Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 66 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có chức năng bảo vệ và cải tạo môi trường sống, khoa học đã
chứng minh rằng: rừng có khả năng điều hoà O
2
và CO
2
trong khí quyển, làm
trong sạch không khí, chắn gió, giữ nước…Vì vậy, người ta coi rừng là lá
phổi của trái đất.
Ở vùng đất cát rừng không chỉ chắn gió mà còn là tấm thảm xanh bảo vệ,
cải tạo và giữ ẩm cho đất cát vốn nghèo chất dinh dưỡng. Đặc biệt là rừng
chắn cát bay ở ven biển miền trung đã ngăn cản nạn cát vùi lấp ruộng vườn,
nhà cửa, làng mạc, đường xá…
Ngày nay, diện tích rừng của nước ta càng bị thu hẹp đặc biệt là nạn chặt
phá rừng gây thiệt hại lớn cho tài nguyên và môi trường. Năm 1945, Việt
Nam đã có 19 triệu ha rừng, năm 1990 đã trồng thêm 2 triệu ha mà diện tích
vẫn bị thu hẹp, đến năm 1994 chỉ còn khoảng 9,3 triệu ha. Tỷ lệ rừng che phủ
so với diện tích cả nước là 28% dưới mức bảo đảm an toàn sinh thái cho một
Quốc gia. Vì vậy, yêu cầu cần có ngay một chương trình hành động để cứu
lấy tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn sống của chúng ta. Đáp ứng sự đòi hỏi cấp
bách đó Đảng và nhà nước đã đề ra và thực hiện một số chương trình dự án
trồng rừng như: chương trình 327, dự án 661… Đồng thời kêu gọi sự tham gia
đầu tư của một số chương trình dự án nước ngoài như: dự án Việt - Đức, dự
án Phần Lan …
Bên cạnh khôi phục đất trống đồi núi trọc, Đảng và nhà nước ta cũng rất
quan tâm đến vấn đề khôi phục và cải tạo môi trường vùng cát ven biển bị bỏ
hoang bấy lâu.
Trong đó Thừa thiên Huế là một trong những vùng mà có vùng cát nội
đồng và ven biển khá lớn, là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy
cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này


trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên
và con người. Sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa
là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít
lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản, khai
thác khoáng sản đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường.
1
Qua đó ta thấy vấn đề trồng rừng trên vùng đất cát là rất quan trọng,bên
cạnh đó việc chọn loài cho phù hợp để trồng trên vùng đất cát là rất cần thiết
Để giải quyết yêu cầu đó,tuy ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã bao
năm đầu tư công sức để chọn lựa một số loài cây trồng thích hợp với mong
muốn tạo ra những khu rừng có chất lượng. Họ đã tìm ra được loài Keo lưỡi
liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia
crassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Cây thân gỗ
có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tuỳ môi trường sống. Nơi nguyên
sản tại các đụn cát ven biển (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, còn bình
thường cao 5-20m, nơi thích hợp cao tới 30m, đường kính thân ít khi to quá
50cm. Thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều
vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên
vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven
biển là kiện tướng được chọn lọc từ tập đoàn keo Acacia spp. (bao gồm A.
crassicarpa, A. auriculiformis, A. mangium…) trồng thử nghiệm trên vùng cát
nội đồng của tỉnh. Do thể hiện được nhiều đặc điểm thích nghi: chịu hạn, chịu
gió, chịu đất nghèo dinh dưỡng,… và sinh trưởng nhanh hơn hẳn các loài
đồng hành trong tập đoàn thử nghiệm, nên keo lưỡi liềm đã được chọn đưa
trồng rộng rãi trên nhiều diện tích đất cát nội đồng và một ít trên đất cát ven
biển từ Phong Điền đến Phú Lộc. Vài năm trở lại đây, cứ vào mùa nắng nóng,
khi có những đợt hạn kéo dài nhiều ngày (thường vào khoảng tháng 6 – 7
dương lịch), hàng loạt cây keo lưỡi liềm ở các khu rừng trồng khác nhau bị
cháy khô. Hiện tượng xảy ra mang tính vừa đồng loạt, vừa cục bộ. Đồng loạt
ở chỗ là cùng thời điểm, trên nhiều khu rừng trồng khác nhau đều có cây chết,

cục bộ ở chỗ là trên cùng một khu rừng trồng, thậm chí trên cùng một luống
trồng, cây không chết liên tục mà lại chết theo kiểu nhảy cóc, tạo thành những
thảm da beo. Có khi hai cây kề cận nhau, một cây chết khô, một cây vẫn xanh
tươi.
Từ đó cho ta thấy rằng các nhà khoa học mới chỉ dừng lại ở chổ tìm ra
loài thích hợp ở tập đoàn acacia đó là loài keo lưỡi liềm nhưng đánh giá sự
sinh truongr, phát triển các dòng của loài này trên các vùng sinh thái khác
nhau thì chưa có,việc chọn dòng keo này thích hợp với vùng sinh thái này thì
chưa có sự đánh giá kỷ lưỡng vì vậy ta phải có so sánh đánh giá sự phát triển
của các dòng keo trên cùng một vùng hay các vùng sinh thái khác nhau là rất
2
cần thiết để chọn được loài keo thích hợp nhất qua quá trình so sanh đánh giá
giữa các loài,đồng thời đánh giá xem loài keo lưỡi liềm này còn có khả năng
thích ứng trên các vùng sinh thái khác nữa không. Trước những vấn đề trên
thì tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên
vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm tìm hiểu đánh giá các loài keo
trồng trên vùng các và tìm ra những loài Keo tốt nhất có khả năng sống tốt
trên vùng các ven biển.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là khoa học
sản lượng rừng từ khoảng những năm 60 của thế kỷ này đã đạt được những
thành tựu to lớn. Nhiều vấn đề trước đây thuộc phạm trù nghiên cứu định tính,
mô tả thì nay đã trở thành khoa học định lượng chính xác.
Định hướng nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng và sản lượng rừng đã được
các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giản
đến phức tạp nhằm định lượng hóa các quy luật của tự nhiên, nhờ đó mà giải
quyết được nhiều vấn đề trong kinh doang rừng, đặc biệt là trong lĩnh vực lập

