Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

KINH TẾ PHÁT TRIỂ THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BBĐ THU NHẬP TẠI HÀN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:
“THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
VÀ BBĐ THU NHẬP TẠI HÀN QUỐC”


MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội là một trong những vấn đề
mà mọi Chính phủ, mọi nền kinh tế luôn phải chú ý. Tăng trưởng và phân phối luôn đi
liền và là mục tiêu mà mọi quốc gia mong muốn đạt được.Mỗi quan hệ này không đơn
giản là thuận chiều hay nghịch chiều mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố đan xen.
Dưới đây, nhóm 3 xin đưa ra điển hình một nền kinh tế phát triển với những
hướng đi riêng trong việc giải quyết hai vấn đề này, đó là Hàn Quốc. Hàn Quốc là
một quốc gia có sự trở mình nhanh chóng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng từ
những năm sau chiến tranh. Từ một nền kinh tế tập trung vào ngành công nghiệp nặng
cho tới phát triển ngành dịch vụ mang lại giá trị cao. So với các quốc gia có cùng trình
độ phát triển, Hàn Quốc vẫn là một quốc gia được đánh giá cao trong vấn đề bình
đẳng thu nhập.

Vì thế, bài tiểu luận của nhóm 3 sẽ nghiên cứu về đề tài: “Thực trạng
bất bình đẳng thu nhập và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất
bình đẳng thu nhập tại Hàn Quốc”. Bài tiểu luận sẽ đi vào chỉ ra thực trạng bất
bình đẳng của Hàn Quốc trên các lĩnh vực, các tác động, các chính sách giải quyết của
Chính phủ đồng thời đi vào phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình
đẳng thu nhập ở quốc gia này. Tuy nhiên, do những giới hạn về kiến thức và khả năng
nghiên cứu, thu thập số liệu, bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót, nhóm rất mong nhận
được góp ý từ phía Giảng viên hướng dẫn và các bạn.




I.

LÝ THUYẾT CHUNG
1. Các khái niệm
- Phân phối thu nhập: là một bộ phận của phân phối xã hội, gắn liền với sự
phân phối sản phẩm đầu ra được biểu hiện dưới hình thái thu nhập. Trong
phạm vi một nước, phân phối thu nhập là cách mà thu nhập quốc dân của

-

nước đó được chia cho cơng dân của mình (Ullivan & Sheffrin, 2003).
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được hiểu là hiện tượng thu nhập
được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong

nền kinh tế.
2. Thước đo bất bình đẳng thu nhập

2.1 Đường Lorenz
Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây dựng
đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).
Biểu đồ 1: Đường Lorenz

Đường Lorenz được vẽ trong một hình vng mà trục hồnh biểu thị phần trăm
dân số cộng dồn có thu nhập, cịn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập cộng dồn của
các nhóm tương ứng. Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu


nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách

khác, đường chéo đại diện cho sự “cơng bằng hồn hảo” của phân phối thu nhập theo
quy mơ: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối
quan hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ
phần trăm thu nhập mà họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một
cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp
nhất. Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình
đẳng.
Đường Lorenz là một cơng cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập thơng qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên,
cơng cụ mang tính trực quan này cịn q đơn giản, chưa lượng hóa được mức độ bất
bình đẳng và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong những trường hợp
phức tạp.
2.2. Hệ số Gini
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên cơ
sở đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được tính
bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với tổng diện
tích của nửa hình vng chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ giữa phần diện
tích A so với tổng diện tích A+B.
Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi
diện tích A=0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có
bình đẳng tuyệt đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini =
1 khi diện tích B = 0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta
có bất bình đẳng tuyệt đối: một số ít người nhận được tất cả, cịn những người
khác khơng nhận được gì).
Trên thực tế, đối với các nước thu nhập thấp, Gini thường dao động từ 0,3 –
0,5. Đối với các nước có thu nhập cao, Gini thường dao động trong khoảng 0,2 – 0,4.
Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa được mức
độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình đẳng thu nhập
theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, thước đo này



cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A như nhau nhưng sự
phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz có hình dáng khác
nhau).

