MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 là sự tích hợp cao độ của hệ thống siêu kết nối số,
vật lý, ảo và thực. Công nghệ thơng tin có khả năng làm thay đổi nền sản xuất thế
giới, mở ra cơ hội cho từng cá nhân, tổ chức và dân tộc. Trong thập kỷ qua, quá trình
bùng nổ ứng dụng CNTT trong mọi mặt của đời sống xã hội trên toàn thế giới đã tác
động mạnh mẽ đến hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước ở mọi quốc gia và hình thành
nên các xu hướng rõ rệt. Xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng thành phố, đô thị
thông minh là xu hướng mà Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng phải
hướng đến. Vì thế việc ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động
quản lý nhà nước giúp hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Triển khai Chính phủ điện tử là xu hướng tất yếu, nâng cao tính minh bạch trong
hoạt động của Chính phủ, đẩy lùi nạn tham nhũng, góp phần phát triển kinh tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và là con đường để tạo lập phồn vinh cho
dân tộc
Đà Nẵng là một trong những địa phương đi đầu về xây dựng Chính phủ điện tử
ở Việt Nam, ngày 22/7/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức khánh thành đưa
vào sử dụng Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử thành phố gồm: hệ thống hạ
tầng công nghệ thông tin và truyền thông; hệ thống các ứng dụng; các chính sách về
lĩnh vực cơng nghệ thơng tin và truyền thông và nguồn nhân lực công nghệ thông tin
và truyền thông Đà Nẵng.
Việc đưa vào sử dụng Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử đã hỗ trợ đắc lực
cho việc vận hành tồn bộ bộ máy Chính quyền của Thành phố Đà Nẵng một cách
đồng bộ, nâng cao hiệu quả. Đây chính là cơng cụ để gắn kết người dân và tổ chức,
doanh nghiệp với hệ thống chính quyền thành phố; tạo mơi trường thuận lợi cho
người dân, tổ chức, doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền, hưởng lợi từ các dịch vụ
cơng do chính quyền cung cấp và cũng để người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện
nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, Hệ thống cịn thúc đẩy cải cách hành
chính nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của người dân, tổ chức, doanh nghiệp;
giúp lãnh đạo các cấp nắm bắt, xử lý thơng tin nhanh và chính xác; hỗ trợ tích cực
3
công tác quản lý và điều hành công việc, giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, minh
bạch hóa quy trình và thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được nhưng cũng có một số hạn chế như một số
cơ quan, người đứng đầu chưa trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hoặc cơng tác chỉ đạo thiếu quyết liệt,
chưa gương mẫu. Bên cạnh đó, cán bộ, cơng chức một số nơi vẫn có thói quen làm
việc dựa trên giấy, ngại dùng công nghệ do sợ mất quyền kiểm sốt, mất vai trị và khi
cơng khai, minh bạch sẽ bị giám sát. Bộ phận kỹ thuật có tâm lý cục bộ, không liên
thông, chia sẻ thông tin, dữ liệu, muốn tự làm hết từ mua máy tính đến phần mềm...
Để thấy được những hạn chế trong việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói chung
và việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý nhà nước nói riêng, ở đề tài này
học viên chỉ ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, cụ thể là
xây dựng chính quyền điện tử, chính phủ điện tử hướng đến thành phố thơng minh đó
là lý do học viên chọn đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách ứng dụng cơng
nghệ thơng tin từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các cơng trình trong nước
- Đề tài 2: “Xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam” của sinh viên Trường Đại
học Ngoại Thương
Đề tài đã xây dựng mơ hình giao dịch trong quản lý nhà nước, mơ hình tập
trung vào 4 đối tượng khách hàng chính: Người dân, các tổ chức doanh nghiệp và tổ
chức xã hội, các công chức - viên chức chính phủ và các cơ quan chính phủ.
Đề tài mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu chứ chưa thể xây dựng được một hệ
thống hoàn chỉnh.
- Tập bài giảng: “ H ọc phần Chính phủ điện tử” của Khoa Thương mại
điện tử - Trường Đại học Thương mại Hà Nội
Tập bài giảng đã đề cập khá toàn diện các vấn đề lý luận về CPĐT (Các vấn
đề lý luận chung về CPĐT, Ứng dụng CPĐT trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cung
cấp dịch vụ công, mua sắm chính phủ, vấn đề dân chủ và một số vấn đề khác của
4
CPĐT, chiến lược triển khai CPĐT).
Các cơng trình ngồi nước
Các cơng trình ở các nước trên thế giới. Sau đây là một số cơng trình trong số đó:
- UNPAN, Global e-Government Readiness Report (2010), Leveraging
e- Government at a Time of Financial and Economic Crisis. UNPAN.
