Quy hoạch xây dựng - Vị trí nào trong hệ thống quy
hoạch quốc gia
Bài viết giới thiệu hệ thống quy hoạch của quốc gia, hiện tượng quy hoạch của các bộ,
ngành đang chồng chéo và mâu thuẫn với nhau gây khó khăn khi triển khai thực hiện.
Đồng thời, cũng phân tích vị trí hiện tại của quy hoạch xây dựng, đặc thù của quy hoạch
xây dựng trong mối quan hệ đa ngành. Trên cơ sở đó đề xuất vị trí cần thiết cho quy
hoạch xây dựng trong hệ thống các quy hoạch ngành nhằm khắc phục những bất cập như
thiếu tính kết nối, thiếu đồng bộ và hệ thống, gây lãng phí trong lập và thực hiện quy
hoạch xây dựng.
Quy hoạch xây dựng là công cụ pháp lý giúp nhà nước quản lý và phát triển môt cách hiệu quả
đất đai và không gian. Từ trước đến nay, quy hoạch xây dựng giữ vai trò quan trọng, kết nối quy
hoạch các ngành và cụ thể hóa quy hoạch kinh tế xã hội. Đây là quy hoạch duy nhất làm cho đất
nước phát triển hợp lý về kinh tế, không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường. Hệ thống các
đồ án quy hoạch xây dựng hiện nay bao gồm 4 loại: Quy hoạch xây dựng vùng, Quy hoạch đô
thị, Quy hoạch khu chức năng đặc thù, Quy hoạch xây dựng nông thôn.
Để lập quy hoạch xây dựng, các chuyên gia phải dựa trên các quy hoạch khác như sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, do ngành Kế hoạch Đầu tư chịu trách nhiệm
2. Quy hoạch sử dụng đất, hay là quy hoạch sử dụng tài ngun đất có tính “tổng thể”, “tính lâu
dài” và “tính chiến lược” do ngành Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm
3. Quy hoạch bảo vệ môi trường do ngành Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm
4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất
thải… do các cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm.[2]
Quy hoạch xây dựng phải hợp nhất các quy hoạch ngành nói trên để đảm bảo các đối tượng quy
hoạch đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển, tạo động lực kinh tế, tạo lập xã hội hài
hịa, mơi trường lành mạnh, cảnh quan đẹp và có bản sắc.
Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ngồi quy hoạch xây dựng mang tính tổng hợp nêu trên thì mỗi
bộ, ngành đều thực hiện lập quy hoạch chun ngành mình. Có quy hoạch của các ngành lớn
như nơng nghiệp, lâm nghiệp, cơng nghiệp, du lịch, lại có quy hoạch riêng của các chuyên ngành
hẹp như quy hoạch mỏ và than, quy hoạch vật nuôi, cây trồng; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật như
quy hoạch giao thông, cấp nước, thoát nước, thủy điện,… cho mỗi vùng miền, cho mỗi vấn đề
cần quy hoạch. Mỗi quy hoạch trước khi ban hành đều có một hội đồng tham gia đóng góp ý kiến
đến từ cơ quan của Chính phủ, các bộ, ngành, các hội nghề nghiệp và các cơ quan địa phương.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn nhận định, các bộ ngành không để tâm đến các lĩnh vực của bộ
ngành khác. Các kết quả, số liệu của các bộ, ngành khơng hồn tồn thống nhất, khơng đủ điều
kiện, khơng là cơ sở tin cậy để sử dụng cho các nghiên cứu của nhau.
Bởi vì, thiếu sự phối kết chặt chẽ giữa các ngành cho nên nhiều quy hoạch chồng chéo, đã có
quy hoạch này lại lập quy hoạch khác gây lãng phí và mâu thuẫn khi thực hiện quy hoạch. Đặc
biệt là trong công tác quy hoạch sử dụng đất đai, những quy định sử dụng đất của ngành Tài
nguyên môi trường không thống nhất với sử dụng đất của quy hoạch xây dựng tạo điều kiện phát
sinh các hành vi trục lợi về đất, thông qua việc lập phương án hoặc điều chỉnh phương án quy
hoạch đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà
nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự
án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư dẫn đếnhậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân
của các khiếu kiện dân sự kéo dài gây bức xúc trong nhân dân,
Thời gian gần đây đã có nhiều tranh luận về vấn đề vị trí của quy hoạch xây dựng trong dự thảo
Luật quy hoạch bởi theo đó quy hoạch xây dựng chỉ cịn lại Quy hoạch đô thị và Quy hoạch nông
thôn, quy hoạch xây dựng vùng khơng cịn nữa mà tích hợp với quy hoạch kinh tế xã hội của
vùng, quy hoạch khu chức năng đặc thù vì vậy cũng khơng tồn tại dù mới được ra đời theo Luật
Xây dựng sửa đổi năm 2014.
Hai chữ xây dựng khi gắn với quy hoạch thực sự gây nhiều bàn cãi, nhiều chuyên gia cho rằng
trên thế giới khơng nước nào có quy hoạch xây dựng cả. Tuy nhiên ở nhiều nước có quy hoạch
vật thể (Physical Planning), hoặc quy hoạch mơi trường (Environment Planning) có thể khác
nhau về tên gọi nhưng bản chất cũng giống như quy hoạch xây dựng - cũng chú trọng đến không
gian kiến trúc cảnh quan và sử dụng đất khu vực quy hoạch.
