Vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ trong hội họa doc

41 3.7K 25
Vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ trong hội họa doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. MỞ ĐẦU Phụ nữ được đàn ông âu yếm gọi là phái đẹp. Mỗi người phụ nữ là một nét đẹp riêng biệt, độc đáo. Chính vì vậy mà đề tài vẻ đẹp người phụ nữ luôn là đề tài thu hút rất nhiều nghệ sĩ. Trong dân gian, vẻ đẹp người phụ nữ được cụ thể hóa: “Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.” Hay: “Hai má có hai đồng tiền Càng nom càng đẹp càng nhìn càng ưa.” Vẻ đẹp ẩn của người phụ nữ cũng từ lâu đã được đi vào hội họa với bao tác phẩm. Mỗi họa sĩ đều lựa chọn cho mình cách khắc họa nhân vật nữ của mình theo những gì mà họ cảm nhận. Ngoài những bức tranh về thiên nhiên, phong cảnh, tĩnh vật…thì vẻ đẹp lắng động của người phụ nữ được coi là một mạch nguồn cảm xúc trong sáng tạo của rất nhiều họa sĩ. Nói về cái đẹp, Kant có nhận xét "Cái đẹp không nằm trong đối tượng, mà nằm trong sự đánh giá của chủ thể”. Và vẻ đẹp của người phụ nữ cũng được người họa sĩ gửi gắm trong từng bức tranh và tùy theo thú vui thưởng ngoạn của mỗi người mà có những cách hiểu, cách cảm tranh khác nhau. Trong bài tiểu luận này nhóm xin trình bày một vài nét cơ bản, những cách cảm tranh về đề tài người thiếu nữ với những vẻ đẹpẩnngười họa sỹ muốn người xem tranh hiểu được ý nghĩa ngầm ẩn của từng bức tranh. 1 II. NỘI DUNG 1. Vài nét về hội họa 1.1 Khái niệm: Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Kết quả của công việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ, người tạo nên các bức vẽ thường là các họa sỹ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sỹ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và phương pháp (thuật) của họa sỹ. Hội họa là một bộ môn của chuyên ngành Mỹ thuật, ở đó người hoạ sỹ đã phản ánh thế giới quan, những tư duy, trí tuệ của mình trước những sự vật hiện tượng khách quan. Trong một tác phẩm đạt được vẻ đẹp hoàn chỉnh ta luôn luôn nhận thấy một tư duy sáng tạo thẩm mỹ, một phong cách biểu đạt nghệ thuật và trên tất cả là một hình tượng nghệ thuật mang tính thống nhất cao độ. Hội hoạ là một ngôn ngữ nghệ thuật. Người họa sỹ phải vẽ làm sao thể hiện được cái điều mình muốn nói trong một ngôn ngữ mà người khác có thể đọc được, hiểu được, nhằm truyền đạt được những ý tưởng, những cảm xúc, chinh phục được cái gu thẩm mỹ của người khác. Hội họa là loại hình nghệ thuật tạo hình, dùng đường nét, bố cục, hình khối, màu sắc và sáng tối để xây dựng hình tượng nghệ thuật, để biểu hiện cuộc sống phong phú và đa dạng trên một mặt phẳng được gọi là tác phẩm hội họa hay là tranh. Cũng có thể nói, hội họa là môn tạo hình đặc trưng bởi sự biểu hiện không gian trên một mặt phẳng bằng các yếu tố tạo hình. Không gian mà ta đề cập tới ở trong tranh chỉ là một không gian ảo và chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác. Bức vẽ có thể giống hoàn toàn