Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÀI tập TÌNH HUỐNG học sinh giỏi môn GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.32 KB, 25 trang )

1. CHỦ ĐỀ HIẾN PHÁP- PHÁP LUẬT- KỈ LUẬT- ĐẠO ĐỨC

Câu 1: ( 4 điểm)
a. - Hiến pháp là gì? Nêu vai trị và vị trí của Hiến pháp?
- Theo Hiến pháp năm 2013, bộ máy nhà nước ta gồm các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ quan
quản lí nhà nước; cơ quan xét xử; cơ quan kiểm sát. Hãy sãp xếp các cơ quan dưới đây vào hệ thống
các cơ quan nêu trên :
Quốc hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân
quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Toà án nhân dân tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Trả lời:
a.- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật
Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của
Hiến pháp, không làm trái với Hiến pháp. (0,5 đ)
- Vai trị và vị trí của Hiến pháp:
+ Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của đảng cộng sản Việt Nam trong
từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng. Hiến pháp là đạo luật quan trọng của nhà nước . ( 0,25đ)
+ Hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất của một quốc gia, định hướng cho
đường lối phát triển – xã hội của đất nước. ( 0,25đ)
- Sắp xếp các cơ quan nhà nước theo hệ thống:
+ Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh. (0,25 đ)
+ Cơ quan quản lí nhà nước: Chính phủ, ủy ban nhân dân quận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - thương binh và Xã hội,
phòng Giáo dục và Đào tạo. (0,25 đ)
+ Cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (0,25 đ)
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh. (0,25 đ)
b. - Pháp luật là gì? Bản chất của pháp luật nước ta là gì? Vì sao phải có pháp luật?
Điều 105 của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh,
chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có
quyền, nghĩa vụ ni dưỡng nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có


điều kiện trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".
Câu 2 :
- Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.
- Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu khơng thực hiện có
bị xử phạt khơng ? Hình thức phạt là gì ?
1


- Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt khơng ? Vì sao ?
Trả lời:
Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm
bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.(0,5 đ)
- Bản chất của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của
nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội) .(0,
25 đ)
- Phải có pháp luật vì:
+ Pháp luật là phương tiện để quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. (0,25 đ)
+ Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.(0,25 đ)
- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:
“Em thuận, anh hịa là nhà có phúc” (0,25 đ)
Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực
hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.
(0,25 đ)
Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hơn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp
luật. (0,25 đ)
2. CHỦ ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP MỤC ĐÍCH HỌC TẬP

Câu 1. (4 điểm)
Điều 13 luật Giáo dục qui định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Mọi công dân

không phân biệt dân tộc, tơn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc
hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập…”
a. Từ qui định trên, bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết, hãy làm rõ:
- Việc học tập có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?
- Cho biết nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của cơng dân nói chung và của trẻ em
nói riêng? Nhà nước ta đã có qui định gì để mọi cơng dân “… đều bình đẳng về cơ hội học tập”
TRẢ LỜI:
a.

- Ý nghĩa của việc học tập:

+ Đối với bản thân: giúp con người có kiến thức, có hiểu biết , được phát triển tồn diện, trở thành
người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm.
+ Đối với xã hơi: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và
năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.
2


- Qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập
+ Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi cơng dân
+ Mọi cơng dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học sau đại học; có thể học
bất cứ ngành nghề nào thích hợp cới bản thân; tùy điều kiện cụ thể có thể học bằng nhiều hình thức và
có thể học suốt đời.
+ Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩ vụ bắt buộc phải hồn thành giáo dục tiểu học( từ lớp 1 đến
lớp 5)
+ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, giúp
đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật,
khuyết tật…
b. Tình huống: Cha bị bệnh mất sức lao động, mẹ tần tảo suốt ngày để kiếm tiền nuôi hai anh em

Nam và Thảo ăn học. Nhưng Nam cho rằng đó là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nên rất
thản nhiên trước những nhọc nhằn của mẹ, không lo học hành, chỉ biết vui chơi cho sung sướng
bản thân. Còn Thảo xót xa khi thấy mẹ vất vả nên rất cố gắng học hành, em mơ ước sau này sẽ
trở thành người thành đạt để đền đáp công ơn của cha mẹ và nuôi dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
Em hãy đưa ra nhận xét cụ thể của em về cách nghĩ của Nam? Trong cách nghĩ của Nam và
Thảo, em tán thành cách nghĩ của ai? vì sao?
Trả lời Tình huống:
Cách nghĩ của Nam có phần đúng và chưa đúng
- Đúng: Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy con cái ăn học
- Chưa đúng: Nam chưa làm tròn bổn phận của con cái đối với cha mẹ, cụ thể là Nam không biết quan
tâm, giúp đỡ cha mẹ, không lo học hành; chỉ nghĩ đến bản thân mình.
- Em tán thành với cách nghĩ của Thảo vì: Thảo là người con đã làm tốt nghĩa vụ bổn phận của mình
đối với cha mẹ, cụ thể Thảo biết vâng lời cha mẹ, ngoan ngỗn, chăm chỉ học tập, có suy nghĩ có hiếu
với cha mẹ khi về già.
Câu 2 ( 4 điểm) :
a. ( 2 điểm) : Trong cuộc họp lớp bàn về vấn đề học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Bạn An
có ý kiến cho rằng “ Việc học là quan trọng nên học sinh chỉ cần học giỏi là đủ, tham gia các hoạt
động tập thể sẽ làm mất thời gian học tập”.
- Ý kiến của bạn An là đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ phân tích như thế nào cho bạn hiểu?
TRẢ LỜI:
a. Có nhiều cách lí giải khác nhau nhưng cần đạt các ý chính sau:
- Ý kiến của bạn là sai vì:
+ Học phải đi đôi với hành, học tập phải kết hợp với các hoạt động trải nghiệm thực tế.
3