biểu chuyên phục vụ cho công tác điều tra dự toán sản lượng cũng như xây
dựng hệ thống biện pháp kinh doang nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài
2.1 Tình hình trên thế giới
Ngiên cứu về sinh trưởng cây rừng đã được đề cập từ thế kỷ XVIII. Về
lĩnh vực này phải kể đến các tác giả: Oettelt, Pauslen, Baur, Borggreve,
Breymann, Cotta, H Danckelmann, Draudt, Nhìn chung những nghiên cứu về
sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, Phần lớn được xây dựng thành các mô
hình toán học chặt chẻ và được công bố trong các công trình của Meyer, H.A
và D.D Stevenson(1943), Schumacher, F.X và Coile, T.X (1960), Alder
(1980)…trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện
hàm sinh trưởng của Gompertz (1825), tiếp sau đó là các hàm sinh trưởng của
các tác giả khác như: Korsun-Assmann Frane, Schumacher, Korf,
Riêng về các loài keo thì có sự nghiên cứu của các tác giả như:
Keo lá tràm lần đầu tiên được Cunningham(1878) nghiên cứu và đề cập
trong bộ “Flora” của C.Bentham. Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm
công trình nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có thể thống kê một số công trình tiêu biểu của một số tác giả về một số
lĩnh vực sau:
4
Về hình thái giải phẩu thực vực có công trình nghiên cứu chuyên sau của
các tác giả: Pedley, L (1990), Verdcord, B (1979)
Về sinh lý học,sinh hóa được đề cập trong công trình nghiên cứu của
Verhoef, L (1990), Pewloung và cộng sự (1989), Pukittayacamee, P (1987),
Delwaulle,J.C (1979), Bobye, F.Ade (1982), Turnbull,J.W (1990)
Về sinh thái và vùng phân bố có công trình của Brewbaker, J.L (1986).
Về sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất sinh khối và sản lượng có thể kể tới
công trình nghiên cứu của Tanpibal, W và cộng sự (1991), Ugalde, L.A
(1983),Prasad, R. and Chadhar, SK (1987)

Về giá trị sử dụng có công trình của các tác giả Hawkins, T (1987),
Chomcharn, A, Visuthidepakul, S. and Hortrakull, P. (1986), Logan, A.F
(1981), Soetrisno, T (1990).
Keo tai tượng những năm 1980, các loài keo đã đưa vào thử nghiệm ở
nhiều nước vì những khả năng yêu việt của chúng, nhất là khả năng cải tạo
đất, chống xói mòn, năng suất cao. Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài, cho
thấy Keo tai tượng có chiều cao đứng thứ ba ở hai điểm thí nghiệm
(HaVmoller,1989) (1991)
Bảng 2.1 Sinh trưởng chiều cao các loài keo 18 tháng tuổi
LOÀI Mindoro Mindanao
A.crassicarpa 4,8 5,9
A.auriculiPormis 4,3 5,3
A.mangium 3,5 5,0
A.aulacocarpa 3,5 3,9
A.leptocarpa 2,8 4,3
A.cincinnata 2,8 3,7
A.polystachya 2,6 3,1
Darus (1991) khi nghiên cứu vai trò của lá trong giâm hom Keo tai tượng
cho rằng, lá giữ vai trò chủ chốt trong việc hình thành mô phân sinh của rể
của các hom chưa hóa gổ đặt dưới phun mù, cần cắt đi một phần lá cho hom
gọn nhỏ lại vừa đở thoát hơi nước lại tiết kiệm được diện tích giâm cây. Tác
5
giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rể tốt nhất cho loài cây
keo tai tượng, thể hiện qua số liệu.
Bảng 2.2 Vai trò của lá trong giâm hom keo tai tượng
Số lá Tỷ lệ rể (%)
2 lá 46
1 lá 66
1/2 lá 76
0 lá 12

Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng (A.
mangium) và keo lá tràm (A. auriculiformis), giống lai này được Messrs
Herburn và Shim phát, hiện lần đầu tiên vào năm 1972 trong số những cây
Keo tai tượng được trồng ven đường ở Sook Telubid thuộc bang Sabah của
Malaysia. Sau này Tham (1976) cũng coi đó là giống lai.
Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêu
bản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977
Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm
( Lê Đình Khả 1999)
Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull,
1986, Grifin, 1988, ở Malaysia và Thái Lan ( Kijkar, 1992)…
Trong giai đoạn vườn ươm cây keo lai hình thành lá giả ( phylode) sớm
hơn keo tai tượng và muộn hơn keo lá tram (Rufelds, 1988)
Sinh trưởng cây keo lai tự nhiên đời F
1
tốt hiwn xuất xứ Sabad của keo
tai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea)
hoặc Ciaudie River ( Queeland,Australia), còn sinh trưởng của những cây đời
F
2
trở đi thì không đồng điều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keo
tai tượng.
Khi đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cây keo lai Pinso và Nái (1991) thấy
rằng độ thân thẳng,đoạn thân dưới cành,đọ tròn điều của thân,…Ở cây keo lai
đều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai còn có ưu điểm llaf có
đỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt
(Pinyopusarerk, 1990)
6
Keo lưỡi liềm (A. crasscicarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New
Guinea và Indonesia, có phân bố ở vĩ độ 8 - 20o Nam, độ cao 5 - 200 m trên