- Kuno Schedler, Lukas Summermatter, Bernhard Schmidt (2004), Managing
the Electronic Government: From Vision to Practice, Information Age Publishing.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những cơ sở nghiên cứu lý luận về chính quyền điện tử, và một số bài báo,
cơng trình khoa học ở một số nước tiên tiến trên thế giới, cũng như một số cơng trình
nghiên cứu ở Việt Nam. Cũng như việc triển khai CPĐT ở một số địa phương, từ đó
có cái nhìn tổng qt và đánh giá được thực trạng mà CQĐT thành phố Đà Nẵng đang
triển khai. Nhằm giúp cải thiện và tìm ra những giải pháp hồn thiện xây dựng chính
sách ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Tiến tới một chính phủ/ chính quyền
điện tử minh bạch, hồn thiện, giúp cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận được
nhiều thông tin, hướng đến Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa của chính phủ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên những vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách ở Việt
Nam, vấn đề xây dựng, thực hiện chính sách. Các vấn đề cơ bản để phát triển chính
sách ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước. Cụ thể là phát triển chính phủ điện tử
ở các cấp độ từ Trung ương đến địa phương.
Hai là, tổng quan tình hình phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam. Phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển CQĐT của thành phố Đà Nẵng dựa trên các cấp độ và
giai đoạn phát triển CQĐT ở địa phương.
Ba là, phân tích xu hướng phát triển CPĐT trên thế giới và ở Việt Nam. Đưa ra
các giải pháp hồn thiện chính sách ứng dụng công nghệ thông tin trong xây
dựng CQĐT từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
5
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và
đánh giá chính sách. Vấn đề xây dựng một chính phủ điện tử hiệu quả, minh bạch và
công khai
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: nghiên cứu được tiến hành khảo sát tại các Sở, ban, ngành
trong thành phố Đà Nẵng.
- Về mặt thời gian: tổng hợp, phân tích các số liệu từ năm 2015 đến 2017.
4.3. Khách thể nghiên cứu
- Các Sở, ban, ngành đóng vai trị chính trong việc nghiên cứu và xây dựng phát
triển chính phủ điện tử và chính quyền điện tử ở thành phố. Từ những quy trình làm
việc để làm nền cho việc đưa các nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ tổng qt để hồn thiện
chính quyền điện tử ở thành phố.
- Thể chế chính sách với các cơ sở pháp lý được cụ thể hóa đảm bảo sự công bằng
cho tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển CPĐT và CQĐT ở địa phương.
- Người dân và doanh nghiệp điện tử là những yếu tố tác động đến q trình
hồn thiện chính sách xây dựng CQĐT ở địa phương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu trong việc thực hiện chính sách
cơng. Đó là về chu trình của một chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện
và đánh giá chính sách cơng có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Lý thuyết
chính sách cơng được vận hành trong thực tiễn giúp hình thành lý luận về chính
sách chuyên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: sử dụng dựa trên việc thu thập các
văn bản liên quan đến chủ trương và chính sách phát triển về CPĐT ở Việt Nam. Các
văn bản do UBND thành phố Đà Nẵng ban hành trong quá trình xây dựng hình
thành nên khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà Nẵng. Đây là những văn bản làm cơ
sở cho việc đánh giá tình hình phát triển xây dựng CQĐT ở thành phố Đà Nẵng, từ
6
đó đưa ra các giải pháp hồn thiện chính sách xây dựng CQĐT từ thực tiễn thành phố
Đà Nẵng.
- Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia
để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Đội ngũ
chuyên gia tham vấn là lãnh đạo Sở Thơng tin và Truyền thơng thành phố Đà Nẵng,
phịng Cơng nghệ thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng.
Đội ngũ chuyên gia lựa chọn phỏng vấn dựa trên tiêu chí đã tham gia vào Tổ triển
khai đề án xây dựng CQĐT thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015. Các nội dung
phỏng vấn liên quan đến các số liệu về cơ sở hạ tầng CNTT, ứng dụng và nhân lực
CNTT đã đạt được trong quá trình xây dựng khung kiến trúc CQĐT thành phố Đà
Nẵng; việc triển khai thực hiện Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính
phủ về Chính phủ điện tử của thành phố Đà Nẵng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: nghiên cứu, phân tích các số liệu từ các
văn bản về chính sách xây dựng chính quyền điện tử của Trung ương và của thành
phố Đà Nẵng. Tổng hợp và phân tích từng nội dung trong thơng tin một các có hệ
thống đầy đủ, chuyên sâu về đối tượng là chính sách xây dựng chính quyền điện tử ở
Đà Nẵng
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, luận văn góp phần hồn thiện hơn v ề v i ệ c t h ự c h i ệ n
chính sách cơng và chính sách ứng dụng CNTT trong nhà nước hiện nay. Đồng thời
luận văn tiếp tục xác định và làm rõ những vấn đề cốt lõi trong chính sách ứng dụng
CNTT từ đó xây dựng những cơ sở đánh giá và hồn thiện chính sách phát triển ứng
dụng CNTT trong quản lý nhà nước hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển ứng dụng CNTT
trong quản lý nhà nước tại thành phố Đà Nẵng, tìm ra nguyên nhân của những ưu
điểm và hạn chế, luận văn đã đưa ra những đề xuất, khuyến nghị các giải pháp nhằm
thực hiện có hiệu quả hơn nữa chính sách xây dựng và phát triển chính sách ứng dụng
CNTT trong quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
7
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần lý luận, đánh giá, phương hướng, giải pháp và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thơng minh
Chương 2: Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách ứng dụng công nghệ
thông tin đối với Đà Nẵng trong việc triển khai Chính quyền điện tử, hướng đến
thành phố thông minh
Chương 3: Các phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện xây
dựng chính quyền điện tử đối với Đà Nẵng
8
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG
CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ,
HƯỚNG ĐẾN THÀNH PHỐ THÔNG MINH
1.1. Các căn cứ, mục tiêu của chính sách ứng dụng cơng nghệ thơng tin
1.1.1. Một số chính sách
1.1.1.1. Các văn bản của Trung ương
Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và
hội nhập quốc tế của Trung ương. Cụ thể, các căn cứ như sau:
- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
- Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển
CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương về
việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước giai đoạn 2015 – 2020;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Nghị định số 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/11/2009 về
Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 13/06/2011 về việc
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
9
- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương
trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020;
- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội
nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết
cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại vào năm 2020;
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
- Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng
dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch bảo
đảm an tồn thơng tin quốc gia;
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nước giai đoạn 2011-2015;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT; các Chương trình
phát triển cơng nghiệp CNTT theo các Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg, 51/2007/QĐTTg, 56/2007/QĐ-TTg, 75/2007/QĐ-TTg;
- Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Quy hoạch phát triển an tồn thơng tin số quốc gia đến năm 2020;
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020;
- Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền
thông công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong
cơ quan nhà nước;
- Thông tư số 03/2013/TT-BTTTT ngày 22/01/2013 của Bộ Thông tin và truyền
10
thông quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu;
- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/04/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về việc ban hành khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
1.1.1.2. Các văn bản của Đà Nẵng
- Quyết định số 10598/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND Thành phố Đà
Nẵng, Ban hành Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 tại
thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Ban hành kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT thành
phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND thành phố Đà
Nẵng về việc “Phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020”;
- Quyết định số 8553/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc ban hành kế hoạch đào tạo nhân lực an tồn, an ninh thơng tin trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020;
- Quyết định số 6942/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Ban hành quy chế tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 7303/QD-UBND ngày 21/10/2013 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền Chính quyền điện tử qua truyền hình
tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 -2018;
- Quyết định số 8878/QĐ-UBND ngày 06/12/2014 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc Phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền
thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 9862/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể Chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2016 -2020;
- Quyết định số 9020/QĐ-UBND ngày 28/12/2016 của UBND Thành phố Đà
Nẵng về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cửa
11
cơ quan nhà nước thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 -2020.
1.1.2. Mục tiêu của chính sách ứng dụng CNTT
Ngày nay, việc xây dựng Chính quyền điện tử là nền tảng phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng Thành phố văn minh, thịnh vượng, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức,
phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, coi trọng phát triển
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan
nhà nước. Nhiều văn bản liên quan đến ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
được ban hành. Công nghệ thông tin được coi là một công cụ mũi nhọn, thúc đẩy phát
triển kinh tế và là một phương thức bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã chỉ rõ đến hết năm 2016 các bộ,
ngành Trung ương có 100% các dịch vụ cơng được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho
phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung
cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4).
Trên cơ sở đó, mục tiêu tổng quát của thực hiện chính sách ứng dụng CNTT để
xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thông minh như sau:
- Tăng cường khả năng kết nối liên thơng, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin,
CSDL các sở ngành, các bộ ngành nhằm tạo thuận lợi trong việc giải quyết mau chóng
các thủ tục hành chính cơng cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong
hay ngoài giờ làm việc với mục tiêu chuyển từ Chính quyền quản lý sang chính quyền
phục vụ;
- Tăng cường khả năng giám sát, đánh giáđầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng
CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của CQNN;
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT có cơng nghệ hiện đại, tiên tiến,
đồng bộ, có độ bao phủ rộng khắp với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn Thành phố;
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước Thành phố Đà Nẵng nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm
thời gian, chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước và công dân. Hướng tới xây dựng
12
thành cơng nền hành chính điện tử. Cung cấp thơng tin, dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi
cho người dân và doanh nghiệp.
- Hướng tới thành phố thông minh
Mục tiêu cụ thể của chính sách ứng dụng CNTT:
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dựng CNTT trong
công tác chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan nhà nước trên môi trường
mạng an toàn, hiệu quả.
- Ứng dụng rộng rãi CNTT trong cơ quan nhà nước của tỉnh, phục vụ người dân,
doanh nghiệp: 100% tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước hoàn toàn
dưới dạng điện tử. 100% các cuộc họp chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố với
các sở, ban, ngành, UBND các quận/huyện, thành phố, 100% các cuộc họp của các sở,
ngành với các quận/huyện, thành phố và của cấp huyện với xã được thực hiện trên môi
trường mạng. 100% UBND quận/huyện, thành phố được ứng dụng CNTT tại bộ phận
"một cửa", “một cửa liên thông”.
- Phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn Thành phố có đủ năng lực, trình độ,
kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng CNTT của Thành phố, của ngành.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã quán triệt một
số chủ trương và nhiệm vụ lớn như : Ứng dụng CNTT là một trong những nhiệm vụ
ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện chủ lực để rút ngắn
khoảng cách phát triển so với các nước khác. Tất cả mọi lĩnh vực đều phải ứng dụng
CNTT để phát triển.