+ Chỉ học giỏi thôi chưa đủ, con người cần phải phát triển tồn diện đầy đủ cả trí lực và thể lực…
- Em sẽ giúp An hiểu:
+ Tham gia các hoạt động tập thể cũng là một trong những hoạt động học tập theo quy định của nhà

trường.
+ Tham gia các hoạt động tập thể giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng sống cho mình, giúp học sinh
thư giãn, thỏa mái về tinh thần….)
- Liên hệ bản thân cho bạn hiểu hơn:………….
Câu 3: ( 4 điểm)Em hãy cho biết:
Quyền được học có nghĩa là gì? Gia đình có trách nhiệm như thế nào về vấn đề học tập của
con em mình? Trách nhiệm của Nhà nước đối với vấn đề học tập như thế nào?
Những quy định trên về quyền và nghĩa vụ học tập thể hiện điều gì?
Tình huống: trong tiết giáo dục cơng dân lớp 6: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập.
An nói: “ Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà khơng học cũng được chẵng
sao, khơng ai được bắt mình phải hoc”. Nếu em là Khoa em sẽ giải thích với An như thế nào?
Trả lời
- Quyền được học có nghĩa là: (0,5 đ)
+ Học khơng hạn chế về trình độ (từ bạc tiểu học đến sau đại học)…
+ Học bằng nhiều hình thức…
+ Học bất cứ ngành nghề nào…
+ Học suốt đời. .
- Trách nhiệm của gia đình: Gia đình (cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện
cho con em hồn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục Tiểu học...( 0,25đ)
- Trách nhiệm của Nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện
để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh Tiểu
học, quan tâm giúp đỡ cho trẻ em khó khắn. .( 0,5đ)
- Những quy định trên về quyền và nghĩa vụ học tập thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.
Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của học sinh. ( 0,25đ)
- Gợi ý trả lời tình huống:
Em sẽ giải thích cho bạn An hiểu:
+ Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có
hiểu biết, được phát triển tồn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. ( 0,25đ)
+ Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.
( 0,25đ)


4


Câu 4:
Trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (9/1945) Bác Hồ viết: “Non sơng Việt Nam có
trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh với các cường
quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu” .
- Câu nói trên có đề cập tới vấn đề thuộc về lí tưởng khơng ?
- Tại sao học tập được coi là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng.
Trả lời:
- Câu nói trên có vấn đề thuộc về lí tưởng là: Bác Hồ đã khẳng định vai trò to lớn của các cháu học
sinh là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc
năm châu. Đó chính là lí tưởng cao đẹp của học sinh.
ý 2: (1,0 điểm)
Học tập là nội dung quan trọng để thực hiện lí tưởng vì:
- Học tập là con đường ngắn nhất để thực hiện lí tưởng .
- Học tập giúp chúng ta tiếp thu tri thức nhân loại, thành tựu khoa học kỹ thuật, những tinh hoa văn
hoá nhân loại để vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nhằm phát triển đưa đất nước đi lên.
- Học tập và rèn luyện về mọi mặt để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lí
tưởng sống cao đẹp .

3. CHỦ ĐỀ SỐNG CĨ MỤC ĐÍCH, LÝ TƯỞNG SỐNG-TRÁCH NHIỆM CỦA THANH

NIÊN
Câu 1:
Có ý kiến cho rằng: một số người trong xã hội hiện đại đang bị “cầm tù” bởi chính chiếc điện
thoại thơng minh của họ. Quan điểm của em về ý kiến trên?
TRẢ LỜI:( HS có nhiều cách lí giải khác nhau nhừn cần đảm bảo 1 số ý sau)
- HS bày tỏ về quan điểm riêng tính hai mặt của vấn đề.

- Khẳng định con người hiện đại sử dụng điện thoại thông minh một cách tự do, chủ động, phát
huy hết tính năng, tiện ích của nó phục vụ cho cuộc sống và công việc của bản thân, không bị “cầm
tù” bởi điện thoại.(0,5)
- Điện thoại di động là thiết bị công nghệ không thể thiếu trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, là
phương tiện giúp con người kết nối với thế giới, trở thành cơng dân tồn cầu( 0,5).
- Tuy nhiên, khi con người, đặc biệt người trẻ không chú trọng con đường phát triển cá nhân bằng
nổ lực, tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và rèn luyện các kỷ năng trong môi trường trải nghiệm thực sự
của cuộc sống mà chỉ chăm chú vào điện thoại và lệ thuộc bởi nó thực sự vơ cùng tai hại. Khi đó điện
5


thoại thông minh thiết bị dùng để phát triển lại trở thành nguồn gốc của sự nô lệ và nghuyên nhân bên
trong của sự trống rỗng và thiểu năng trí tuệ.(0,75)
- Liên hệ bản thân...(0,25
Câu 2. (4 điểm)
a. Bản thân em sẽ làm gì để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước? Hãy nêu lời nhắn nhủ của Bác hồ gửi đến thanh niên. Ý nghĩa của lời
nhắn nhủ đó?
TRẢ LỜI:
a/ Để thực hiện nhiệm vụ của thanh niên bản thân em sẽ:
- Ra sức học tập và rèn luyện chuẩn bị hành trang vào đời
- Xác định mục đích, lý tưởng sống đúng đắn, tự vạch ra kế hoạch học tập, rèn luyện lao động để thực
hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9
* Lời nhắn nhủ của Bác Hồ gửi đến thanh niên: (Học sinh có thể đưa ra các đáp án, giải thích khác
nhau tùy theo nội dung giáo viên cho điểm)
“Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”...