mặt biển, lượng mưa 1000 -3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợp
cho xây dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull, etal, 1997).
- Acacia crassicarpa là loại cây thân gỗ, vỏ nâu vàng, lá cây hình lưỡi
liềm có cuống, tán cây rộng hình tháp, có nhiều cành, là loài có khả năng
phân cành sớm, cây con dưới một tuổi có lá kép lông chim 2 lần, trên cành
trưởng thành có dang lá đơn, phiến lá mịn hình dáng có dạng lưỡi liềm, hình
có mũi lồi tù, đuôi cuốn lá dài 20-30cm, lá rộng 5-7cm có 3 gân song song, lá
dày hơn và màu xanh hơn loài Acacia hybrid, cụm hoa hình bông daif-9cm,
số nhụy 110-120, tràng hoa có màu vàng nhạt, mùa ra hoa tháng 6-11, quả
đậu xoắn, có hình hạt 2.5-4mm màu đen.
Theo (Hanum &Van der Maesen, 1997; p. 57). A. crassicarpa có vùng
phân bố rộng nhiệt độ thích hợp từ 15-34 độ C lượng mưa từ 500-3500
mm. mùa khô có thể kéo dài 6 tháng phân bố từ vùng đất cát ven biển đến đất
đồi núi, xuất hiện ơ nơi đất khô hạn, nhiểm mặn. Nó thích hợp với nhiều loại
đất. (Đất ven biển, đất vàng, đất núi lửa đất acid hay bị ngập lụt vào mùa ẩm.)
- Việc chọn lọc dòng có khả năng chịu nóng, chịu hạn và sinh trưởng
vượt trội hơn cây đại trà là lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phù hợp khi chọn lọc
dòng cây trồng vùng đất cát ven biển. Khả năng chịu hạn, nóng ở cây trồng là
tính trạng được kiểm soát bởi nhiều gen. Tuy nhiên, những công trình nghiên
cứu về cơ chế phân tử của khả năng chịu hạn, nóng của thực vật trong các
năm gần đây đã chỉ ra rằng: trong số hàng trăm gen tham gia vào quá trình
chịu hạn, nóng của thực vât, chúng được chia thành hai nhóm: Nhóm1- gen
điều khiển (gen tổng hợp protein điều khiển quá trình phiên mã -transcription
factor, kinase ) và nhóm 2- gen chức năng (gen tham gia vào quá trình tổng
hợp photphatases, protease, late embryogenesis abundant (LEA), các protein
sinh tổng hợp amino acids, đường: proline, mannitol, sorbitol làm cho thực vật
tạo ra hàng loạt phản ứng sinh hoá và sinh lí để tồn tại và thích nghi. Nghiên cứu
tách chiết và xác định gen điều khiển trong việc chọn tạo giống cây trồng có
khả năng kháng hạn, nóng đã và đang là tâm điểm của hàng loạt các phòng thí
nghiệm trên toàn thế giới

7
Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các loài keo,
nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu đi sau vào các tính chất của keo như
tính chất vật lý hay cơ học, những nghiên cứu đi sâu tìm hiêu khả năng sinh
trưởng của các loài keo này trên vùng các. Chưa có nghiên cứu một cách tổng
hợp chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính đẻ từ đó chọn tạo ra các
dòng tốt nhất để trồng thích hợp vùng cát
2.2 Tình hình trong nước
Đối với tình hình trong nước thì ta điểm qua một số công trình nghiên
cứu về các loài keo và một số mô hình nghiên cứu co liên quan
2.2.1 Các công trình nghiên cứu về các loài keo
- Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc họ trinh nữ
(Minosaceae). Qua điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên
đất cát nội đồng vùng miền Trung đã xác định keo lưỡi Liềm là loài cây trồng
có triển vọng nhất. Đây là loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiện
khắc nghiệt của đất cát nội đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nội
đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộ
nhờ bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra, với bộ rễ có nhiều nốt sần và bộ tán lá
dày, rụng lá nhiều nên có ưu thế trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường. Gỗ
lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh… Gỗ nhỏ dùng làm
nguyên liệu giấy, dăm, ván sợi ép, trụ mỏ.
Theo Đặng Thái Dương 2008, Sinh trưởng đường kính của 4 loài keo gai
đoạn 9 tháng tuổi trong mô hình là có khác nhau. Giá trị trung bình về đường
kính gốc của 105 cây mỗi loài thì loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất 3,13 cm và thấp
nhất là keo lá tràm 1,46cm. Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + Ftính
= 6957,3> F
05
= 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính gốc D
0
của

các loài keo ở mô hình này đã có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.
+ Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng đường kính
tốt nhất được kết quả t
tính
= 5,5 > t
05
= 4,3, cho thấy sinh trưởng đường kính của
loài keo lưởi Liềm lớn hơn rõ rệt so với loài keo lai. Dựa vào số liệu và kết
quả xử lý thống kê cho thấy sinh trưởng về đường kinh sgốc của loài keo lưỡi
Liềm là lớn nhất. Do đó ta chọn loài keo có đường kính gốc trung bình lớn
nhất là keo lưỡi Liềm.
8
Sinh trưởng về chiều cao bình quân số cây của 3 lần lặp thì keo lai là lớn
nhất (1,4 cm) và thấp nhất là keo lá tràm (0,78 cm).
Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + F
tính
= 723,9 > F
05
= 4,75
điều này chứng tỏ sinh trường về chiều cao vút ngọn của các loài keo ở mô
hình này đã có sự chênh lệch với độ tin cậy ≥ 95%.
+ Xác định loài sinh trưởng chiều cao lớn nhất, tiến hành so sánh chiều
cao giữa hai loài có giá trị bình quân lớn nhất và lớn nhì, kết quả là: t
tính
= 4,0
< t
05
= 4,3 cho thấy sinh trường chiều cao vút ngọn của hai loài keo lai và keo
lưỡi Liềm trên vùng đất cát ven biển là như nhau.
Sinh trưởng đường kính tán của các loài keo trên vùng đất cát ven biển là

khá lớn đặc biệt là keo lưỡi Liềm đạt (1,26m-1,36m) và keo lai (1,18m-
1,22m). Với mật độ trồng rừng là 2m x 2m thì chỉ sau 8 tháng tuổi độ tán che
của rừng loài keo lưỡi Liềm đạt 65,5%, loài keo lai đạt 60%, keo tai tượng
đạt 35%, keo lá tràm đạt 31%. Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:
+ F
tính
= 1224,1 > F
05
= 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính
tán của các loài keo ở mô hình này là có khác nhau với độ tin cậy ≥ 95%.
+ Dùng tiêu chuẩn t để lựa chọn loài sinh trưởng tốt nhất về đường kính tán
kết quả được t
tính
= 6.35 > t
05
= 4,3. Do đó sinh trưởng về đường kính tán của keo
lưỡi Liềm là tốt nhất.
Qua việc phân tích kết quả về sinh trưởng chiều cao, đường kính, đuờng
kính tán của 4 loài keo trồng trên vùng đất cát ven biển thấy rằng: Sinh trưởng
đường kính gốc và đường kính tán của loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất; sinh
trưởng chiều cao của keo lai và keo lưõi Liềm là như nhau và lớn hơn rõ rệt
loài keo lá tràm và keo tai tượng.
Tỷ lệ sống của rừng trồng là một chi tiêu rất quan trong trong việc đánh
giá sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng
trên vùng đất cát ven biển. Hiện nay số loài cây lâm nghiệp tồn tại được trên
vùng cát trắng ven biển còn rất ít, lý do chủ yếu do tính chất khắc nghiệt của
đất cát và khí hậu vùng cát làm cho cây trồng không thể chịu đựng nỗi. Tỷ lệ
sống của các loài keo trồng trong mô hình là khá cao: keo tai tượng đạt 75%,
keo lá tràm là 85%, keo lai 95% và cao nhất là keo lưỡi Liềm 96%. Qua
nghiên cứu thấy rằng kỹ thuật làm đất, chế độ chăm sóc và trồng dặm sau thời

9
kỳ lạnh nhất trong năm (tháng 1-3) đã đảm bảo tỷ lệ sống của cây trồng. Các
loài keo có khả năng chịu nóng và chịu hạn tốt vì vậy trong thời kỳ nóng nhất
trong năm (tháng 5,6,7) tỷ lệ sống của rừng keo vẫn ổn định.
Các loài keo vùng thấp là những loài có diện tích trồng rừng lớn nhất ở
nước ta. Có thể nói gần 40% diện tích trồng rừng ở vùng đồi thấp hiện nay là
Keo vì thế nghiên cứu chọn giống cho các loài keo vùng thấp từ khâu khảo
nghiệm xuất xứ đến chọn lọc cây trội, lai giống và khảo nghiệm giống là có ý
nghĩa rất thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp.
Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là Keo lá tràm, Keo tai
tượng (A. mangium),
Keo lá liềm (A. crassicarpa), và Keo nâu (A. alaucocarpa). đã được
nhập trồng thử tại Ba Vì (HàTây), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng Bom
(Đồng Nai). Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong 4 loài keo được trồng thử
năm 1982 tại Ba Vì và năm 1984 tại Hóa Thượng thì ba loài keo có sinh
trưởng nhanh là keo tai tượng, Keo lá liềm (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 1991). tại Đông Hà đã trồng các lô hạt của CSIRO (Australia) gồm 13
xuất xứ keo lá tràm (A. auriculiformis), 9 xuất xứ
Keo lá liềm (A. crassicarpa). Đây là những nguồn vật liệu rất có ý nghĩa
và thuận lợi cho những nghiên cứu tiếp theo. Keo lá liềm là loài cây mới được
đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng
nhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây trồng trên đất cát nội
đồng có lên líp ở tỉnh ThừaThiên-Huế, đồng thời có thể sinh trưởng trên các
lập địa đất đồi núi ở nhiều vùng trong cả nước. Vì vậy nghiên cứu chọn tạo
giống keo lá liềm trồng trên vùng đất cát là có cơ sở khoa học và thực tiển cao.
Theo Nguyễn Thị Liệu 2008. keo lưỡi Liềm là loài có triển vọng nhất
trên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ. Đây là loài cây có khả năng thích
nghi tốt trên điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng. Chúng có khả năng
sinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp
trong điều kiện cát bay cục bộ vì nó có bộ rễ đặc biệt phát triển. Ngoài ra với

bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thế
trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường.
10
- Keo lai ở Việt Nam là giống keo lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo
lá tràm được phát hiện từ năm 1992, những cây keo lai này gọi là keo lai được
phát hiện tại các vùng như: Tân Tạo, Song Mây, Trị An…
Nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu trồng khảo
nghiệm dòng vô tính keo lai ở Đông Nam Bộ do Phạm Văn Tuấn, Lưu Bá
Thịnh, Phạm Văn Chiến tiến hành (1995, 1998, 1999), cho thấy hom chồi của
keo lai cho tỷ lệ ra rể cao nhất nếu được giâm từ tháng 5 đến tháng 7 và được
sử lý bằng IBA dạng bột nồng độ 0.7% và 0.1%
Nghiên cứu về nhân giống hom keo của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích,
Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy những dòng keo có sinh trưởng nhanh và
chất lượng tốt đã được khảo nghiệm và đánh giá cho thấy Indol Butinic Axit
(IBA), dạng bột ( tức TTG1), nồng độ 0.75% là loại kích thích ra rể thích hợp
nhất cho keo lai
- Keo tai tượng thì có một số nghiên cứu trong nươc như:
Năm 1990 một bộ xuất xứ keo tai tượng được trung tâm nghiên cứu
Đông Nam Bộ thực hiện tai Song Mây ( Đồng Nai), và Bầu Bàng ( Song Bé),
cho thấy sinh trưởng keo tai tượng owe Bầu Bàng năm 1990 vượt hơn hẳn
Song Mây, các xuất xứ có nhiều thây đổi thậm chí là ngược nhau
Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà và
La ngà cho thấy: sau 54 tháng tuổi ở đông hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốt
nhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng tuổi ở LA Ngà xuất xứ Pongaki
xếp thứ tư trong tổng số 7 xuất xứ
Nguyễn Thị The (1996) gây trồng keo tai tượng ở Thanh Hóa, bước đầu
cho thấy kết quả. Keo tai tượng trồng tại trạm nghiên cứu Lâm Nghiệp, nơi có
từng đất dầy trên 70 cm,
2.2.2. một số mô hình trồng rừng trên vùng cát
Mô hình trồng rừng trên vùng cát ven biển Bình Trị Thiên.

* Mô hình rừng trồng tập trung:
- Mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài keo: Keo lưỡi liềm + Keo lá
tràm + Keo chịu hạn (A. dificilis):
- Địa điểm: xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế.
11
- Năm trồng: 1997.
- Diện tích: 20 ha.
- Dự án: PAM.
- Đơn vị thực hiện: hạt kiểm lâm Phú Lộc - Thừa Thiên Huế.
- Mật độ trồng ban đầu: 1650 cây/ha (3m x 2m).
- Phương thức trồng: hỗn giao theo băng, mỗi băng gồm 10 hàng cây.
- Lập địa: đất cát xám trắng, ngập nước mùa mưa.
- Phương pháp làm đất: lên líp đôi, cao khoảng 30 - 40cm.
Tình hình sinh trưởng của cây trồng trong mô hình được trình bày ở bảng
sau:
Bảng 2.3: Sinh trưởng của rừng keo trồng hỗn loài 5 năm tuổi.
Loài cây Mật độ hiện
còn
D
1,3
bình
quân (cm)
H
vn
bình
quân (m)
D
T
bình
quân (m)

Keo lưỡi
liềm
1450 10.25 9.2 3.2
Keo chịu
hạn
1020 7 6 2.5
Keo lá
tràm
500 3.4 3 1.5
( Nguồn: Đặng Thái Dương, 2002)
Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Trên vùng đất cát bán ngập nước vùng nội
đồng việc gây trồng rừng hỗn loài bằng các loài keo trên là không phù hợp vì
mỗi loài keo chỉ thích hợp với một vùng sinh thái nhất định. Trên vùng đất
này chỉ nên gây trồng rừng thuần loài bằng loài keo lưỡi liềm (A.crassicarpa)
là phù hợp nhất.
* Mô hình trồng Keo lưỡi liềm thuần loài:
Nhiều nơi trong khu vực đã trồng rừng sản xuất trên vùng cát theo mô
hình này, mặc dù diện tích không tập trung (mỗi địa điểm có khoảng 15 - 50
ha). Nguồn vốn trồng khá đa dạng: 327, PAM, ngân sách địa phương. Mật độ
trồng: 1650 - 2500 cây/ha. Phương pháp làm đất: lên líp đơn hoặc đôi. Trồng
theo băng, mỗi băng trồng 3 - 4 hàng cây, băng chừa 4 - 5m. Lập địa trồng:
trên vùng đất cát nội đồng bán ngập nước hoặc không ngập nước.
12
Bảng 2.4: Sinh trưởng của keo lưỡi liễm 5 năm tuổi
Loài cây D
1,3
bình quân
(cm)
H
vn

bình quân
(m)
D
T
bình quân
(m)
Keo lưỡi
liềm
10.4 9 4.02
(Nguồn: Đặng Thái Dương, 2002).
Qua bảng 2.2 cho ta thấy: Sau 5 năm trồng sinh trưởng keo lưỡi liềm đã
đạt 10.4cm về đường kính và 9m về chiều cao, 4m về đường kính tán. Đây là
những dấu hiệu rất đáng mừng về triển vọng của loài cây này trên vùng đất
cát bán ngập nước nội đồng. Xu thế hiện nay trồng rừng trên vùng đất cát nội
đồng ở các tỉnh Bình Trị Thiên loài cây được quan tâm và ưu tiên nhất là loài
cây keo lưỡi liềm. Nhưng nguồn giống của loài keo này hiện nay rất hiếm.
* Mô hình trồng keo lá tràm thuần loài:
Đây là mô hình trồng rừng khá phổ biến trong những năm trước đây trên
vùng cát nội đồng 3 tỉnh Bình Trị Thiên. Hiện nay, trên hầu hết các dạng lập
địa này đều còn rừng keo lá tràm. Trên đất cát cố định mực nước ngầm sâu
hoặc trung bình loài cây này sinh trưởng khá tốt còn những vùng bán ngập
nước thì loài keo này sinh trưởng rất chậm, nhiều nơi cây còi cọc nên phải
phá đi để trồng lại các loài cây khác.
- Mô hình được trồng năm 1996 trong chương trình 327.
- Đơn vị thực thi: hạt kiểm lâm Phú Lộc.
- Địa điểm: xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
- Lập địa: đất cát bán ngập nước.
- Mật độ trồng: 2500 cây/ha.
- Phương pháp làm đất: lên líp đôi. Trồng rừng toàn diện.
13

Bảng 2.5: Sinh trưởng của keo lá tràm 6 năm tuổi.
Loài cây Mật độ hiện
còn (cây)
D
1,3
bình
quân (cm)
H
vn
bình
quân (m)
D
T
bình
quân (m)
Keo lá tràm 1720 4.5 2.3 1.1
(Nguồn: Đặng Thái Dương, 2002).
Qua số liệu ở bảng 2.3 trên cho thấy: loài keo lá tràm không phù hợp với
vùng đất cát nội đồng có mực nước ngầm nông, mùa hè thì khô nóng, mùa
mưa thì ngập nước. Cây sinh trưởng và phát triển rất kém, không có khả năng
thành rừng. Vì vậy, không nên trồng rừng keo lá tràm trên vùng đất cát nội
đồng, ngập nước.
Nhận xét chung: Điểm qua một số mô hình trồng rừng tập trung trên
vùng cát ven biển Bình Trị Thiên nhận thấy các mô hình còn ít về số lượng,
chưa phong phú về nội dung, nhiều mô hình mới đang trong giai đoạn thử
nghiệm. Mô hình thành công nhất đã được khẳng định là mô hình trồng rừng
phi lao phòng hộ chắn gió, cát, bảo vệ môi trường, đặc biệt trên các vùng cát
di động, bán cố định. Mô hình có triển vọng và đề xuất cho mở rộng là keo
lưỡi liềm trên vùng cát nội đồng. Bên cạnh những mô hình thành công, cũng
có không ít những mô hình thất bại cần rút kinh nghiệm như mô hình trồng

keo lá tràm trên vùng đất cát bán ngập nước, một số mô hình trồng rừng hỗn
giao,
14
PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Muc tiêu nghiên cứu
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng ( Đường kính, Chiều cao, Tán lá, Thể tích
và Sinh khối của cây), nhằm xác định loài keo trồng phù hợp và chọn lọc cây
trội của từng loài trên vùng đất cát ven biển Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của keo lai, keo tai tượng, keo
lưỡi liềm trồng trên vùng đất cát cố định Tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
3.3.2 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo lưỡi liềm giai đoạn 7 năm tuổi
3.3.3 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo tai tượng giai đoạn 7 năm tuổi
3.3.4 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo lai giai đoạn 7 năm tuổi
3.3.5 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng và tăng trưởng giữa các loài keo giai
đoạn 7 năm tuổi
3.3.6 Nghiên cứu về cấu trúc sinh khối của keo lưỡi liềm
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu như:
Các loại ấn phẩm, thông tin khoa học về các loài keo, kế hoạch trồng rừng, hồ
sơ thiết kế, nghiệm thu hoặc bảng kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng trồng mới
nhất về khu vực điều tra, các loại bản đồ địa hình, bản đồ tỷ lệ 1/10000,
khoảnh rừng trồng. Chuẩn bị quy trình kỹ thuật, sổ tay điều tra quy hoạch
rừng…
Xác định thông số kỹ thuật điều tra như dung lượng mẫu điều tra, các chỉ

tiêu cần đo đếm, xác định phương pháp đo đếm quan trắc các chỉ tiêu và cơ sở
phân loại.
15
Chuẩn bị dụng cụ như: Cưa, thước dây, sào mét, dây dọi, các biểu mẫu
thống kê ngoại nghiệp, quy trình quy phạm điều tra, bảng biểu mẫu, phiếu
điều tra….
Xây dựng kế hoạch triển khai (thời gian, tiến độ thực hiện đúng hạng
mục của công tác điều tra).Ngoài ra còn phải chuẩn bị chu đáo về nhân lực,
hậu cần, văn phòng phẩm và tổ chức sinh hoặc đời sống. Như vậy công tác
chuẩn bị là điều kiện tiền đề để đảm bảo cho công việc điều tra trên đạt được
kết quả tốt.
- Điều tra sơ thám
Nhằm nắm bắt được một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu để bổ
sung kịp thời các thông số kỹ thuật ở phần chuẩn bị.
- Điều tra tỷ mỹ
Lập ô mẫu: Mỗi lô rừng trồng được xem là một lâm phần, tiến hành lập ô
tiêu chuẩn theo phương pháp ô mẫu điển hình. Trên mỗi lâm phần lập một ô,
vị trí ô tiêu chuẩn phải mang tính đại diện cho lâm phần nghiên cứu về điều
kiện sinh thái và tình hình sinh trưởng. Mật độ cây trên diện tích ô phải đảm
bảo, diện tích ô tiêu chuẩn được chọn với diện tích là 400m
2
, dạng hình vuông
có chiều dài 20m và chiều rộng 20m.
- Điều tra trên ô: Trước tiên mô tả đầy đủ tình hình sinh thái trên ô mẫu,
đánh số ô, ghi tên khoảnh, tiêu khu, lô…Tình hình thực bì, độ dốc độ cao,
hướng dốc, loại đất , đá mẹ, tuổi cây, loài cây, năm trồng, tình hình sinh
trưởng phát triển, tình hình tái sinh, tình hình sâu bệnh hại, ghi chép các thông
tin và thực tế các biện pháp tác động…
Đánh số thứ tự cây trong ô, sau đó tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh
trưởng:

+ Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m (d
13
), chiều cao vút ngọn (h
vn
) và
đường kính bình quân tán cây (d
T
) .
- Đối với chỉ tiêu d
13
cách đo như sau:
Đo tất cả các cây ở trong ô theo phương pháp đo vanh thân cây ở vị trí
1,3m (C
13
) sau đó chuyển đổi sang d
13
theo công thức:
16
1416,3
13
13
C
d
=
(3,1416 là giá trị gần đúng của
π
)
- Đối với chiều cao vút ngọn (h
vn
)

Dùng sào mét chia đến decimet bằng vật liệu tre khô nhẹ, đo từ mặt đất
đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Đối với đường kính tán cây (d
t
):
Với những cây đo h
vn
tiến hành đo d
t
theo phương pháp sau: Lấy hình
chiếu của tán cây bằng dây dọi xuống mặt đất (nằm ngang), sau đó đo đường
kính tán theo hai hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình
theo công thức:
( ) ( )
2
dt nbdd
d
tt
t
+
=
Kết quả đo đạt, tính toán được ghi chép đầy đủ vào biểu mẫu sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY ĐỨNG RỪNG TRỒNG
Ô tiêu chuẩn: Địa điểm: Địa hình:
Loài cây: Lô: Khoảnh: Độ cao:
Tuổi cây: Đất đai: Độ dốc:
Tình hình sinh trưởng: Đá mẹ: Hướng dốc:
Tình hình sâu bệnh: Thực bì: Ngày điều tra:
Tình hình tái sinh: Biện pháp tác động: Người điều tra:
Stt

(cây)
C
13
(cm)
D
13
(cm)
H
VN
(m)
D
t
(m)
ĐT NB BQ
1 2 3 4 5 6 7
1
2
3
4
5

M
17
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Nhập tất cả số liệu thu thập được ở bảng điều tra vào trong Excel rồi
tính toán về các chỉ tiêu đường kính trung bình, chiều cao trung bình, đường
kính tán trung bình, thể tích trung bình và tính sai tiêu chuẩn của từng chỉ tiêu
Cách tính
- Đối với đường kính trung bình và sai tiêu chuẩn
Từ mênu chính ta chọn Tool rồi chọn Data Analysis suất hiện hộp thoại

Data Analysis ta chọn Descriptive Statistics xuất hiện cửa sổ thì ta nhập số
liệu cần tính vào rồi nhấn Ok cho ta bảng kết quả
- Mean: giá trị trung bình
- Mode ( giá trị yếu vị) : giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong dãy dữ
liệu
- Median (giá trị trung vị): Là giá trị trung tâm của dãy dữ liệu. Nếu một
dãy dữ liệu có n giá trị được sắp xếp từ nhỏ đến lớn thì giá trị trung vị là số
thứ (n + 1)/2.
- Standard Error of the Mean: độ lệch chuẩn của giá trị trung bình.
- Standard deviation (độ lệch chuẩn)
- Sample variance (phương sai mẫu)
- Range (khoảng quan sát): R = Xmax - Xmin.
- Minimum: Giá trị nhỏ nhất trong dãy số liệu.
- Maximum: Giá trị lớn nhất trong dãy số liệu.
- Sum: Tổng giá trị dữ liệu
- Count: Dung lượng của mẫu, = n.
- df (degree of freedom): bậc tự do
Tương tự như trên ta tính được giá trị bình quân và sai tiêu chuẩn của
chiều cao vút ngọn, đường kính tán, thể tích cây
Riêng về đại lượng thể tích cây thì ta tính bằng công thức
V= G.H.f
Trong đó:
G : tiết diện ngang thân cây G= 3,14146.R
2
H : chiều cao cây
18
f : hình số ( f = 0.55)
- Các ký hiệu sử dụng trong xử lý các số liệu:
H
vn

: chiều cao vút ngọn.
V : thể tích cây
D
o
: đường kính gốc.
D
t
: đường kính tán.
Δ
H
: lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao vút ngọn.
Δ
D
: lượng tăng trưởng bình quân về đường kính gốc.
Δ
T
: lượng tăng trưởng bình quân về đường kính tán.
S : sai tiêu chuẩn
V
bq
: thể tích bình quân cây
D
1.3(bq)
: đường kính bình quân cây
H
vn(bq)
: chiều cao vút ngon bình quân cây
D
t(bq)
: đường kính tán bình quâ

19
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi tiến hành
đo đếm cây trong mẫu, sau đó xử lý những số liệu thu thập được và được kết
quả như sau:
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Địa bàn dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ vùng cát,
vùng cửa sông và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 5 huyện (huyện
Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc) với 50 xã. Có vị
trí địa lý khá đặc biệt, nằm bên bờ biển Đông và chạy dài theo hướng Bắc -
Nam. Có toạ độ địa lý:
- Từ 16
0
12