hiện thực hoặc được 2 giản lược và ước lệ đi rất nhiều. Cũng có những tác phẩm diễn tả được không gian hư cấu nhưng vẫn gợi lên sự liên tưởng về thực tế. 1.2 Lịch sử hội họa Hội họa đã có từ rất lâu, những hình vẽ về thú vật đã xuất hiện vào khoảng 30.000 tới 10.000 năm trước Công nguyên trên trong các hang động miền Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. Theo các nhà khoa học, người hang động dùng mỡ động vật trộn với các loại bột màu làm màu nước và dùng lông thú hay cành cây để vẽ. Tiêu biểu là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi được xem là tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay. Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để có thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi mammoth. Đây là những bức vẽ thuộc hội họa hang động. Cách đây 30.000 năm, con người đã phát minh ra các dụng cụ căn bản để vẽ tranh và không ngừng cải tiến trong các thế kỷ tiếp theo. Người Ai Cập khoảng 5000 năm trước, đã phát huy kỹ thuật vẽ tranh của riêng mình bằng cách sơn màu nước trên bùn thạch cao hay đá vôi. 1.3 Những yếu tố cơ bản tạo nên tác phẩm hội họa • Đường nét: Theo định nghĩa khoa học thì đường nét là tập hợp những điểm trong chuyển động, như vậy sẽ có rất nhiều đường: đường thẳng, đường cong, đường tròn, đường xoáy ốc, đường gẫy khúc. Như vậy, trong thụ cảm thị giác bao giờ thị giác cũng tạo thành những phương hướng nhất định, gợi lên những cảm xúc thẩm mỹ rất cao.  Những đường thẳng đứng và nằm ngang tạo sự ổn định, chắc chắn và tĩnh.  Những đường xiên tạo cảm giác nghiêng ngả, bấp bênh, không ổn định.  Nếu những đường xiên nhịp nhàng uốn lượn không gãy khúc tạo cảm giác xao động, lung linh hay sự hồi tưởng. 3 Khi tạo hình cho những nhân vật có tính cách dịu dàng, quyến rũ thì đường cong là những đường chủ đạo và ngược lại những nhân vật gai góc, phản diện thường được mô tả bằng những đường nét gấp khúc, thô ráp. • Hình khối: Đây là hiệu quả thụ cảm của thị giác đối với vật thể trong không gian do tác động của ánh sáng. Điều kiện để có một hình khối đó là: ánh sáng, vật thể và thị giác. Các họa sỹ thường dùng yếu tố đường nét để tạo thành hình thể trên một mặt phẳng. Và một vật thể phải có một hình dáng nhất định và nó chiếm chỗ tức là chiếm một phần thể tích nào đó của không gian trong mặt phẳng bức tranh. • Màu sắc: Nghệ thuật hội họa còn được ví là “bà chúa của màu sắc”. là một đặc trưng của ngôn ngữ hội họa, màu sắc đã góp phần tạo ra bức tranh đẹp, hấp dẫn và lộng lẫy, đem lại cho người xem sự lạc quan, yêu đời, niềm vui sướng, phấn khởi. Ngược lại, nó cũng đem đến cho người xem sự sợ hãi, buồn bã hay chán nản. Màu sắc có nguồn gốc tự nhiên và đồng thời cả nguồn gốc xã hội. Điều này do sự liên tưởng và kinh nghiệm sống của con người tạo nên. Màu đỏ cho người ta liên tưởng tới cảm giác nồng cháy, sự hy sinh, đổ máu, màu cờ của một số nước, tổ quốc. Màu xanh đem lại cảm xúc tươi mát, hòa bình, hạnh phúc. • Bố cục: Đường nét, hình khối và màu sắc là những thuộc tính vốn có của sự vật và nó ở trạng thái tự nhiên. Thế nhưng quan sát nó dưới những góc nhìn và dặt trong những không gian khác nhau. Chính điều đó đặt ra cho người nghệ sĩ phải có sự sắp xếp lại để khi tái hiện lại cho hiệu quả thẩm mỹ cao hơn. Điều này khác hẳn với máy móc của nghệ sỹ nhiếp ảnh. Bởi vì ngoài việc khám phá giá trị sâu lắng bên trong tác phẩm thì người họa sỹ phải làm cho những hình ảnh ấy vượt khỏi trạng thái tự nhiên và trở lên thuận mắt, ưa nhìn, đồng thời mang những ý nghĩa của giá trị nhân sinh. 4 • Kĩ thuật vẽ bao gồm: Sơn dầu, Màu nước, Lụa, Sơn mài, Gốm, Đơn sắc, Vẽ chấm, Sfumato, Thủy mặc, Vật liệu mới (hội họa), Hội họa số… • Vật liệu vẽ bao gồm: Giấy, Vải, Gỗ, Tường… • Màu vẽ: Có nhiều loại màu vẽ khác nhau. Các màu vẽ gồm chất màu được trộn lẫn trong một chất mang. Các tính chất của hai thành phần này như độ nhớt, độ hòa tan, tốc độ bay hơi,…quyết định đặc trưng của các loại màu khác nhau. Ví dụ như: Sơn dầu, Màu nước trộn dầu, Sơn acrylic, Màu bột, Mực, Pastel, Tempera, Màu sáp, Màu nước, Bích họa, Màu phun. • Phong cách: Từ phong cách được sử dụng với hai nghĩa:  Dùng để chỉ các yếu tố kĩ thuật và phương pháp để phân biệt một họa sĩ này với các họa sĩ khác.  Dùng để chỉ một trường phái hội họa trong đó phân loại một nhóm các họa sĩ có chung một kĩ thuật và phương pháp thể hiện. • Một vài trường phái hội họa: Ấn tượng, Baroc, Cấu trúc, Chấm học, Dã thú, Graffiti, Hard-edge, Hậu ấn tượng, Hậu hiện đại, Hiện đại, Hiện thực, Hiện thực lãng mạn, Hiện thực xã hội, Lãng mạn, Lập thể, Mannerism, Ngây thơ, Pop-Art, Siêu thực, Tân cổ điển, Thị giác (Op-Art), Trừu tượng… 2. Vẻ đẹp ẩn của người phụ nữ trong hội họa “Những bức tranh cũng có linh hồn, và linh hồn chúng lấy từ linh hồn của người họa sĩ” (Vincent Van Gogh). Cũng như các nhà thơ, họa sĩ nào cũng ít nhiều sáng tác về đề tài thiếu nữ. Từ những danh họa tên tuổi đến những họa sĩ mới bước vào nghề, phái đẹp luôn là nguồn cảm hứng dồi dào. Mỗi họa sĩ có một phong cách sáng tác, và hình ảnh người thiếu nữ trong tranh của họ cũng có đặc trưng riêng biệt, không ai giống ai. Tuy nhiên, tranh của các danh họa Việt Nam có nhiều sự khác biệt đối với các họa sĩ trẻ, nhất là ở phong cách, nhìn vào có thể nhận biết được ngay. Có những bức tranh đã quá nổi tiếng, ăn sâu vào ký ức của người yêu hội họa, như bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân. Ông vẽ 5 bức này năm 1943, mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ tây (hoa loa kèn) trắng muốt, tinh khôi. Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” (Sơn dầu) – Tô Ngọc Vân. Tuyệt tác này được coi là một tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Tô Ngọc Vân, và cho cả nền mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20. “Thiếu nữ bên hoa huệ” mô tả chân dung của một người thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách tự nhiên về phía lọ hoa huệ tây trắng. Hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Hoa huệ cắm trong lọ bên cạnh cô gái không phải là loại hoa huệ bông nhỏ thường dùng trong các ngày rằm mà là hoa huệ tây hay tên phổ biến là hoa loa kèn. Hoa loa kèn là thứ hoa chỉ có vào tháng ba, tháng tư Hà Nội. Màu chủ đạo là màu trắng thuần khiết của những bông hoa, bên cạnh dáng vẻ trang nhã của một thiếu nữ Hà Nội cùng với chiếc áo dài trắng cổ điển, gợi cho người xem những mỹ cảm về tuổi thanh xuân. Đấy là vẻ đẹp của cả hoa lẫn người và mùa xuân. Người phụ nữ trong tranh của Tô Ngọc Vân luôn được thể hiện với lòng trân trọng chứ không sa vào khoái cảm nhục thể, nhưng cũng không quá mơ hồ, ẻo lả hoặc kiêu kỳ như tranh của các họa sĩ đương thời. Vẽ phụ nữ là sở trường của Tô Ngọc Vân. Khi theo học Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1926 - 1931) ông đã say mê hình tượng thiếu nữ với tà áo dài truyền 6 thống. Sau này, ông thuê người mẫu đến nhà vẽ tranh sơn dầu, sơn mài. Một nhà phê bình mỹ thuật đã viết về ông: “Những thiếu nữ trong tranh Tô Ngọc Vân đều có vẻ đẹp dịu dàng, thuần khiết, giàu nữ tính. Họ duyên dáng, kín đáo và tế nhị, lịch sự, quý phái trong từng cử chỉ, dáng điệu khiến người xem có cảm tưởng họ sinh ra từ không khí, ánh sáng và những cánh hoa. Và dường như chung quanh họ được bao bọc bởi một không gian êm đềm, thơ mộng. Vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp của phụ nữ Hà Nội, phụ nữ Á Đông: mong manh mà bền vững, ẩn mà quyến rũ, lúc nào cũng như đắm chìm, soi rọi vào thế giới nội tâm chính mình, ngay cả nỗi buồn thành thực, ngây thơ của họ cũng hết sức đáng yêu”. Nếu Tô Ngọc Vân đã từng nhận xét : “Không ai vẽ mắt thiếu nữ ươn ướt như sắp khóc tài bằng Mai Trung Thứ”, thì người đương thời lại nhận xét: “Không ai vẽ thiếu nữ duyên dáng, gợi cảm, đa tình tài bằng Tô Ngọc Vân” . Mọi người đều công nhận người hoạ sĩ duy sắc mải miết chạy theo ánh sáng mặt trời Tô Ngọc Vân là chủ nhân những tranh sơn dầu thiếu nữ nổi tiếng một thời. Từ cô gái e ấp bên song cửa đọc bức thư, chị em trong buổi trưa hè tịch mịch, cô gái áo trắng dưới bóng nắng đến chị em đi du xuân, ngắm trăng, lả luớt bên hoa huệ, hoa sen, tư lự bên án thư. Trong đó phải kể đến tác phẩm “Hai thiếu nữ và em bé”. Là một trong những tác phẩm đẹp nhất của Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1944 về đề tài thiếu nữ. Tác giả đã chọn một góc ấm cúng nhất của ngôi nhà cổ để chị em có thể tâm sự bên nhau. Người chị mặc áo vàng trong dáng ngồi đoan trang trên chiếc chõng tre, dáng dấp thiếu phụ toát lên từ cử chỉ hai bàn tay chắp vào nhau, nếp áo dài rủ là mềm mại. Sự xuất hiện đứa bé trai đang ngồi nghịch dưới sàn nhà cho thấy đây là một thiếu phụ hạnh phúc với cuộc sống gia đình viên mãn. Cô em mặc áo trắng, nếp áo bối rối xô lệch theo dáng ngồi bồn chồn bất an. Trong lòng cô đang dâng trào sóng gió tình yêu ban đầu khó nói, cần sự khuyên bảo nơi người chị. 7 Bức mành buông lơ lửng cho ta thấy ngoài