Các vấn đề gây tranh cãi về Luật Quy hoạch cũng xoay quanh câu hỏi phải chăng có lợi ích
nhóm trong soạn thảo chế định của luật. Trong điều kiện của nước ta, khi pháp luật chưa chặt
chẽ, đồng bộ và đủ hiệu lực để điều phối tổng thể sẽ tạo điều kiện cho những tổ chức, cá nhân
lợi dụng để mưu cầu lợi ích. Sự thiếu nhất quán và đồng bộ, chồng chéo và mâu thuẫn trong
công tác quy hoạch phần nào là hậu quả tất yếu của vấn đề này. Quy hoạch là một công cụ pháp
lý được các cơ quan nhà nước ưa dùng, do đó, để tránh sự lạm dụng thì cần thu hẹp đối tượng
của quy hoạch, giảm số lượng các loại quy hoạch, tích hợp theo hướng đa ngành và liên ngành,
đồng thời ban hành hệ thống các quy định tổ chức thực hiện kèm theo cho mọi đối tượng. Vì vậy
cần phải có Luật Quy hoạch ra đời.
Tuy nhiên đề nghị tích hợp các nội dung về quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng khu
chức năng đặc thù trong nội dung của quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh (quy hoạch tổng thể)
đồng thời quy định quy hoạch này do Bộ Xây dựng làm, đưa sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm
định phê duyệt thực sự sẽ gây nhiều bất cập. Quy hoạch xây dựng hướng đến tổ chức không
gian vật thể trong khi quy hoạch kinh tế xã hội là không gian phi vật thể, thực chất đó là các kế
hoạch, những chỉ tiêu kinh tế, xã hội trong những khoảng thời gian nhất định. Việc trao quá nhiều
quyền lực cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong phê duyệt quy hoạch của các bộ, ngành đã tạo nên
những rào cản cho chính các bộ ngành đó. Nhiều năm qua, có thể thấy những chỉ tiêu đề ra
trong các quy hoạch kinh tế xã hội phần nhiều mang tính thành tích, chủ quan, rất hiếm khi thực
hiện được. Trong nền kinh tế thị trường, cần loại bỏ hoặc hạn chế tối đa cái gọi là quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội. Bởi nguồn lực phát triển được người dân tạo ra và chịu sự chi phối của
thị trường. Cho nên, nếu Nhà nước vẫn muốn quy hoạch phát triển đời sống thì đơi khi khơng
tránh khỏi sự áp đặt, duy ý chí và phi thực tế. Thay vào đó, nên tập trung làm một loại quy hoạch,
đó là quy hoạch về phân bố khơng gian và sử dụng đất đai[1]. Đất đai và không gian là có giới
hạn và ngày càng khan hiếm vì nhu cầu ngày càng tăng do đó phải được quy hoạch sử dụng
một cách thống nhất và đồng bộ trên toàn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm tính hợp lý, tiết kiệm và
hiệu quả cho hiện tại và tương lai - và đây chính là sứ mệnh của quy hoạch xây dựng.
Tích hợp và hợp nhất hệ thống quy hoạch là xu hướng tất yếu, đây sẽ là một cuộc “giải phẫu
đau đớn” động chạm đến nhiều bộ, ngành mà Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm phải tiến
hành với tư cách là nhà quản trị quốc gia. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam, khi Nhà nước còn là
chủ sở hữu đại diện về đất đai, mọi thứ hữu hình của các cá nhân và tổ chức đều tồn tại trên đất.
Thống nhất một loại hình quy hoạch, tập trung quy hoạch những gì cần quy hoạch, cần quản lý
đó là khơng gian và đất đai, tránh quy hoạch tràn lan, chồng chéo, lãng phí và cản trở lẫn nhau.
Có thể tên gọi của các quy hoạch này khơng cịn 2 chữ xây dựng nữa tuy nhiên nó phải được
tiếp cận dưới góc độ của quy hoạch xây dựng để cụ thể hóa khơng gian vật thể trên tồn bộ lãnh
thổ đất nước. Cần phân định cụ thể thẩm quyền của trung ương và địa phương hơn nữa để
tránh chồng chéo và lạm quyền. Người dân, các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn phải được
tham gia sâu rộng hơn vào quá trình quy hoạch để đảm bảo quy hoạch mang tính thực tiễn,
khách quan, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Luật: Ý kiến về xây dựng Luật Quy hoạch trong bài phỏng vấn Cải cách thể
chế hay đơn thuần cải tiến kỹ thuật - thực hiện bởi Lương Phong - Thời báo Kinh tế Sài
Gòn, 3/2017.
2. Nguyễn Đăng Sơn: Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị trong cơ chế thị trường. Tạp chí
Sài Gịn đầu tư & xây dựng. 2012.
3. Nguyễn Đăng Sơn: Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị, Tập
1,2.NXB Xây dựng 2005-2006
(Nguồn:PGS.TS. KTS. Lương Tú Quyên - Tạp chí quy hoạch xây dựng (Số 87)