Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Chọn lọc nâng cao năng suất sinh trưởng của gà Mía bằng chỉ thị phân tử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 196 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG ANH TUẤN

CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA
GÀ MÍA BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2022

1


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỒNG ANH TUẤN

CHỌN LỌC NÂNG CAO NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG
CỦA GÀ MÍA BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Ngành

: Chăn nuôi

Mã số

: 9 62 01 05

Người hướng dẫn : PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Thịnh



HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
Tác giả luận án

Hoàng Anh Tuấn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn và PGS.TS. Nguyễn Hoàng
Thịnh, các Thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lời cám ơn đến PGS.TS. Phạm Kim Đăng và Ban Chủ nhiệm Đề tài
“Chọn lọc nâng cao năng suất sinh trưởng của gà Mía bằng chỉ thị phân tử”, Mã số 01C06/62-2016-4 đã hỗ trợ kinh phí và cho phép tôi được sử dụng số liệu của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn cán bộ Công nhân viên Cơng ty Hadinco, Hội Chăn ni gà
Mía, Phịng thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống gia súc - Khoa Chăn nuôi, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, cùng nhiều sinh viên, học viên cao học đã tận tình giúp đỡ thực
hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã ln bên
cạnh, động viên khuyến khích và giúp đỡ tơi cả về tinh thần, vật chất để hoàn thành
luận án.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
Nghiên cứu sinh

Hoàng Anh Tuấn

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ................................................................................................................ ix
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. xiii
Trích yếu luận án ........................................................................................................... xiv
Thesis abstract................................................................................................................ xvi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1


1.2.

Mục tiêu ............................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3

1.5.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3

1.5.2.


Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Sự di truyền tính trạng số lượng .......................................................................... 4

2.1.1.

Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng ................................................... 4

2.1.2.

Ước tính giá trị giống .......................................................................................... 5

2.1.3.

Tính trạng số lượng ............................................................................................. 6

2.1.4.

Hệ số di truyền ..................................................................................................... 7

2.1.5.

Một số thành phần phương sai............................................................................. 8

2.2.


Cơ sở khoa học của việc đánh giá năng suất ở gà ............................................... 9

2.2.1.

Một số tính trạng sinh trưởng .............................................................................. 9
iii


2.2.2.

Một số tính trạng sinh sản ................................................................................. 11

2.3.

Gà bản địa .......................................................................................................... 14

2.3.1.

Cải tiến gà bản địa ............................................................................................ 14

2.3.2.

Gà bản địa của Việt Nam ................................................................................... 15

2.4.

Chọn lọc và nhân giống gà ................................................................................ 19

2.4.1.


Lịch sử phát triển của công tác chọn lọc gia cầm .............................................. 19

2.4.2.

Nhân dịng thuần ................................................................................................ 20

2.4.3.

Hệ thống cơng tác giống gà ............................................................................... 22

2.4.4.

Nội dung công tác nhân giống gà ...................................................................... 23

2.5.

Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử trong chọn lọc giống gà ....................... 24

2.5.1.

Công nghệ gen ................................................................................................... 24

2.5.2.

Một số thành tựu trong nghiên cứu SNPs trong công tác giống gà ................... 25

2.5.3.

Phương pháp tiếp cận gen ứng viên (Candidate Gene) ..................................... 28


2.5.4.

Kiểu gen GH và INS liên quan đến tính trạng sản xuất của gà ......................... 29

2.6.

Ứng dụng một số hàm số tốn học trong chăn ni gà thịt ............................... 33

2.7.

Tình hình nghiên cứu đa hình gen trong và ngồi nước............................................. 35

2.7.1.

Tình hình nghiên cứu về đa hình gen ở gà trên thế giới ........................................ 35

2.7.2.

Tình hình nghiên cứu về đa hình gen trên các giống gà bản địa ở Việt Nam ............. 38

2.7.3.

Một số thông tin về gà Mía - đối tượng nghiên cứu .......................................... 40

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 42
3.1.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 42

3.1.1.


Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên đối tượng là gà Mía thuần, được
thu thập từ các cơ sở thuộc Hiệp hội chăn nuôi gà Mía, thị xã Sơn Tây, Hà
Nội...................................................................................................................... 42

3.1.2.

Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 42

3.2.1.

Nội dung 1: Đặc điểm hóa chi tết về ngoại hình của giống gà Mía .................. 42

3.2.2.

Nội dung 2: Xác định tần số kiểu gen của đa hình của 2 gen INS, GH; và
ảnh hưởng của các kiểu gen này đến khả năng tăng khối lượng ở gà Mía.
........................................................................................................................... 43

3.2.3.

Nội dung 3: Tạo dịng gà Mía sinh trưởng nhanh ............................................. 46

iv



3.2.4.

Nội dung 4: Đánh giá khả năng sản xuất thịt và xác định tuổi giết thịt thích
hợp của gà Mía thương phẩm (được sinh ra từ thế hệ 2)................................... 55

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 59
4.1.

Đặc điểm ngoại hình của gà mía ....................................................................... 59

4.1.1.

Tiêu chuẩn hóa đặc điểm ngoại hình cơ bản của gà Mía................................... 59

4.2.

Đa hình của gen Insulin (INS), Growth Hormone (GH) và ảnh hưởng của
chúng đến khả năng sinh trưởng ở gà mía. .......................................................... 70

4.2.1.

Xác định đa hình gen, kiểu gen, tần số kiểu gen, alen của gen INS và GH
trên đàn gà Mía .................................................................................................. 70

4.2.2.

Ảnh hưởng của các kiểu gen của gen INS và GH đến khối lượng của gà Mía ........ 74

4.3.


Chọn tạo dịng gà mía mang kiểu gen gg của gen GH có khả năng sinh
trưởng nhanh ...................................................................................................... 83

4.3.1.

Khả năng sinh sản của gà Mía dịng trống có gen sinh trưởng nhanh, thế
hệ xuất phát và thế hệ thứ nhất .......................................................................... 84

4.3.2.

Tần số xuất hiện kiểu gen GG trên đàn gà Mía thế hệ 1 ................................... 91

4.3.3.

Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà
Mía mang kiểu gen GG thế hệ 1 và thế hệ 2 ..................................................... 91

4.3.4.

Kết quả phân tích một số tham số di truyền của q trình chọn lọc gà Mía
qua 2 thế hệ ........................................................................................................ 99

4.4.

Khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm thịt mang kiểu gen GG ............. 102

4.4.1.

Khối lượng cơ thể ............................................................................................ 102


4.4.2.

Chất lượng thân thịt và tỷ lệ một số nội quan của gà Mía mang kiểu gen
GG ................................................................................................................... 105

4.4.3.

Xác định hàm sinh trưởng phù hợp và thời điểm giết thịt thích hợp cho gà
Mía thương phẩm sinh trưởng nhanh .............................................................. 107

Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 116
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 116

5.2.

Đề nghị ............................................................................................................ 117

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ................................... 118
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 119
Phụ lục ......................................................................................................................... 132

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ADN


Tiếng Anh

Tiếng Việt

Deoxyribonucleic acid

-

Best Linear Unbiased Prediction

Mơ hình tuyến tính tốt nhất khơng
thiên vị

Bp

Base pair

Cặp bazơ

BW

Body Weight

Khối lượng cơ thể

BW36

Body Weight at 36 days

Khối lượng cơ thể tại 36 ngày tuổi


BW39

Body Weight at 39 days

Khối lượng cơ thể tại 39 ngày tuổi

BW46

Body Weight at 46 days

Khối lượng cơ thể tại 46 ngày tuổi

cGH

Chicken growth hormone

BLUP

cGHR
cGHSR

Gen mã hóa hooc mơn sinh trưởng
ở gà
Gen mã hóa thụ thể hooc môn sinh
Chicken growth hormone receptor
trưởng ở gà
Chicken growth hormone secretagogue Thụ thể tiết hormone tăng trưởng ở
receptor



cs

and others

Cộng sự

Cv %

Coefficient of variation

Hệ số biến thiên

D-loop

Displacement loop

Vùng điều khiển ADN ty thể

dNTP

Deoxynucleotide

Deoxynucleotid

Đvt

-

Đơn vị tính


ĐC

-

Đối chứng

EAAP

The European Federation of Animal
Hiệp hội chăn nuôi Châu Âu
Science

EDTA

Ethylene Diamine Tetraacetic Acid

-

F

Forward

Mồi xuôi

FAO

Food and Agriculture Organization of Tổ chức lương thực và nông nghiệp
the United Nations
Liên hiệp quốc


FCR

Feed conversion ratio

Hệ số chuyển hóa thức ăn

GLM

General Linear Models

Mơ hình tuyến tính tổng qt

GTG

Breeding value

Giá trị giống

GWAS

Genome wide association study

Nghiên cứu liên kết toàn bộ hệ gen

INFPD

International

Network


for

vi

Family Mạng lưới quốc tế phát triển chăn


Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Poultry Development

nuôi gia cầm nông hộ

INS

Insuline gene

Gen Insulin

Kb

Kilo base pair

1000 cặp bazơ


kDa

Kilodalton

-

LHQ

The United Nations

Liên hiệp quốc

LSM

Least Square Mean

Trung bình bình phương nhỏ nhất

mARN

Messenger RNA

ARN thơng tin

ME

Metabolizable Energy

Năng lượng trao đổi


MHC

Major Histocompatibility Complex

Phức hợp tương thích mơ chính

MLM

Mixed linear model

Mơ hình tuyến tính hỗn hợp

mtDNA

Mitochondrial DNA

DNA ty thể

Mx

Myxovirus resistant gen

Mx gene

NADH

Nicotinamide adenine dinucleotide

-


NST

-

Năng suất trứng

OD

Optical density

Mật độ quang

OECD

The Organisation for
Cooperation Development

PCR

Polymerase Chain Reaction

PCR-RFLP

Polymerase chain reaction - Restriction Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn
fragment length polymorphism
PCR

PN

Production Number


Chỉ số sản xuất

p-value

Probability value

Giá trị xác suất

QTL

Quantitative Trait Loci

Cụm gen tính trạng số lượng

R

Reverse

Mồi ngược

RBI

Rare Breeding International

Tổ chức quốc tế về giống hiếm

RE

Restriction Enzyme


Enzym cắt giới hạn

RFI

Residual feed intake

Lượng thức ăn dư thừa

SCN

AD

Sau Công nguyên

SD

Standard deviation

Độ lệch chuẩn

SE

Standard error

Sai số chuẩn

SLT

-


Sản lượng trứng

SNPs

Single-nucleotide polymorphism

Đa hình nuclêơtit đơn

Economic

Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
Phản ứng chuỗi polymerase

vii


Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt



-

Thức ăn

TCN


BC

Trước công nguyên

TCVN

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

THXP

-

Thế hệ xuất phát

TLNS

-

Tỷ lệ ni sống

TN

-

Thí nghiệm

TT


-

Tuần tuổi

TTTĂ

-

Tiêu tốn thức ăn

VN

-

Vòng ngực

DT

-

Dài thân

VN/DT

-

Vòng ngực/ Dài thân

UNEP


WCU

The United Nations Environment
Programme
United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization
World Conservation Union

Cơ quan bảo vệ môi trường của
Liên hợp quố
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn
hóa Liên Hiệp Quốc
Hiệp hội Bảo tổn thiên nhiên thế
giới

WWF

World Wide Fund for Nature

Quỹ Quốc tế về thiên nhiên

-

Trung bình mẫu

UNESCO

viii



DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Lịch sử các phương pháp chọn lọc gia cầm ............................................... 19

2.2.

Một số tính trạng được quan tâm nhất trong việc chọn lọc dòng thuần ............ 21

2.3.

SNP hàng đầu liên quan đến khối lượng cơ thể và các đặc điểm hiệu
quả sử dụng thức ăn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận mơ hình
tuyến tính hỗn hợp. ..................................................................................... 26

3.1.

Cặp mồi đặc hiệu để nhân đoạn ADN của đa hình A3971G và T3737C
gen INS ....................................................................................................... 44

3.2.

