Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai tap hoc ki Luat hanh chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.69 KB, 4 trang )

Phân tích các thủ tục xử phạt hành chính? Hãy chia các giai đoạn của thủ tục
xử phạt hành chính theo quy định pháp luật hiện hành?
BÀI LÀM:
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hiện nay có hai thủ tục xử
phạt hành chính bao gồm: thủ tục xử phạt hành chính khơng lập biên bản vi phạm
hành chính và thủ tục xử phạt hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản vi phạm hành
chính
a. Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản
Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì để áp
dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản này cần căn cứ vào
hình thức phạt và mức phạt tiền được quy định cho hành vi vi phạm. Xử phạt vi
phạm hành chính khơng lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt với
những hành vi vi phạm được quy định với hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt
tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức. Như vậy,
theo quy định của pháp luật thì việc xử phạt hành chính khơng lập biên bản được
áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính có mức xử phạt khơng cao, có thể
thường xun xuất hiện và dễ dàng phát hiện và xử lý. Chính vì lý do đó cần phải
tiến hành xử phạt ngay, kịp thời để đảm bảo nguyên tắc xử phạt kịp thời, giảm
thiểu các thủ tục khơng cần thiết cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính.
Ví dụ trong lĩnh vực giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt thì
một số hành vi vi phạm như: Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn
đường ngồi đơ thị nơi có lề đường. Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng
đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho
người đi bộ qua đường; Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện
an toàn…(khoản 2 Điều 6) bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng thì sẽ
thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản.
Trong trường hợp xử phạt hành chính khơng lập biên bản thì người có thẩm
quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Nội dung


quyết định xử phạt đơn giản hơn trường hợp phải lập biên bản vi phạm nhưng vẫn
đảm bảo ghi nhận đầy đủ các tình tiết của vụ việc vi phạm; ngày, tháng, năm ra
quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi
1
1


phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm, chứng cứ và tình tiết liên quan
đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt;
điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì ghi rõ
mức tiền phạt.
Để xử phạt đúng, cần xác định nhanh, chính xác hành vi vi phạm và điều luật
áp dụng để ban hành quyết định xử phạt ngay tại thời điểm phát hiện hành vi vi
phạm và tại nơi xảy ra vi phạm.
Chủ thể ra quyết định xử phạt này là người đang thi hành cơng vụ đồng thời là
người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm
hành chính. Cụ thể là những chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang đang thi hành công
vụ, công chức đang thi hành công vụ đồng thời có thẩm quyền xử phạt như chiến sĩ
Cơng an nhân dân, Chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát viên Cảnh sát biển, Công
chức Hải quan, Công chức Thuế, Kiểm lâm viên, Kiểm soát viên thị trường, Thanh
tra viên...Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện
pháp khắc phục hậu quả… đối với các hành vi vi phạm quy định trong các Nghị
định xử phạt nên nhiều hành vi sẽ không thuộc thẩm quyền xử phạt của các chức
danh nêu trên mà thuộc thẩm quyền của các cấp cao hơn theo thủ tục lập biên bản.
b. Các giai đoạn của thủ tục xử phạt hành chính khơng lập biên bản
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản sẽ được thực hiện theo
các giai đoạn sau:
Giai đoan 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có
thẩm quyền đang thi hành cơng vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính.
Giai đoan 2: Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

ra quyết định xử phạt.
Giai đoạn 3: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản vi phạm hành chính
a. Phân tích thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Theo quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì “1. Xử phạt
vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành
chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính khơng thuộc trường hợp quy định
tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này”. Như vậy, theo quy định này thì tất cả
hành vi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt có lập biên bản khi khơng thuộc trường
hợp xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản quy định tại Điều 56. Quy
2
2


định mang tính loại trừ này của pháp luật giúp đảm bảo được khơng để lọt, sót
hành vi vi phạm nếu kết cấu theo hướng liệt kê.
Ví dụ: Các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐCP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như: Chuyển đất trồng lúa
sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (phạt từ 2 triệu đến 50 triệu); Chuyển
đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối (phạt từ 3 triệu đến 70
triệu); Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn (phạt
từ 3 triệu đến 250 triệu)…sẽ thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập
biên bản vi phạm.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm
quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên
bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên
quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp
luật về lưu trữ. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt theo luật có
thể là Chánh thanh tra, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, Cục trưởng Cục thuế,
Giám đốc Cảng vụ hàng hải…
Rõ ràng so với thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khơng lập biên bản thì thủ

tục xử phạt có lập biên bản phức tạp hơn và yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt
phải tuân thủ đúng theo những trình tự thủ tục nhất định như khi phát hiện ra hành
vi vi phạm phải ngày lập tức lập biên bản, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập
biên bản phải ra quyết định xử phạt trừ trường hợp vụ việc phức tạp, trong thời
gian đó cá nhân có quyền giải trình về hành vi vi phạm theo Điều 61 Luật Xử lý vi
phạm hành chính 2012… Như vậy, thủ tục xử phạt hành chính có lập biên bản u
cầu người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ nghiêm ngặt
các trình tự theo luật định, trong trường hợp một trong các trình tự, giai đoạn
khơng được tuân thủ là vi phạm quy định của pháp luật và việc xử phạt vi phạm
hành chính là trái quy định và quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể bị
khiếu nại, khởi kiện và quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nguy cơ bị huỷ
bỏ.
Vì tính chất của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp
dụng với các trường hợp vi phạm hành chính có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến việc quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực, qua xử phạt vi phạm
hành chính sẽ đảm bảo được quyền lực nhà nước trong các lĩnh vực nên buộc các
chủ thể phải tuân thủ trình tự thủ tục luật định để tránh làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của tổ chức cá nhân cũng như quyền lợi của Nhà nước.
b. Các giai đoạn của thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản vi
phạm hành chính
3
3


Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản xử phạt theo Điều 57 Luật
Xử lý vi phạm hành chính 2012 sẽ được thực hiện với các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có
thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính.
Giai đoạn 2: Lập biên bản vi phạm hành chính.
Giai đoạn 3: Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm.

Giai đoạn 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác
định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
Giai đoạn 5: Giải trình.
Giai đoạn 6: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
Giai đoạn 7: Gửi, chuyển, cơng bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Giai đoạn 8: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Giai đoạn 9: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

4
4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×