Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Luận văn phòng ngừa rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.33 KB, 98 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Ký hiệu

Nội dung

ATM

Máy rút tiền tự động

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách Nhà nước

PGD

Phịng giao dịch

POS



Điểm chấp nhận thanh tốn thẻ

TCKT

Tổ chức kinh tế

TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

UNC

Ủy nhiệm chi

UNT

Ủy nhiệm thu


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ Sơ đồ bộ máy tổ chức của BIDV Thừa Thiên Huế ............................ 38
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 ................................................................... 41
Bảng 2.2. Doanh số các dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại BIDV
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 .......................................................... 43
Bảng 2.3 Số lượng máy ATM, POS trên địa bàn hoạt động của ................... 44
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - CN Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2015- 2018........................................................................................... 44
Bảng 2.4 Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh theo từng loại thẻ tại BIDV
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015–2018 ......................................................... 47
Bảng 2.5 Hệ thống chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2018................................................ 73
Bảng 2.6. Dự báo hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong TTKDTM tại BIDV
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 .......................................................... 75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Doanh số chuyển tiền trong nước bằng nội tệ và ngoại tệ tại
BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2018 ............................................... 51
Biểu đồ 2.2 Doanh số các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại BIDV Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2015-2018 ............................................................................. 54
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng của các dịch vụ thanh toán trực tuyến tại BIDV Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2015-2018 ................................................................... 57


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang mở ra cho nhân loại
một cánh cửa giao lưu đầy triển vọng.Vượt qua không gian và thời gian,
những luồng dịch chuyển hàng hóa và tiền tệ đã tạo nên sự gắn kết ngày càng
bền vững giữa các quốc gia với các trình độ kinh tế khác nhau và thể chế pháp
luật riêng biệt. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành
Ngân hàng Việt Nam nói riêng đang tích cực vận động để chuyển mình theo
kịp với dịng chảy mạnh mẽ của nền kinh tế - tài chính thế giới. Các mối quan
hệ thanh toán đan xen ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi tất yếu
phải có phương thức thanh tốn tiện dụng, hiện đại để đáp ứng kịp thời nhu

cầu ngày càng cao của các chủ thể kinh tế.
Thanh toán bằng tiền mặt là hình thức thanh tốn lâu đời, truyền thống
trong mua bán trao đổi. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, thanh toán bằng
tiền mặt đã làm nảy sinh một số nhược điểm như: tăng chi phí kiểm đếm, lưu
thơng của các chủ thể kinh tế, lãng phí thời gian vận chuyển cũng như khơng
an tồn nếu phải cất giữ một số lượng lớn… Do đó, hình thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt ra đời, giúp khắc phục các điểm yếu trên đồng thời giảm
thiểu tối đa chi phí, thời gian cho các bên, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.
Tuy nhiên, khi cơng nghệ ngày càng phát triển, trình độ kỹ thuật của
con người ngày càng cao hơn, hình thức này khơng hồn tồn là hình thức ưu
việt nhất. Người dùng vẫn có thể chịu rủi ro khi thanh tốn bằng các hình
thức từng được cho là an tồn này. Một số nhược điểm của thanh tốn khơng
dùng tiền mặt cũng bắt đầu nảy sinh như: giả mạo chữ ký, con dấu của khách
hàng; thông tin thẻ bị đánh cắp, … gây thiệt hại cho cả khách hàng và Ngân
hàng. Từ đó, yêu cầu về việc phát hiện cũng như ngăn ngừa rủi ro đối với
thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở nên cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, qua

1


quá trình tìm hiểu, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phịng ngừa rủi ro
trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế”
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong q trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số đề tài có nội
dung liên quan như sau:
Hà Thị Thanh Hịa (2012), Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Kon Tum,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà nẵng
Lã Thị Kim Anh (2015), Phát triển dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền

mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Thái
Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đinh Thị Định (2016), Quản trị rủi ro gian lận thẻ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tây Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Các đề tài trên đã phản ánh được bản chất cũng như các hình thức
TTKDTM, tuy nhiên chưa có sự hệ thống hóa các hình thức rủi ro thường gặp
trong ngân hàngvà cách thức giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Vì
vậy có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu có tính độc lập của tác giả và
khơng bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất
định hướng và giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế.