2.3.

Các thước đo bất bình đẳng khác
Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là thống kê

sắp xếp các cá nhân theo mức thu nhập tăng dần, rồi chia tổng dân số thành các nhóm.
Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5 nhóm có quy mô như
nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu
phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, thì
mỗi nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào
một vài gia đình, thì 20% gia đình giàu nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các
nhóm gia đình khác khơng nhận được gì.
Một chỉ tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ
lệ giữa thu nhập bình qn của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình
qn của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính
và dễ sử dụng, chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất.
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất
bình đẳng: tỷ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu
nhập toàn bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ
trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% –
17% có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.
Các thước đo bất bình đẳng ở trên khơng chỉ tính theo thu nhập, mà cịn tính theo chi
tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay
các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân như
giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.


3. Ngun nhân gây ra bất bình đẳng
3.1. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản


Trong nền kinh tế thị trường, một bộ phận thu nhập của các cá nhân phân phối
theo sở hữu các nguồn lực. Cách phân phối như vậy được gọi là phân phối theo sở hữu
nguồn lực hay còn gọi là phân phối thu nhập từ tài sản.

- Do thừa kế tài sản: sự bất công về thu nhập do của cải được thừa kế tập
-

trung vào tay một người gây ra nhiều sự phản đối.
Do hành vi tiêu dùng và tiết kiệm khác nhau của các cá nhân làm ảnh hưởng

-

lớn đến sự khác nhau về của cải tích lũy được.
Do kết quả kinh doanh mà phân phối thu nhập khác nhau. Trong nền kinh
tế, một vài cá nhân chấp nhận rủi ro, đầu tư kinh doanh và có lãi. Đây là

3.2.

cách quan trọng nhất để tăng thu nhập và tăng tài sản cá nhân.
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ lao động
Lao động là điều kiện cơ bản tạo thu nhập. Do kĩ năng lao động, điều kiện lao

động và tính chất nghề nghiệp khác nhau dẫn đến thu nhập khác nhau.

- Do khác nhau về khả năng và kĩ năng lao động. Xu hướng chung là những

người khỏe mạnh, có trình độ học vấn cao hơn sẽ có mức thu nhập cao hơn.
Học vấn thấp cịn ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư, kinh doanh, giáo
dục, sinh đẻ, ni dưỡng con cái,…do đó cịn ảnh hưởng tới thế hệ tương

-

lai.
Do khác nhau về cường độ làm việc.
Do khác nhau về nghề nghiệp và tính chất công việc. Đây là yếu tố quan

-

trọng tác động đến vấn đề tiền lương.
Do các nguyên nhân khác: có thể xuất phát từ sự phân biệt đối xử trong xã
hội, sự khơng hồn hảo của thị trường lao động, ảnh hưởng của thiên tai hay
các rủi ro khác.

4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập
Tăng trưởng kinh tế và sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có mối quan
hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Trước hết về khái niệm tăng trưởng kinh tế:
là một phạm trù kinh tế, phản ánh sự gia tăng về sản lượng hay thu nhập của nền kinh
tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế có thể biểu hiện bằng
quy mô tăng trưởng hay tốc độ tăng trưởng.


Bên cạnh sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế đến với phân phối thu
nhập như việc cải thiện đời sống cho người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống thông
qua các dịch vụ tốt hơn, tác động tích cực và mạnh mẽ đến việc xóa đói giảm nghèo,
… thì tăng trưởng kinh tế cũng có những các động tiêu cực đến với sự phân phối thu
nhập giữa các thành phần trong nền kinh tế.