Cặp mồi đặc hiệu để nhân đoạn ADN của đa hình G662A và C423T

gen GH........................................................................................................ 44

3.3.

Bản đồ cắt enzyme giới hạn tại các điểm đa hình ...................................... 45

3.4.

Chế độ chăm sóc gà Mía nuôi sinh sản ...................................................... 50

3.5.

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần cho gà Mía ni sinh sản .................. 50

3.6.

Sơ đồ ghép phối giữa các nhóm gia đình ................................................... 51

3.7.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên gà thương phẩm ............................................. 55

3.8.

Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần của gà thương phẩm .......................... 55

3.9.

Cơng thức ước tính khối lượng (BWt) và tăng khối lượng ở tuần tuổi
t (WGt) theo các hàm sinh trưởng .............................................................. 57


4.1.

Thống kê một số tính trạng hình thái của gà Mía ....................................... 68

4.2.

Một số chiều đo cơ thể của gà Mía ở 8 và 38 tuần tuổi .............................. 69

4.3.

Tần số xuất hiện một số kiểu gen của gen INS và GH trên gà Mía ........... 72

4.4.

Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen
của đa hình A3971G của gen INS (LSM±SE) ........................................... 75

4.5.

Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen
thuộc đa hình T3737C của gen INS (LSM ± SE) ....................................... 77

4.6.

Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen
thuộc đa hình C423T của gen GH (LSM ± SE) ........................................ 78

4.7.


Khối lượng cơ thể gà Mía từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu gen
thuộc đa hình G662A của gen GH (LSM ± SE) ......................................... 79

4.8.

Khối lượng cơ thể gà Mía trống từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu
gen thuộc đa hình G662A của gen GH (LSM ± SE) .................................. 81

4.9.

Khối lượng cơ thể gà Mía mái từ mới nở đến 20 tuần tuổi mang kiểu
gen thuộc đa hình G662A của gen GH (LSM ± SE) .................................. 82
ix


4.10.

Tuổi đẻ và khối lượng gà Mía mái mang kiểu gen sinh trưởng nhanh
qua 2 thế hệ chọn lọc và gà Mía ĐC (chưa được chọn lọc) ....................... 84

4.11.

Tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn của gà Mía mang kiểu
gen sinh trưởng nhanh và gà Mía đối chứng .............................................. 86

4.12.

Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Mía thế hệ xuất phát ................... 89

4.13.


Một số kết quả về khả năng ấp nở của gà Mía thế hệ xuất phát ................. 90

4.14.

Tỷ lệ nuôi sống của gà Mía mang kiểu gen GG thế hệ 1 và 2 ......................... 92

4.15.

Khối lượng gà Mía trống mang gen kiểu gen GG từ mới nở đến 20
tuần tuổi qua 2 thế hệ (LSM± SE) .............................................................. 93

4.16.

Khối lượng gà Mía mái mang gen kiểu gen GG từ mới nở đến 20 tuần
tuổi qua 2 thế hệ (LSM± SE) ...................................................................... 94

4.17.

Lượng thức ăn tiêu tốn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Mía trống
mang gen GG thế hệ 1 và 2 ........................................................................ 97

4.18.

Lượng thức ăn tiêu tốn và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Mía mái
mang gen GG thế hệ 1 và 2 ........................................................................ 98

4.19.

Một số tham số thống kê khi chọn lọc gà Mía mang kiểu gen GG .......... 100


4.20.

Giá trị giống ước tính của các nhóm cá thể gà Mía giống thế hệ 1 được
chọn lọc ..................................................................................................... 101

4.21.

Khối lượng cơ thể gà Mía thương phẩm từ 0 – 4 tuần tuổi ...................... 102

4.22.

Khối lượng cơ thể gà Mía thương phẩm từ 5 - 20 tuần tuổi ..................... 103

4.23.

Hiệu quả sử dụng thức ăn (FCR) của gà Mía thương phẩm từ 1 – 20
tuần tuổi .................................................................................................... 104

4.24.

Một số kết quả khảo sát thân thịt của gà Mía ........................................... 106

4.25.

Kết quả xác định một số tham số và độ tin cậy của 3 hàm sinh trưởng
đối với gà Mía thương phẩm .................................................................... 108

4.26.


Khối lượng (g), tăng khối lượng hàng tuần (WGt, g/tuần) và tăng khối
lượng bình quân cả kỳ (AWGt, g/tuần) thực tế và ước tính bằng hàm
Gompertz ở gà Mía trống thương phẩm ................................................... 109

4.27.

Khối lượng (g), tăng khối lượng hàng tuần (WGt, g/tuần) và tăng khối
lượng bình quân cả kỳ (AWGt, g/tuần) thực tế và ước tính bằng hàm
Lopez ở gà Mía mái thương phẩm............................................................ 110

4.28.

Giá trị sản phẩm thu thêm (MPV) và chi phí ni thêm (MIC) mỗi
tuần đối với gà Mía trống mang gen GG thương phẩm (VNĐ) ............... 113

x


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

2.1.

Hệ thống, cơ cấu giống gà thịt điển hình....................................................... 22

2.2.


Cấu trúc gen cGH ở gà .................................................................................. 30

2.3.

Gen insulin và vị trí của các đột biến mới xuất hiện ..................................... 32

4.1.

Gà Mía trống trưởng thành ............................................................................ 59

4.2.

Gà Mía mái có lơng màu “mã thó” (đất sét).................................................. 59

4.3.

Gà Mía mái có lơng màu “mã nhãn” ............................................................. 60

4.4.

Gà Mía mái có lơng màu “mã sẻ” ................................................................. 60

4.5.

Mào 5 thùy răng cưa đơn............................................................................... 61

4.6.

Mào 5 thùy răng cưa kép ............................................................................... 61


4.7.

Mào có 6 thùy răng cưa đơn .......................................................................... 62

4.8.

Mào có 7 thùy răng cưa đơn .......................................................................... 62

4.9.

Đầu gà Mía đẹp được ưa chuộng nhất ........................................................... 63

4.10.

Mỏ gà màu trắng ngà ..................................................................................... 63

4.11.

Mỏ gà màu vàng nâu ..................................................................................... 63

4.12.

Hàng chấm đỏ ca rơ trên chân gà Mía ........................................................... 63

4.13.

Vẩy sừng trên chân gà Mía............................................................................ 64

4.14.


Kẽ các ngón chân của gà Mía có màu hồng nhạt .......................................... 64

4.15.

Đàn gà Mía sinh sản trưởng thành ................................................................ 64

4.16.

Gà Mía 01 ngày tuổi ...................................................................................... 65

4.17.

Đàn gà Mía 01 ngày tuổi ............................................................................... 65

4.18.

Gà Mía trống 04 tuần tuổi ............................................................................ 65

4.19.

Gà Mía mái 04 tuần tuổi ............................................................................... 65

4.20.

Đàn gà Mía 04 tuần tuổi ................................................................................ 66

4.21.

Đàn gà mái Mía 08 tuần tuổi ......................................................................... 66


4.22.

Gà Mía trống 08 tuần tuổi ............................................................................. 67

4.23.

Gà Mía mái 08 tuần tuổi ................................................................................ 67

4.24.

Sản phẩm cắt đoạn gen INS tại điểm A3971G bằng enzyme ...................... 71

4.25.

Sản phẩm cắt đoạn gen INS tại điểm T3737C bằng enzyme MspI ............... 71
xi


4.26.

Sản phẩm cắt đoạn gen GH tại điểm G662A bằng enzyme MspI ................. 71

4.27.

Sản phẩm cắt đoạn gen GH tại điểm C423T bằng enzyme PaI .................... 71

4.28.

Tần số đa hình gen của gen INS và GH của gà Mía ..................................... 73


4.29.

Đồ thị thể hiện khối lượng cơ thể gà Mía mang kiểu 3 gen: AA, AG và GG
của đa hình G662A gen GH............................................................................. 80

4.30.

Đồ thị mô tả tỷ lệ đẻ của đàn gà Mía ở thế hệ xuất phát ............................... 88

4.31.

Đồ thị biểu diễn khối lượng gà Mía trống đến 20 tuần tuổi qua 3 thế hệ............. 95

4.32.

Đồ thị biểu diễn khối lượng gà Mía mái đến 20 tuần tuổi qua 3 thế hệ ........ 95

4.33.

Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể thực tế (BWreal, g), khối lượng cơ
thể (BWgom, g), tăng khối lượng hàng tuần (WGgom, g/tuần), tăng
khối lượng cả kỳ (AWGgom, g/tuần) ước tính theo hàm Gompertz của
gà Mía trống thương phẩm .......................................................................... 110

4.34.

Đồ thị biểu diễn khối lượng cơ thể thực tế (BWreal, g), khối lượng cơ
thể (BWlop, g), tăng khối lượng hàng tuần (WGlop, g/tuần), tăng khối
lượng bình qn cả kỳ (AWGlop, g/tuần) ước tính theo theo hàm Lopez

của gà mái Mía thương phẩm ...................................................................... 111

4.35.

Đồ thị biểu diễn giá trị sản phẩm thu thêm (MPVgom) ước tính dựa
trên hàm Gompertz và chi phí ni thêm (MIC) mỗi tuần đối với gà
Mía trống (VNĐ/con/tuần) .......................................................................... 114

4.36.

Đồ thị biểu diễn giá trị sản phẩm thu thêm (MPVlop) ước tính dựa trên
hàm Lopez và chi phí ni thêm (MIC) mỗi tuần đối với gà Mía mái
(VNĐ/con/tuần) ........................................................................................... 115

xii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT
2.1.

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ bảo tồn và phát triển gà bản địa ở Việt Nam....................................... 16

xiii



TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Hồng Anh Tuấn
Tên luận án: Chọn lọc nâng cao năng suất sinh trưởng của gà Mía bằng chỉ thị phân tử
Chun ngành: Chăn ni

Mã số: 9 62 01 05

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: sử dụng kỹ thuật phân tử để chọn tạo ra dòng gà Mía có khả năng
sinh trưởng nhanh, góp phần phát triển bền vững giống gà này.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện 4 nội dung chính sau đây.
Nội dung 1: Đặc điểm hóa chi tiết ngoại hình của gà Mía bằng các phương pháp
thường quy trong chăn nuôi: đo các chiều đo cơ bản của gà theo hướng dẫn của FAO
(2012); quan sát; chụp ảnh; mô tả; hội thảo lấy ý kiến cộng đồng và của các nhà chuyên
môn thông qua hội thảo khoa học chuyên đề.
Nội dung 2: Xác định tần số kiểu gen và tần số alen của hai gen GH và INS bằng
phương pháp PCR-RFLP; phép thử khi bình phương (χ2) được sử dụng để kiểm định mức
độ phù hợp của tần số kiểu gen, tần số alen quan sát so với lý thuyết theo định luật HardyWeinberg; Xác định sự ảnh hưởng của chúng đến tính trạng sinh trưởng của gà Mía bằng
phần mềm SAS 9.4.
Nội dung 3: Tạo dịng gà Mía sinh trưởng nhanh
Dựa vào sự có mặt của gen ứng viên, sử dụng đồng thời 3 phương pháp chọn lọc: qua
ngoại hình, chọn lọc trong gia đình dựa vào giá trị giống ước tính ( phương pháp BLUP) ...
để chọn, tạo được dịng gà Mía sinh trưởng nhanh (qua 3 thế hệ) với 30 gia đình gà (mỗi gia
đình có 1 trống/6 mái).
Nội dung 4: Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà Mía thương phẩm sinh ra từ
dịng nói trên bằng phương pháp với lô đối chứng là gà Mía chưa chọn lọc.
Xác định hàm hồi quy phi tuyến tính phù hợp (từ 3 hàm: Gompertz, Logistic và
Lopez) để mơ tả động thái sinh trưởng của gà Mía thương phẩm thịt bằng phần mềm R
4.0. Sử dụng đạo hàm của hàm hối quy phi tuyến tính thích hợp vừa được chọn và một
số tham số thực nghiệm để xác định tuổi giết thịt tối ưu kỹ thuật và tuổi giết thịt tối ưu