2


3.2. Nhiệm vụ
-Tổng quan lý thuyết, cơ sở lý luận về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
(TTKDTM) và quản trị rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt;
-Trên nền tảng lý luận, phân tích thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền
mặt và cách mà Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Thừa Thiên Huế đang phòng ngừa rủi ro trong TTKDTM;
-Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơng tác phịng ngừa rủi ro trong
TTKDTM cho BIDV Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn lànhững vấn đề lý luận và thực tiễn

về phòng ngừa rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu:Giai đoạn 2015-2018 và tầm nhìn đến năm
2020
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biên chứng và
duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của tài chính tiền tệ để nghiên cứu
vấn đề lý luận liên quan đến cơ chế phịng ngừa rủi ro trong các phương thức
thanh tốn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Số liệu và thông tin phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là số liệu thứ

3


cấp. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính tại đơn vị,
các văn bản pháp quy, các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau liên quan
đến chủ đề phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tại các Ngân hàng
thương mại.
b) Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thứ cấp sau khi thu thập, được xữ lý trên phần mềm Excel và sử
dụng các phương pháp sau đây để phân tích:
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp dự báo
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự đúc kết lý luận và đưa lý luận vào thực tiễn trong cơng
tác phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại các Ngân hàng
thương mại
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác phịng ngừa rủi ro trong
thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế qua 4 năm 2015-2018 nhằm chỉ ra
những mặt còn đạt được, những mặt còn hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ sở lý luận về thanh tốn khơng dùng tiền mặt và rủi ro
trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại.

4


Chương II: Thực trạng phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt và
cơng tác phịng ngừa rủi ro trong TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế.
Chương III: Giải pháp cho phịng ngừa hạn chế rủi ro trong thanh tốn
khơng dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam –
chi nhánh Thừa Thiên Huế.

5



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT VÀ
RỦI RO TRONG THANH TỐN KHƠNG DÙNGTIỂN MẶT
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về thanh tốn khơng dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm thanh tốn khơng dùng tiền mặt
“Thanh tốn khơng dùng tiền mặt” là cách thức thanh tốn tiền, hàng
hóa, dịch vụ khơng có sự xuất hiện cảu tiền mặt mà được thực hiện bằng cách
chuyển một số tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản người
thụ hưởng, hoặc bằng cách bù trừ công nợ, mà không sử dụng đến tiền mặt
thông qua vai trò của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn [23].
1.1.2. Đặc điểm thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Gọn nhẹ, tiền không ở dạng tiền mặt nên an tồn: Khối lượng hàng hóa
và dịch vụ ngày càng đa dạng về chất lượng và tăng lên về khối lượng, hình
thức TTKDTM sẽ hạn chế được những nhược điểm của thanh toán bằng tiền
mặt khi mà việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽ khơng an tồn cho cả
người trả tiền và người nhận tiền đối với khối lượng hàng hóa lớn. TTKDTM
sẽ khơng phải kiểm đếm, bảo quản tiền và vận chuyển tiền mặt.
Không thực hiện thao tác bằng tiền mặt: Trong TTKDTM, vật trung
gian trao đổi không phải là tiền mặt theo kiểu Hàng – Tiền – Hàng mà chỉ
xuất hiện dưới dạng tiền kế toán, tiền ghi sổ và được ghi chép trên chứng từ
sổ sách kế toán.
Thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng: Ngân hàng vừa là trung
gian tổ chức vừa là trung gian thực hiện các khoản thanh tốn. Chỉ có ngân
hàng và một số trung gian thanh toán quản lý tài khoản tiền gửi của khách
hàng mới được quyền trích nợ tài khoản để thực hiện thanh toán.

