Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Trò chơi điện tử - vấn nạn của học đường pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.08 KB, 3 trang )

Trò chơi điện tử - vấn nạn của học đường





TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ - VẤN NẠN CỦA HỌC ĐƯỜNG!
Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, hội nhập vào nền tri thức của thế
giới. Như vậy cũng có nghĩa là so với trước đây, vào bây giờ học sinh lại cần phải tiếp
thu nhiều kiến thức hơn, bao quát hơn, rộng lớn hơn, cũng đồng nghiã với việc áp lực
học tấp ngày càng tăng. Và như vậy, họ tìm đến những thú vui, những trò chơi giải trí
để bớt căng thẳng mà trò chơi điện tử chính là lựa chọn đầu tiên, đề rồi trò chơi điện
tử đã trở thành vấn nạn của học đường.
Nhớ ngày xưa, từ trẻ con cho đến người lớn có ai không quen với trò chơi đá
dế chọi gà… thế mà bây giờ khi hỏi đến những thanh thiếu niên mới lớn, những cụm
từ này lại trở nên quá xa lạ với họ. Vậy thử hỏi họ biết về cái gì? Xin thưa, trong đầu
họ đầy ắp những trò chơi điện tử, nào là: đua xe tốc độ, võ lâm truyền kỳ, đá bóng, đột
kích… và hàng ngàn trò chơi khác. Cũng phải thôi vì nếu không đến với trò chơi điện
tử thì liệu họ có còn cách nào để giải toả căng thẳng không khi mà những trò chơi dân
gian ngày nào đang dần mất đi, những toà nhà cao tầng, các khu công nghiệp mọc lên
dần lấy hết đi những mảnh đất trống mà ngày trước họ còn đá banh vào mỗi buổi
chiều và thế là buộc lòng họ phải đến với những trận banh trong trò chơi điện tử. Như
vậy có nghĩa trò chơi điện tử đã đem lại lợi ích cho con người nhưng có ai đã nhìn
thấy mặt trái của nó chưa?
Dạo một vòng quanh cái thị trấn Vĩnh Điện nhỏ bé này thôi, ta đã đập vào mắt
biết bao nhiêu những quán Internet và trò chơi điện tử mọc ra. Con số đó thậm chí lớn
hơn cảcon số những nhà sách trên thị trấn này. Thử nhìn vào trong đó xem, làm gì có
bàn máy nào trống? Từng tốp học sinh cứ vào ra nườm nượp mà thậm chí, nếu không
có cái biển hiệu , hẳn những người khách qua đường sẽ nghĩ nơi ấy là một lớp học
thêm. Đó là chưa kể đến việc họ còn dành máy tính của nhau để chơi game, thi “ cày”
để được lên cấp, không thém đếm xỉa gì đến thời gian mà chỉ muốn hơn bạn mình.


Chẳng phải trên truyền hình đã có nhiều lần nhắc đến vấn đề chơi điện tử của giới học
sinh hay sao? Có người ngồi tại quán để ăn uống qua trưa, suốt từ sáng đến tối không
màng đến việc người nhà tìm kiếm. Đó là chưa kể nhiều người vì muốn mau lên cấp
mà ngồi suốt máy chục tiếng đồng hồ bên bàn máy để rồi phải ngất xỉu và còn biết
bao nhiêu những tác hại mà trò chơi điện tử đêm lại cho con người mà ta chưa nói
đến.
Ở trường học, nhiều bạn vì suốt đêm ngồi chơi điện tử mà lên lớp lại ngủ gà
ngủ gật.Tình trạng ấy thật đáng báo động biết bao.Không tỉnh táo cũng có nghĩa là các
bạn sẽ không thể tiếp thu được hết những kiến thức mà thấy cô giảng trên lớp. Không
tỉnh táo, các bạn không thểđuổi kịp bài học trên lớp để mau tiến bộ. Có biết bao
trường hợp, từ những học sinh giỏi mà các bạn dần tụt xuống khá hoặc thậm chí là cả
trung bình chỉ vì mải chơi các trò chơi điện tử. Các ban không chỉ không nghe giảng
trên lớp mà còn không ôn lại bài khi về nhà. Thử hỏi như vậy thì làm sao các bạn có
thể theo kịp những kiến thức cơ bản được, đó là chưa nói gì đến những bài học nâng
cao. Thế nhưng tấc hại của các trò chơi điện tử đâu chỉ dừng ở đó. Nhiều bạn vì mê
chơi mà cãi lại cha mẹ khi bị mắng hoặc bị buộ phải ở nhà, nhiều bạn vì không có tiền
đi vào quán Internet mà đi trộm cướp để lấy tiền. Bêm cạnh đó không ít bạn lại bỏ nhà
đi bụi chỉ vì bố mẹ không chịu nổi cảnh con mình suốt ngày ngồi bên bàn máy tính vì
còn nhiều những tai hoạ khôn lường mà ta chưa kể đến. Vậy thì tại sao đẫ biết những
tác hại của trò chơi điện tử mà bạn còn tiếp tục dấn thân vào?
Dẫu biết rằng trò chơi điện tử là móntiêu khiển hấp dẫn nhưng nếu sa đoạ thì
đó lại là một con dao hai lưỡi. Hãy biết dừng lại ở đúng giới hạn, đừng để một ngày
mình phải hói hận chỉ vì một trò chơi tiêu khển tầm thường bạn nhé!

×