- Những tác động mà tăng trưởng kinh tế mang lại cho người nghèo còn chưa

-

thật sự rõ nét.
Tăng trưởng kinh tế đã phần nào xóa đói giảm nghèo cho người dân, tuy

-

nhiên chưa thật sự bền vững nên khả năng tái nghèo còn cao.
Tăng trưởng kinh tế làm rõ ràng hơn bức tranh chênh lệch về phân phối thu

nhập giữa những người giàu và người nghèo.
Trên đây là một số những khía cạnh mà tăng trường kinh tế tác động đến việc
phân phối thu nhập không công bằng giữa các đối tượng trong nền kinh tế. Sau đây
nhóm sẽ đi sâu vào các phần nội dung.


II.

THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP Ở HÀN
QUỐC
1. Giới thiệu chung về Hàn Quốc
Hàn Quốc là thành viên quan trọng của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị lớn trên
thế giới: Liên Hợp Quốc, WTO, OECD, nhóm các nên kinh tế lớn G-20, thành viên
sáng lập APEC và hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của
Hoa Kỳ.
Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2015 của Liên Hợp Quốc, Hàn Quốc xếp
thứ 17 với chỉ số HDI là 0.898. GNI bình quân đầu người là 33,890 (PPP), xếp thứ 30,
chênh lệch thứ hạng dương là 13. Xét về góc độ phát triển con người, Hàn Quốc thành

cơng và có thứ hạng cao trên thế giới.

Hình 1. Chỉ số HDI của Hàn Quốc giai đoạn 1990-2014 (Nguồn: Liên Hợp Quốc)
Sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Hàn Quốc là một trong những nước
nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 64 USD. Đến
những năm 1960, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc vẫn chỉ mức tương đương
với các nước nghèo tại châu Phi và châu Á. Trong suốt bốn thập kỉ, Hàn Quốc đã
chứng minh sự tăng trưởng thần kì và trở thành một nền kinh tế cơng nghiệp cơng
nghệ cao. GDP bình qn đầu người của đất nước đã nhảy vọt từ 605 USD vào năm
1970 lên mức 13.296 USD vào năm 1995 và 30.465 USD vào năm 2010 (Nguồn: Tổ


chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD). Với tốc độ phát triển thần kỳ cùng nhiều
công ty, tập đồn có chỗ đứng trên thế giới, Goldman Sachs từng chỉ ra Hàn Quốc sẽ
trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025.

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc Hoa Kì, Nhật Bản,
giai đoạn 1961 – 2011
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Báo cáo các Chỉ số Phát triển thế giới 2012 cuả
Ngân hàng Thế Giới)
Nhìn vào đồ thị có thể thấy, giai đoạn sau, nền kinh tế Hàn Quốc đã có những
bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy có một số giai đoạn, tốc độ tăng trưởng GDP của
Hàn Quốc giảm sâu do các nguyên nhân khách quan và chủ quan như khủng hoảng
dầu mỏ 1979, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, Đại suy thối kinh tế 2008 hay sự
thay đổi chính sách trong nước, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn luôn ở mức cao.
Từ năm 1999, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã cao hơn Nhật Bản và Hoa
Kỳ.
Biểu đồ dưới đây biểu diễn thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc qua
các năm, thấy rằng, các con số có xu hướng tăng nhanh qua các năm.



Hình 3. GDP bình quân đầu người hàng năm của Hàn Quốc
giai đoạn 2006 – 2015
(Nguồn: Trading Economics)

Tuy nhiên, dù phát triển mạnh và giàu có nhưng Hàn Quốc vẫn đang phải đối mặt với
tình trạng bất bình đẳng ở nhiều mặt như bất bình đẳng giới (Hàn Quốc đạt thứ hạng
thấp trong các báo cáo về bình đẳng giới của các tổ chức như: Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay tờ The Economist…);
bất bình đẳng do đa văn hóa (yếu tố đa văn hóa và quyền lợi của người nhập cư chưa
được xã hội và chính phủ Hàn Quốc nhìn nhận đúng đắn) và vấn đề bất bình đẳng thu
nhập.