1.2. Sự cần thiết ứng dụng CNTT vào triển khai chính quyền điện tử, thành
phố thông minh
1.2.1. Xu thế ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng chính quyền điện tử,
thành phố thơng minh
Xu thế trên thế giới
Hiện nay trên thế giới khoảng 50% dân số tập trung sống và làm việc ở các thành
phố. Theo dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 60% và đến năm 2050 sẽ có khoảng
trên 70% dân số sẽ tập trung ở các thành phố. Thế giới còn khoảng 60% thành phố sẽ
phải xây dựng để đáp ứng xu hướng dân số chuyển dịch về thành phố. Các thành phố
13
trong lịch sử là trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia. Và các thành
phố là đi đầu trong hoạt động sáng tạo. Thành phố là nơi có mật độ dân cư, lực lượng
lao động, lực lượng sản suất cao nhất.
Bên cạnh các khía cạnh tích cực, các thành phố đang tạo ra khoảng 70% lượng
khí nhà kính và 60-80% tiêu thụ năng lượng tồn cầu. Q trình đơ thị hóa gia tăng tạo
ra nhiều sức ép về ô nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn lực như nước sạch, đất đai,
không gian, giao thông, năng lượng… Đó là những vấn đề mang tính tồn cầu.
Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đã có những bước phát triển vượt bậc về
năng lực thu thập dữ liệu, lưu trữ, truyền dẫn, tính tốn... với chi phí giảm nhanh, đặc
biệt là xu hướng phổ biến của thiết bị di động cá nhân thơng minh (smartphone,
wearables), điện tốn đám mây, Internet vạn vật, xử lý dữ liệu lớn và các mạng xã hội.
CNTT càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng như là một giải pháp giải quyết các
áp lực ngày càng lớn trong quản lý và cung cấp dịch vụ cho thành phố, giảm thiểu tác
động xấu của các ngành công nghiệp lên môi trường sống qua các giải pháp giao thông
thông minh, quản lý tiêu thụ nước, năng lượng và chất thải thông minh... Khái niệm đô
thị thông minh hoặc thành phố thông minh đã ra đời và phát triển.
Có thể thấy, việc phát triển một thành phố trở thành thành phố thông minh đã và
đang trở thành xu thế phát triển mạnh mẽ của thời đại. Thành phố thông minh là một
cuộc cách mạng về quản lý điều hành thơng minh theo hình thức, phương thức mới
thông minh và hiệu quả hơn.
Xu thế tại Việt Nam
Tính đến cuối năm 2017, nước ta có khoảng trên 787 đơ thị, tỷ lệ đơ thị hóa tăng
nhanh từ 23,7% năm 1999 lên khoảng 35,7% năm 2017. Mặc dù tổng diện tích đất tự
nhiên của các đơ thị hiện chiếm hơn 10% diện tích cả nước, nhưng những đóng góp
của khu vực này lại rất lớn, hơn 70% tổng thu ngân sách tồn quốc, trong đó, 5 thành
phố trực thuộc Trung ương chiếm 50% GDP cả nước.
Theo báo cáo số liệu năm 2017 của Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê đối
với 5 thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai (7 tỉnh,
thành phố) tuy chỉ chiếm 5,5% diện tích cả nước và 26,7% dân số nhưng đóng góp
52,6% GDP cả nước; so sánh với 56 tỉnh, thành phố cịn lại thì: năng suất lao động
14
bình quân gấp 3,3 lần, cường độ hoạt động kinh tế (GDP/diện tích) gấp 19 lần, cường
độ thu ngân sách (thu ngân sách/diện tích) gấp 42,7 lần. Mặc dù số lượng đô thị tăng
nhanh, nhưng đa số đều đối mặt với thách thức về chất lượng đô thị chưa bảo đảm, hạ
tầng kỹ thuật chưa theo kịp đà phát triển của đô thị, xuống cấp nhanh dẫn đến những
hậu quả về kẹt xe, thiếu nước sinh hoạt, ngập úng nước thải, nước mưa, rác thải ô
nhiễm môi trường...Thiếu các nguồn lực và cơ chế, chính sách ứng phó với xu thế đơ
thị hóa. Xu hướng xây dựng thành phố/ đơ thị thông minh sẽ là xu hướng tất yếu.
Trong thời gian qua, ứng dụng CNTT ở các cơ quan nhà nước chủ yếu tập trung
xây dựng Chính quyền điện tử các cấp. Ứng dụng ở các lĩnh vực khác thì chủ yếu
mạng tính tự phát, cục bộ và chưa có giải pháp đồng bộ để tác động đến chất lượng,
hiệu quả công tác quản lý đô thị.
Nhận thức được xu thế tất yếu này, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương
định hướng cho phát triển chính phủ điện tử, thành phố thông minh như tại Nghị quyết
số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ
trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất
lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” và trong quyết
định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã nêu rõ.