00
’’
đến 16
0
21

00
’’
độ vĩ bắc
- Từ 107
0
18


00
’’
đến 108
0
00

00
’’
độ kinh đông
Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị
Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng
Phía Đông giáp biển Đông
Phía Tây giáp các xã còn lại của các huyện trong vùng dự án.
Tổng diện tích tự nhiên vùng dự án là: 86.659,0 ha.
* Địa hình
Do quá trình lắng đọng, bồi tụ và trầm tích vật chất, quá trình vận động
tạo sơn để hình thành đất, vì vậy vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được
cấu tạo bởi 3 kiểu địa hình sau:
Địa hình bờ biển
Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có dạng lồi lõm, gồ ghề do bị chia cắt bởi
nhiều cửa sông và núi ăn lan ra biển, với đặc điểm đó nên đã xuất hiện vũng
Chân Mây là một lợi thế cho tỉnh trong việc xây dựng cảng biển nước sâu.
Nhìn chung bờ biển Thừa Thiên Huế nằm trong hệ thống bờ biển vùng
Bắc Trung Bộ được cấu tạo bằng hai loại vật liệu chính được vận chuyển từ
20
nơi khác tới là phù sa và cát. Ngoài ra còn có những đoạn cấu tạo bằng vật
liệu tại chỗ được mài mòn do sóng biển mà hình thành (đồi núi ăn lan ra biển).
Địa hình núi
Kiểu địa hình núi trong vùng dự án là núi thấp, tập trung ở huyện Phú

Lộc. Đặc biệt có những dãy núi đâm ngang ra biển như núi Linh Thái, núi
Phước Tượng, núi Phú Gia.
* Khí hậu, thủy - hải văn
Khí hậu
Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 9 trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 01
năm sau.
Chế độ nhiệt, ẩm:
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân các tháng trong năm 24,9
0
c, nhiệt độ
bình quân cao nhất 38,6
0
c vào tháng 5, thấp nhất 12,4
cc
vào tháng 1.
- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình trong năm 87%, cao nhất 95%
(vào tháng 12), độ ẩm thấp nhất 77% (vào tháng 6).
Chế độ gió, bão:
- Chế độ gió:
+ Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 trong năm. Đặc
điểm gió Tây Nam (gió Lào) thường biến tính, khô nóng, nền nhiệt cao, độ ẩm
không khí thấp. Chính gió Lào cũng là nguyên nhân gây cát bay, cát lấp (từ
phía đất liền ra biển) nhưng không mạnh và ít gây hại hơn so với gió Đông
Bắc. Mỗi khi có gió Lào về làm cho nhiệt độ không khí lên rất cao (có khi lên
đến trên 40
0
C) và độ ẩm không khí giảm xuống thấp, lượng nước bốc hơi mạnh
làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và dễ gây ra

hạn hán vụ hè thu.
+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Đặc điểm
gió thường kèm theo mưa, lạnh, nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao. Gió mùa
Đông bắc về làm cho nhiệt độ giảm thấp, gây giá lạnh có hại cho sinh trưởng
phát triển của thực vật và có khi gây nên sương muối làm chết nhiều loại cây
21
trồng hoặc giảm năng suất và chính gió mùa Đông bắc là động lực gây nên cát
bay, cát lấp (từ phía biển vào đất liền).
- Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, kèm
theo mưa lũ ở thượng nguồn gây triều cường, ngập úng ở vùng hạ lưu. Trên
địa bàn vùng dự án thường hứng chịu các cơn bão có sức công phá lớn gây
thiệt hại về tài sản của nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng và sản xuất
Nông lâm ngư nghiệp.
Chế độ mưa
Tổng lượng mưa bình quân trong năm 3.056 mm, lượng mưa thấp nhất
27,9 mm vào tháng 1 và cao nhất 1.043 mm vào tháng 10 trong năm. Đặc
điểm mưa phân bố không đều các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào các
tháng 9 đến tháng 12.
* Thuỷ - hải văn
Thuỷ văn sông
Trên địa bàn vùng dự án có các con sông chính chảy từ thượng nguồn theo
hướng Tây đi qua địa bàn rồi đổ nước ra phá Tam Giang để ra biển Đông như
sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu
Đặc điểm các sông trên thường ngắn và dốc ở thượng nguồn, phía hạ lưu
bằng do vậy mùa mưa lũ thường dồn nước về hạ lưu và két hợp triều cường ở biển
gây hiện tượng ngập úng lâu ngày.
Đầm phá
Hệ thống đầm phá trên địa bàn vùng dự án khá đặc trưng không những
của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn mang tính chất quốc gia, đặc biệt có hệ thống
đầm phá Tam Giang chạy dài từ Phong Điền đến Phú Lộc là một trong 7 hệ

thống đầm phá nước lợ nổi tiếng về đa dạng sinh học của Việt Nam, là nơi cư
trú của các loài thuỷ hải sản nước lợ và các loài thuỷ sinh khác. Ngoài ra trên
địa bàn còn có đầm Cầu Hai, đầm Lập An ở huyện Phú Lộc có diện tích lớn, là
nguồn cung cấp thuỷ sản nước lợ nổi tiếng trong tỉnh.
Hải văn
Thuỷ triều: Dọc ven biển Thừa Thiên Huế thuỷ triều rất phức tạp do nằm giữa
hai vùng thủy triều phức tạp là Tây Thái Bình dương và Đông ấn Độ dương. Vùng
22
ven biển của tỉnh có chế độ thuỷ triều là bán nhật triều, biên độ triều thay đổi rất
lớn, từ 3-5 m. ở vùng biển, từ lâu con người đã lợi dụng thủy triều trong việc
cho các tàu thuyền ra vào các lòng lạch, bến cảng cũng như khi đi lại trên biển,
tiêu lũ, thoát úng, nuôi trồng hải sản nước lợ Tuy nhiên, thuỷ triều lên khi có
bão lụt sẽ gây ra hiện tượng triều cường đe dọa nghiêm trọng cho bờ biển.
Sóng biển: Trong mùa đông, hướng sóng chủ yếu trên biển khơi là hướng
Đông Bắc và có thể đạt trị số trung bình khoảng 2-3m về độ cao và 7-10 giây về
chu kỳ, vùng biển Thừa Thiên Huế nằm trong vùng biển Bắc Trung Bộ là vùng có
sóng lớn nhất vịnh Bắc Bộ.
Trong mùa hè, sóng gió theo hướng trùng với hướng gió mùa Tây Nam,
song cường độ và tần suất đều yếu hơn sóng gió trong mùa đông: Trung bình
1-2 m về độ cao và 5-8 giây về chu kỳ.
Sóng trong bão là loại sóng phức tạp và nguy hiểm cho mọi hoạt động
trên biển và ven biển, đặc biệt nguy hiểm là sóng thần. Độ cao của sóng trong
bão tới 4 - 5m hoặc cao hơn nữa.
Với điều kiện bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế vào mùa đông sóng biển
kết hợp với gió biển đã làm sạt lở một số tuyến bờ biển của tỉnh nhất là vùng
bờ biển các xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Hải Dương (huyện
Hương Trà), Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang),
Vinh Hải, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc).
Nước dâng: Khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng,
tùy theo cường độ gió bão có thể gây ra nước dâng cao hơn mức bình thường 10 -