2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc
Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo với chủ đề "Phân tích sự bất bình đẳng
của châu Á" và theo đó, tính đến năm 2013, 10% những người có thu nhập cao nhất
Hàn Quốc có thu nhập chiếm 45% tổng thu nhập quốc dân.
Theo số liệu tổng hợp từ Cục thống kê thông tin Hàn Quốc, hệ số Gini của Hàn Quốc
trong giai đoạn từ 1991 -2010 dao động từ 0,25 – 0,3; Năm 2014, Gini của Hàn Quốc
là 0.302. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung của các quốc gia phát triển, hệ số Gini
của Hàn Quốc được xếp ở mức trung bình và được coi là một trong những quốc gia
tương đối thành cơng trong bình đẳng thu nhập.


Hình 4. Hệ số Gini của một số quốc gia OECD giai đoạn 2004 – 2014
(Source: OECD Income Distribution and Poverty Database)

Biểu đồ trên biểu diễn hệ số Gini qua các năm của 11 nước trong khối OECD. Ở đây,
Hàn Quốc chỉ có số liệu trong 3 năm 2012, 2013, 2014. Tuy nhiên, có thể nhận thấy
rằng, hệ số Gini của Hàn Quốc được giữ ở mức thấp trong khối, chỉ sau Đức.


Hình 5. Hệ số GINI với thu nhập thị trường và thu nhập khả dụng của các quốc
gia trong khối OECD cuối những năm 2000 (Nguồn: OECD)
Biểu đồ thể hiện hệ số Gini được tính với trên thu nhập thị trường và thu nhập
khả dụng của các nước trong khối OECD. Từ biểu đồ, nhân thấy rằng, so với các
nước trong khối, bất bình đẳng thu nhập thị trường và thu nhập khả dụng của Hàn
Quốc chênh lệch khơng nhiều. Điều đó là do các chính sách về thuế thu nhập và
các chính sách về trợ cấp của Chính phủ Hàn Quốc.
II.1. Bất bình đẳng thu nhập theo khu vực địa lý


Một nghiên cứu được thực hiện và công bố vào năm 1996 ở Hàn Quốc. Cuộc khảo
sát bảng do Viện nghiên cứu Daewoo đã được thực hiện liên tục hàng năm kể từ năm
1993 với khoảng 4.500 hộ gia đình Hàn Quốc. Các nội dung trên các biến kinh tế xã
hội và nhân khẩu học vẫn không thay đổi để duy trì khả năng so sánh các dữ liệu trong
thời gian dài. Các mẫu được thu thập với các cuộc phỏng vấn các hộ gia đình từ năm
1993 cũng như các hộ gia đình mới tách ra. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên đã được áp dụng
trong một thiết kế phân nhóm địa lý như các đơn vị lấy mẫu chính (thành phố và đơn
vị tỉnh), các đơn vị lấy mẫu thứ cấp (đơn vị khu phố), và các đơn vị lấy mẫu thứ ba
(khối và đơn vị đường phố). Tổng số các hộ gia đình đáp ứng là 3.108.
Trong khảo sát, tổng thu nhập gồm: tiền lương; thu nhập doanh nghiệp; thu nhập
tài sản, bao gồm cả lãi suất, tiền thuê nhà, và thu nhập tài sản khác; thu nhập từ
chuyển nhượng công cộng, bao gồm cả phúc lợi và giảm chi trả, trợ cấp, lương hưu,
kiều hối từ các chính phủ, phần thưởng, đền bù, và các khoản khác. Đất nước này
được phân loại thành bốn vùng sau: Khu vực Seoul (Seoul, Incheon, và Kyungki), khu
vực miền Trung (Kangwon, Daejon, Chungbuk, và Chungnam), khu vực Đông Nam
(Busan, Daegu, Kyungbuk , và Kyungnam), và khu vực Tây Nam (Kwangju, Jeonbuk,
và Jeonnam).