Ở góc độ các địa phương, thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn
của cả nước đã có Quyết định 1797/QĐ-UBND ngày 25/3/2014 của Chủ tịch UBND
thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng
giai đoạn 2014 – 2020. Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định thành lập
Ban Chỉ đạo xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng. Ban Chỉ đạo có nhiệm
vụ tham mưu cho UBND thành phố ban hành Đề án xây dựng thành phố thông minh
hơn tại Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án
xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng được phê duyệt tại Quyết định nêu
trên. Thành phố Đà Nẵng đã lựa chọn 05 vấn đề để thực hiện thành phố thông minh
hơn cho lộ trình 5 năm, đây là các vấn đề được xem là có nhu cầu lớn nhất và có tính
khả thi cao. Cụ thể:
- Kết nối thành phố: xây dựng hạ tầng mạng kết nối trên toàn thành phố để phục
15
vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du
khách và truyền dẫn cho các ứng dụng thành phố thông minh hơn;
- Hệ thống giao thông thông minh: ứng dụng CNTT-TT vào công tác quản lý
giao thông đô thị của thành phố một cách chủ động và hiệu quả hơn;
- Hệ thống cấp nước thông minh: ứng dụng CNTT-TT để nâng cao chất lượng xử
lý và phân phối nước sạch cho người dân thành phố;
- Hệ thống thốt nước thơng minh: ứng dụng CNTT-TT nhằm hỗ trợ theo dõi
thường xuyên chất lượng môi trường nước, chất lượng xử lý nước thải và hoạt động
của các hệ thống thoát nước nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt
của người dân;
- Kiểm sốt vệ sinh an tồn thực phẩm thơng minh: tăng cường ứng dụng CNTTTT trong kiểm soát VSATTP, cho phép các cơ quan chia sẻ dữ liệu, tự động hóa công
tác báo cáo lên các cơ quan quản lý cấp trên, hướng đến việc chia sẻ thông tin cho
người dân, khuyến khích sự phản hồi và tham gia giám sát của người dân.
- Sau hơn 1 năm Đà Nẵng đã triển khai và đạt được một số kết quả sau: thành phố
đã triển khai hạ tầng cáp quang băng rộng phủ rộng toàn thành phố, đây là một tiền đề
quan trọng để Đà Nẵng triển khai các thành phố tiếp theo, ngay sau đó Đà Nẵng đã triển
khai cung cấp hệ thống truy nhập WIFI công cộng phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ
thơng tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du khách. Đồng thời Đà Nẵng
cũng bắt đầu triển khai hệ thống camera giao thông để xây dựng giao thơng minh.
Tuy nhiên có một số vấn đề Đà Nẵng cần phải tiếp tục triển khai và có những bổ
sung, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của người dân, cũng như định hướng kiến trúc
phát triển chính quyền điện tử, thành phố thông minh trong dài hạn, đó là: Chưa có sự
nghiên cứu kiến trúc thành phố thơng minh, vì vậy nhiều yếu tố cơ bản làm nền tảng
cho sự phát triển thành phố thông minh trong dài hạn chưa được xác định như: hạ tầng
tích hợp, Trung tâm điều hành thành phố thông minh các cấp độ, ứng dụng IoT, dữ
liệu lớn… Thực tế còn nhiều ứng dụng thơng minh có nhu cầu lớn và tính khả thi cao,
như trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, tài ngun mơi trường, xây dựng, đảm bảo an
tồn xã hội.
Có thể nói xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh đã là một xu
16
hướng tất yếu và việc phát triển một thành phố thơng minh cần có sự tham gia đầy đủ
các thành phần như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng;
các hoạt động kết nối thành phố đa chiều và đa cấp, linh hoạt địi hỏi phải có cơ chế
liên kết phối hợp từ quản trị, đầu tư đến vận hành và thụ hưởng.
1.2.2. Một số khái niệm và vai trò của CNTT
Hệ thống mạng: thành phần then chốt nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo hạ tầng
phục vụ kết nối các ứng dụng, dịch vụ, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cầu truyền
nhận dữ liệu và khai thác thông tin của các cơ quan nhà nước.
Mạng tin học diện rộng của Thành phố(WAN): là mạng dùng riêng được thiết lập
trên hạ tầng cáp quang để kết nối các sở, ban, ngành, các UBND quận, huyện, thị
xã,các UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cơ quan nhà nước) nhằm chia sẻ
thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước của Thành phố.
Dịch vụ công trực tuyến: là dịch vụ hành chính cơng và các dịch vụ khác của cơ
quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng; mỗi
dịch vụ hành chính cơng gắn liền với một thủ tục hành chính. Trong tài liệu này, dịch
vụ cơng trực tuyến giới hạn là các dịch vụ công trực tuyến do các cơ quan nhà nước
của Thành phố cung cấp.
Phần mềm ứng dụng: là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường
nhất định, nhằm thực hiện những công việc, tác nghiệp cụ thể.
Ứng dụng nghiệp vụ: là ứng dụng phục vụ quản lý, điều hành, tác nghiệp trong cơ
quan nhà nước của Thành phố.
Ứng dụng hỗ trợ quản lý và thực hiện một số nghiệp vụ bên trong: là ứng dụng
được bổ sung nhằm hỗ trợ, nâng cao khả năng quản lý tài nguyên (con người, tài sản
hữu hình, tài sản vơ hình, tài chính, tài ngun số…) của cơ quan
từ đó, góp phần nâng cao năng suất và hiệu suất hoạt động.