6



Có thể kiểm sốt được thơng tin giao dịch trên tài khoản: Thông qua
sao kê tài khoản ngân hàng, khách hàng có thể theo dõi được lịch sử giao dịch
của mình một cách dễ dàng.
Thực hiện được giao dịch mọi lúc, mọi nơi: Chỉ cần có kết nối internet
là khách hàng có thể thực hiện mọi khoản thanh tốn cũng như theo dõi dịng
tiền của mình một cách thuận tiện, dễ dàng.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: TTKDTM giúp cho khách hàng tiết kiệm
được tối đa thời gian giao dịch cũng như chi phí về thời gian, về giá trị tiền
khi mà mọi giao dịch thanh tốn có thể thực hiện thành cơng chỉ trong vài
phút thay vì việc phải đến tận nơi để mang theo tiền mặt trả tiền cho nhà cung
cấp hàng hóa, dịch vụ [24].
1.1.3. Nguyên tắc trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Thanh tốn tiền hàng hoá, dịch vụ phản ánh mối quan hệ kinh tế, pháp
lý, do đó các bên tham gia thanh tốn phải bảo đảm các ngun tắc có tính
pháp lý sau:
Thứ nhất: Các chủ thể tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản thanh
toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (gồm tài khoản trả tiền, tài khoản
của bên nhận tiền, tài khoản trung gian thanh toán) và được quyền lựa chọn tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh tốn để mở tài khoản.Mỗi giao dịch TTKDTM
phải có ba bên tham gia gồm người trả tiền, người nhận tiền và trung gian
thanh toán.Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thông qua tài khoản đã mở
theo đúng quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh tốn. Trường
hợp đồng tiền thanh tốn là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại
hối của nhà nước.
Thứ hai: Số tiền thanh toán phải dựa trên số lượng hàng hóa, dịch vụ
giao dịch giữa người mua và người bán. Người bán phải có trách nhiệm giao
hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua

7



đã thanh toán. Nếu người nhận tiền là người bán thì cơ sở được nhận tiền là
hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng. Nếu người nhận là tổ chức tài chính thì
cơ sở để được nhận tiền sẽ là quyết định phân phối vốn của cấp trên.Nếu
người nhận tiền với tư cách là chủ nợ thì cơ sở nhận tiền sẽ là hợp đồng kinh
tế, khế ước vay nợ.
Thứ ba: Là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, ngân
hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh tốn phải thực hiện đúng vai trị trung
gian thanh tốn. Chỉ trích tiền từ tài khoản của chủ tài khoản chuyển vào tài
khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của chủ tài khoản.Các trung gian
thanh tốn phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản,
lựa chọn các phương tiện thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, phương thức giao nhận hàng, vận chuyển hàng hoá. Tổ chức hạch toán
luân chuyển chứng từ thanh tốn một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Nếu ngân hàng và các tổ chức làm dịch vụ thanh tốn để chậm trễ hay hạch
tốn thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng thì phải chịu trách nhiệm
bồi thường cho khách hàng.
Thứ tư: Các chứng từ thanh toán phải được lập theo mẫu quy định của
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và phù hợp với yêu cầu của Ngân hàng thương
mại (NHTM) [24].
1.1.4.Các chủ thể tham gia trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Bên chuyển tiền: là người mua, người sử dụng dịch vụ, người nộp thuế,
hay người có ý định chuyển nhượng một khoản tiền cho một người khác.
Bên thụ hưởng: là người bán hàng, cung cấp dịch vụ hay người nhận tiền.
Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt: Ngân
hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng liên
doanh, Ngân hàng nước ngoài, Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
tốn, cơng ty tài chính… Trong đó:


8


+ Ngân hàng phục vụ bên mua: tức là ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài
khoản giao dịch.
+ Ngân hàng phục vụ bên bán: là ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài
khoản [39].
1.1.5.Vai trị của thanh tốn khơng dùng tiền mặt
Cùng với sự phát triển chung của xã hội và của hệ thống ngân hàng,
thanh tốn khơng dùng tiền mặt trở nên ngày càng quan trọng. Ngày nay
thanh tốn khơng dùng tiền mặt là một phần khơng thể tách rời trong hoạt
động sản xuất lưu thơng hàng hố của các doanh nghiệp, cá nhân, các đồn
thể...[31]
- Góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong nền kinh tế, tiết kiệm được
chi phí lưu thơng cho xã hội- gắn liền với việc in tiền, huỷ tiền hư hỏng khơng
cịn đủ tiêu chuẩn lưu thông, bảo quản và kiểm đếm tiền mặt, chi phí chống
tiền giả trong hệ thống ngân hàng.
- Phục vụ cho q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố. Một chu kỳ sản
xuất và lưu thơng hàng hoá được bắt đầu và kết thúc bằng thanh toán (mua
ngun vật liệu, máy móc thiết bị, trả lương cơng nhân... đầu vào, đến việc
bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đầu ra). Do vậy tổ chức thanh toán nhanh
gọn và chính xác vừa bảo đảm an tồn về vốn, vừa rút ngắn được chu kỳ sản
xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Như vậy đứng ở tầm vi mô khâu thanh
toán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả sản xuất kinh
doanh của từng doanh nghiệp. Xét ở tầm vĩ mơ thanh tốn khơng dùng tiền
mặt diễn ra trong toàn bộ nền kinh tế, nếu như thanh tốn được tiến hành trơi
chảy sẽ tạo điều kiện cho lưu thơng hàng hố thơng suốt, các hoạt động của
nền kinh tế được tiến hành thuận lợi.
- Tạo nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện thanh
toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp, các cá nhân phải mở tài khoản tiền gửi


9


thanh toán và gửi tiền vào ngân hàng.Trên tài khoản này phải duy trì một số
dư nhất định để tiến hành việc chi trả.Việc trích nợ tài khoản này để thực hiện
thanh tốn sẽ đồng thời ghi có cho tài khoản thụ hưởng khác.Vì vậy trên tồn
bộ tài khoản tiền gửi thanh tốn ln tồn tại một số dư nhất định.Số dư vốn
tiền tệ nằm trên các tài khoản này tạo thành nguồn huy động, ngân hàng được
phép sử dụng nguồn vốn này để mở rộng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế
(sau khi duy trì một tỷ lệ dự trữ nhất định để đảm bảo chi trả cho chủ tài
khoản trong mọi trường hợp).
- Thực hiện tốt công tác thanh tốn khơng dùng tiền mặt sẽ đẩy nhanh
việc tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, cung ứng vốn kịp thời phục
vụ cho đầu tư phát triển. Ngược lại sự chậm trễ, ách tắc, không an tồn trong
thanh tốn sẽ làm cản trở sự phát triển và cùng với nó là sự trì trệ yếu kém
của nền kinh tế.
-Thanh toán qua ngân hàng đã và đang trở thành cơng cụ cạnh tranh có
hiệu quả của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng mình thể
hiện trên hai khía cạnh:
+ Về dịch vụ ngân hàng: Mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân
hàng khơng chỉ để hưởng lãi mà cịn để mua các dịch vụ ngân hàng. Mục đích
này dần trở thành mục đích chính của khách hàng khi thiết lập quan hệ với
ngân hàng. Sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng vì vậy được đo
bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh tốn.
+ Về chi phí ngân hàng: Lãi suất ngân hàng phải trả cho số dư trên tài
khoản tiền gửi thanh tốn là thấp, thậm chí ở một số nước người gửi tiền
không được hưởng lãi trên số dư tiền gửi thanh tốn. Vì vậy ngân hàng có thể
lợi dụng việc mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt như một giải pháp hữu
hiệu để thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng tăng nguồn vốn chi phí thấp,