Hình 7. Phân chia thu nhập theo vùng ở Hàn Quốc

(Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Daewoo)


Bảng dưới đây cho thấy tỷ trọng các nguồn thu nhập giữa các vùng không đồng
đều. Nếu như các khu vực phía Nam có phần trăm thu nhập từ lương cao hơn mức
trung bình của cả nước thì 2 vùng còn lại thu nhập từ lương chỉ chiếm một phần không

Bảng 1. Tỷ trọng các nguồn thu nhập theo vùng ở Hàn Quốc
(Nguồn: Viện Nghiên cứu Kinh tế Daewoo năm 1996)
quá cao. Các vùng có thu nhập từ tài sản chiếm tỷ trọng cao, có những vùng thậm chí
hơn 50%. Ngoài ra thu nhập từ kinh doanh cũng chiếm một phần rất quan trọng trong
thu nhập trong các vùng. Việc tỷ trọng trong thu nhập giữa các vùng chênh lệch có thể
gây ra sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các vùng.
Tiếp theo, bảng dưới đây cho thấy thu nhập trung bình trong khu vực và theo vùng.
Thu nhập trung bình trong Vùng đơ thị Seoul là cao nhất cả nước 23,827 $U.S. Khu
vực có thu nhập trung bình thấp nhất là Kyungbuk với bình quân là 14,178 $U.S (thấp
hơn Seoul là 9,649 $U.S. Như vậy, giữa các vùng địa lý trong cả nước đã có sự chênh
lệch về thu nhập đáng kể.

Bảng 2. Bình quân thu nhập hộ gia đình theo khu vực ở Hàn Quốc
(Nguồn: Viện nghiên cứu Kinh tế Daewoo 1996)


2.2.

Bất bình đẳng thu nhập theo giới tính

Hình 8. Tỷ lệ lao động có việc làm theo giới tính ở Hàn Quốc giai đoạn 1982 -2011
(Source: Korea National Statistical Office, Economically Active Population Survey)
Biểu đồ trên đây thể hiện tỉ lệ có việc làm của nam, nữ và lao động nói chung

của Hàn Quốc giai đoạn từ năm 1982 tới năm 2011. Nhận thấy rằng, dù ở bất cứ giai
đoạn nào, tỉ lệ nữ giới có việc làm cũng nhỏ hơn nam giới. Mặc dù càng về gần đây,
khoảng cách này đã được rút lại ngắn hơn tuy nhiên vẫn cịn rất lớn. Chính sự chênh
lệch về tỉ lệ có việc làm này cũng đã gây ra sự chênh lệch về thu nhập giữa hai nhóm
giới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cùng một lĩnh vực làm việc, người lao động là
nam giới thường có xu hướng có mức thu nhập cao hơn so với nữ giới.

3. Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc
Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập vừa là vấn đề của lịch sử để lại vừa là vấn
đề của sự phát triển mà quốc gia nào cũng vấp phải. Có nhiều nguyên nhân và các
nguyên nhân có thể đan xen, thâm nhập vào nhau nhưng quy tụ lại có hai nhóm
ngun nhân chủ yếu là bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản và từ lao
động.


Đối với riêng Hàn Quốc, vào giai đoạn đầu sau chiến tranh, nguyên nhân khiến
cho khoảng cách giàu nghèo luôn ở mức cao đó là do một số chính sách của chính phủ
Hàn Quốc trong giai đoạn đầu phục hồi. Những chính sách này góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trên cục diện toàn thể của Hàn Quốc, nhưng cũng chính do những
chính sách này đã khắc sâu thêm sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, làm cho
người giàu trong xã hội giàu lên nhanh chóng, dẫn đến chênh lệch thu nhập với những
người nghèo nhất trong xã hội là rất lớn.
Mơ hình kinh doanh tập đồn Chaebol được chính phủ hỗ trợ, làm tăng sức mạnh
và tính cạnh tranh, do đó tạo nên một rào cản kinh doanh, hàng rào gia nhập lớn cho
những hộ kinh doanh cịn non trẻ. Đồng thời mơ hình này cũng không tạo được nhiều
việc làm cho lao động Hàn Quốc như dự định của chính phủ vì họ chủ yếu sử dụng
nhân cơng giá rẻ ở nước ngồi.
Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu bằng các biện pháp thả nổi tỷ giá, giảm hoặc gỡ
bỏ các rào cản thuế quan trong nước cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự
bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Hàn Quốc. Lý do là bởi chính sách đẩy