* Ý nghĩa: Bác Hồ khuyên thanh niên phải biết kiên trì, quyết tâm vượt khó thì có thể thành cơng
trong mọi việc.
- Chúng ta phải biết sử dụng tuổi trẻ sao cho có ích. Có ích cho bản thân, gia đình và đất nước. Muốn
vậy, mỗi người phải phấn đấu, tu dưỡng không ngừng trong học tập và cơng tác. Trước hết, nên xác
định cho mình một lí tưởng cao đẹp: phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Từ đó, định hướng cho mọi
hành động trong suốt cuộc đời.
b. “Sống khơng có lí tưởng giống như con thuyền để mặc cho sóng gió đưa đi, khơng có bến bờ để
đến. Chọn khơng đúng lí tưởng, ta sẽ khổ sở suốt đời hoặc chẳng mang lại lợi ích gì cho ai, kể cả
chính mình”.
( Bàn về lí tưởng sống – Báo tuổi trẻ)
Từ nhận định trên, em hãy cho biết:
- Thế nào là lí tưởng sống ? Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng ?
- Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam là gì ?
- Em hãy nêu vài tấm gương sống có lí tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay được xã hội tôn
vinh?
6


Trả lời:
- Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng
cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.
- Vì:
+ Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc
+ Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp.)
+ Người có lí tưởng sống sẽ được mọi người kính trọng
Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt
Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- HS nêu được 2 tấm gương (lưu ý tấm gương ấy phải được nhiều người trong nước hoặc quốc tế biết

tới, một tấm gương đạt 0,25đ) VD như:- Giáo sư Ngô Bảo Châu, anh đã đạt giải cao về Toán học
(Field) và được phong hàm giáo sư ở tuổi đời 32.
- Kì thủ Lê Quang Liêm: là một người chơi cờ vua rất giỏi, anh đã đạt nhiều giải thưởng trên đấu
trường quốc tế và trong khu vực.
- Tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh: đã nỗ lực luyện tập nên đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi
đấu cầu lông trong nước, khu vực Châu Á và trên đấu trường quốc tế. Các anh đã mang nhiều vinh
quang về cho đất nước và được nhiều người trong nước và quốc tế hâm mộ.
Câu 3. (4 điểm)
Nhà văn Pháp Đi-đơ-rơ đã từng nói: “Nếu khơng có mục đích, anh khơng làm được gì cả.
Anh cũng khơng làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”.
a. Nội dung câu nói trên là gì? Câu nói đó muốn đề cập tới một phẩm chất nào cần có của thanh
niên ngày nay? Giải thích vì sao thanh niên cần có phẩm chất này?
Trả lời:
Nội dung của câu nói là: Khảng định vai trị của mục đích sống (lý tưởng sống) đối với sự thành công
và phát triển của con người: Sống có mục đích sẽ giúp con người phát triển, sống khơng có mục đích
con người sẽ khơng làm được gì. Có mục đích tốt đẹp, con người mới làm được những việc vĩ đại.
Nếu mục đích tầm thường, con người không thể làm được những việc vĩ đại, lớn lao”
- Câu nói trên của tác giả muốn đề cập tới: lý tưởng sống của thanh niên
- Vì sao thanh niên cần có lý tưởng sống :
+ Vì: Lý tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khao khát đạt được. Người có lý tưởng
sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng của dân tộc
của nhân loại, vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội....
+ Thanh niên là những chủ nhân của đất nước, là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
7


+ Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi có nhiều ước mơ, hỗi bão cao đẹp.
+ Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, tin yêu và không ngừng phát triển bản
thân.

- Liên hệ bản thân...

4. CHỦ ĐỀ BẢO VỆ HỊA BÌNH-SỐNG HỘI NHẬP –GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG

Câu 1. (4 điểm)
a. Trước tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine đang diễn biến căng thẳng. Việt Nam bày
tỏ quan điểm trước Liên Hợp Quốc về tình hình Ukraine như sau: “Việt Nam kêu gọi các bên liên
quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm
đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp
quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tơn trọng chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các giải
pháp như vậy sẽ chấm dứt những khổ đau và đóng góp lớn cho hịa bình, an ninh và phát triển ở
châu Âu và thế giới nói chung”
- Từ vấn đề trên em hãy bày tỏ quan điểm của mình về chiến tranh, hịa bình? Để bảo vệ hịa bình
em cần phải làm gì?
Trả lời:
a. ( 2 điểm) Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cơ bản các ý sau:

- Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm mục đích kinh tế,
chính trị nhất định. ( 0.25)
- Hịa bình là tình trạng khơng có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tơn
trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc, giữa con người với con người. ( 0.25)
- Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bềnh tật..., là thảm họa của loài người . ( 0.25)
- Hịa bình đem lại cuộc sống bình n, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại.
( 0.25)
- Bảo vệ hịa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu
thuẫn, xung đột; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. ( 0.25)
Để bảo vệ hịa bình chúng ta cần:
Xây dựng mối quan hệ tơn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người. ( 0.25)
- Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. ( 0.25)
- Học sinh liên hệ một số hoạt động vì hịa bình như: Vẽ tranh vì hịa bình, giao lưu với thanh thiếu

niên quốc tế…( 0.25)
b. Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực nhưng cũng có những
thói quen lối sống tiêu cực. Em hiểu thế nào về phong tục và hủ tục? Cho ví dụ?