kinh tế cho gà Mía thương phẩm thịt.
Kết quả chính
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã thu được một số kết quả chính như sau
1) Đặc điểm hóa cơ bản tính trạng ngoại hình của gà Mía, xây dựng được bộ
atlat làm cơ sở tốt cho cơng tác chọn lọc gà Mía qua ngoại hình với sự mơ tả ngoại
hình của gà lúc mới nở, 8 tuần tuổi và trưởng thành một cách chi tiết và tương đối
đầy đủ.
2) Về phát hiện gen ứng viên liên quan đến tốc độ sinh trưởng, đề tài đã phát

xiv


hiện ra ở gà Mía, đa hình A3971G của gen INS, có 3 kiểu gen: AA; AG; GG với tỷ
lệ là 29; 54; 17%; đa hình G662A có 2 kiểu gen là CT và TT với tỷ lệ là 22 và 78%;
các kiểu gen này không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng khối lượng của gà (P
>0,05).
Với gen GH, đa hình G662A có 3 kiểu gen: AA; AG; GG với tỷ lệ là 51; 40 và 9%;
đa hình C423T có 3 kiểu gen: CC; CT và TT với tỷ lệ là 34; 45 và 21%. Trong các kiểu
gen đó, chỉ có kiểu gen GG có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng cơ thể gà Mía. Gà
trống mang gen GG có khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi cao hơn trung bình quần
thể là 9,9% và gà mái là 10,7% (P<0,05). Có thể sử dụng kiểu gen GG làm gen ứng
viên để chọn lọc dịng gà Mía có khả năng sinh trưởng nhanh ngay từ 8 tuần tuổi.
3) Từ kết quả tìm ra gen ứng viên, đã chọn tạo ra dịng gà Mía mang kiểu gen GG
sinh trưởng nhanh với 30 gia đình, tỷ lệ trống mái là 1/6. Ở thế hệ thứ hai, lúc 20 tuần tuổi,
đàn gà có tỷ lệ ni sống đạt 95,61% ở gà trống và 92,67% ở gà mái; khối lượng cơ thể gà
trống là 2280,03g, cao hơn quần thể 14,2%; gà mái có khối lượng 1690,90g, cao hơn quần
thể 16,5%.
Gà mái của dòng này đẻ quả trứng đầu tiên khi 152-154 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 5%
ở tuần tuổi 23-24, và tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 32-33. Năng suất trứng trung bình
là 82,90 quả/mái/74 tuần tuổi, thấp hơn so với quần thể gà Mía bình thường là 2,0 quả

(2,4%, nhưng với P > 0,05). Trứng có chất lượng tốt, tương đương với trứng của gà Mía
quần thể.Tỷ lệ trứng có phơi/tổng trứng ấp trung bình 87,65%; tỷ lệ nở /tổng trứng ấp
trung bình 72,02%. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng trung bình là 5,01 – 5,02kg.
Một số tham số di truyền ở thế hệ thứ hai: ly sai chọn lọc gà trống 246,10g; gà mái
là 94,36g. Hệ số di truyền là 0,34. Hiệu quả chọn lọc mong đợi ở gà trống là 83,67; gà
mái là 32,08g.
4) Gà Mía trống thương phẩm mang gen sinh trưởng nhanh lúc 20 tuần tuổi có khối
lượng lớn hơn gà Mía ở lô ĐC là 221g (tương ứng 10,0%); gà mái lớn hơn là 218g/con
(tương ứng 13,6%); FCR thấp hơn 4,5% so với ĐC (P<0,05). Các chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi
sống, chất lượng thân thịt của gà Mía mang gen sinh trưởng nhanh tương tự như gà Mía
quần thể (P > 0,05).
Đề tài cũng chỉ ra là, có thể sử dụng mơ hình Gompertz để mơ tả đường cong sinh
trưởng của gà Mía trống thương phẩm là phù hợp nhất; tương tự, sử dụng hàm Lopez là
phù hợp nhất với gà mái. Kết hợp với kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn giá sản phẩm,
sử dụng đạo hàm của các hàm trên đã xác định được thời điểm giết thịt cho hiệu quả cao
nhất đối với gà Mía trống là khoảng 15-16 tuần tuổi và đối với gà Mía mái là khoảng 1415 tuần tuổi.

xv


THESIS ABSTRACT
Ph.D. candidate: Hoàng Anh Tuấn
Thesis title: Selectively improve the growth performance of Mia chicken with molecular
markers
Major: Animal Science
Code: 9 62 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: Using molecular techniques to select a purebred Mia chicken line
with high growth ability, contributing to the sustainable development of this chicken
breed.

Materials and Methods: The research was implemented on 4 main topics as follows:
Content 1: Detailed characterization the appearance of Mia chicken by conventional
methods in livestock production: measuring the basic dimensions of chicken body
according to the guidelines of FAO (2012); observing; taking pictures; description;
organizing thematic scientific seminars to collect opinions of the community and experts.
Content 2: Determination of genotype and allele frequencies of two genes GH and
INS by PCR-RFLP method; The Chi squared test (χ2) was used to test the agreement of
genotype frequencies, observed allele frequencies compared with the theory according to
Hardy-Weinberg's law. determination of their influences on growth traits of Mia chicken
with SAS 9.4 software; using the general linear model (GLM) to analyze the influence of
polymorphisms of 2 genes INS and GH, as well as gender on body mass index according
to statistical model: yijk=µ+Gi+Sj+Gi*Sj+εijk. In which, yijk: body mass index; µ:
population mean; Gi: influence of genotype itth; thereby identifying the marker gene
(candidate gene) to select the fast-growing Mia chicken line.
Content 3: Create a high-growing Mia chicken line
Based on the presence of candidate genes, 3 selection methods are simultaneously
used: through appearance, selection in the family, selection based on breed value (BLUP),
... to choose and create a high-growing Mia chicken line (over 3 generations) with 30
chicken families (each family has 1 cock/6 hens).
Content 4: Evaluation the meat production ability of Mia commercial chickens born
from the selected lines by batching method compared between experimental batches born
from high-growing Mia line and control groups of Mia unselected chickens.
Determine the non-linear regression function (from 3 functions: Gompertz, Logistic
and Lopez) to describe the growth curve of commercial meat Mia chickens using R 4.0.5
software.
Using the first-order derivative of the selected suitability function and combined
some experimental parameters to determine the technically and the economically optimal
slaughter age for commercial Mia chickens.
Main findings
1) Based on the basic characterization of the appearance of Mia chickens, building

an atlas is a basis for the selection of Mia chickens through appearance with the detailed
description of the appearance of chickens at hatching, 8 weeks of age, and adulthood.
xvi