mạnh xuất khẩu bằng những cơng cụ đó vơ hình chung đã làm yếu đi sức cạnh tranh
của thị trường nội địa, làm tổn thương các doanh nghiệp nội địa còn non trẻ bởi hàng
hóa nhập khẩu từ nước ngồi.
Thêm một điểm trong chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong q trình cơng
nghiệp hóa đó là ưu tiên phát triển một số ngành cơng nghiệp trọng điểm tạo ra sự bất
bình đẳng phân phối tiền lương giữa người lao động trong các ngành nơng nghiệp với
các ngành cơng nghiệp và dịch vụ.
Ngồi ra do được sự ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất, giao thông thuận tiện
nên những nơi như thủ đô Seoul và các thành phố lớn khác sẽ là nơi tập trung của
những công ty lớn, các ngành kinh doanh dịch vụ…Điều này dẫn tới sự chênh lệch
trong thu nhập của người thành thị so với ngưởi ở nơng thơn.
Mặt khác, sự tồn cầu hóa lan rộng. vốn FDI từ nước ngoài ồ ạt đổ vào Hàn Quốc
trong khi phân bổ không đồng đều giữa các vùng các ngành kinh tế cũng làm khắc sâu
thêm khoảng cách giàu nghèo trong nội bộ đất nước.


Lao động chính là điều kiện cơ bản để tạo ra thu nhập. Tuy nhiên với kỹ năng lao
động, điều kiện lao động và tính chất nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến mức thu nhập
khác nhau. Một số điều tra của bộ Y tế phúc lợi và gia đình Hàn Quốc đã chỉ ra rằng
gần một nửa những người nhận trợ cấp xã hội ở tình trạng sức khỏe kém, mất khả
năng làm việc.

Khỏe mạnh

Ốm yếu

Khuyết tật

Khác


Chủ hộ

38,6

15,4

13,1

32,9

Tất cả

51,4

10,9

8,7

29,0

Bảng 1. Tình trạng sức khỏe của những người nhân trợ cấp (đơn vị: %)
(Nguồn: Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình Hàn Quốc năm 2010)
Cũng theo điều tra này, ngun nhân chủ yếu của tình trạng nghèo đói ở Hàn Quốc
là do thiểu khả năng làm việc. Thống kê đã chỉ ra rằng yếu tố tuổi tác, tình trạng sức
khỏe và những gia đình thiếu trụ cột nam giới là ngun nhân chính gây ra nghèo đói
và phải nhận trợ cấp từ chính phủ.
Bên cạnh đó, sự nghèo đói cịn xuất phát từ trình độ giáo dục thấp kém, thiếu kinh
nghiệm làm việc.
Nguyên nhân chủ yếu của sự đói nghèo


Tỷ lệ

Tuổi tác, bệnh tật, khơng có lực lượng lao động

66,4

trong gia đình
Thiều giáo dục, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng

28,6

làm việc
Có kỹ năng nhưng khơng tìm được việc

5,0

Bảng 2. Tỷ lệ ngun nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo ở Hàn Quốc (đơn vị: %)
(Nguồn: Bộ Y tế, Phúc lợi và Gia đình Hàn Quốc năm 2010)
Có thể lý giải các nguyên nhân trên là do điều kiện đời sống người dân ngày một
tăng cao, tuổi thọ người dân ngày một tăng nên dân số Hàn Quốc ngày một già đi.
Người già đồng nghĩa với việc khơng cịn được tham gia vào lực lượng lao động và
khơng có tiền lương. Họ trở thành đối tượng phụ thuộc và gánh nặng tài chính đối với
người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng cao.