8


- Trong xu thế hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác hiện nay em hiểu thế nào về quan điểm: “ Hịa
nhập nhưng khơng hịa tan” ?
Trả lời:
- Phong tục là những thói quen lâu đời đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được nhiều người thừa nhận và
làm theo. (0,25 đ)
Ví dụ: Nấu bánh chưng vào dịp tết Ngun đán. (0,25 đ) (HS có thể lấy ví dụ khác)
-Hủ tục: Là những phong tục đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với quan niệm về văn hóa, văn minh,
đạo đức và nếp sống của xã hội hiện đại. (0,25 đ)
Ví dụ: Chữa bệnh bằng phù phép, Mê tín dị đoan.. (0,25 đ) (HS có thể lấy ví dụ khác)
- Quan điểm “ Hịa nhập nhưng khơng hịa tan”
+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển cần có sự
giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong q trình giao lưu đó dân tộc ta sẽ tiếp thu
tinh hoa văn hóa và khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hịa nhập. (0,5đ)
+ Trong q trình hịa nhập chúng ta ln biết kế thừa giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc khơng đánh mất bản sắc riêng của mình, khơng bị đồng hóa với các dân tộc khác
đó là khơng hịa tan. (0,5 đ)
Câu 2
Có ý kiến cho rằng: Tất cả các phong tục tập quán của của các vùng miền đều là truyền thống
tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? vì sao?
- Kể tên 1 số truyền thống của quê hương Bình Phước
TRẢ LỜI:

Em khơng đồng ý với ý kiến đó(0,25)
- Vì tất cả các phong tục, tập quán của các vùng miền có những yếu tố truyền thống truyền thống tốt
đẹp, tích cực thể hiện giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc, ví dụ như thờ cúng tổ tiên, đón giao thừa
ngày tết…(0,75đ)
- Có những yếu tố truyền thống khơng mang yếu tố tích cực khơng cịn phù hợp với thời đại ngày nay
thì chúng ta khơng nên học tập đó là những hũ tục tập quán lạc hậu cần loại bỏ, ví dụ: tục lễ ma chay
cưới hỏi rườm rà, mê tín dị đoan, Bắt vợ... (0,75đ)
VD: Truyền thống cúng lúa mới của dân tộc Stieng; Lễ hội chọi trâu…..(0,25đ)
CÂU 3.( 2 điểm) .
An cho rằng: “Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta cần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
khơng cần kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc”. Ý kiến của An đúng hay sai? Vì sao?
TRẢ LỜI:
Ý kiến của An vừa đúng vừa sai. ( 0,25 điểm)
9


- Đúng vì :
+ Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta rất cần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vì mỗi dân tộc
trên thế giới đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những
cơng trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. ( 0,25 điểm)
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng
đất nước giàu mạnh. ( 0,25 điểm)
+ Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. ( 0,25
điểm)
- Sai vì:( 0,25 điểm). An phủ nhận việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là sai, bởi vì:
+ Trong q trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, mỗi dân tộc cần giữ bản sắc riêng của mình bởi
đó là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc. Nếu không biết kế thừa và phát huy truyền
thống đó, mỗi dân tộc sẽ đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, các nền
văn hóa khác. ( 0,25 điểm)
+ Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới,

nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi
thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt
Nam. ( 0,25 điểm)
- Liên hệ: Việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp cá nhân dễ dàng hòa nhập với cộng
đồng dân tộc, phát triển nhân cách trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại...
( 0,25 điểm)
Câu 4: (4 điểm)
Vừa qua, cơn bão số 4 (Siêu bão có tên quốc tế là Naru) quét qua khu vực Miền Trung nước ta,
người dân cả nước đều lo lắng, hướng về Miền Trung ruột thịt bằng tất cả nghĩa tình và tinh thần
tương thân, tương ái. Mỗi người đều muốn góp phần sức nhỏ từ vật chất đến tinh thần và cả vô
vàn lời chúc, lời cầu nguyện mong điều tốt đẹp nhất đến với bà con đồng bào vùng mưa lũ... đó
chính là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Em hãy cho biết:
a) Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Việc làm trên nói về truyền thống gì của dân tộc
Việt Nam.
b) Em hiểu như thế nào là “Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”.
c) Em hãy nêu ít nhất 04 biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
trong học sinh hiện nay và đề xuất 04 hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục
truyền thống cho học sinh.
TRẢ LỜI:
Học sinh có thể trình bày nhiều cách nhưng cơ bản các ý sau:
a. Truyền thống tốt đẹp dân tộc…
10


- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (tư tưởng, đức tính, lối sống…) được
hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Truyền thống được thể hiện là đoàn kết, tương trợ
b. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là:
- Nền văn hóa tiên tiến là trên tinh thần hội nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại, nhằm mục

tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tồn diện.
- Văn hóa đậm đà bản săc dân tộc là nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc VN được hung
đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự
cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung…
c. - 4 biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của học sinh hiện nay:
+ Thiếu lễ độ với thầy cơ giáo
+ Ít hiểu biết về truyền thống dân tộc
+ Khơng thích các loại hình nghệ thuật dân tộc
+ Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu…
- Đề xuất hoạt động của nhà trường tăng cường giáo dục truyền thống cho học sinh:
+ Tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ với các bài hát dân ca;
+ Tổ chức các trò chơi dân gian;
+ Tham gia các lễ hội truyền thống;
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa…
Câu 5:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy”
Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bằng vốn hiểu biết của em hãy làm nổi bật
truyền thống đó.
Trả lời: Yêu cầu trả lời được các nội dung sau:
- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân
tộc, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. (0,25 đ)
- Khẳng định: Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp: u nước, đồn kết, hiếu học, nhân nghĩa,
tôn sư trọng đạo…(0,25 đ)
- Câu: “Muốn sang … kính thầy” nói đến truyền thống tơn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống
quý báu của dân tộc ta. (0,25 đ)
- Truyền thống được thể hiện:
+ Trước đây: Tơn sư trọng được gắn với tính quy phạm, khn phép, lễ nghĩa, cháo hỏi cung kính.

(0,25 đ)
11


+ Hiện nay: Khơng bị chi phối những giáo lí nghiêm ngặt, khoảng cách giữa thầy và trò gần gủi
hơn. Nhưng dù xưa hay nay thì Tơn sư trọng đạo vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp. (0,25 đ)
- Ý nghĩa: (0,25 đ)
+ Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
+ Tạo nên sức mạnh tinh thần trong sự phát triển cá nhân và xã hội.
- Chúng ta cần phê phán một số biểu hiện làm mai một truyền thống: lãng quên, vô ơn…(0,25 đ)
- Liên hệ bản thân: Hiểu được giá trị của truyền thống bản thân em luôn thể hiện sự kính trong và
biết ơn thầy cơ giáo, cố gắng học…(0,25 đ)
Câu 6: ( 4 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Hịa bình là khát vọng của tồn nhân loại.”. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ
ý kiến trên?
Diễn biến hịa bình là gì? Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hịa bình là trách nhiệm của ai? Theo
em ngày nay có cịn chiến tranh khơng? Thành phố nào của Việt Nam được cơng nhận là thành
phố vì hịa bình?

Trả lời:
a. - “ Hịa bình là khát vọng của tồn nhân loại” vì hịa bình sẽ đem lại cuộc sống bình n tự
do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Còn chiến tranh sẽ gây đau thương chết chóc, đói nghèo, bệnh
tật, không được học hành, thành phố, nhà máy, làng mạc bị tàn phá, sản xuất không thể phát triển
được. (0,5 đ)
Nếu hồ bình là khát vọng của lồi người thì chiến tranh là thảm hoạ của loài người. (0,25 đ)
Ngày nay các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hồ bình, gây chiến tranh
tại nhiều nơi trên thế giới, vì thế chúng ta phải bảo vệ hồ bình. (0,25 đ)
- Diễn biến hịa bình là sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian
dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thối chứ khơng phải do bị tấn cơng từ bên ngồi.
(0,25 đ)

- Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hịa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân tộc và của
toàn nhân loại. (0,25 đ)
- Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn xẩy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực
phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hịa bình, ngịi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ tại
nhiều nơi trên thế giới của chúng ta. (0,25 đ)
- Thủ đô Hà Nội được UNESCO cơng nhận là thành phố vì hịa bình vào năm 1999. (0,25 đ)
Câu 6 ( 4 điểm) :
a.(2điểm): Vì sao vấn đề hợp tác quốc tế là một nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc cũng
như đối với Việt Nam?
12


Trả lời:
- Cần hợp tác Quốc tế vì: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những
vấn đề bức xúc có tính tồn cầu như: bảo vệ mơi trường, hạn chế sự bùng nổ dân
số, khắc phục tình trạng đói nghèo…mà khơng một quốc gia, dân tộc nào có thể
tự giải quyết, thì sự hợp tác Quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu.
- Đối với Việt Nam:
- Hoàn cảnh nước ta: Đi lên xây dựng CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh
hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
- Ý nghĩa:
+ Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta trên chính trường quốc tế.
+ Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ
khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí., tận dụng nguồn vốn để thực hiện
thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
+ Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc
b.(2điểm): Có ý kiến cho rằng: Tất cả các phong tục tập quán tập quán của của các vùng miền đều
là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? vì sao? Theo em truyền thống tốt đẹp của dân tộc có vai trị gì
đối với dân tộc?

Trả lời:
Em khơng đồng ý với ý kiến đó : Vì tất cả các phong tục, tập quán của các
vùng miền có những yếu tố truyền thống truyền thống tốt đẹp, tích cực thể hiện
giá trị văn hóa bản sắc của dân tộc và cũng có những yếu tố truyền thống khơng
phải là chủ yếu, khơng mang yếu tố tích cực, chủ yếu khơng cịn phù hợp với
thời đại ngày nay thì chúng ta khơng nên học tập ví dụ: tục lễ ma chay cưới hỏi
rườm rà, mê tín dị đoan, Bắt vợ...
* Vai trò của truyền thống đối với sự phát triển của dân tộc:
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vơ cùng q giá ,góp phần tích cực vào
quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân.
- Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, mỗi dân tộc cần giữ bản
sắc riêng của mình bởi đó là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc.
- Nếu không biết kế thừa và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc sẽ
13


đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, các nền văn
hóa khác.
- Vì vậy kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là u tố quan trọng trên con
đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 7. (4 điểm)
a. Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hãy nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ
mơi trường, chống đói nghèo, phịng chống HIV/AIDS.
Trả lời:
a. Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính tồn cầu (bảo vệ mơi trường,
hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phịng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm
nghèo…) mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế
là một vấn đề quan trọng và tất yếu.
* Ví dụ về sự hợp tác quốc tế:
- Bảo vệ môi trường: Tham gia “ngày trái đất” tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo

vệ môi trường.
- Chống đói nghèo: Chương trình lương thực thế giới WFP.
- Chống HIV/AIDS:
+ Chương trình kiểm sốt ma t của liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDCP)
+ Ngày 1 /12 hàng năm : Ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS.
b. Có ý kiến cho rằng ngồi truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào
đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc khơng cịn quan
trọng nữa.
Em có đồng ý với ý kiến đó khơng? Vì sao?
Trả lời:
Khơng đồng ý với ý kiến đó. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc.
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nư¬ớc chống
giặc ngoại xâm cịn có truyền thống : Đồn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học,tơn s¬ư trọng
đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật….
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vơ cùng q giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của
dân tộc, và mỗi cá nhân.
+ Mỗi dân tộc muốn phát triển cần có sự giao l¬ưu với các dân tộc khác. Trong q trình giao lưu đó,
dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ được bản sắc riêng của mình. Đó
chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc… Hiện nay nước ta đang đổi mới, ở thời
kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta khơng chú ý giữ gìn truyền thống,bản sắc dân
14


tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy
cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
+ Đối với cá nhân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân
tộc .
Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những
hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
Câu 8. (4 điểm)

Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu: "Ngày 12/12/2015 là một ngày tuyệt vời đối với
Trái đất. Trong nhiều thế kỷ, đã có hàng loạt cuộc cách mạng ở Paris, song đây là cuộc cách mạng
đẹp và n bình nhất mà chúng ta có, cuộc cách mạng về biến đổi khí hậu".
a. Lời phát biểu trên được Tổng thống Pháp phát biểu trong hội nghị nào?
Trả lời:
Lời phát biểu trên của Tổng thống Pháp phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của
Liên Hợp Quốc (COP21) diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 11/12 tại Pari.
b.(2điểm): A và B cùng tranh luận với nhau, A cho rằng việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động
vì con người. B cho rằng: “hành động đó gây tác hại rất lớn với mơi trường và cuộc sống của con
người”. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? Em hiểu gì về hiện tượng lũ ống và lũ qt?
Trả lời:
Có nhiều cách lí giải khác nhau nhưng cần đạt các ý chính sau:
- Đồng ý với ý kiến của B vì: Đốt rừng gây ra tình trạng ơ nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa
trơi, khí hậu thay đổi, gây ra lũ lụt, hạn hán, động thực vật quý hiếm giảm dần và tuyệt chủng,ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người
- Lũ ống: Lũ xuất hiện khi mưa với cường độ lớn, trong thời gian ngắn, trong diện tích hẹp, có tốc độ
cao, có sức tàn phá mạnh và có lượng bùn cát lớn. Lũ ống thường xảy ra trên địa bàn miền núi, nhất là
miền núi Tây Bắc, trên các lưu vực sông suối nhỏ.
- Lũ quét: Xuất hiện do nước mưa không thấm xuống đất, ào ạt chảy xuống triền núi với sức mạnh
khơng gì ngăn cản nổi, kéo theo đất đá, tàn phá dân cư và quét sạch nhiều thứ. Lũ quét thường xảy ra
ở vùng đồi núi trọ, có độ dốc cao, ít rừng và khơng có cây
c. Vì sao bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cấp thiết hiện nay? Là học sinh,
cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em?
Trả lời
- Nêu khái niệm:
+ Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời
sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất sẵn có trong tự nhiên mà con người có thể khai
thác, chế biến sử dụng phục vụ cuộc sống con người.
15



- Vai trị của mơi trường và tài ngun thiên nhiên:
+ Mơi trường và Tài ngun thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo
nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát
triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
+ Nếu môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái sẽ tạo điều kiện thuật lợi cho con
người đem hết khả năng của mình để phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, tạo cho con người có phương
tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức và tinh thần.
+ Nếu môi trường bị ô nhiễm, việc sử dụng tài ngun thiên nhiên khơng có kế hoạch sẽ gây mất
cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thối đó là ngun nhân gây ra mưa, bão, lũ lụt, hạn hán
ảnh hưởng đến đời sống của con người như đói nghèo, bệnh tật...
- Thực trạng của mơi trường và tài nguyên thiên nhiên: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên
đang bị đe doạ bởi chất thải của các nhà máy, xí nghiệp, các cơng trình... bởi sự thiếu hiểu biết và
thiếu ý thức của con người đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,
thiên tai lũ lụt thường xun xảy ra.
Vì vậy, bảo vệ mơi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mọi người và tồn xã
hội.
- Liên hệ: HS có thể diễn đạt khác nhau giáo viên xem xét hợp lý có thể cho điểm
+ Hiểu giá trị của môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có ý thức trách nhiệm bảo vệ.
+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: Tham gia vệ sinh
công cộng, trồng cây gây rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động thực vật, thuỷ - hải sản,
nguồn nước vv... Tuyên truyền cho những người xung quanh cùng tích cực tham gia bảo vệ mơi
trường và tài nguyên thiên nhiên.