2) In Mia chicken, for the INS gene: the A3971G polymorphism has 3 genotypes:
AA; AG; GG with a ratio of 29; 54; 17%; and the G662A polymorphism has 2 genotypes:
CT and TT with a ratio of 22 and 78%. These genotypes are not significantly affected the
rate of weight gain of the chickens (P > 0.05).
With the GH gene, the G662A polymorphism has 3 genotypes: AA; AG; GG at a
rate of 51; 40 and 9%; and the C423T polymorphism has 3 genotypes: CC; CT and TT
with the ratio of 34; 45 and 21%. Among those genotypes, only genotype GG had a
significant affect on body weight gain of Mia chickens. Roosters carrying the GG gene
had a body mass at 20 weeks of age that was 9.9% higher than the population mean; and
respectively was 10.7% of hens (P<0.05). This genotype GG can be used as a candidate
gene to select Mia line with fast-growing ability from 8 weeks of age.
3) Based on the presence of candidate genes, the project selected to create a fastgrowing Mia chicken line carrying genotype GG with 30 families, in each family the ratio
of male and female is 1/6.
In the second generation, at 20 weeks of age, the chicken flock had a survival rate
of 95.61% in roosters and 92.67% in hens; the roosters’ body weight was 2280.03g,
14.2% higher than the population; hens’ body weight was 1690.90g, 16.5% higher than
the population.
Hens of the fast-growing line lay their first eggs at 152-154 days of age, the laying
rate reaches 5% at 23-24 weeks of age, and the peak laying rate at 32-33 weeks of age.
The average egg yield was 82.90 eggs/hen/74 weeks of age, about 2 eggs lower than the
Mia population (2.4%, but with P > 0.05). Eggs have good quality, equivalent to eggs of
Mia chicken population. The average percentage of eggs with embryos/total incubated
eggs was 87.65%; hatching rate/total incubated eggs averaged 72.02%. The average food
consumption/10 eggs is 5.01 - 5.02kg.
Some genetic parameters in the second generation: selection difference of rooster

246,10g; hens are 94.36g; The heritability coefficient is 0.34; the expected selective effect
in roosters are 83.67; hens are 32.08g. This chicken line has a lower reproductive capacity
but the difference is not significant (P > 0.05) compared with the unselected population
of Mia chickens.
4) Mia commercial cocks carrying the fast-growing gene at 20 weeks of age had a
higher weight than the chickens in the control group by 221g (corresponding to 10.0%),
and similar to that of hens was 218g higher (13.6% respectively); FCR was 4.5% lower
than the control group (P<0.05). The parameters of survival rate and carcass quality of
Mia chicken carrying the fast growth gene were similar to Mia population (P > 0.05).
Using the Gompertz model to describe the growth curve of commercial cockerels was
the most suitable; similarly, using the Lopez model was the best suited for hens. Combined with
the monitoring results on feed consumption and product prices, using the derivative of the
above functions, it has been determined that the most effective slaughtering time for Mia cocks
can be about 15-16 weeks old and about 14-15 weeks old for Mia hens.

xvii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, các giống gà bản địa trên toàn thế giới ngày càng nhận được sự
quan tâm đặc biệt vì có chất lượng thịt, trứng thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng. Gà bản địa có sức đề kháng tốt, khả năng tự kiếm ăn cao, thích nghi với
điều kiện chăm sóc và phương thức chăn ni truyền thống của địa phương. Hầu hết
các giống gà bản địa có địa bàn phân bố hẹp, quần thể nhỏ, khả năng cận huyết lớn
dẫn đến suy thoái cao; nguồn gen bị lai tạp nhiều; khó phát triển sản xuất hàng hố
quy mô lớn; nguy cơ mất giống là rất lớn (Padhi, 2016).
Gà Mía là một giống gà bản địa nổi tiếng, xuất xứ từ làng cổ Đường Lâm, thị
xã Sơn Tây, Hà Nội. Đây là một trong những giống gà có ngoại hình đẹp nhất trong
số hàng chục giống gà nội của nước ta với đặc điểm nổi bật là có khối lượng cơ thể

tương đối lớn, mào đơn, tích lớn; thịt sáng màu, chất lượng thịt và trứng rất thơm
ngon. Với các ưu điểm đó, gà Mía ln chiếm lĩnh thị trường rộng lớn trong tập
đồn gà nội và ln nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Theo
thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2004 đến 2018 đã có đến 6 đề tài nghiên cứu
cấp bộ và cấp thành phố để chọn lọc gà Mía (Hồ Xuân Tùng & cs., 2009a; Lưu
Quang Minh & cs., 2016b; Ngô Thị Kim Cúc & cs., 2016; Nguyễn Duy Vụ & cs.,
2016; Nguyễn Huy Đạt & cs., 2004). Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu sử dụng
phương pháp chọn lọc thông qua các đặc điểm ngoại hình và năng suất... đã mang
lại một số kết quả bước đầu nhưng tiến bộ di truyền thấp, kết quả chọn lọc khơng
chắc chắn. Ngay cả với các tính trạng ngoại hình, vẫn cịn khá nhiều đặc điểm của
gà Mía chưa được mơ tả kỹ và chi tiết hóa như đặc điểm của chân gà, mào, sự phát
dục của bộ lông...
Mặt khác, trong thời gian gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học di truyền
phân tử, trình độ khoa học công nghệ cũng như thiết bị hiện đại tại các phịng thí
nghiệm tiên tiến trên thế giới cũng như ở nước ta đã cho phép con người có thể chọn
lọc nâng cao được tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Công nghệ gen được ứng dụng
rộng rãi trong chăn nuôi và là một trong những ứng dụng quan trọng hỗ trợ tích cực
cơng tác chọn giống. Sử dụng cơng nghệ gen có thể chọn lọc được vật ni theo
những tính trạng mong muốn ở giai đoạn rất sớm và có độ tin cậy cao trong việc dự
đốn kiểu hình của con vật trưởng thành, từ đó rút ngắn được thời gian chọn lọc,
giảm được chi phí cho sản xuất con giống (Fathi & cs., 2017; Saxena & Kolluri,
2018).
1