Ứng dụng liên cơ quan: là các ứng dụng thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ
liệu giữa các cơ quan nhà nước của Thành phố phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành,
tác nghiệp (ví dụ: phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ cơng việc (có chức năng chuyển
nhận văn bản điện tử), phần mềm 1 cửa liên thông, thư điện tử, giao ban trực tuyến…).
Ứng dụng “Một cửa điện tử”: là ứng dụng được xây dựng để tin học hóa các giao
17
dịch giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước và giữa các cơ quan hành
chính nhà nước theo cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” quy định tại Quyết định số
93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007.
Hệ thống thông tin: là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc
thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu: là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác,
quản lý và cập nhật thông tin qua phương tiện điện tử. Trong phạm vi hướng dẫn này,
các cơ quan nhà nước khi xây dựng cơ sở dữ liệu phải đảm bảo kết nối, liên thông với
các ứng dụng quản lý, điều hành, tác nghiệp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến để
đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng trong hệ thống đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin.
Trao đổi dữ liệu: là sự trao đổi thơng tin từ máy tính này sang máy tính khác
bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
Trang thiết bị người dùng cuối: Bao gồm máy tính, các thiết bị hỗ trợ (máy in,
máy quét…), các trang thiết bị phục vụ việc truy cập thông tin, sử dụng dịch vụ của
người dân và doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước: là các cán bộ, công chức, viên chức đã
được đào tạo, tập huấn về kỹ năng quản lý, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp
ứng các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng cơ quan điện tử.
1.2.3. Giới thiệu về chính quyền điện tử
1.2.3.1. Chính phủ điện tử
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các phương tiện di động,
băng rộng, công nghệ… ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, hướng tới phát
triển CPĐT, CQĐT là xu thế tất yếu. Hiện nay, có nhiều định nghĩa về CQĐT, tuy
nhiên có nội dung chính như sau:“Chính quyền điện tử là Chính quyền ứng dụng
CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường
công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và
doanh nghiệp”.
1.2.3.2. Các dịch vụ mà Chính phủ điện tử cung cấp
Có 03 dạng dịch vụ CPĐT như sau:
G2C (Government to Citizens): được hiểu như khả năng giao dịch và cung cấp
18
dịch vụ của chính phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ : Tổ chức bầu cử của cơng dân,
thăm dị dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đơ thị, tư vấn, khiếu nại, giám sát và
thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê bao, dịch vụ thông tin trực tiếp
24x7, phục vụ công cộng, môi trường giáo dục.
G2B (Government to Business ): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với các doanh
nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ mua sắm, thanh tra, giám
sát doanh nghiệp ( về đóng thuế, tuân thủ luật pháp,…); thông tin về quy hoạch sử dụng
đất, phat triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn
sử dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp. Đây là thành
phần quan hệ cơ bản trong mơ hình nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mơ nền kinh tế, xã
hội thơng qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là khách thể đại diện
cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế.
G2G (Government to Government): được hiểu như khả năng phối hợp, chuyển
giao và cung cấp các dịch vụ mọtt cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ
máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ
máy của chính phủ vừa đóng vai trị là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này.
Các dịch vụ của CQĐT thông thường bao gồm các nhóm dịch vụ: Chính quyền
cung cấp thơng tin và dịch vụ cho người dân; Chính quyền cung cấp thơng tin và dịch
vụ cho doanh nghiệp; Cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan giữa các cơ quan
chính quyền với nhau; G2E - Chính quyền cung cấp các thơng tin và dịch vụ cho cán
bộ, công chức, viên chức.
19
Nguồn: />Hình 1.1: Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh [1].
Nguồn : />Hình 1.2: Khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp huyện [2].
20
1.2.3.3. Tiêu chí về Chính quyền điện tử
Các tiêu chí của Chính quyền điện tử cơ bản như sau:
- Định hướng cơng dân và dễ dùng;
- Có tinh thần trách nhiệm, một cửa và định hướng kết quả.
- Nhiều khả năng truy nhập: Người dân có thể truy nhập vào các mạng dịch vụ
chính phủ bằng nhiều cách (ở nhà, ở công sở, ở trường học, ở nơi công cộng v.v..);
- Tính cộng tác: CPĐT phải được thiết kế, xây dựng và triển khai trên cơ sở hợp
tác phối hợp giữa Chính phủ và cá nhân cơng dân;
- Tính đổi mới: CPĐT không chỉ thuần tuý là ứng dụng công nghệ mới, là Web
site hay việc chuyển giao các dịch vụ trên mạng, mà cịn tính đến việc cải tiến quy
trình cơng tác và tổ chức bộ máy;
- Chi phí hợp lý: Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ;
- An tồn và tơn trọng riêng tư.
