Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

phân tích thực trạng việt hóa các kênh truyền hình nước ngoài trên hệ thống truyền hình cáp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.43 KB, 101 trang )

DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1. DTH - Direct To Home: Phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình
qua vệ tinh tới trực tiếp từng hộ gia đình.
2. MMDS - Multichannel Multipoint Distribution Service: Dịch vụ phân
phối đa kênh – đa điểm, một dạng kết nối băng rộng không dây siêu
cao tần nhiều kênh từ một điểm đến nhiều điểm. Công nghệ này đã
được sử dụng ở Việt Nam vào truyền hình cáp vơ tuyến, thu bằng
anten.
3. SCTV: Cơng ti trách nhiệm hữu hạn truyền hình cáp Saigontourist.
4. VCTV: Trung tâm kĩ thuật truyền hình cáp.
5. VSTV: Cơng ti trách nhiệm hữu hạn truyền hình số vệ tinh Việt Nam.
6. VTV: Đài Truyền hình Việt Nam.


2

MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ VIỆT HĨA CÁC KÊNH

1
3
9

TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGỒI TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN
HÌNH CÁP VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và các cơng đoạn Việt hóa các kênh truyền hình nước

9



ngồi
1.2. Vai trị, ý nghĩa việc Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆT HĨA CÁC KÊNH TRUYỀN HÌNH

14
23

NƯỚC NGỒI TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT
NAM
2.1. Về cơng tác tư tưởng, văn hóa
2.2 Cơng tác dịch thuật
2.3 Cơng tác thể hiện, trình bày
2.4 Nhận xét chung
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIỆT HĨA

23
38
50
62
66

CÁC KÊNH TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGỒI TRÊN HỆ THỐNG
TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM
3.1 Những vấn đề đặt ra trong việc Việt hóa các kênh truyền hình nước

66

ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Việt hóa các kênh


72

truyền hình nước ngồi
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

77
82
87
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đài Truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, là cơ quan
thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường


3

lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cung ứng các
dịch vụ cơng; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống
tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình.[12,tr1]
Đài Truyền hình Việt Nam là một cơ quan lớn và quan trọng trong hệ
thống phương tiện truyền thông đại chúng của nhà nước Việt Nam. Trong bối
cảnh tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, tăng cường hội nhập giao lưu kinh tế,
văn hóa Đài Truyền hình Việt Nam cũng khơng đứng ngồi xu thế tồn cầu
hóa các phương tiện thơng tin đại chúng. Rất nhiều các kênh truyền hình nước
ngồi đã và đang được Đài Truyền hình Việt Nam Việt hóa phục vụ khán giả,
đặc biệt là trên hệ thống truyền hình Cáp.

Với đặc trưng hạ tầng truyền dẫn có thể truyền được rất nhiều kênh nên
bên cạnh các kênh truyền hình quảng bá của VTV, các kênh địa phương, các
kênh sản xuất trong nước dành riêng cho truyền hình Cáp thì hệ thống các
kênh truyền hình nước ngồi chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số kênh của
Truyền hình Cáp Việt Nam. Rất nhiều trong số đó là các kênh tin tức, giải trí,
giáo dục... hấp dẫn hàng đầu thế giới như: CNN, BBC, HBO, Max,
Starmovies, Discovery...
Có thể nói các kênh truyền hình nước ngồi là nội dung khơng thể thiếu
trong các hệ thống truyền hình cáp nói chung và trên hệ thống Truyền hình
Cáp Việt Nam nói riêng. Vấn đề đặt ra là phải Việt hóa, xử lí các kênh truyền
hình nước ngồi phục vụ khán giả truyền hình Cáp Việt Nam làm sao để vừa
đảm bảo tính giải trí hấp dẫn, bổ ích, mở mang hiểu biết, tri thức, giới thiệu
đất nước, con người, văn hóa các nước trên thế giới vừa đảm bảo đúng định
hướng tuyên truyền, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc, ngăn chặn những thơng tin xuyên tạc, quan
điểm sai trái và yếu tố văn hóa độc hại, tiêu cực...


4

Việc khảo sát thực trạng “Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi trên
hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam” sẽ giúp rút ra những bài học kinh
nghiệm trên cả góc độ lí luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng Việt hóa
các chương trình truyền hình nước ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt
Nam, đảm bảo mang tới cho khán giá nhiều chương trình hay, hấp dẫn, bổ ích
nhưng lành mạnh, đúng định hướng. Đề tài luận văn này cũng hi vọng sẽ
đóng góp một phần nhỏ trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành truyền hình,
đưa ra những giải pháp để Truyền hình Việt Nam nói chung và Truyền hình
Cáp Việt Nam nói riêng thực sự là người gác cửa tin cậy của Đảng, Nhà nước
và của khán giả, góp phần gạn đục khơi trong trên hệ thống truyền hình Cáp

trong hồn cảnh tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Việt hóa các chương trình truyền hình nước ngồi trên truyền hình nói
chung có thể nói đã bắt đầu khoảng từ năm 1990, nổi bật là chương trình
VKT - một chương trình có tính tạp chí truyền hình với nội dung khai thác
chủ yếu từ đài Nga. Sau đó Việt hóa chương trình nước ngồi phát triển mạnh
khi kênh giải trí VTV3 ra đời năm 1996 với các chương trình phim truyện
nước ngồi, các chương trình tài liệu, khoa học, du lịch... và đặc biệt là khi
Truyền hình Cáp Việt Nam có kênh VCTV1, kênh đầu tiên phát sóng 24/24h năm 2003 - và kênh truyền hình đầu tiên được VCTV Việt hóa bằng hình thức
làm phụ đề tiếng Việt – Kênh HBO năm 2004.
Tuy đã có thời gian thực hiện rất dài và chiếm tỉ trọng lớn trên làn sóng
VTV nói chung và truyền hình Cáp nói riêng nhưng theo khảo sát các hoạt
động nghiên cứu khoa học về chuyên ngành truyền hình, tác giả nhận thấy
chưa có cơng trình nghiên cứu đáng kể nào được triển khai về đề tài Việt hóa
các kênh truyền hình nước ngồi trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam.


5

Có một đề tài nghiên cứu thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có liên quan là
đề tài: “Nâng cao chất lượng phụ đề tiếng Việt trên truyền hình Cáp Việt
Nam” của Thạc sĩ Phạm Quỳnh Chi – Ban Biên tập Truyền hình Cáp. Đề tài
khảo sát thực trạng việc làm phụ đề tiếng Việt ở Ban Biên tập Truyền hình
Cáp, tham khảo kinh nghiệm thực tế ở các nước trong khu vực, đề ra quy
trình, bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phụ đề tiếng Việt cho
các kênh truyền hình nước ngồi trên truyền hình Cáp Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng để tìm ra những
điểm đã làm tốt và những điểm cịn hạn chế trong q trình Việt hóa các kênh

truyền hình nước ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam trên cơ sở đó
đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng Việt hóa các kênh truyền hình
nước ngồi trên truyền hình Cáp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích, người nghiên cứu cần xác định những nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Phân tích và làm rõ vai trị ý nghĩa của việc Việt hóa các kênh truyền
hình nước ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam trong bối
cảnh tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng. Những đóng góp của các
kênh Việt hóa từ góc độ chun mơn và góc độ khán giả.
- Khảo sát quy trình Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi từ góc độ
của cơng tác quản lí; quy trình sản xuất và các nguồn lực thực hiện để
thấy được các khâu này có ảnh hưởng thế nào đến nội dung, hình thức
thể hiện cũng như hiệu quả của các chương trình này.
- Khảo sát phân tích các khâu trong q trình Việt hóa, chỉ ra các điểm đã
làm tốt và những điểm cịn hạn chế, tìm hiểu ngun nhân và đề ra giải


6

pháp để thực hiện tốt hơn các khâu: biên dịch, biên tập, hiệu đính,
duyệt nội dung...
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Việt hóa các chương trình truyền hình
nước ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam” là quy trình thực
hiện Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi trên hệ thống Truyền
hình Cáp Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: Nhóm các kênh truyền hình nước ngồi được Việt
hóa bằng hình thức làm phụ đề tiếng Việt, nhân lực thực hiện chương
trình (người quản lí, biên tập viên, biên dịch viên, người hiệu đính,

duyệt nội dung...)
- Phạm vi nghiên cứu: Các kênh truyền hình nước ngồi được Việt hóa
trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam.
- Thời gian khảo sát: từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 7 năm 2011
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Tính nguyên tắc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn là dựa trên
phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề hội nhập
quốc tế, định hướng phát triển ngành truyền hình Việt Nam. Luận văn cịn dựa
trên cơ sở lí luận của triết học Duy vật biện chứng, Duy vật lịch sử, Xã hội
học… và các mơn khoa học khác.
Trong q trình thực hiện luận văn này, tác giả sẽ sử dụng các phương
pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, phỏng vấn trong đó phương pháp chủ đạo
là phân tích - tổng hợp. Bám sát quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam trên các lĩnh vực trong đó có báo chí, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát


7

huy vai trò quần chúng trong sự nghiệp cách mạng. Ngồi ra luận văn cịn sử
dụng các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo và tạp chí... có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu cơng chúng báo chí để tham khảo.
Các phương pháp cụ thể:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sử dụng phương pháp này phân tích
các quy trình, các khâu trong thực tế thực hiện Việt hóa các kênh truyền hình
nước ngồi, tổng hợp rút ra các bài học kinh nghiệm, khái quát các vấn đề lí
luận.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này áp dụng với các chuyên gia
trong lĩnh vực liên quan, cụ thể là lãnh đạo, quản lí, phụ trách các đơn vị thực

hiện Việt hóa chương trình, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực
này để nắm được các quan điểm đa chiều nhằm tìm ra quy trình, biện pháp
phù hợp, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Việt hóa các kênh truyền
hình nước ngồi.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
Mặc dù đã thực hiện Việt hóa các chương trình truyền hình nước ngồi từ
lâu và với tỉ trọng lớn trên làn sóng song hiện tại Đài Truyền hình Việt Nam
nói riêng và ngành truyền hình Việt Nam nói chung vẫn chưa có một quy trình
Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi chuẩn mực, khoa học và hợp lí. Đề
tài sẽ khảo sát, phân tích chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các khâu,
các cơng đoạn từ đó đưa ra các giải pháp góp phần hồn thiện quy trình Việt
hóa các kênh truyền hình nước ngồi trên truyền hình Việt Nam nói chung và
Truyền hình Cáp Việt Nam nói riêng. Bên cạnh đó đề tài cũng góp phần tổng
kết thực tiễn đóng góp vào sự phát triển của lí luận chun ngành truyền hình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn chia
làm 3 chương:


8

Chương 1: Những vấn đề lí luận về Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi
trên hệ thống truyền hình cáp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi trên hệ thống
truyền hình Cáp Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng Việt hóa các kênh truyền hình nước
ngồi trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam


9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VỀ VIỆT HĨA CÁC KÊNH TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGỒI
TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM
1.1.

Khái niệm và các cơng đoạn Việt hóa các kênh truyền hình nước
ngồi

1.1.1. Khái niệm
Khái niệm Việt hóa có thể được coi là khá mới mẻ trong tiếng Việt hiện
đại. Hiện khái niệm này vẫn có một số cách hiểu khác nhau. Thứ nhất, người
ta hay nói đến việc Việt hóa các kịch bản, format... phim truyện, chương trình
truyền hình, ở đây được hiểu là chuyển ý tưởng kịch bản, cốt truyện, nhân vật,
kết cấu... của các chương trình hay, ăn khách của nước ngoài sang thành câu
chuyện, nhân vật, phong cách Việt Nam. Hình thức Việt hóa này có thể từ
việc lấy ý tưởng(có hoặc khơng được sự đồng ý của người sở hữu bản quyền)
tới việc tuân thủ chặt chẽ kịch bản, kết cấu, thậm chí việc bài trí sân khấu, âm
thanh, ánh sáng của chương trình(các TV Shows mua bản quyền: Chiếc nón
kỳ diệu, Việt Nam Idol...). Với hình thức này khái niệm Việt hóa đơi khi được
dùng để đánh tráo khái niệm đánh cắp ý tưởng, vi phạm bản quyền.
Cách hiểu thứ hai, khá thông dụng trong tiếng Việt hiện đại, đơn giản là
sự chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Chẳng hạn các chương
trình máy tính được Việt hóa, các trị chơi điện tử được Việt hóa thì có nghĩa
là ngơn ngữ được sử dụng trong chương trình ấy, trị chơi ấy là tiếng Việt
được dịch từ tiếng nước ngồi.
Khái niệm Việt hóa được nói tới trong luận văn này là sự cụ thể hóa, cá
biệt hóa của khái niệm địa phương hóa(hay bản địa hóa, tiếng Anh là
Localization) trong mối quan hệ với khái niệm Tồn cầu hóa(globalization)



10

hay Quốc tế hóa(Internationalization). Có thể hiểu Địa phương hóa là q
trình thích ứng sản phẩm với một địa phương nhất định về ngôn ngữ, chuẩn
mực về giá trị văn hóa cũng như nhu cầu và kì vọng của một thị trường mục
tiêu nhất định. Bên cạnh việc chuyển ngữ, vốn là một phần chính của việc Địa
phương hóa, cịn phải tính đến các yếu tố khác như chính trị, văn hóa, tập
quán, hay các yếu tố kĩ thuật như múi giờ, đơn vị đo lường, tiền tệ...
Như vậy Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi được hiểu là việc
kiểm sốt, biên tập, biên dịch các kênh truyền hình nước ngồi theo đúng
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước phù hợp với truyền
thống văn hóa dân tộc giúp khán giả dễ dàng tiếp cận, thưởng thức những nội
dung giải trí lành mạnh, bổ ích, hấp dẫn của các kênh truyền hình nước ngồi,
tiếp nhận thơng tin, mở mang tri thức, làm giàu vốn sống, tăng cường giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc.
Ở một góc độ khác việc Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi đồng
nghĩa với việc ngăn chặn các tác phẩm có nội dung chống đối Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh
xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm
ơ, đồi trụy, tội ác, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Với cách hiểu như vậy và theo Quy chế Quản lí hoạt động truyền hình
trả tiền thì tất cả các kênh truyền hình nước ngồi phát sóng ở Việt Nam cần
phải được Việt hóa(ở những mức độ khác nhau). Một bộ phận kênh chương
trình rất thu hút khán giả trên hệ thống truyền hình cáp là các kênh thể thao.
Do tính đặc thù, các kênh thể thao thường chỉ dừng lại ở việc Bình luận viên
bình luận trực tiếp bằng tiếng Việt và việc bình luận dựa chủ yếu vào diễn
biến hình ảnh chứ khơng dựa vào nội dung bình luận gốc. Chính vì vậy trong
nghiên cứu này, các kênh thể thao không được xét đến với tư cách là đối

tượng các kênh được Việt hóa.


11

Khái niệm “kênh truyền hình nước ngồi” chưa được xác định cụ thể rõ
ràng trong các văn bản chính thức của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
Trong khn khổ của nghiên cứu này “kênh truyền hình nước ngồi” được
hiểu là một kênh truyền hình thuộc sở hữu của pháp nhân nước ngồi, được
đóng gói, hồn thiện ở nước ngồi và phát sóng với tư cách một kênh tồn
vẹn và độc lập ở Việt Nam.
Hệ thống truyền hình cáp Việt Nam trong luận văn này được hiểu là
toàn bộ hệ thống hạ tầng truyền dẫn tín hiệu truyền hình(hệ thống đường cáp
quang, cáp đồng trục tới từng hộ gia đình, hệ thống thu phát truyền hình số vệ
tinh DTH) của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trực thuộc Đài
truyền hình Việt Nam bao gồm các đơn vị: Trung tâm kĩ thuật truyền hình cáp
– VCTV, Cơng ti trách nhiệm hữu hạn truyền hình số vệ tinh Việt Nam –
VSTV, Công ti trách nhiệm hữu hạn truyền hình cáp Saigontourist – SCTV và
Ban biên tập truyền hình cáp là đơn vị chịu trách nhiệm nội dung.
1.1.2. Về đơn vị thực hiện Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi ở Việt
Nam
Trước khi Quy chế quản lí hoạt động truyền hình trả tiền được ban
hành, đơn vị thực hiện Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi chủ yếu là
Ban Biên tập truyền hình Cáp – Đài truyền hình Việt Nam - trong đó tập trung
vào hai đơn vị Phịng Biên tập chương trình – thực hiện chức năng đạo diễn
phát sóng, kiểm sốt nội dung các kênh nước ngồi và phịng Phụ đề, nay là
Phịng Khai thác – đơn vị thực hiện biên dịch, biên tập, làm phụ đề các kênh
HBO, CineMax, Starmovies, AustraliaNetwork, Arirang... Ngồi ra cịn có
các doanh nghiệp tham gia một phần cơng tác Việt hóa như Cơng ti trách
nhiệm hữu hạn Giải trí – Truyền thơng Q.net thực hiện biên dịch, biên tập,

làm phụ đề các kênh Discovery, National Geographic, Disney Channel,
AXN... Cơng ti trách nhiệm hữu hạn giải trí Thảo Lê thực hiện biên dịch, biên


12

tập, làm phụ đề các kênh National Geographic, Starworld... và một số các đơn
vị khác. Tuy nhiên việc kiểm soát nội dung kênh và nội dung Việt hóa, do quy
định về quản lí báo chí, vẫn do Ban Biên tập truyền hình cáp thực hiện.
Bộ phận trực kênh nước ngồi của Phịng Biên tập chương trình gồm
10 người chia ca, kíp thực hiện trực 24/7. Ca trực sẽ làm việc tại khu vực phát
sóng, với sự trợ giúp của hệ thống phát chậm, các biên tập viên sẽ phải theo
dõi, giám sát toàn bộ các kênh nước ngoài, biên tập xử lí cắt bỏ các chi tiết,
tin, bài, chương trình khơng phù hợp.
Phịng Khai thác gồm 15 người, khơng kể đội ngũ cộng tác viên làm công tác
biên dịch, phần lớn đảm nhiệm việc biên tập, làm phụ đề, kiểm sốt nội dung
Việt hóa của các đơn vị ngồi Đài.
1.1.3. Các cơng đoạn
Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi là cả một q trình với nhiều
cơng đoạn chặt chẽ:
- Thẩm định mua kênh:
Trong rất nhiều yếu tố được xem xét để mua một kênh đưa vào hệ thống
truyền hình Cáp thì yếu tố phù hợp với điều kiện khán giả Việt Nam là cực kì
quan trọng. Một thực tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền là các kênh truyền
hình thương mại hấp dẫn chủ yếu thuộc sở hữu của các tập đồn truyền thơng
lớn của Mỹ và Phương Tây. Chưa nói đến sự nhạy cảm về chính trị thì những
sự khác biệt về văn hóa, tập qn, lối sống, tôn giáo... khiến các đơn vị cung
cấp dịch vụ ở Việt Nam cũng phải hết sức thận trọng trong việc lựa chọn kênh
để mua cho hệ thống của mình. Chẳng hạn kênh FashionTV là một kênh về
thời trang rất thu hút giới trẻ trung lưu tuy nhiên rất nhiều các hình ảnh trang

phục quá thoải mái với Phương Tây lại được coi là nhạy cảm với phần nhiều
khán giả Việt Nam; vì vậy kênh này sau một thời gian đã bị loại khỏi hệ thống
của VCTV.


13

- Thẩm định nội dung từng kênh theo lịch phát sóng hàng tháng trên cơ
sở tên chương trình, tóm tắt nội dung mà đối tác cung cấp. Việc thẩm định
nội dung kênh theo lịch phát sóng hàng tháng thường chỉ áp dụng hiệu quả
đối với các kênh có sản phẩm đóng gói hồn thiện từ trước như các kênh
phim truyện, tài liệu, ca nhạc, thể thao... không áp dụng được với các kênh
tin tức. Thường thì các kênh phim truyện, tài liệu, ca nhạc, thể thao... sẽ phát
lại các chương trình nhiều lần với các khung giờ khác nhau nên đơn vị kiểm
sốt nội dung có thể biết trước được khi nào chương trình “nhạy cảm” được
phát sóng để can thiệp. Tuy nhiên các kiểm soát này cũng chưa thật triệt để
và cần sự hỗ trợ của công đoạn tiếp theo.
- Trực kiểm sốt nội dung kênh nước ngồi: Đơn vị kiểm sốt nội dung
tổ chức các nhóm trực kiểm sốt kênh nước ngồi gồm những người
thơng thạo một số ngoại ngữ phổ biển, chia ca – kíp trực 24/7. Tín hiệu
vệ tinh được thu xuống đưa qua thiết bị làm chậm để nhóm trực theo
dõi và có thể được cắt bỏ các nội dung nhạy cảm trước khi được đưa
trở lại bộ phận phát sóng để đưa lên hệ thống. Đây là khâu đặc biệt hiệu
quả với các kênh tin tức, trực tiếp... những nội dung luôn mới mẻ, cập
nhật và không thể biết trước.
- Tổ chức biên dịch, biên tập và trình bày nội dung bằng tiếng Việt. Đây
là công đoạn quan trọng nhất, chủ yếu nhất và mạng lại hiệu quả rõ
ràng thiết thực nhất trong toàn bộ q trình Việt hóa các kênh truyền
hình nước ngồi. Cũng bởi thế nên khi nói tới Việt hóa người ta thường
nghĩ ngay đến việc biên dịch, biên tập, làm phụ đề.

Với đặc thù của truyền hình, việc trình bày nội dung bằng tiếng Việt có
thể được thể hiện bằng 2 cách: giọng nói(đọc thuyết minh-voice-over và lồng
tiếng-dubbing) và chữ viết – Phụ đề(subtitle).


14

Đối với mỗi cách thể hiện có những yêu cầu khác nhau trong khâu biên
dịch, biên tập. Chẳng hạn đối với phụ đề cần dịch ngắn gọn nội dung chính
của câu thoại ngơn ngữ gốc vì nếu để câu dài khán giả sẽ khó theo dõi, sẽ mệt
vì phải đọc nhiều; đối với thuyết minh tiêu chí dịch biên tập cũng là ngắn gọn
những không cần khắt khe như làm phụ đề. Dịch, biên tập để lồng tiếng đòi
hỏi vừa phải đảm bảo nội dung, sắc thái, đảm bảo sự tương đương số âm tiết,
những từ lặp, đệm không cần dịch ở phụ đề và thuyết minh thì lại rất cần
thiết, thậm chí phải thêm vào để làm cho câu thoại được tự nhiên.
Do thực tế việc đọc thuyết minh và lồng tiếng hiện khơng được, hoặc
rất ít được sử dụng để phục vụ Việt hóa các kênh truyền hình nước ngoài ở
Việt Nam nên trong nghiên cứu này tác giả sẽ tập trung đi sâu vào hình thức
Việt hóa bằng cách làm phụ đề, cách Việt hóa(địa phương hóa) phổ biến nhất
ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
1.2. Vai trị, ý nghĩa việc Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi
Ngay từ khi truyền hình cáp xuất hiện tại Việt Nam, thì trong gói kênh
truyền hình cáp đã bao gồm các kênh nước ngoài. Và ngay khi hệ thống
truyền hình Cáp Việt Nam được tổ chức lại với các đơn vị SCTV và VCTV
trở thành 2 đơn vị kinh doanh độc lập và đặc biệt với sự ra đời của Ban Biên
tập truyền hình cáp thì việc Việt hóa các kênh truyền hình đã được triển khai.
Số lượng, chất lượng các chương trình, các kênh Việt hóa ngày càng được
nâng cao. Vậy tại sao việc Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi lại quan
trọng như vậy?


1.2.1.Đáp ứng nhu cầu của khán giả, phát triển thuê bao
Thực sự các kênh truyền hình nước ngồi đã xuất hiện một cách hạn
chế ở Việt Nam từ những năm cuối thế kỉ 20 tại một số khách sạn lớn và ở


15

một số gia đình qua hệ thống cáp vi-ba MMDS của Đài Truyền hình Việt
Nam. Nhưng có vẻ như thời gian đó sự xuất hiện các kênh truyền hình nước
ngồi chỉ để phục vụ một số ít người nước ngồi ở Việt Nam và một số các cơ
quan cần khai thác tin tức nước ngoài. Đến những năm đầu thế kỉ 21, với sự
phát triển mạnh mẽ của hai đơn vị truyền hình cáp mạnh ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh là VCTV và SCTV, mạng lưới truyền hình trả tiền (lúc đầu
là cáp đồng trục, sau phát triển cả truyền hình vệ tinh DTH) ngày càng phát
triển, số kênh tiếng Việt và kênh nước ngồi khơng ngừng tăng thêm. Nhưng
ngay cả đến lúc này các kênh truyền hình nước ngồi vẫn chưa phải là một
yếu tố thu hút khán giả(trừ một số kênh thể thao như ESPN và STARSPORT
lúc này phát sóng Giải Ngoại hạng Anh vào cuối tuần) bởi thực tế là trình độ
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh của đại đa số khán giả khơng đủ để theo dõi
các chương trình truyền hình nước ngồi. Chính vì vậy trong giai đoạn đầu số
lượng th bao truyền hình cáp cịn rất khiêm tốn.
Tình hình đã có sự thay đổi rõ rệt vào cuối năm 2004 đầu năm 2005 khi HBO
kênh phim truyện nước ngoài hàng đầu và đầu tiên được làm phụ đề tiếng
Việt. Lúc này khán giả đã có thể thưởng thức các bộ phim truyện hàng đầu
của Hollywood được biên dịch và làm phụ đề một cách chuyên nghiệp, khác
hẳn với các đĩa DVD lậu có chất lượng hình ảnh và phụ đề rất kém ngồi chợ
đen. VCTV và SCTV đã có sự phát triển bùng nổ thuê bao cuối năm 2005 đầu
2006 khi các kênh HBO và Starmovies được đưa ra khỏi gói Premium(khóa
mã) để đơng đảo khán giả truyền hình cáp có thể được thưởng thức các bộ
phim đặc sắc của các Hãng phim hàng đầu ở Hollywood và các nền điện ảnh

tiên tiến khác.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của truyền hình trả tiền hiện nay có
thể nói sự phát triển theo hướng có thật nhiều kênh đã khơng còn là xu hướng
phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư, hợp tác sản xuất các kênh tiếng Việt có chất


16

lượng thì việc tăng cường Việt hóa là xu thế tất yếu và cũng là yêu cầu bắt
buộc đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền.
Trong bối cảnh phát triển rất mạnh của truyền hình trả tiền ở Việt Nam,
thời gian qua đã có sự phát triển bùng nổ các nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền. Ngồi các hệ thống VCTV, SCTV, VSTV của Đài truyền hình
Việt Nam, cịn nhiều đơn vị khác như truyền hình cáp Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, truyền hình kĩ thuật số VTC, truyền hình Cáp CES, MyTV của
VNPT, IPTV của tập đồn FPT, ngồi ra cịn rất nhiều các nhà cung cấp nhỏ ở
các địa phương. Tuy nhiên so với khu vực thì con số thuê bao truyền hình cáp
của Việt Nam vẫn cịn rất khiên tốn. Tổng số thuê bao của tất cả các hệ thống
khoảng 2,5 triệu, trong đó khoảng 43% các hộ gia đình ở các đơ thị lớn sử
dụng truyền hình Cáp và mới có khoảng 18% hộ nơng thơn dùng đầu thu tín
hiệu vệ tinh. Như vậy tiềm năng thu hút th bao của truyền hình cáp là cịn
rất lớn bởi ở nhiều nước có đến 50 -60% số hộ gia đình sử dụng truyền hình
cáp. Để thu hút khán giả, tăng thuê bao thì xu hướng tăng thật nhiều kênh, cả
kênh trong nước và kênh nước ngoài sau một thời gian rất thịnh hành nay đã
khơng cịn phù hợp. Chẳng hạn đối VCTV từ chỗ chỉ có một kênh tự sản xuất
VCTV1 năm 2004 đến 2010 đã có đến 15 kênh tự sản xuất và liên kết sản
xuất(xã hội hóa). Tuy nhiên đến nay gần như chưa có kênh nào trở thành kênh
thương mại hấp dẫn, hoặc ít nhất là phát huy hiệu quả cao. Xu hướng tăng
kênh có thể nói đã kết thúc, thậm chí vì một số lí do tế nhị nên một số đơn vị
chưa tính đến giảm kênh nhưng điều này sẽ xảy ra trong thời gian sắp tới bởi

những quy định của Quy chế Quản lí hoạt động truyền hình trả tiền. Các đơn
vị giờ đây sẽ phải tập trung nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khán giả, cạnh tranh thu hút thuê bao.
Bên cạnh đó số lượng kênh nước ngồi được Việt hóa, đặc biệt là thời
lượng Việt hóa chưa nhiều. Có thể kể ra các kênh Việt hóa: HBO, Starmovies,


17

Max, AXN, Disney Channel, KidsCo, Discovery, National Georgraphic, Diva,
Starworld, Australianetwork, Arirang, KBS, TV5... thời lượng chương trình
Việt hóa mới trong ngày kênh cao nhất trung bình 3 giờ/ ngày(HBO), các
kênh khác từ 1 đến 3 giớ ngày(Do phim phát lại nhiều nên tổng thời lượng
phim Việt hóa/ ngày của HBO, Starmovies và Max có thể lên tới 20, 22 giờ).
Vì vậy có thể nhận thấy tiềm năng cho việc Việt hóa các kênh truyền hình
nước ngồi cịn rất lớn.
Nhận rõ xu thế này, Chính phủ, Bộ Thơng tin – Truyền thơng đã có những
quy định hết sức chặt chẽ trong việc kiểm soát nội dung và thực hiện biên tập,
biên dịch các kênh truyền hình nước ngồi trong Quy chế quản lí hoạt động
truyền hình trả tiền được ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2011 trong đó quy
định rất chặt chẽ về vấn đề Việt hóa các kênh truyền hình nước ngồi phát
sóng ở Việt Nam:
Điều 11. Các kênh chương trình nước ngồi trên truyền hình trả
tiền
Các kênh chương trình nước ngồi cung cấp trên truyền hình trả
tiền tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Có nội dung phù hợp với nhu cầu lành mạnh của người dân,
không vi phạm những quy định của pháp luật về báo chí của Việt
Nam.
....

4. Được biên tập, biên dịch bởi một đơn vị được cấp phép biên
tập kênh chương trình nước ngồi theo quy định tại Điều 13 Quy
chế này.[38,tr8]
Điều 13. Biên tập, biên dịch kênh chương trình nước ngồi trên
truyền hình trả tiền


18

1. Tất cả các kênh chương trình nước ngồi trên truyền hình trả
tiền tại Việt Nam phải được biên tập bảo đảm nội dung các kênh
chương trình khơng trái với quy định của pháp luật Việt Nam về
báo chí và quảng cáo, trừ việc tường thuật trực tiếp các trận thi
đấu thể thao, lễ khai mạc, lễ bế mạc các giải thi đấu thể thao quy
mô khu vực và thế giới.
2. Việc biên dịch được thực hiện tùy theo loại kênh chương trình
nước ngồi, cụ thể như sau:
a) Đối với kênh phim truyện: biên dịch 100% nội dung kênh
chương trình;
b) Đối với kênh tin tức: lược dịch 100% nội dung kênh chương
trình;
c) Đối với kênh khoa học, giáo dục: biên dịch 100% nội dung
chương trình tin tức;
d) Đối với kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao,
ca nhạc: biên dịch 100% các chương trình tin tức, phóng sự, tài
liệu.
Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định việc phân loại kênh
chương trình nước ngồi trên truyền hình trả tiền.[38,tr11]
Các kênh nước ngồi là một phần khơng thể thiếu, phát triển thuê bao là điều
sống còn đối với các hệ thống truyền hình trả tiền vì thế sự phát triển hồn

thiện quy trình Việt hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả là điều
cực kì quan trọng đối với các hệ thống truyền hình trả tiền nói chung và hệ
thống truyền hình cáp của Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng.
1.2.2.Mang đến cho khán giả các chương trình giải trí, giáo dục bổ ích,
hấp dẫn, lành mạnh
Với việc ngày càng nhiều các kênh truyền hình nước ngồi được Việt
hóa, khán giả ngày càng có nhiều sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tiếp


