Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khi mệt mỏi bạn thường làm gì? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.41 KB, 5 trang )



Khi mệt mỏi bạn thường
làm gì?


Hãy tìm nguyên nhân để loại bỏ nó! Thử xem một vài nguyên
nhân và giải pháp dưới đây.
1. Nguyên nhân liên quan đến giấc ngủ

Bạn ngủ quá ít, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự tập trung và
sức khỏe của bạn. Người lớn nên ngủ 7-8 tiếng một ngày. Đặt giấc
ngủ lên hang đầu và giữ thời gian biểu đều đặn. Không đặt máy tính,
điện thoại trong phòng ngủ của bạn. Nếu bạn vẫn mất ngủ hãy tìm sự
giúp đỡ của bác sĩ.

Sự ngừng thở (ngạt thở) trong giấc ngủ sẽ dẫn đến sử thiếu ngủ mặc
dù bạn dành 8 tiếng ở trên giường.

Giảm cân nếu bạn đang bị tăng cân, bỏ thuốc lá và khi ngủ dùng
CPAP (Continuous positiv airway-áp suất đường thở dương liên tục),
dụng cụ này sẽ giữ cho đường không khí đi qua luôn mở trong khi bạn
ngủ.

Nếu bạn phải làm viêc đêm, đồng hồ sinh học của bạn bị thay đổi thì
cần chú ý ngủ ngày để đảm bảo sức khỏe. Tạo điều kiện để việc ngủ
ngày dễ dàng hơn như: tối, yên tĩnh hoặc hỏi bác sĩ.

2. Nguyên nhân do một số căn bệnh

Thiếu máu: là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự mệt mỏi ở phụ nữ.


Sự mất máu trong thời kì kinh nguyệt dẫn đến thiếu sắt, điều này khá
nguy hiểm. Sắt là một nguyên tố cần thiết cho sự hình thành hồng
cầu,chức năng của hồng cầu là vận chuyển oxy tới mô và các cơ quan.
Thiếu máu có nhiều nguyên nhân, nếu do thiếu sắt bạn có thể dùng
thuốc chứa sắt hoặc ăn những thức ăn chứa nhiều sắt như:t hịt nạc,
gan, cua, ốc, đậu, ngũ cốc.

Sự thất vọng: bạn có thể nghĩ thất vọng như một sự rối loạn về cảm
xúc, nhưng thực tế nó gây ra sự mệt mỏi, chán ăn, đau đầu. Bạn nên
nghi ngơi hoặc gặp bác sĩ với các liệu pháp tâm lý hoặc thuốc.

Sự giảm hoạt động tuyến giáp: tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở cổ. Nó
kiểm soát sự chuyển hóa,nếu tuyến này giảm hoạt động và chức năng
chuyển hóa bị chậm,bạn cảm thấy uể oải. Bạn nên kiểm tra nồng độ
hormone tuyến giáp trong máu, nếu thấp bạn nên dùng hormone tổng
hợp để tăng nồng độ hormone này.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: trong một số trường hợp mệt mỏi chỉ là
một dấu hiệu của bênh này. Bạn nên có test để kiểm tra nước tiểu để
xác định xem có bị nhiễm khuẩn đường niệu không. Nếu bị thì kháng
sinh sẽ giúp bạn.

Đái tháo đường: là căn bệnh nồng độ đường trong máu cao nhưng cơ
thể không sử dụng được để chuyển thành năng lượng. Nếu bạn bị mệt
mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân hãy đến viện kiểm tra. Việc thay
đổi lối sống, liệu pháp insulin và thuốc sẽ giúp bạn.

Bệnh tim: khi bạn mệt mỏi với các hoạt động hàng ngày như: lau nhà,
quét sân đó là dấu hiệu cho do tim của bạn. Thay đổi lối sống và các
liệu pháp sẽ giúp bạn kiểm soát và dự trữ năng lượng.


3. Do lối sống và thức ăn

Thiếu năng lượng: ăn quá ít hay ăn những thức ăn không tốt hoặc
những loại thức ăn bạn bị dị ứng đều dẫn đến mệt mỏi. Hãy có những
chế độ ăn hợp lý như: bữa sáng giàu protein, thức ăn chứa
hydrycarbon trong mỗi bữa ăn. Ăn nhiều bữa và snack để duy trì năng
lượng. Kiểm tra thức ăn mà có thể gây dị ứng.

Caffeine: một lượng vừa sẽ giúp bạn tỉnh táo, nếu quá nhiều sẽ khiến
bạn mệt mỏi. Giảm từ từ việc sử dụng cà phê, chè, chocolate sẽ giúp
bạn bớt mệt mỏi.

Mất nước: mệt mỏi là một dấu hiệu của mất nước. Hãy uống ít nhất 2
cốc nước trong 1 giờ và nên uống từng ngụm.

Nếu bạn bị mệt mỏi mạn tính hãy thay đổi lối sống về chể đô ăn, ngủ
và luyện tập thể thao.

×