Những vấn đề nêu trên là nói về thực thể một CPĐT (ứng với từ tiếng Anh là EGovernment). Bàn về xây dựng CPĐT, nhiều hội nghị quốc tế và một số quốc gia còn
đưa ra một khái niệm đứng trước các khái niệm về CPĐT nêu trên, đó là vấn đề “cầm
quyền điện tử, hay điều hành nhà nước điện tử ". Khái niệm này được dịch từ tiếng
Anh "E-Governance". Từ Governance được nhiều tài liệu dịch là " Quản lý nhà nước",
song vì từ "Quản lý" chúng ta hay dùng đơi khi có nghĩa khác với vấn đề đang bàn, do
vậy tôi xin tạm dùng từ "cầm quyền", hay "điều hành nhà nước".
Đi theo hướng này, chúng ta cần đề cập đến một số vấn đề, mà ở đây, xin chỉ nêu
tên từng vấn đề :
- Phương pháp luận, kỹ thuật hay công nghệ điều hành nhà nước.
- Điều hành nhà nước tốt trong mối quan hệ với thể chế và cấu trúc kinh tế xã
hội.
- Đổi mới cách điều hành, bao hàm quan hệ giữa CNTT, viễn thông với việc điều
hành nhà nước tốt.
- Vai trị của Chính phủ trong việc chuyển đổi sang số hoá: Việc xây dựng một xã
hội tri thức;
- Vai trị của Chính phủ trong việc nâng cao quyền hạn, vai trò của các cá thể,
21
cộng đồng và các tổ chức xã hội, như chúng ta thường nói: Nâng cao quyền làm chủ
của nhân dân;
Giải quyết được các vấn đề trên, điều hành nhà nước điện tử được coi là một cơ
hội để chính phủ tự cải tiến đổi mới mình, gắn kết chặt chẽ hơn với người dân, với
quyền lợi của các nhóm dân cư, có thực tế hơn và vì sự phát triển của quốc gia.
Điều hành nhà nước điện tử tạo ra một phong cách lãnh đạo mới, cách bàn luận
và quyết định chiến lược mới, một phương thức mới trong giao dịch, trong cung cấp
dịch vụ cho công dân, trong đào tạo nguồn lực, trong việc lắng nghe nhân dân và trong
việc tổ chức , cung cấp thông tin.
Bảng 1.1 : Các mức độ tương tác trong CPĐT
Cấp độ
Tương tác
Công dân
Cung cấp
Đọc nhân thơng
thơng tin
tin
Ví dụ
Cơ quan hành chính
- Cập nhật thông tin
- Cập nhật các văn bản nhà
- Hướng dẫn các thủ nước
tục hành chính- Cung - Cập nhật các chính sách,
cấp biểu mẫu
chủ trương
- Cập nhật những thơng tin
liên quan đến công dân,
doanh nghiệp, các tổ chức xã
hội(quy hoạch,giải tỏa/đền
bù…)
Hỏi/trả lời
Hỏi
Trả lời
Diễn đàn trao đổi, giải đáp
thắc mắc, hướng dẫn
Trao đổi
Đề xuất, kiến
Tiếp nhận, tiếp thu
- Giải quyết các dịch vụ công
nghị, yêu cầu
giải quyết
theo yêu cầu
Quan hệ trực Đăng ký thủ tục Tiếp nhận, giải quyết
- Giải quyết các dịch vụ
tuyến
cơng theo u cầu
Quan hệ trực Thanh tốn qua Thực hiện thanh toán
tuyến
mạng: thuế, dịch điện….
vụ, mua bán.
Quan hệ trực Kiểm tra thông Cung cấp thông tin cho - Khách hàng có thể kiểm tra
tuyến
tin
khách hàng
kết quả, những thông tin liên
quan đến cá nhân
Nguồn: />
22
1.3. Các bước tổ chức thực hiện chính sách ứng dụng cơng nghệ trong xây
dựng chính quyền điện tử, hướng đến thành phố thông minh
1.3.1. Các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước của Thành phố
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015,
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố được thể hiện trong các lĩnh vực sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật + Xây dựng chính
quyền;
- Lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường;
- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, cơng nghệ, văn hóa, thơng tin, thể dục,
thể thao;
- Lĩnh vực y tế, lao động và thực hiện chính sách xã hội, cơng tác dân tộc, tơn
giáo;
- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện
nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban
của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp thành phố.
