu ý có thể giúp cho cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả, nhất là đối với những sinh viên
sắp ra trường như chúng ta hi vọng chũng tôi cũng đã đem đến một phần kiến thức
về cuộc phỏng vấn cho các bạn để sau này khi đi phỏng vấn chúng t a có thể tránh
được những sai lầm cơ bản, không bị hụt hẫng, bỡ ngỡ và có được một cuộc pỏng
vấn thành công.
Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình quản trị nhân lực, trường đại học Lâm Nghiệp, TS Lê Trọng Hùng
- Các trang web:
+

+
+
+
+

×