19

nhận thơng tin, giải trí, tăng cường hiểu biết tri thức, vốn sống. Với rất nhiều
các kênh chuyên biệt nhằm tới tất cả các khán giả thuộc mọi lứa tuổi, các
kênh nước ngồi khơng chỉ là phương tiện giải trí thú vị mà thực sự còn là
trường học cộng đồng rộng mở đế khán giả có thể nhìn ra khắp thế giới, học
hỏi những điều hay, nét đẹp của các dân tộc khác, tiếp cận, khai thác kho tàng
tri thức khổng lồ của nhân loại. Với phụ đề tiếng Việt, khán giả Việt Nam giờ
đã có thể thoải mái thưởng thức các kênh phim truyện hàng đầu trên thế giới
như HBO, Starmovies... các chương trình giải trí, phim tại liệu khoa học đặc
sắc nổi tiếng trên các kênh Discovery, National Geographic... Trẻ em cũng có
những kênh giải trí giáo dục dành riêng như Kidsco, DisneyChannel...Tuy
nhiên như đã đề cập ở trên, việc phần lớn các chương trình phim truyện, giải
trí, khoa học, giáo dục, tin tức... hoặc được thực hiện, hoặc thuộc sở hữu của
các tập đồn truyền thơng lớn của Phương Tây nên bên cạnh những ưu thế về
công nghệ, khoa học kĩ thuật tiên tiến, chuyên nghiệp các chương trình truyền
hình cũng thể hiện sự khác biệt tương đối lớn về vấn đề quan điểm tư tưởng,
văn hóa, lối sống... Để các chương trình có thể được khán giả thưởng thức dễ
dàng thuận lợi thì bên cạnh việc thực hiện biên dịch, biên tập một cách
nghiêm túc, công phu, những người thực hiện Việt hóa cịn phải kịp thời can
thiệp loại bỏ các chương trình, các chi tiết khơng phù hợp để phát sóng ở Việt

Nam.
1.2.3.Ngăn chặn các nội dung đi ngược với chỉ đạo của Đảng, chủ trương
chính sách của nhà nước, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
Sự bùng nổ của truyền hình trả tiền ở Việt Nam cũng nằm trong xu thế
chung của khu vực, một lĩnh vực phát triển mạnh mẽ và dễ nhận thấy nhất
trong q trình tồn cầu hóa truyền thơng đại chúng. Tuy nhiên q trình này
lại không phát triển đồng đều, với thế mạnh về kinh tế, khoa học kĩ thuật, các
tập đồn truyền thơng ở các nước phát triển là những người được hưởng lợi


20

và có nhiều ưu thế nhất trong q trình tồn cầu hóa. Qua đó họ dễ dàng chi
phối dịng chảy thông tin, hướng các thông tin tiêu cực bất lợi đến các quốc
gia mà họ coi là đối tượng. Sự nhiễu loạn thông tin dẫn đến sự mất phương
hướng dư luận xã hội, thậm chí làm mất ổn định chính trị, xã hội, can thiệp
vào các vấn đề, tiến trình, sự kiện chính trị xã hội phục vụ các mục đích chính
trị. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức chống
phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, ráo riết thực hiện âm mưu “ diễn
biến hịa bình”, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, sử dụng những
phương tiện thơng tin hiện đại nhằm lật đổ ta từ bên trong, ra sức tuyên truyền
về tự do, dân chủ, nhân quyền theo quan niệm và dụng ý xấu của họ, cổ vũ
chế độ đa nguyên, đa đảng, kích động làm mất uy tín của Đảng, gây nghi ngờ
chia rẽ nội bộ, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Có thể nhận thấy các xu hướng chính gồm:
Các chương trình phủ nhận những thành tựu của chủ nghĩa xã hội đã
mang lại cho nhận loại nói chung và Việt Nam nói riêng, phê phán đường lối
đi lên chủ nghĩa xã hội, gán ghép chủ nghĩa xã hội với chế độ độc tài, mất dân
chủ. Rất hay gặp là các phim truyện, phim tài liệu xét lại, phê phán vai trị của

Liên xơ, của các lãnh tụ cộng sản, của Hồng quân Liên xô trong Chiến tranh
thế giới thứ 2 và trong giai đoạn chiến tranh lạnh sau này.
Các chương trình cái nhìn một chiều, phiến diện, thậm chí là bóp méo
sự thật về chiến tranh Việt Nam, trong đó quân đội Việt Nam được mô tả như
một đội quân tàn bạo, man rợ, dân tộc Việt Nam bị coi là hiếu chiến, xâm
phạm các hiệp ước quốc tế.
Các chương trình ghê rợn, có xu hướng hoặc kích động bạo lực.
Các chương trình có các yếu tố văn hóa ngoại lai khơng phù hợp, đặc
biệt là các chương trình có liên quan đến vấn đề tình dục.



×