giảm nguồn vốn chi phí cao. Ngân hàng sẽ có điều kiện hạ lãi suất cơ bản và

10


từ đó hạ lãi suất cho vay. Thơng qua việc quản lý tình hình biến động về số
dư trên tài khoản tiền gửi, ngân hàng còn thực hiện chức năng kiểm tra và
giám sát tình hình hoạt động kinh doanh khả năng tài chính của các doanh
nghiệp. Đây là cơ sở rất quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn,
đầu tư có hiệu quả [36].
Vai trị đối với quản lý vĩ mô của nhà nước: Ngân hàng hoạt động dựa
trên hệ thống quy định, chính sách của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và thanh
tốn. Vai trị quản lý vĩ mơ của nhà nước qua ngân hàng chỉ thực sự phát huy
đầy đủ tác dụng khi phần lớn khối lượng thanh toán tập trung qua ngân hàng.
Mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng nhà
nước quản lý một cách tổng thể q trình sản xuất và lưu thơng hàng hố. Mặt
khác sử dụng cơng cụ thanh tốn kiểm sốt mức tạo tiền và tăng tín dụng, góp
phần thực hiện chính sách tiền tệ, là giải pháp tích cực, nhằm hạn chế lạm
phát, tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế.
Thanh toán khơng dùng tiền mặt giữ một vai trị quan trọng trong nền
kinh tế xã hội. Đứng trên giác độ một ngành, nó phản ánh khá trung thực trình
độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng, ở tầm vĩ mơ, thanh
tốn khơng dùng tiền mặt phản ánh trình độ kinh tế và trình độ dân trí của một
nước. Để phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt ngân hàng phải đảm bảo
được các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của khách hàng, nhằm
giúp khách hàng tránh được rủi ro, đồng thời tránh được những sơ hở có thể
bị lợi dụng.
+ Chuyển dịch vốn nhanh chóng kịp thời, chính xác, từ đó giảm đến
mứcthấp nhất thời gian vốn nằm trong thanh tốn, tăng khả năng hữu ích của

đồng vốn.

11


+ Thuận tiện và hấp dẫn: Trong xu hướng chung quốc tế hoá đời sống
kinh tế hiện nay, thanh toán không giới hạn ở phạm vi một quốc gia nữa mà
nó vượt ra ngồi tiến tới thanh tốn đa quốc gia. Vì thế cơng tác thanh tốn
khơng dùng tiền mặt cần phải đáp ứng yêu cầu hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngồi, qua đó tăng nguồn vốn đầu tư cho đất nước. Để làm được điều đó phải
có hệ thống thơng tin hiện đại chính xác, trên cơ sở đó từng bước đưa cơng
tác thanh tốn của nước ta hồ nhập với thị trường quốc tế.
1.1.6.Các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt
1.1.6.1. Tại Ngân hàng thương mại
Thanh toán bằng Lệnh chi hay uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi (UNC)/ lệnh chi là hình thức thanh tốn mà người trảtiền
lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định, gửi cho Ngân hàng nơi
mình mở tài khoản yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình
để trả cho người thụ hưởng, hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính
mình [8].
UNC được áp dụng trong thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc
chuyển tiền của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức
cung ứng dịch vụ hay giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cùng
hoặc khác hệ thống trong phạm vi cả nước.
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện UNC hoặc lệnh chi là
trong thời gian không quá một ngày làm việc.Khi nhận được UNC, ngân hàng
phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài
khoản tiền gửi của khách hàng không đủ tiền hoặc lập lệnh chi không hợp
lệ.Ngân hàng bên thụ hưởng sau khi nhận được chứng từ hợp lệ phải ghi có
ngay vào tài khoản và báo Có cho người thụ hưởng.

Đây là hình thức thanh tốn đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, chi phí
thấp nên nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tỷ trọng các dịch vụ TTKDTM,

12


được áp dụng giữa các đơn vị thanh tốn có sự tín nhiệm lẫn nhau. Tuy nhiên,
UNC khơng được quy định thời hạn hiệu lực trong thanh toán nên sẽ dễ gây
thiệt hại cho bên bán nếu bên mua chậm trả hay cố tình khơng thực hiện nghĩa
vụ thanh tốn.
Thanh toán bằng nhờ thu hay Uỷ nhiệm thu
Nhờ thu hay Ủy nhiệm thu (UNT) là một thể thức thanh toán được tiến
hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập
và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từng người mua về hàng hóa
đã giao, dịch vụ cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh toán đã ghi
trong hợp đồng kinh tế [8].
Thanh toán bằng UNT hay nhờ thu được áp dụng trong giao dịch thanh
toán giữa những người sử dụng dịch vụ thanh tốn có mở tài khoản trong nội
bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh tốn trên cơ sở có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ
giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng.
Điều kiện, thủ tục thanh toán, thời hạn thực hiện UNT do tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ thanh toán phù
hợp với quy định của NHNN. Trong thời gian không quá 1 ngày làm việc kể
từ thời điểm nhận được UNT do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ
người thụ hưởng gửi đến, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người
trả tiền phải hồn tất việc trích tài khoản của người trả tiền để thanh tốn.
Hình thức thanh tốn bằng UNT hay nhờ thu đơn giản, thuận lợi đối
với các doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ như điện, nước, điện thoại…
các đối tác có niềm tin lẫn nhau. Tuy nhiên cũng xảy ra việc thanh toán chậm

hoặc tài khoản của người thanh tốn khơng đủ số dư.

13


Thanh toán bằng Séc
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do Ngân hàng
quy định, u cầu đơn vị thanh tốn trích mộtsố tiền từ tài khoản tiền gửi
thanh tốn của mình để trả cho người thụ hưởng ghi trên séc trong thời gian
hiệu lực của tờ séc đó.Như vậy, séc là một chi phiếu, lập trên mẫu in sẵn, do
chủ tài khoản phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền vật tư,
hàng hóa, chi phí, dịch vụ…[8]
Các bên tham gia thanh toán séc bao gồm:
- Các tổ chức cung ứng séc và tham gia vào q trình thanh tốn, thu hộ
séc gồm: NHNN Việt Nam, Kho bạc nhà nước, NHTM, Ngân hàng phát triển,
Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức khác khơng phải là tổ chức
tín dụng được NHNN Việt Nam cho phép cung ứng, thanh toán hoặc thu hộ séc.
- Các tổ chức, cá nhân sử dụng séc và liên quan đến việc sử dụng séc,
bao gồm: người ký phát, người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng,
người bảo lãnh, người được bảo lãnh, người thụ hưởng, người đại diện theo
pháp luật hoặc theo ủy quyền của những người trên và những người khác có
liên quan đến việc sử dụng séc.
Đặc điểm của séc là séc có tính thời hạn hay séc chỉ được phép thanh
tốn trong thời gian có hiệu lực. Thời hạn này được quy định tùy vào từng
loại séc riêng biệt. Séc có nhiều loại, được phân chia theo các tiêu thức khác
nhau, tuy nhiên tiêu thức phân chia phổ biến nhất hiện nay là căn cứ vào hình
thức thanh toán. Theo tiêu thức này, séc được phân thành 3 loại:
- Séc lĩnh tiền mặt: chỉ được dùng để nhận tiền mặt tại ngân hàng.
- Séc chuyển khoản: dùng để chuyển khoản bằng cách trích tiền trên tài

khoản tiền gửi của người phải trả sang tài khoản tiền gửi của người nhận tiền.

14


- Séc bảo chi: séc được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh tốn bằng
việc trích trước số tiền trên séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài
khoản đảm bảo thanh tốn séc.
Séc là một hình thức thanh toán phổ biến và lâu đời nhất.Tờ séc được
đảm bảo khả năng thanh toán là tờ séc khi xuất trình tại tổ chức cung ứng dịch
vụ thanh tốn đảm bảo số dư khả dụng trên tài khoản của chủ tài khoản đủ để
chi trả cho số tiền trên séc đó.
Thanh tốn bằng thư tín dụng (chuyển tiền nội địa)
Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ
mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều
khoản được ghi trên thư tín dụng. So với các chứng từ thanh tốn khác, các
điều kiện ghi trên thư tín dụng tương đối chặt chẽ, hầu như phản ánh đầy đủ
các cam kết thanh toán trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng đã ký.
Thanh toán bằng thẻ thanh toán (thẻ ngân hàng)
Thẻ thanh toán (thẻ ngân hàng) là một cơng cụ thanh tốn hiện đại do
ngân hàng phát hành và bán cho các đơn vị và cá nhân,để họ sử dụng trong
thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ... hoặc rúttiền mặt tại các ngân hàng
đại lý, quầy trả tiền tự động (ATM) haytại các điểm chấp nhận thanh toán
(POS).
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ
thuật tin học ứng dụng trong ngân hàng. Thẻ ngân hàng không bao gồm các
loại thẻ do nhà cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành để sử dụng cho việc
thanh tốn hàng hóa, dịch vụ cho chính các tổ chức phát hành đó. Thẻ ngân
hàng có nhiều loại tuy nhiên căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có các loại
thẻ khác nhau, cụ thể:


15


Căn cứ phân loại theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ:
- Thẻ nội địa: là thẻ được các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát
hành để giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam. Thẻ nội địa chỉ giao dịch bằng
đồng nội địa.
- Thẻ quốc tế: là thẻ được các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát
hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; hoặc là thẻ được các tổ
chức phát hành thẻ nước ngoài phát hành và giao dịch trong lãnh thổ Việt
Nam. Đối với thẻ quốc tế do các ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam phát
hành, nếu giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam thì giao dịch bằng đồng nội tệ
(Việt Nam đồng), nếu giao dịch ngoài lãnh thổ thì chỉ được thực hiện các giao
dịch bằng ngoại tệ khi được các ngân hàng phát hành thẻ cho phép. Đối với
thẻ quốc tế phát hành ở nước ngoài, được giao dịch trong lãnh thổ Việt Nam,
được giao dịch bằng nội tệ, và được giao dịch bằng ngoại tệ với các tổ chức,
cánhân được phép thu ngoại tệ theo quy định hiện hành của pháp luật về quản
lý ngoại hối [21].
Căn cứ theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ:
- Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ được chủ thẻ sử dụng để thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc các giao dịch
liên quan đến tài khoản tại máy ATM trong phạm vi số dư trên tài khoản tiền
gửi khơng kì hạn của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. Thẻ ghi nợ khơng có
hạn mức tín dụng của ngân hàng, vì vậy, chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong phạm
vi số dư trên tài khoản của mình. Thẻ ATM cũng là một hình thức của thẻ ghi
nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với tài khoản ngân hàng từ máy ATM,
thực hiện nhiều giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản, rút tiền mặt, in
sao kê… Hệ thống ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản
của mình ngay tại máy ATM và ghi Có cho khách hàng ngay [24].


16


- Thẻ tín dụng (Credit card): là loại thẻ được chủ thẻ sử dụng để thanh
tốn tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong hạn mức tín dụng được
ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng. Thời hạn và phí sử dụng
do ngân hàng quy định phù hợp với từng loại thẻ. Riêng về thời hạn thẻ tín
dụng khơng q 3 năm, sau 3 năm, khách hàng phải làm giấy đề nghị ngân
hàng phát hành gia hạn thẻ. Ngân hàng chỉ cấp (bán) thẻ cho các chủ thẻ là cá
nhân, khơng cấp thẻ tín dụng cho các tổ chức. Khi cấp tín dụng, ngân hàng
xem xét và cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định, phù hợp với thu
nhập định kỳ. Chủ thẻ khơng được chi tiêu vượt q hạn mức tín dụng theo
thỏa thuận trong hợp đồng. Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng cho một khách
hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng đó và tổng mức
cho vay chung này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân
hàng đối với một khách hàng theo quy định.
Thẻ ngân hàng có ưu điểm nhanh chóng, thuận tiện, dễ sử dụng trong
thanh tốn. Tuy nhiên, các NHTM cần phải đầu tư lớn về trang thiết bị kĩ
thuật cũng như phải hoàn thiện hệ thống bảo mật thông tin cho khách hàng.
1.1.6.2. Tại các trung gian thanh toán khác
Thanh toán trực tuyến hiện nay đã là một khái niệm khơng cịn xa lạ
đối với người dùng Internet. Dịch vụ thanh toán này bao gồm nhiều dịch vụ
thanh tốn khác nhau phục vụ vào từng mục đích và sự thuận tiện của khách
hàng, bao gồm: thanh toán qua điện thoại di động (Mobile-Banking), thanh
toán qua tin nhắn điện thoại (SMS- Banking), dịch vụ ngân hàng điện tử
(Internet Banking), dịch vụ trả lương tự động, dịch vụ thanh tốn hóa đơn,
dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home-Banking)… Đây thực chất là việc thiết lập
một kênh thanh toán tài chính trung gian giữa ngân hàng và khách hàng nhằm
phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách thực sự

nhanh chóng, an tồn và thuận tiện.

17



×