UBND Thành phố Đà Nẵng là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực
hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý
thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở. Theo Nghị
định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh trực thuộc Trung ương, các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được minh họa ở
hình sau đây:
23
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức các cơ quan nhà nước Thành phố Đà Nẵng
Nguồn : />Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố: là các đơn vị trực thuộc
UBND Thành phố, bao gồm các sở, ban, ngành, thực hiện chức năng tham mưu, giúp
UBND thành phố quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở Thành phố Đà Nẵng theo quy
định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố. Tại mỗi
sở, ban ngành tùy theo đặc thù cơ cấu tổ chức gồm có: văn phịng, thanh tra, phịng
chun mơn, nghiệp vụ, chi cục và các đơn vị sự nghiệp công lập. Các Sở, ban, ngành
trực thuộc quản lý của UBND Thành phố Đà Nẵng, gồm có các đơn vị:
- Văn phịng UBND Thành phố;
- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội
- Ban xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
- Các Ban quản lý dự án thuộc UBND thành phố
- Sở Y tế
- Sở Văn hóa - Thể thao
24
- Sở Thơng tin - Truyền thơng
- Sở Tài chính
- Sở Nội vụ
- Sở Lao động - Thương binh - Xã hội
- Sở Kế hoạch - Đầu tư
- Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
- Quỹ Đầu tư phát triển Đà Nẵng
- Thanh tra thành phố
- Sở Xây dựng
- Sở Tư pháp
- Sở Tài nguyên - Môi trường
- Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn
- Sở Ngoại vụ
- Sở Khoa học - Công nghệ
- Sở Giao thông - Vận tải
Ủy ban nhân dân cấp Huyện: Cấp Huyện được tổ chức thành UBND Quận/Huyện
bao gồm các cơ quan chun mơn (phịng/ban) và các đơn vị hành chính (phường, xã,
thị trấn) trực thuộc.Các cơ quan chun mơn bao gồm: Phịng Nội vụ, Phịng Tư pháp,
Phịng Tài chính - Kế hoạch, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Phịng Kinh tế, Phịng
Quản lý đơ thị, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thơng tin,
Phịng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế,Thanh tra quận/huyện, Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân. UBND các Quận/Huyện và UBND các phường, xã
tương ứng tại Thành phố Đà Nẵng gồm có:
- Quận Hải Châu;
- Quận Thanh Khê
- Quận Ngũ Hành Sơn
- Quận Sơn Trà
- Quận Liên Chiểu
- Quận Cẩm Lệ
- UBND huyện Hòa Vang
25
- UBND huyện Hoàng Sa
1.3.2. Các quy định về sự phối hợp, liên thông giữa các cơ quan nhà nước
Hiện nay, việc phối hợp xử lý giữa các cơ quan nhà nước trên thành phố Đà Nẵng
tuân theo một số văn bản quy định như sau:
Quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng:
- Quyết định năm 2016 về việc Ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết
thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Quyết định số 5999/QĐ-UBND ngày 26/10/2017 về việc Ban hành quy chế
phối hợp trong cơng tác quản lý nhà nước về tài ngun khống sản trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 5401/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 về việc Ban hành quy định thực
hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quyết định số 6942/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 về việc Ban hành quy chế tiếp
nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Văn phòng
UBND thành phố Đà Nẵng.
Quy định của các Bộ, ngành cấp Trung ương:
- Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Bộ
Tư pháp, Bộ Công an và Bộ Y tế về việc Hướng dẫn thực hiện liên thơng các thủ tục
hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em
dưới 6 tuổi. Thông tư liên tịch này hướng dẫn về nguyên tắc, hồ sơ, quy trình và trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, côngchức, viên chức có liên quan đến việc
tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết hồ sơ và trả kết quả trongquá trình thực hiện liên
thơng các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ
em dưới 6 tuổi khi việc đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc thẩm quyền
giải quyết của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP
ngày10/5/2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
26
cao, Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác
minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. Thông tư này hướng dẫn trình tự,
thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thôngtin lý lịch tư pháp để cấp Phiếu lý
lịch tư pháp; cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp; phối hợp cung cấp, xác minh, rà sốt thơng tin lý lịch tư pháp.
- Thơng tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 23/02/2016 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn trao đổi thông tin về doanh nghiệp
giữa hệ thống thông tinquốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế.
Thông tư này hướng dẫn chi tiết vềviệc trao đổi thông tin giữa Hệ thống thông tin
quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thốngthông tin thuế, bao gồm thơng tin về
đăng ký doanh nghiệp, tình hình hoạt động, báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp thành
lập và hoạt động theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.
Các quy định về phối hợp, phối hợp xử lý giữa các cơ quan nhà nước này sẽ là cơ
sở cho việclựa chọn, phân tích các TTHC liên thơng về thơng tin, quy trình nghiệp vụ
cũng như xây dựng mơhình trao đổi thơng tin, dữ liệu trong quá trình xây dựng kiến
trúc CQĐT Thành phố Đà Nẵng.
1.4. Mơ hình Thành phố thơng minh
1.4.1. Tổng quan về thành phố thông minh
Thành phố thông minh/đô thị thông minh: Là ứng dụng CNTT để công tác xây
dựng, quản lý và phát triển thành phố trở nên hiệu quả hơn, thông minh hơn dẫn đến
cung cấp dịch vụ tốt hơn, cuộc sống người dân an tồn hơn, mơi trường sạch hơn và hỗ
trợ phát triển sáng tạo. Thành phố thông minh thường gắn liền với các yếu tố công
nghệ mới tạo ra khả năng làm cho Thành phố thông minh hơn: hệ thống Internet of
Thing - IoT (Internet vạn vật) sử dụng trong các ứng dụng, mạng viễn thống (Wifi,
3G/4G/5G), thiết bị di động thông minh, dữ liệu lớn (Big Data) và hệ thống phân tích
sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Xu hướng xây dựng thành phố thông minh trên thế giới
Đã có nhiều thành phố trên thế giới đã và đang xây dựng TPTM. Đây là xu
hướng tất yếu của q trình phát triển của xã hội lồi người. Phần sau trình bày một số
kinh nghiệm xây dựng TPTM và bài học rút ra cho việc xây dựng TPTM.
27