Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vĩnh biệt nỗi sợ nói trước công chúng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.41 KB, 3 trang )

Vĩnh biệt nỗi sợ nói trước công chúng
Ai cũng sợ, đó là tâm lý bình thường khi nói trước công chúng. Khi
chúng ta phải trình bày trước những người xa lạ, phải xuất hiện
trước nhiều người mà không biết họ đang nghĩ gì về mình, rồi chấp
nhận rủi ro để nói và phơi bày bản thân trước đám đông… thì quả là
một việc không hề dễ. Ngay cả những người đứng trên sân khấu cả
đời như diễn viên, ca sĩ hay diễn giả… thì họ vẫn có cảm giác hồi
hợp trước mỗi một lần bước ra buổi biểu diễn hoặc trình bày. Vấn đề
là làm sao kiểm soát được cảm xúc hồi hợp và lo lắng của bản thân
mình để đưa về trạng thái bình thường. Và đây là các bước cơ bản
nhất mà bạn có thể áp dụng để làm chủ cảm xúc trước khi trình bày:
Biến người nghe thành bạn bằng cách sử dụng nụ cười và giao
tiếp bằng mắt với người nghe. Thông thường, bạn sẽ nhận được
phản hồi tương xứng với thiện cảm bạn tạo ra.
Nỗi sợ đến chính vì bạn tưởng tượng ra những hình ảnh tiêu cực
trong đầu, rằng không biết người nghe có đón nhận mình không,
không biết mình có vấp váp gì không, không biết mình có quên mất
nội dung cần trình bày không… Vì vậy, cách xử lý là thay thế những
hình ảnh tiêu cực đó bằng những hình ảnh tích cực qua việc bạn
hình dung những kết quả khả quan, như: bạn được người nghe đón
nhận, bạn trình bày trơn tru và thuyết phục, bạn được nhiều tràn
pháo tay ủng hộ… Hãy dành một phút trước lúc trình bày để hình
dung những điều thú vị ấy. Tóm lại là làm sao trước khi bước ra sân
khấu, trong đầu bạn chỉ toàn những hình ảnh tích cực mà thôi. Điều
đó sẽ ảnh hưởng đến phong thái của bạn và giúp cho bạn mở đầu tự
tin.
Để tránh những lo lắng về vẻ ngoài của mình và tập trung hoàn toàn
vào bài nói chuyện thì trước khi bước ra trình bày, bạn hãy soi
gương thật kỹ hoặc nhờ ai đó chỉnh sửa trang phục, tóc tai, cà
vạt… để bạn tin chắc 100% là bên ngoài của bạn hoàn hảo; và rồi
đừng bận tâm về bên ngoài nữa, chỉ tập trung vào bài trình bày mà


thôi.
Trước buổi trình bày, hãy dành ít thời gian để giao tiếp với khán
giả nhằm tạo cảm giác quen thuộc và thân thiện, giúp tâm lý bạn
thoải mái hơn.
Một mẹo khác là thở sâu. Tập trung vào hơi thở luôn giúp mang lại
cảm giác bình yên và tự tại bên trong của mình, lúc ấy bạn không
còn bị chi phối bởi môi trường bên ngoài nữa. Khi bạn tìm được
chính mình thì việc tự tin trình bày sẽ dễ dàng đến với bạn.
Nếu bạn muốn có chuyên gia hướng dẫn, giúp bạn làm chủ hoàn
toàn bản thân khi thuyết trình, hãy tham dự khóa học Bậc Thầy
Thuyết Trình kéo dài 6 tháng cùng diễn giả Quách Tuấn Khanh và 13
chuyên gia khác trên toàn quốc.
Học kỹ năng thuyết trình có nhiều lợi ích như: Học được cách nói trước đám
đông, học các kỹ năng áp dụng trong hội thoại, phát triển kỹ năng giao tiếp
khi tham gia tuyển dụng, có cơ hội thực hành, tích lũy kinh nghiệm và có
thêm sự tự tin. Thuyết trình được coi là một trong những hoạt động khó nhất
trong cuộc sống. Một khi bạn đã làm quen với thuyết trình, chắc hẳn bạn sẽ
tự tin hơn khi đối diện với nhiều lĩnh vực khác, thậm chí sẽ cho bạn khả
năng đối mặt với thử thách tốt hơn.
Như vậy, để thuyết trình thành công không phải là điều đơn giản như chúng
ta nghĩ nhưng cũng không quá khó nếu chúng ta thường xuyên luyện tập và
chú ý những vấn đề nêu trên. Chú các bạn thành công trong các bài thuyết
trình nói riêng và trong cuộc sống nói chung./.

×