30cm và có thể truyền sâu vào sông 10 - 20 km. Nước dâng khi có bão đều trên
dưới 1m, khi cực đại có thể vượt quá 2,0 - 2,5 m. Sự trùng lặp của mực nước triều
cao nhất, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽ làm cho mức độ phá hoại của
động lực biển trở nên ghê gớm hơn.
Độ mặn nước biển: Mùa có gió Đông Bắc, nước biển có độ mặn cao (trên
33,4%o), gần các cửa sông thường thấp hơn (dưới 30%o). Mùa có gió Tây Nam,
đồng thời cũng là mùa mưa độ mặn giảm đi một cách đáng kể, có khi xuống
dưới 32%o, thậm chí dưới 20 - 25%o ở gần các cửa sông vừa và lớn. Biên độ
trung bình năm của độ mặn nước biển tầng mặt có thể vượt quá 2%o (10 - 15%
ở cửa các sông lớn). Độ mặn và mức độ ngập triều sẽ quyết định đến sự xâm lấn,
23
khả năng sinh trưởng và phát triển của các cây rừng ngập mặn cũng như khả
năng nuôi trồng thủy sản ven biển.
Động lực biển và sạt lở bờ biển: Sạt lở bờ biển là quy luật tự nhiên xảy ra
ở bất cứ vùng bờ biển nào trên thế giới, nhất là các vùng nhiệt đới. Trong mùa
mưa bão, sóng biển là động lực chính tác động đến bờ biển. Cát bùn luôn được
đánh tung lên và được dòng hải lưu chuyển ra ngoài bờ và tải đi bồi tích nơi
khác. Mực nước biển quyết định độ ảnh hưởng đến bờ biển. Sự trùng lặp của
mực nước cao nhất theo thuỷ triều, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽ
làm cho mức độ phá hoại của động lực biển trở nên mạnh hơn. Tuy nhiên, mức
độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên từng vùng biển riêng biệt hoàn toàn khác
nhau. ảnh hưởng của động lực biển là sóng, dòng hải lưu, mực nước triều trong
chế độ gió mùa là nguyên nhân chính gây sụt lở bờ biển.
Có thể nói, sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, thủy- hải văn vùng ven biển
Thừa Thiên Huế xảy ra một cách thất thường với tần suất cao. Mưa to, sóng
mạnh, bão lớn, triều cường, hạn hán, cát bay, cát trôi với tần suất tăng dần là
đặc trưng nổi bật nhất về khí hậu thủy- hải văn vùng ven biển.
* Thổ nhưỡng
Trong địa bàn vùng dự án có các nhóm dạng đất chính sau:
Nhóm đất cát biển: Đất cát biển (C), có diện tích 36.626,0 ha, chiếm

42,2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền, Quảng
Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà.
Nhóm đất Feralít phát triển trên đá sét (Fs): Có diện tích 675 ha, chiếm
0,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, thích nghi cho cây trồng nông
lâm nghiệp.
Nhóm đất Feralít phát triển trên đá mẹ trầm tích hạt thô (Fq): Có diện
tích 136 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc. Loại đất này
thích nghi với cây trồng nông lâm nghiệp.
Nhóm đất ngập nước và sông suối: Hình thành trên trầm tích Hôlocen,
nơi có địa hình trũng nước đọng quanh năm tạo thành đầm, hồ, loại đất này
không có khả năng trồng rừng, có diện tích 23.547 ha, chiếm 27,2% diện tích
tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các hồ đầm phá ttrong khu vực ở Phong Điền,
24
Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Đây là nơi sinh sống của các
loài thuỷ sản nước lợ tự nhiên và được người dân nuôi.
Nhóm đất phù sa (P): diện tích 25.675 ha, chiếm 29,6% diện tích tự
nhiên, phân bố ở các cửa sông trong vùng thuộc các huyện Phong Điền,
Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Loại đất này thích nghi cho cây
trồng nông nghiệp.
* Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng
Hiện trạng sử dụng đất vùng cát, vùng cửa sông và đầm phá
Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 86.659,0 ha. Trong đó:
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo huyện
ĐVT: Ha
TT
Loại đất loại
rừng
Tỉ lệ
%
Diện tích

Phân theo huyện
P.Điền Q.Điền H.Trà P.Vang P.Lộc
Tổng DTTN 100,0 86.659,0 21.812,1 14.160,0 2.596,0 20.634,9 27.456,0
1 Đất N.Nghiệp 37,4 32.368,5 8.445,2 5.790,8 971,7 6.820,6 10.340,1
1.1 Đất SX NN
20.057,0 3.656,7 4.334,6 842,0 5.360,2 5.863,5
1.2 Đất lâm nghịêp 12.311,5 4.788,5 1.456,2 129,7 1.460,4 4.476,6
2 Đất phi NN 42,3 36.661,0 7.087,6 7.445,9 1.366,4 11.132,9 9.628,2
3 Đất chưa SD 20,3 17.629,6 6.279,3 923,3 257,9 2.681,4 7.487,7
3.1 Đất đồi núi CSD
322,8 - - - - 322,8
3.2 Đất Cát
6.648,1 5.939,0 317,0 - 111,2 280,9
3.3 Đất CSD khác 10.658,7 340,3 606,3 257,9 2.570,2 6.884,0
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
- Diện tích đất Nông nghiệp chiếm 37,4% diện tích tự nhiên. Bao gồm
đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp chiếm 42,3% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng chiếm 20,3% diện tích tự nhiên. Bao gồm đất đồi núi
chưa sử dụng, đất cát và đất chưa sử dụng khác. Diện tích đất đồi núi chưa sử
dụng tập trung ở huyện Phú Lộc, đất cát chủ yếu tập trung ở Phong Điền còn
ở Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc diện tích rất ít, đây là quỹ đất cần đưa vào
quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của vùng bao gồm trồng rừng sản xuất,
trồng rừng phòng hộ.
25

×