kia là cành cây phù dung hoa trắng tinh khiết, ánh nắng phản chiếu làm đôi má hai chị em phớt hồng trên khuôn mặt trái xoan kiều diễm. Cảnh gia đình Việt Nam xưa hiện lên trong từng chi tiết kiến trúc cảnh vật, con người. Toàn bộ bức tranh là hòa sắc vàng tươi lộng lẫy chan hoà ánh sáng thiên nhiên gần gũi. Bức tranh “Hai thiếu nữ và em bé” – Tô Ngọc Vân Danh họa Trần Văn Cẩn cũng sáng tác nhiều tranh thiếu nữ, và thường gắn với một loài hoa nào đó. Theo ông, đó là biểu trưng của sự sống của cái đẹp. Đặt thiếu nữ bên hoa là thể hiện cho một kiểu so sánh, đối trọng, phù trợ. Bức “Em Thúy” của Trần Văn Cẩn được coi là một trong những tác phẩm chân dung thành công nhất của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20. "Em Thúy", tác phẩm sơn dầu của họa sĩ Trần Văn Cẩn được vẽ năm 1943, khi chiến tranh thế giới lần hai đang trở nên quyết liệt. Sự tàn bạo và đau thương của chiến tranh đã đổ sụp xuống đầu những người dân vô tội, trong đó có biết bao phụ nữ và trẻ em. Đó cũng là nỗi lo xen lẫn những thương cảm, xót xa đang xâm chiếm tâm hồn họa sĩ. Phải làm sao khắc họa được một vẻ đẹp dung dị, thơ ngây, để nhắc nhở người xem về trách nhiệm đối với những người sống xung quanh Tác phẩm được hoàn thành chỉ sau vài buổi vẽ, em Thúy ngồi trên ghế mây, đôi vai gầy nhỏ, đôi mắt mở to, tin tưởng dù có vẻ hơi ngỡ ngàng. Cách vẽ thật nhẹ nhàng, trong trẻo, tinh tế như một lời tâm sự về cái đẹp dịu dàng, về sự thanh khiết của tuổi thơ, khiến ta rung cảm. bồi hồi, xúc động. 8 Nguyễn Gia Trí (1908 - 1993) - hoạ sĩ, nhà đồ hoạ, biếm hoạ Việt Nam. Ông cùng với Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn là bốn cây đại thụ của nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam (nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn). Tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mĩ thuật Đông Dương năm 1936, ông là người đi đầu trong việc chuyển những bức tranh sơn mài từ trang trí thành những tuyệt phẩm nghệ thuật và từ đó ông đã được mệnh danh là "người cha đẻ những bức tranh sơn mài tân thời của Việt Nam". Cây cọ tài hoa của Nguyễn Gia Trí thể hiện bức “Thiếu nữ trong vườn” cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm tranh xuân về thiếu nữ hoàn mỹ nhất. Bức tranh khắc họa vườn hoa muôn sắc màu, trong đó các cô gái đang vui đùa, giá trị hiện thực toát lên từ hình khối, động tác. Sắc vàng kim được dát trên nền trời, trên những tấm áo điểm xuyết vỏ trứng, những vệt vàng lộng lẫy trên từng đường lượn như tôn vẻ đẹp thanh tân thiếu nữ. Bức tranh “Thiếu nữ trong vườn”(Sơn mài)- Nguyễn Gia Trí Các họa sĩ bậc thầy Việt Nam luôn để lại những dấu ấn cá nhân về mặt bút pháp. Nếu như Tô Ngọc Vân tài hoa, mẫu mực; Nguyễn Sáng chính xác, ngang tàng; Nguyễn Tư Nghiêm thâm trầm, khúc triết; Dương Bích Liên chắt lọc, tinh tế; Bùi Xuân Phái nặng tình, run rẩy… thì nghệ thuật Nguyễn Phan Chánh thấm đẫm hồn quê, chân phương, bình dị. Xuất thân từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp đào tạo, nhưng Nguyễn Phan Chánh lại thành công và thành danh ở lĩnh vực tranh lụa - một loại hình nghệ thuật mang đậm chất Á Đông từ chất liệu cho đến cách tạo hình. 9 Với mảng tranh lụa, danh họa Nguyễn Phan Chánh thật sự là người thành công với đề tài thiếu nữ. Những bức “Chơi ô ăn quan”, “Lên đồng”, “Cô gái rửa rau”, “Em cho chim ăn” là những đỉnh cao trong nghệ thuật sáng tạo của ông. Đó là những tác phẩm nghệ thuật, xác lập tên tuổi và khẳng định Nguyễn Phan Chánh là người đặt nền móng cho tranh lụa Việt Nam. Đặc biệt phải nhắc đến bức: “Chơi ô ăn quan”, “rất Nhật mà không phải Nhật, rất Tây mà không phải Tây”. Nguyễn Phan Chánh làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé vui chơi mà không nghịch ngợm, chăm chú mà điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự đã gây một tiếng vang lớn trong cuộc Triển lãm đấu xảo Quốc tế Pa-ri năm 1931. Bức tranh “Chơi ô ăn quan” – (Tranh lụa) Nguyễn Phan Chánh Sau này ông còn có những bức tranh về phụ nữ với vẻ đẹp rất đời thường, khiến cho người xem không thể bỏ qua: “Hai thiếu nữ đội nón thúng quai thao”, “Thiếu nữ chải tóc”, “Hái rau muống”, “Tối cho con bú”, “Kỳ lưng”, “Tắm ao” 10 [...]... hòa ca về vẻ đẹp xuân thì của sự sống Đây là một đề tài vô tận Khi người phụ nữ lên tranh, vẻ đẹp ấy đôi khi là ước lệ Có họa sĩ làm say lòng người xem bởi dáng vẻ thướt tha thanh thoát của người đẹp, họa sĩ khác lại thành công ở đôi mắt Tất cả đều là sự trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ 29 Một nửa thế giới trong tranh của Phạm Lực, một nửa ấy chính là phái yếu, những người phụ nữ rất đỗi bình thường trên... phú của người phụ nữ qua những tác phầm hội họa của mình Nhan sắc bề ngoài của họ có thể phai màu nhưng cốt cách, tâm hồn bên trong thì vẫn bền chặt, sâu lắng những cảm xúc và chiều sâu mà không gì có thể làm chúng phai nhòa Trong số rất nhiều các tác phẩm về chủ đề phụ nữ thì tác phẩm “Em Thư” được coi là một trong những tác phẩm rất đẹp của ông Hình ảnh người phụ nữ hiện ra với bao vẻ đẹp ẩn không... và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng Vẽ đẹp lắng đọng, kín đáo của người phụ nữ Huế được coi là một mạch nguồn xúc cảm say đắm trong sáng tạo của các họa sĩ Việt Nam trong suốt thế kỷ XX Trải qua bao năm tháng, cảnh sắc, con người Huế cũng có nhiều thay đổi, nhưng cốt cách, phẩm chất thẩm mỹ bên trong của người phụ nữ Huế thì vẫn bền chặt, sâu lắng những cảm xúc, chiều sâu chất Huế Hình ảnh của người. .. xuân thì “Thiếu nữhoa sen”, “Thiếu nữhoa cát đằng” (tranh lụa) – Tôn Nữ Tường Hoa Họa sĩ Hoàng Đình Tài, một họa sĩ với nhiều ký họa chiến trường, là học trò của danh họa Nguyễn Sáng khẳng định: Họa sĩ nào trong đời cũng vẽ thiếu nữ Bản thân tôi cũng không ngoại lệ Vì vẽ về phụ nữvẽ về vẻ đẹp, về sự phồn vinh và hơn nữa, họ là một nửa của thế giới” Trong sự nghiệp hội họa của mình, Hoàng... của người phụ nữ qua những nét phác họa trên khuôn mặt Đây là bức họa