Một nguyên nhân nữa từ yếu tố văn hóa của Hàn Quốc tạo nên sự bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập giữa nam và nữ đó là: đa số phụ nữ Hàn Quốc sẽ rút khỏi thị
trường lao động việc làm khi lấy chồng hoặc sau khi sinh con để làm cơng việc nội
trợ.
Cùng với đó xu thế tất yếu mang tên tồn cầu hóa đi kèm với vấn đề nhập khẩu

nguồn lao động giá rẻ từ các nước trong khu vực với lợi thế nhân công giá rẻ như Việt
Nam, Trung Quốc,… khiến người lao động Hàn Quốc mất đi một phần quyền lực đàm
phán trong vấn đề tiền lương, thậm chí đứng trước nguy cơ mất việc làm hoặc trở
thành lao động không thường xuyên với mức lương không ổn định.
Khủng hoảng kinh tế xảy ra theo chu kỳ gây ra sự thay đổi cấu trúc của nền kinh
tế, phá vỡ những bong bóng ảo trên thị trường tài chính, bất động sản dẫn đến nhiều
cơng ty phải phá sản kéo theo nhiều lao dộng trở thành thất nghiệp, đó cũng là ngun
nhân khơng thể tránh khỏi gây nên sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Hàn
Quốc.

4. Hệ quả của bất bình đẳng thu nhập ở Hàn Quốc
Bất bình đẳng thu nhập khơng chỉ là một vấn đề của riêng nền kinh tế Hàn Quốc
mà còn là của tất cả các quốc gia phát triển khác. Nó khơng chỉ có tác động qua lại tới
nền kinh tế đó mà cịn gây ra những ảnh hưởng đến xã hội của đất nước này .

4.1.

Tác động của bất bình đẳng thu nhập tới nền kinh tế
Tác động của bất bình đẳng thu nhập tới nền kinh tế tới giờ vẫn là một vấn đề gây

tranh cãi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thấy rằng, sự bất bình đẳng phần nào gây cản
trở tới tính bền vững và ổn định của một nền kinh tế. Dưới đây, ta sẽ đi vào xem xét
chủ yếu tác động của bất bình đẳng đến lĩnh vực chính tri – xã hội.

4.2.

Tác động của bất bình đẳng thu nhập tới đời sống xã hội của Hàn Quốc
Bất bình đẳng thu nhập gây ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh

tế xã hội như đói nghèo, tỷ lệ ly hôn và kết hôn, phân phối nguyên liệu sản xuất, tỷ lệ

tội phạm, chỉ số hạnh phúc của người dân…Ở phần này, mối liên hệ giữa sự thay đổi
đời sống xã hội và chỉ số GINI sẽ được làm rõ.

a. Bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ đói nghèo


Một đặc điểm của tình trạng đói nghèo tại Hàn Quốc là việc tỷ lệ thoát nghèo khá
cao nhưng sự quay lại tình trạng đói nghèo đó cũng khơng phải là ít. Tỷ lệ thốt nghèo
hồn tồn trong vịng một năm vào khoảng 50 – 60 % và tỷ lệ thoát nghèo “ realtive
poverty” (below 50% of median income) cũng khá cao vào khoảng 30%. Trong khi
đó, tỷ lệ quay lại tình trạng đói nghèo trong vịng ba năm là 14 % ( 2005) và trong
vòng 5 năm là 16% (2009).

b. Bất bình đẳng thu nhập gắn liền với việc bị phân biệt đối xử trong xã hội
Bất bình đẳng thu nhập dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội như sự gia tăng của “non –
regular worker”, sự bất bình đẳng về các cơ hội tồn tại ở người nghèo, giới trẻ, phụ nữ
và người khuyết tật. Trong một xã hội mà khoảng cách giàu nghèo lớn, các thành phần
có thu nhập thấp thường phải chịu những áp lực về việc đối xử khơng cơng bằng, làm
mất tính ổn định của xã hội.
c. Bất bình đẳng thu nhập và tỷ lệ hình thành và tan vỡ các gia đình, cha mẹ đơn thân,