Các kết quả nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có nhiều nhóm gen hoặc
gen riêng biệt có ảnh hưởng lớn đến tính trạng số lượng, được gọi là gen chủ (Major
Gene) hay gen QTL (Quantitative Trait Loci), chúng được phát hiện nhờ liên kết
với gen đánh dấu (marker gene). . Khi dựa vào sự có mặt của gen đánh dấu hoặc
sử dụng gen đánh dấu để hỗ trợ cho quá trình chọn lọc.... được gọi là chọn lọc có

sự hỗ trợ của gen đánh dấu (Markers Assisted Selection – MAS). Cơ sở dữ liệu về
QTL ở gà có thể giúp tìm kiếm và so sánh các kết quả từ các nghiên cứu khác nhau
làm tăng tốc độ tìm kiếm vị trí của các gen cơ bản (Drogemuller & cs., 2001).
Trong số các gen đánh dấu, nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các gen GH và INS
ở gà có mối liên hệ tương đối chặt với tốc độ sinh trưởng, từ đó, có thể sử dụng
chunhs như là gen chỉ thị trong công tác giống (Wang &cs., 2016). Nghiên cứu
này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của đa hình của các gen GH và INS đến các tính
trạng sinh trưởng của gà Mía, từ đó xác định được gen ứng viên, làm cơ sở để tạo
ra dòng gà Mía sinh trưởng nhanh.
1.2. MỤC TIÊU
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được một số mục tiêu sau đây:
- Đặc điểm hóa chi tiết và đầy đủ về ngoại hình của giống gà Mía.
- Xác định được tần số xuất hiện của một số đa hình gen và alen; sự ảnh
hưởng của chúng đến tính trạng sinh trưởng của gà Mía; từ đó xác định được gen
chỉ thị để sử dụng trong cơng tác chọn lọc dịng gà Mía sinh trưởng nhanh.
- Dựa vào gen chỉ thị, tạo được dòng gà có khả năng sinh trưởng nhanh làm dịng
trống. Đánh giá khả năng sinh sản, sinh trưởng và sự di truyền các gen này ở dịng gà
Mía trống qua 2 thế hệ tiếp theo.
- Đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà Mía thương phẩm và lựa chọn được
hàm số toán học phù hợp nhất để xác định thời điểm giết thịt thích hợp đối với gà
Mía thương phẩm thịt.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Gà Mía được chọn để nghiên cứu trong đề tài này được thu thập từ các cơ sở
chăn ni gà Mía truyền thống của thị xã Sơn Tây - Thành phố Hà Nội, đặc biệt là
các cơ sở thuộc Hội Chăn ni gà Mía.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xác định mối liên quan giữa đa hình của các gen GH và INS với năng suất

2



sinh trưởng của gà Mía, làm cơ sở để tạo ra dịng gà Mía trống có khả năng sinh
trưởng nhanh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Bổ sung chi tiết về một số đặc điểm ngoại hình của giống gà Mía, làm cơ sở
vững chắc cho cơng tác chọn gà Mía qua ngoại hình.
Đây là cơng trình khoa học đầu tiên cơng bố về đa hình gen INS và GH; ảnh
hưởng của các đa hình và ảnh hưởng của di truyền cộng gộp, di truyền trội của các
đa hình này đến tính trạng tăng khối lượng gà Mía.
Tạo được dịng gà Mía mới, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn đàn quần thể
một cách rõ rệt và di truyền ổn định qua 2 thế hệ.
Áp dụng một số hàm hồi quy phi tuyến tính để ước tính khối lượng cơ thể
qua thời gian và xác định được tuổi giết thịt phù hợp nhất với gà Mía thương phẩm
sinh trưởng nhanh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đây là tài liệu khoa học đầu tiên nghiên cứu tính đa hình gen ở gà Mía,
ảnh hưởng của các đa hình này đến tính trạng tăng khối lượng cơ thể, phục vụ
cho công tác chọn lọc và nhân giống gà Mía sinh trưởng nhanh dựa trên chỉ thị
phân tử; là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên
cứu và học tập trong ngành chăn nuôi ở các trường đại học và viện nghiên cứu
chuyên ngành.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Sản phẩm của đề tài là dịng gà Mía có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt
so với gà Mía quần thể, đã được Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận là TBKT (QĐ số 236/QĐ-CN-GSN ngày 30 tháng 11 năm 2021). Dòng gà
này đã được bàn giao cho thành phố Hà Nội để phục vụ cho cơng tác nhân thuần
gà Mía để từ đó, có thể tạo ra nhiều tổ hợp lai giữa gà Mía với nhiều giống gà
khác cho hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tích cực cho ngành chăn ni gia cầm

nói chung và ngành chăn ni gà lơng màu nói riêng.
Trên cơ sở áp dụng hàm tốn học để tính tốn một cách khoa học, đề tài đã
đề xuất tuổi giết thịt phù hợp nhất đối với gà Mía thương phẩm.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. SỰ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG
2.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng số lượng
Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như sinh trưởng, sinh sản,
chất lượng trứng... đều là các tính trạng số lượng, do các gen nằm trên nhiễm sắc
thể quy định. Tính trạng số lượng thường là các tính trạng đo lường được và số
lượng biến thiên liên tục rất khó phân biệt như khối lượng cơ thể, kích thước các
chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng trứng…. Sự phân bố tần suất các giá trị
tính trạng được biểu diễn bằng đường phân bố chuẩn, số đơng cá thể có giá trị
xung quanh giá trị trung bình của quần thể, càng về 2 cực, càng ít cá thể.
Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố tác động của
ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngồi khơng thể làm thay đổi cấu trúc di
truyền, nhưng nó tác động làm phát huy hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt
động của các gen. Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu
ảnh hưởng nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị
như sau:
Theo tác giả Đặng Vũ Bình & cs. (2018) quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen
(G) và mơi trường (E) của một cá thể biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (Phenotyp value)
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance value)

I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental diviation)
Es : Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental diviation)
Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và
ngoại cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể hiện
khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh mơi trường sống (như chế
độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý…). Đây là cơ sở để tạo lập một điều kiện ngoại
cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật
4


ni, đặc biệt là gia cầm. Do đó việc chọn lọc nâng cao năng suất một tính trạng
nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới, việc nghiên cứu di truyền các tính trạng số
lượng là vấn đề có ý nghĩa quyết định và hết sức cần thiết.
2.1.2. Ước tính giá trị giống
Bố và mẹ của con vật khi di truyền khơng truyền tồn bộ các gen của mình
cho đời con, kiểu gen của bố mẹ sẽ khác so với đời con cái, cho nên phải sử dụng
giá trị giống hay còn gọi là giá trị di truyền cộng gộp để đánh giá giá trị kiểu gen
trung bình ở đời con. Giá trị giống của một cá thể là giá trị được đánh giá thơng
qua giá trị trung bình của đời con của cá thể đó. Giá trị di truyền cộng gộp là giá
trị duy nhất được truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau và có mối quan hệ chặt chẽ
giữa thế hệ trước với thế hệ sau mà người ta gọi đó là giá trị giống (Breeding Value,
BV). Giá trị giống của con vật không thể đo lường trực tiếp mà chỉ có thể ước tính
từ các đo lường trực tiếp về kiểu hình trên chính bản thân con vật hay các con vật
có quan hệ thân thuộc, nên còn được gọi là giá trị giống ước tính (Estimated
Breeding Value, EBV). Ước tính giá trị giống một tính trạng của vật ni phải dựa
vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở chính bản thân con vật, hoặc phải dựa
trên kiểu hình của tính trạng này ở những con vật có họ hàng với con vật cần ước
tính giá trị giống, hoặc phải phối hợp cả hai giá trị kiểu hình của bản thân con vật
và giá trị kiểu hình của những con vật có họ hàng với con vật cần ước tính giá trị

giống. Các nguồn thơng tin để sử dụng để ước tính giá trị giống của một con vật
bao gồm:
Nguồn thông tin của bản thân con vật: các số liệu năng suất của chính
bản thân con vật.
Nguồn thơng tin của anh chị em con vật: các số liệu năng suất của anh
chị em ruột, anh chị em nửa ruột thịt.
Nguồn thông tin từ đời con con vật: các số liệu năng suất của đời con con vật.
Nguồn thông tin của tổ tiên con vật: các số liệu về năng suất của bố, mẹ, ông
bà nội ngoại, các đời trước thế hệ ông bà. Việc sử dụng các nguồn thông tin trên
đây để ước tính giá trị giống của con vật phụ thuộc vào một số yếu tố:
Hệ số di truyền của tính trạng: các tính trạng có hệ số di truyền càng cao
cao thì mối liên quan giữa giá trị kiểu hình và kiểu gen càng chặt chẽ.
Dung lượng của mỗi nguồn thông tin: ước tính giá trị giống của con vật
có mức độ chính xác cao khi sử dụng dung lượng lớn nguồn thông tin.
5


Quan hệ giữa con vật với nguồn thông tin: con vật có mối quan hệ càng
gần về mặt di truyền với nguồn thơng tin thì mức độ chính xác của việc ước tính
giá trị giống càng chính xác. Quan hệ di truyền cộng gộp thường sử dụng:
- Bố mẹ - con cái = ½
- Anh chị em ruột = ½
- Anh chị em nửa ruột thịt = ¼
- Cháu –ơng bà = ¼
Độ chính xác của ước tính giá trị giống
Như trên đã trình bày có nhiều phương thức và nhiều nguồn thơng tin khác
nhau dùng để ước tính giá trị giống của vật nuôi. Để đánh giá được độ chính xác
cảu các ước tính thì cần sử dụng một khái niệm là độ chính xác của các ước tính
giá trị giống.
rAP = Cov(A,P)/√V(A)(P)

Trong đó: rAP: Độ chính xác của việc ước tính giá trị giống
Cov(A,P): Hiệp phương sai giữa phương thức hoặc nguồn thơng tin sử dụng
để ước tính giá trị giống và giá trị giống
V(A), V(P): Phương sai giá trị giống và phương sai của phương thức hoặc
nguồn thơng tin sử dụng để ước tính giá trị giống.
Độ chính xác của giá trị giống có giá trị từ 0 đến 1 hoặc được biểu thị bằng
số phần trăm. Giá trị của độ chính xác càng lớn chứng tỏ phương thức ước tính
hoặc nguồn thơng tin sử dụng để ước tính giá trị càng chính xác.
2.1.3. Tính trạng số lượng
Khi lai giữa các giống, các dịng có năng suất khác nhau thì con lai F1 thường
có giá trị di truyền trung gian giữa bố và mẹ. Ngồi ra cịn có hiện tượng siêu trội
khi năng suất của con lai F1 vượt quá năng suất của cả bố và mẹ.
Sự di truyền các tính trạng số lượng cũng tuân theo các định luật cơ bản
của Mendel. Bản chất di truyền các tính trạng số lượng cũng là các gen trên
nhiễm sắc thể qui định, song do nhiều gen tác động lên một tính trạng nên có
các đặc trưng riêng. Các tính trạng số lượng biến thiên liên tục rất khó phân
biệt, nên phải có phương pháp nghiên cứu riêng đặc biệt là ứng dụng toán thống
kê sinh học.

6


×