Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khám phá "nóc nhà thế giới" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.04 KB, 4 trang )


Khám phá "nóc nhà thế
giới"



Được xem như một trong những thánh địa Phật giáo nổi tiếng bậc
nhất, Tây Tạng không chỉ có thảo nguyên, tuyết và cát mà còn là
thiên đường của những công trình kiến trúc Phật giáo, dễ dàng
chinh phục những du khách khó tính nhất.
Cao nguyên Tây Tạng là một vùng đất rộng lớn và cao nhất Trung
Hoa. Được mệnh danh là mái nhà của thế giới với những rặng núi cao
nhất hành tinh như dãy Hymalaya với đỉnh Everest, cao nguyên Tây
Tạng được hình thành do quá trình thành kiến tạo và va chạm của các
mảnh địa chất trên bề mặt vỏ quả đất từ hàng triệu năm trước mà
thành. Vì vậy, cho đến nay người ta vẫn còn thấy nhiều dấu vết của
các loài động vật biển hóa thạch cùng nhiều hồ nước mặn trên khắp
vùng đất thảo nguyên mênh mông.

Phật giáo Tây Tạng, cũng được gọi là Lạt Ma giáo, là một hệ phái
Phật giáo quan trọng được truyền bá nhiều nơi gần Hi Mã Lạp Sơn,
đặc biệt ở Tây Tạng. Đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng là sự trộn lẫn
của các giới luật của Thuyết nhất thiết hữu bộ và các phép tu của Kim
cương thừa. Tôn giáo là nền tảng cơ bản để người Tây Tạng tồn tại, vì
vậy hình ảnh những ngôi chùa, những vị tăng trong màu áo nâu được
nhìn thấy khắp nơi trên vùng đất thảo nguyên đầy gió và cát.

Hành trình khám phá nóc nhà thế giới đưa bạn tới tham quan những
cung điện nổi tiếng của thế giới như cung điện Potala, cung điện có 13
tầng với khoảng 1.000 phòng, 10.000 miếu thờ và lăng mộ của 8 vị
Đạt Lai Lạt Ma, nhìn xuống thành phố Lhasa ở hướng nam. Potala


được xây dựng chủ yếu bằng đất, đá và gỗ do dê và sức người chở
đến. Cung điện đươc chia thành 2 cung nhỏ là Bạch Cung và Hồng
Cung. Ngoài nét kiến trúc độc đáo, cung điện Potala còn nổi tiếng với
các bức tranh quý giá đang được trưng bày tại đây. Cung điện được
xây dựng vào thế kỷ thứ VII, đánh dấu bởi cuộc hôn nhân chính trị
gắn kết hai dân tộc Hán, Tạng lại với nhau với vai trò của quốc vương
xứ Thổ phồn Songzanganbun và Văn Thành công chúa.

Trong hành trình, bạn sẽ đến với nóc nhà thế giới và tìm hiểu chi tiết
nét độc đáo và khác biệt của kiến trúc Phật giáo khi tham quan chùa
Sera, trong tiếng Tạng có nghĩa là hoa hồng dại. Đây là một trong ba
chùa lớn của Lhasa, chùa Đại Chiêu tự được xây dựng từ năm 693,
nằm ngay tại trung tâm Lhasa, với khu vườn rộng 100 mẫu Anh và
370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật
giáo Tây Tạng. Chùa Đại Chiêu đã được công nhận là di sản văn hóa
thế giới, và là điểm hành hương thiêng liêng của các tín đồ Phật giáo
khi đến với Tây Tạng, là biểu tượng cho thời kỳ huy hoàng nhất của
kiến trúc Tây Tạng còn lưu giữ lại.

×