khả năng sinh con
Dù chưa thể kết luận hồn tồn rằng bất bình đẳng gây ra những tình trạng trên hay
khơng. Tuy nhiên, dưới đây, nhóm sẽ đưa ra những con số thu được.
Đã có một sự thay đổi lớn trong việc hình thành các gia đình trong giai đoạn bất
bình đẳng thu nhập tăng cao tại Hàn Quốc, và hai yếu tố này có tác động qua lại lẫn
nhau. Từ những năm cuối thập niên 90, khi tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Hàn
Quốc bắt đầu trở nên ngày càng mạnh hơn, số lượng người trong một gia đình ngày
càng giảm trong khi số lượng gia đình có cha mẹ đơn thân, số lượng người sống một
mình, số lượng gia đình có phụ nữ làm trụ cột, số lượng gia đình mà phụ nữ làm trụ

cột gặp phải tình trạng đói nghèo, đều tăng. Ngược lại, những tình trạng kể trên tăng
cũng góp phần càng làm tăng thêm bất bình đẳng thu nhập tại Hàn Quốc.


Hình 9. Những thay đổi trong cấu trúc gia đình
(Source: Korea Women’s Development Institute, 2011, Gender Statistics in Korea)

Những gia đình có cha mẹ đơn thân và những gia đình có đủ bố mẹ cũng có sự
khác biệt đáng kể ở hai yếu tố: trình độ giáo dục và việc làm.
Khi xem xét trình độ giáo duc, về tỷ lệ những người trụ cột gia đình tốt nghiệp
đại học, các gia đình có đủ bố mẹ chiếm 45.3%, trong khi đó ở các gia đình có cha mẹ
đơn thân tỷ lệ này chỉ có 21.6%

Hình 10. So sánh cấp bậc giáo dục giữa những gia đình có 2 bố mẹ và bố mẹ đơn
thân năm 2008
(Source Korea Women’s Development Institute, 2011, Gender Statistics in Korea)


Khi xem xét trình độ việc làm của những người trụ cột gia đình, chúng ta cũng
thấy sự khác biệt lớn giữa gia đình có hai bố mẹ và gia đình có cha mẹ đơn thân. Tuy
rằng tỷ lệ lao động trình độ thấp ở gia đình có hai bố mẹ cao hơn nhiều so với gia đình
có cha mẹ đơn thân, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của chủ gia đình có hai bố mẹ lại thấp
hơn nhiều so với gia đình có cha mẹ đơn thân. Hơn nữa, tỷ lệ những người chủ gia
đình làm những cơng việc trình độ cao như quản lý, giáo sư,… tại những gia đình có
đủ cha mẹ cũng cao hơn rất nhiều tại những gia đình có cha mẹ đơn thân.
Ngồi ra, theo chiều gia tăng bất bình đẳng thu nhập tại Hàn Quốc cũng gây
nhận thấy tỷ lệ sinh nở giảm do tỷ lệ kết hôn giảm, khi những gánh nặng trong việc
chăm sóc và ni dạy con cái ngày càng tăng ở các gia đình có thu nhập thấp bởi vì
tiền lương không tăng kịp với tốc độ tăng của chi phí sinh hoạt và các chi phí khác.


Hình 11 Tỷ lệ sinh sản ở Hàn Quốc giai đoạn 1970 – 2010
(Source: Korea National Statistical Office)
d. Bất bình đẳng thu nhập và bất bình đẳng trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ

Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc đã tăng trong những thập niên gần đây.
Vào năm 2015, tuổi thọ trung bình của nam giới Hàn Quốc là 78.5, của nữ giới là 85.1
; trong khi đó ở năm 1980, tuổi thọ trung bình của nam giới chỉ khoảng 61.8 năm và
của nữ giới khoảng 70 năm. Để đạt được điều này chúng ta không thể bỏ qua nhân tố
quan trọng nhất giúp cải thiện tuổi thọ của người Hàn Quốc chính là sự tăng trưởng
kinh tế vượt trội đem đến những cải thiện chóng mặt của cơ sợ vật chất y tế và điều
kiện sống của người dân Hàn Quốc.



×