5. CHỦ ĐỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH

Câu 1 (4điểm)
Tình huống: Cha mất sớm, mẹ tần tảo suốt ngày để kiếm tiền nuôi hai anh em Hải và Thảo ăn
học. Nhưng Hải cho rằng đó là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nên rất thản nhiên trước

những nhọc nhằn của mẹ, không lo học hành, chỉ biết vui chơi cho sung sướng tấm thân. Cịn
Thảo xót xa khi thấy mẹ vất vả nên rất cố gắng học hành, em mơ ước sau này sẽ trở thành người
thành đạt để đền đáp công ơn của mẹ và nuôi dưỡng mẹ lúc tuổi già.
- Em hãy đưa ra nhận xét cụ thể của em về cách nghĩ của Hải?
- Trong cách nghĩ của Hải và Thảo, em tán thành cách nghĩ của ai? vì sao?
Trả lời:
- Cách nghĩ của Hải có phần đúng và chưa đúng (0,25)
- Đúng: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái ăn học(0,25)
16


- Chưa đúng: Hải chưa làm tròn bổn phận của con cái đối với cha mẹ, cụ thể là Hải không biết quan
tâm, giúp đỡ mẹ, không lo học hành; chỉ nghĩ đến bản thân mình(0,5).
- Em tán thành với cách nghĩ của Thảo (0,25)
- Vì Thảo là người con đã làm tốt nghĩa vụ bổn phận của mình đối với cha mẹ, cụ thể Thảo biết
vâng lời mẹ , ngoan ngỗn, chăm chỉ học tập, có suy nghĩ có hiếu với mẹ khi mẹ về già.(0,75)
Câu 2:( 4 điểm)
a. (2 điểm ) . Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
"Trên chiếc giường cuối cùng trong Khoa hồi sức, một bé gái bị bệnh nặng đã điều trị nhiều
tháng nay. Mỗi ngày trôi qua, sự sống của em như đang dần ngắn lại, sinh linh bé nhỏ ấy mới
chào đời được hơn một tháng đã bị cha mẹ bỏ lại bệnh viện. Chưa được đặt một cái tên cụ thể để
ghi dấu sự xuất hiện của mình nơi trần thế, em đã phải đối mặt với tử thần."
(Trích Câu chuyện từ “Vị sứ thần” 10 tháng tuổi - Báo Dân trí)
Hỏi:Việc bỏ rơi con của cha mẹ bé gái gợi cho em nhớ tới nội dung bài học nào trong chương
trình GDCD lớp 8? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nội dung bài học đó?
TRẢ LỜI:
a. (2 điểm ) .
Việc bỏ rơi con của cha mẹ bé gái gợi cho em nhớ tới nội dung bài học: “Quyền và nghĩa vụ của
công dân trong gia đình.” ( 0,25 điểm)
* Nội dung bài học “Quyền và nghĩa vụ của cơng dân trong gia đình:

- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục
nhân cách. ( 0,25 điểm)
- Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình như sau:
+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con, tơn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi
xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. ( 0,25 điểm)
+ Ơng bà nội, ơng bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trơng nom chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng
cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu khơng có người ni dưỡng. ( 0,2 5
điểm)
+ Con cháu có bổn phận u q, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ơng bà. Có quyền và nghĩa vụ chăm
sóc, ni dưỡng cha mẹ, ơng bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu
có hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ, ơng bà.
( 0,25 điểm)
+ Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và ni dưỡng nhau nếu khơng
cịn cha mẹ. ( 0,25 điểm)

17


=> Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình
đối với gia đình. ( 0,5 điểm)
b. (2 điểm ) . Theo em, bé gái có vượt qua được cơn nguy kịch khơng? Vì sao? Giả sử cha mẹ của
em khơng bỏ rơi em, lại cịn chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục em khôn lớn trưởng thành . Điều ấy
khiến em có suy nghĩ gì về bổn phận của con cái đối với cha mẹ trong gia đình ?
Trả lời: (2 điểm ) .
Bé gái không thể vượt qua cơn nguy kịch. ( 0,5 điểm)
Bởi vì :
- Em bị bệnh nặng khi cịn q nhỏ, mới có mấy tháng tuổi. ( 0,25 điểm)
- Em bị bỏ rơi, khơng được hưởng dịng sữa ngọt lành của mẹ, sự yêu thương, chăm sóc của cha và

người thân trong gia đình( 0,25 điểm)
* Nếu cha, mẹ của em khơng bỏ rơi em, lại cịn chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục em khơn lớn trưởng
thành khiến em có nhiều suy nghĩ về bổn phận của mình :
- Biết ơn, kính trọng, hiếu thảo với cha mẹ. ( 0,25 điểm)
- Sống xứng đáng ( 0,25 điểm)
- Vâng lời cha mẹ, học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt, rèn luyện sức khỏe tốt để cha mẹ vui lịng.
( 0,25)
- Phấn đấu trở thành người có ích đem lại niềm vui, niềm tự hào cho cha mẹ, gia đình. ....... ( 0,25
điểm)
Câu 3: (2 điểm ). Bài tập tình huống: Hùng 18 tuổi đã đi làm, có thu nhập riêng. Mẹ anh năm nay
50 tuổi ốm đau bệnh tật, khơng cịn khả năng lao động. Bà sống rất khổ cực với số tiền trợ cấp ít ỏi
đơi khi phải dựa vào lòng hảo tâm của bà con lối xóm Trong hồn cảnh đó Hùng phải thực hiện
nghĩa vụ gì? Pháp luật nước ta quy định nghĩa vụ này như thế nào?
TRẢ LỜI:
*Trong hồn cảnh đó Hùng phải thực hiện nghĩa vụ: “Kính trọng, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ”.
* Pháp luật quy định nghĩa vụ như sau:
- Con cháu có bổn phận u q, kính trọng, biết ơn, phụng dưỡng cha
mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con
cháu có hành vi xúc phạm, ngược đãi cha mẹ, ơng bà. …” (Trích điều 70 Luật
Hơn nhân và Gia đình năm 2014)
- Con từ 15 tuổi trở lên còn sống với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo cho đời
sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì phải đóng góp vào các nhu cầu
thiết yếu của gia đình.….;
18


- Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau và ni
dưỡng nhau nếu khơng còn cha mẹ.
- Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hịa thuận, hạnh phúc, giữ
gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu

và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình đối với gia đình.
- Vậy ở trường hợp nói trên mẹ Hùng ốm đau khơng làm được gì, Hùng phải
có trách nhiệm nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mẹ mình
Câu 4. (4 điểm)
a. N là học sinh giỏi của lớp 8C. N thường tự hào khoe với các bạn là ngồi việc học N khơng làm
bất cứ cơng việc nào phụ giúp cha mẹ, N cũng không quan tâm tới bất cứ vấn đề nào của gia đình.
- Em có tán thành quan điểm của N khơng? Vì sao?
- Nếu là bạn cùng lớp với N, em sẽ khuyên N điều gì để giúp bạn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình?
Trả lời:
+ Khơng đồng ý. (0.5)
Vì: Theo qui định của pháp luật:
- Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau. (0.25)
- Đối với độ tuổi chưa thành niên, ngoài việc học cần tham gia những công việc vừa sức trong gia đình
như: dọn nhà, nấu cơm... (0.25)
+Em sẽ:
- Ghi nhận thành tích học tập của bạn. (0.25)
- Phân tích cho bạn thấy tác hại của việc không quan tâm, không giúp đỡ trong gia đình ( vơ đình, tác
dụng nếu mình thực hiện. (0.25)
- Nói rõ với bạn quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. (0.25)
- Nếu bạn khơng thay đổi có thể nhờ thêm bạn bè, thầy cơ, những người có uy tín với (0.25)
Câu 5:
“Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tất hơn”.
( Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Từ nhận định trên em hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái? Điều gì sẽ xẩy ra
nếu bản thân em khơng hồn thành tốt bổn phận của em đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
Theo em con cái có ảnh hưởng như thế nào đến hạnh phúc gia đình?
Tình huống: Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và
thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma tuý...
Theo em, ai là người có lỗi trong việc này ? Vì sao ?

Trả lời:
19


– Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ni dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của con, tơn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi
xúc phạm con, ép con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. ( 0,5đ)
- Nếu không hồn thành tốt bổn phận của em đối với ơng bà, cha mẹ, anh chị em thì mình là đứa
con bất hiếu, sống khơng có đạo đức sẽ bị xã hội lên án... ( 0,25đ)
- Con cái có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình:
+ Ảnh hưởng tốt: Nếu con cái ngoan ngỗn, chăm học, thành đạt, khơng làm điều gì xấu ảnh
hưởng đến danh dự của gia đình…thì cha mẹ vui lịng, gia đình êm ấm, hạnh phúc.( 0,25đ)
+ Ảnh hưởng xấu: Nếu con cái không ngoan, ăn chơi đua địi, hư hỏng… thì gia đình sẽ dễ mâu
thuẫn, dễ đổ vỡ hạnh phúc gia đình….( 0,25đ)
- Theo em, cả Sơn và cha mẹ Sơn đều có lỗi trong việc này. ( 0,25đ)
Bởi vì: Sơn đua địi ăn chơi không làm đúng nghĩa vụ của một người con trong gia đình là phải
học hành chăm ngoan, hiếu thảo với cha mẹ. ( 0,25đ)
Cha mẹ Sơn quá nuông chiều con, buông lỏng việc quản lý con, giáo dục con không đến nơi đến chốn,
cho nên Sơn đã sa vào con đường nghiện ngập. ( 0,25đ)

6. CHỦ ĐỀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI, HIV/ AIDS-BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG- AN

TOÀN GIAO THƠNG
Câu 1:
Khi ơng thơn trưởng đến thơng báo “Tối nay sẽ có cuộc họp thơn để bàn về cơng tác phịng
chống tệ nạn xã hội. “Ơng A cho rằng bản thân ơng và thành viên trong gia đình khơng có ai
tham gia tệ nạn xã hội nên khơng phải có trách nhiệm tham gia họp.
- Em có tán thành với ý kiến của ông A không ?


- Nếu là thành viên trong gia đình em sẽ giải thích cho ơng A thế nào để ông hiểu ?
TRẢ LỜI: Câu 5.( 4đ)
Khơng tán thành.(0,25đ)
Giải thích:
-Vì mục đích của các buổi họp của tổ dân phố cũng là để tuyên truyền về pháp luật phòng chống tệ
nạn xã hội cho người dân, nên tham gia các cuộc họp ở khu phố vừa là quyền lợi cũng vừa là nghĩa vụ
của người dân. (0.5đ)
- Vì tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo
đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đồi sống xã hội. (0,5đ)
- Giải thích về tác hại của tệ nạn xã hội là: ảnh hưởng đến sức khỏe , tinh thần và đạo đức của con
người, làm tan vở hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thối nịi giống, dân tộc. Các tệ nạn
xã hội ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau(0,5đ)
20



×