mang vẻ đẹp dịu hiền của người phụ nữ Việt Nam “Chân dung tự họa (Sơn dầu, 74x94cm) - Trương Thị Thịnh (1928) 31 Trong tranh Người suối bạc” họa sĩ Phạm Đăng Trí diễn tả cái đẹp nuột nà, mềm mại của người phụ nữ Huế trước 1945, tranh của ông phản ánh chân thực tư tưởng thẩm mỹ lúc bấy giờ Những tà áo dài tím Huế bay lượn trong không... cuả người thiếu nữ được ví như những bông hoa đã làm nên vẽ đẹp hấp dẫn của bức tranh Đồng thời còn cho chúng ta thấy vẻ đẹp hấp dẫn của người thiếu nữ, vẻ đẹp ẩn bên trong đó là long mong muốn cho những mất mát được xóa nhòa đi Cho cuộc sống trở nên thanh thản hơn 33 Như vậy, bằng màu sắc đường nét và bố cục của bức tranh Dương Sen đã kết hợp thật hài hòa cho chúng ta thấy vẻ đẹp ẩn của người. .. giả đã đặt người phụ nữ với một dáng vẻ yêu kiều và nó chiếm một thể tích lớn trong bức tranh làm cho chúng ta thấy vị trí của người phụ nữ trong bức tranh rất quan trọng Những nét vẽ uốn lượn tạo nên hình dáng của sự xao động lung linh nhưng không sao che khuất được vẻ đẹp phúc hậu hiền từ của người phụ nữ Dương Bích Liên một người luôn có tâm hồn trăn trở trong cuộc sống,những tác phẩm của ông có... tay, vẻ đẹp của người mẹ, người vợ thật nhân hậu và đáng trân trọng biết bao Tranh Ứơc mơ (Sơn mài, 100x120cm) - Phạm Lực (1943) “Chân dung tự họa là bức chân dung mà họa sĩ Trương Thị Thịnh đã tự họa về mình Người phụ nữ trong bức tranh thật diêu hiền và mang một nỗi buồn gì đó trong lòng Ánh mắt buồn nhìn về xa xăm miêng không thể nở nụ cười .Trong bức tranh này, người xem cảm nhận được vẻ đẹp của người. .. minh của con người Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay, được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua đôi mắt của các thiên tài nghệ thuật Mỗi người phụ nữ, mỗi vẻ đẹp khác nhau Các họa sĩ đã tôn vinh những đường nét uyển nhã, mỹ lệ ấy Tranh về phụ nữ là những hòa ca về vẻ đẹp. .. đã tụ hội những yếu tố đẹp của thiếu nữ Huế thấm đượm công, dung, ngôn, hạnh Người suối bạc”(Giấy gió)- Phạm Đăng Trí(1945) Một thiếu nữ nằm ngủ nhưng toát lên một vẻ đẹp thật dịu dàng và ủy mị Với mái tóc dài và đen buông xõa trên giường càng tạo nên vẻ đẹp thùy mị cua người thiếu nữ lúc nằm ngủ thật đẹp Với cái nhìn đầy tinh tế và sắc sảo, họa sĩ Phạm Đăng Trí đã phác họa cho người xem một vẻ đẹp . Càng nom càng đẹp càng nhìn càng ưa.” Vẻ đẹp bí ẩn của người phụ nữ cũng từ lâu đã được đi vào hội họa với bao tác phẩm. Mỗi họa sĩ đều lựa chọn cho mình cách khắc họa nhân vật nữ của mình theo. ĐẦU Phụ nữ được đàn ông âu yếm gọi là phái đẹp. Mỗi người phụ nữ là một nét đẹp riêng biệt, độc đáo. Chính vì vậy mà đề tài vẻ đẹp người phụ nữ luôn là đề tài thu hút rất nhiều nghệ sĩ. Trong. vẻ đẹp lắng động của người phụ nữ được coi là một mạch nguồn cảm xúc trong sáng tạo của rất nhiều họa sĩ. Nói về cái đẹp, Kant có nhận xét "Cái đẹp không nằm trong đối tượng, mà nằm trong

Ngày đăng: 24/03/2014, 11:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan