Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Tác động của chính sách xuất khẩu lao động đối với đời sống kinh tế, xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

NGUYỄN MINH THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ CỔ THÀNH,
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ

HÀ NỘI, 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

NGUYỄN MINH THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI
(NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP XÃ CỔ THÀNH,
THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG)

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ
MÃ SỐ: 8340401.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Hồng Tung

HÀ NỘI, 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm,
tạo điều kiện của các Thầy, Cô trong Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học
KHXH&NV, Ban Lãnh đạo Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển,
những người đã nhiệt tình đóng góp những ý kiến quý báu để thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới GS.TS Phạm
Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học
Quốc gia Hà Nội – người trực tiếp hướng dẫn và thường xun có những chỉ
dẫn tận tình, ý kiến q báu giúp tơi hồn thành tốt luận văn.
Tơi cũng xin trân thành cảm ơn một số cán bộ của xã Cổ Thành, nơi tôi
thực hiện nghiên cứu, cán bộ phịng LĐ-TB&XH thị xã Chí Linh đã chia sẻ
thơng tin hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các gia đình, người lao động trong
đối tượng điều tra nghiên cứu, Lãnh đạo Viện, các cán bộ tại Viện Việt Nam
học và Khoa học phát triển đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong thời
gian hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu để hồn thiện
luận văn, tuy nhiên do thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp tận tình của Q thầy cơ và các bạn./.
Học viên

Nguyễn Minh Thắng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
NỘI DUNG..................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI ......................................................14

1.1. Khái niệm về chính sách và chính sách xuất khẩu lao động........... 14
1.1.1. Một số định nghĩa về chính sách và đặc điểm cơ bản của
chính sách ................................................................................................. 14
1.1.2. Khái niệm chính sách xuất khẩu lao động ...................................... 19
1.2. Nội dung chính sách xuất khẩu lao động và những văn bản
pháp lý liên quan đến chính sách xuất khẩu lao động ........................... 23
1.2.1. Nội dung chính sách xuất khẩu lao động và phương pháp đánh
giá chính sách xuất khẩu lao động. ........................................................... 23
1.2.2. Những văn bản pháp lý liên quan đến chính sách xuất khẩu
lao động. ................................................................................................... 27
1.3. Các yếu tố tác động đến chính sách xuất khẩu lao động và các
tác động của chính sách xuất khẩu lao động đến đời sống kinh tế,
xã hội ........................................................................................................... 31
1.3.1. Các yếu tố tác động đến chính sách xuất khẩu lao động ................ 31
1.3.2. Các tác động của chính sách xuất khẩu lao động đến đời sống
kinh tế, xã hội ............................................................................................ 33
CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI XÃ CỔ
THÀNH, THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƢƠNG ...........................................42

2.1. Khái quát tình hình thực hiện và kết quả chính sách xuất khẩu

lao động tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng ......................................... 42


2.1.1. Tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động tại thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương. ........................................................................ 42
2.1.2. Kết quả xuất khẩu lao động của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ..... 44
2.2. Tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động tại xã Cổ
Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng .................................................. 47
2.2.1. Khái quát về xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ........ 47
2.2.2. Chính sách xuất khẩu lao động và tình hình thực hiện chính sách
xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ....... 53
2.3. Kết quả xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dƣơng ........................................................................................... 55
2.3.1. Kết quả về số lượng, cơ cấu lao động xuất khẩu tại xã Cổ
Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương................................................... 55
2.3.2. Kết quả về trình độ học vấn của lao động trước khi tham gia
xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương ... 61
2.3.3. Kết quả về nơi đến và ngành nghề của lao động xuất khẩu tại
xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. ....................................... 63
2.3.4. Kết quả chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành ...... 68
CHƢƠNG 3. TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TÁC ĐỘNG CHƢA TÍCH
CỰC CỦA CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI
SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI TẠI XÃ CỔ THÀNH, THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƢƠNG ...............................................................................................72

3.1. Tác động tích cực của chính sách xuất khẩu lao động đến đời
sống kinh tế xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dƣơng .......................................................................................................... 72
3.1.1. Giải quyết việc làm cho lao động ................................................... 72
3.1.2. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ gia đình .............. 74

3.1.3. Cơ sở vật chất, kiến trúc nhà ở được cải thiện................................ 77


3.2. Những tác động chƣa tích cực của chính sách xuất khẩu lao
động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng ....................... 81
3.2.1. Xung đột quan hệ gia đình gia tăng ................................................ 81
3.2.2. Gia tăng tỉ lệ đối tượng yếu thế trong xã hội .................................. 83
3.2.3. Thiếu hụt lao động tại chỗ .............................................................. 85
3.2.4. Gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ................................................................ 86
3.2.5. Tỉ lệ vi phạm luật pháp về xuất khẩu lao động cao ........................ 88
3.2.6. Khủng hoảng tài chính hộ gia đình ................................................. 89
3.3. Kiến nghị giải pháp hạn chế tác động chƣa tích cực của
chính sách xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dƣơng .......................................................................................... 91
3.3.1. Nâng cao vai trị của các tổ chức xã hội trong cơng tác tư vấn
cộng đồng. ................................................................................................. 92
3.3.2. Xây dựng chính sách tạo việc làm trong nước ............................... 92
3.3.3. Giảm tác động của dịch bệnh Covid-19 đến chính sách XKLĐ .... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh & xã hội
LĐXK

: Lao động xuất khẩu

UBND


: Ủy ban nhân dân

XKLĐ

: Xuất khẩu lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn
2015-2019 ..................................................................................... 46
Bảng 2.2. Số lượng lao động đang tham gia XKLĐ của xã Cổ Thành từ
năm 2015 – 2019 ........................................................................... 55
Bảng 2.3. Số lượng lao động xuất khẩu của xã Cổ Thành so với xã
Nhân Huệ và xã Văn An ............................................................... 56
Bảng 2.4. Lao động xuất khẩu theo độ tuổi và giới tính của xã Cổ
Thành giai đoạn 2015 – 2019........................................................ 59
Bảng 2.5. Trình độ học vấn của lao động trước khi tham gia XKLĐ ........... 61
Bảng 2.6. Nơi đến của lao động tham gia XKLĐ xã Cổ Thành ................... 64
Bảng 2.7. Ngành nghề của lao động xuất khẩu tại xã Cổ thành giai đoạn
2015-2019 ..................................................................................... 66
Bảng 2.8. Chi phí phải trả khi tham gia XKLĐ tại xã Cổ Thành.................. 68
Bảng 3.1. Thu nhập của hộ gia đình trước và sau khi xuất khẩu lao động ... 74
Bảng 3.2. Chi phí hàng ngày của hộ gia đình xuất khẩu lao động ................ 76
Bảng 3.3. Tình trạng hơn nhân của lao động xuất khẩu ở xã Cổ Thành ....... 81


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 1.1. Cấu trúc khung mẫu chính sách.................................................. 18
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính ở xã Cổ Thành

giai đoạn 2015 - 2019................................................................. 60
Bản đồ 2.1. Ranh giới địa chính xã Cổ Thành, T.x Chí Linh, T. Hải Dương .... 49
Ảnh 2.1.

Văn phòng tư vấn và tiếp nhận hồ sơ XKLĐ tại xã Cổ Thành ..... 54

Ảnh 2.2.

Một số cơng việc tại nước ngồi của LĐXK xã Cổ Thành,
T.x Chí Linh, T. Hải Dương ...................................................... 67

Ảnh 3.1.

Nhóm lao động nữ của địa phương đi XKLĐ tại Nhật Bản ...... 73

Ảnh 3.2.

Nhóm lao động nam của xã Cổ Thành trúng tuyển đơn hàng
xây dựng tại Nhật Bản................................................................ 73

Ảnh 3.3.

Nhà ở của chị Lý Thị T. trước khi có người đi XKLĐ .............. 78

Ảnh 3.4.

Nhà ở của chị Lý Thị T. sau khi XKLĐ .................................... 78

Ảnh 3.5.


Nhà ở của anh Nguyễn Văn V. trước khi đi XKLĐ .................. 78

Ảnh 3.6.

Nhà ở của anh Nguyễn Văn V. sau khi XKLĐ (bên phải) ........ 79

Ảnh 3.7.

Nhà ở mới của anh Lý Văn H. sau khi đi XKLĐ ...................... 80

Ảnh 3.8.

Nhà ở của ba anh em ruột họ Trần sau khi đi XKLĐ ................ 80


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã và đang trở
thành một xu hướng được xem là con đường làm giàu của nhiều lao động trẻ
Việt Nam. Đối với Chính phủ thì XKLĐ hay đưa người lao động đi làm việc
ở nước ngoài là một giải pháp trong việc giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người dân.
Nghị định số 370-HĐBT ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng
ban hành quy chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngồi có hiệu lực, hoạt động XKLĐ ở Việt Nam đã bắt đầu hướng đến
giải quyết việc làm cho đối tượng là người lao động phổ thông. Tuy nhiên,
các hoạt động XKLĐ diễn ra ở giai đoạn này chưa tạo được kết quả như
mong đợi: số lượng lao động xuất khẩu (LĐXK) không cao, loại hình cơng
việc và thị trường lao động cịn hạn chế. Hoạt động XKLĐ của Việt Nam
chính thức được quan tâm và khuyến khích phát triển từ khi Quốc hội ban

hành Bộ luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về “Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” có hiệu lực. Theo đó,
quan điểm của Chính phủ trong XKLĐ là tạo điều kiện thuận lợi, khuyến
khích đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường lao động chất lượng cao,
tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục ban hành nhiều
chính sách, ký kết các hiệp định, chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ, khuyến
khích thúc đẩy hoạt động XKLĐ trên cả nước.
Chí Linh là thị xã ở phía bắc tỉnh Hải Dương, thuộc vùng tam giác
kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong những năm gần đây, Thị
xã đã thực hiện và triển khai các chính sách XKLĐ của Chính phủ ban hành.
Cùng với xu thế chung của cả nước, người lao động địa phương đi làm việc ở
nước ngoài cũng diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn. Số lượng LĐXK của địa
phương tăng nhanh và đa dạng về thị trường lao động đã góp phần cải thiện

1


đời sống kinh tế xã hội cho họ và gia đình một cách tích cực. Thị trường lao
động nước ngồi của các lao động trên địa bàn thị xã tập trung chủ yếu ở
những nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga, Trung Đông,…Đây cũng
là các thị trường lao động có sự ký kết hợp tác XKLĐ của Chính phủ Việt
Nam trong những năm gần đây.
Xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh là một xã có nền nơng nghiệp truyền
thống. Đến nay, do nhiều nguyên nhân mà sinh kế này khơng cịn mang lại
hiệu quả kinh tế như mong đợi, nhiều hộ gia đình rời bỏ sản xuất nơng
nghiệp tìm hướng đi khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Những năm gần
đây, hoạt động XKLĐ của xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh đã tăng nhanh về số
lượng người LĐXK và là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế
phát triển thơng qua nguồn lợi ích từ XKLĐ. Các chính sách thúc đẩy hoạt

động XKLĐ của nhà nước và địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho lao
động xã Cổ Thành tham gia XKLĐ, trung bình mỗi năm có khoảng 100 lao
động của xã tham gia XKLĐ. Một bộ phận người lao động tại xã Cổ Thành
coi XKLĐ là con đường “đổi đời”, thoát khỏi công việc nông nghiệp vất vả.
XKLĐ đã giúp giải quyết việc làm, xố đói giảm nghèo cho người lao động
ở Cổ Thành. Nguồn lợi về kinh tế của việc tham gia XKLĐ đã được khẳng
định, tạo ra bước chuyển biến làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao điều
kiện sống của nhiều gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, XKLĐ
cũng bộc lộ những mặt chưa tích cực đối với người lao động, gia đình và
cộng đồng như: Xung đột quan hệ gia đình, cơ cấu lao động nông nghiệp
biến đổi, gia tăng tỉ lệ đối tượng yếu thế, khủng hoảng tài chính,… Vậy,
chính sách XKLĐ đang được áp dụng ở xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh
Hải Dương hiện nay có những tác động nào đến đời sống kinh tế xã hội?
Liệu có nên tiếp tục thực hiện chính sách XKLĐ ở địa phương khơng? Để trả
lời cho câu hỏi đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tác động của chính sách xuất
khẩu lao động đối với đời sống kinh tế, xã hội (Nghiên cứu trường hợp xã Cổ
Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương)” nhằm phân tích và minh chứng

2


những tác động của chính sách XKLĐ đối với đời sống kinh tế xã hội tại xã
Cổ Thành hiện nay làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
XKLĐ là vấn đề được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm bởi đây
là vấn đề mang tính xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội. Liên quan đến các vấn đề này, có nhiều tác giả đã đặt vấn đề nghiên
cứu từ rất lâu.
- Các cơng trình liên quan đến lý luận về chính sách XKLĐ như:
+ Tác giả Nguyễn Phúc Khanh (2004): “Xuất khẩu lao động đối với
chương trình quốc gia về việc làm – Thực trạng và giải pháp” – Đề tài khoa

học cấp Bộ. Trong nghiên cứu trên, cơng trình đã chỉ ra khái niệm và đặc
điểm của XKLĐ, làm rõ các vấn đề về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
XKLĐ trong giai đoạn này, từ đó đưa ra đánh giá, giải pháp để đổi mới quản
lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.
+ Tác giả Đặng Đình Đào (2012) với bài viết “Tổng quan xuất khẩu
lao động Việt Nam”, tạp chí Kinh tế và Phát triển số 92.
Bài viết đã khái quát thực trạng hoạt động XKLĐ, xem xét tình hình
XKLĐ Việt Nam, chỉ ra các thành tựu, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của
hoạt động XKLĐ. Thơng qua đó, các tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm
phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế của hoạt động này.
+ Tác giả Nguyễn Tiến Dũng (2010) với đề tài “Phát triển xuất khẩu
lao động Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Cơng trình đã
đưa ra cơ sở lý luận về XKLĐ, nghiên cứu và chỉ ra thực trạng XKLĐ nước
ta tại một số thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia,…; thơng
qua đó đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của hoạt động XKLĐ,
kiến nghị các giải pháp để phát triển hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

3


+ Tác giả Nguyễn Thị Thơm (chủ biên) (2006), “Thị trường lao động
Việt Nam thực trạng và giải pháp”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cơng trình đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường
lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó cơng trình cho
người đọc thấy được bức tranh toàn cảnh thị trường lao động nước ta, qua đó
cùng tác giả suy ngẫm về những giải pháp nhằm phát triển đúng hướng, hiệu
quả thị trường này.
+ Tác giả Dương Tuyết Nhung (2008), “Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực xuất khẩu tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Hà Nội, Luận

văn Thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề về XKLĐ, chất lượng nguồn
nhân lực xuất khẩu, giới thiệu kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và rút ra những bài học hữu
ích cho doanh nghiệp. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực xuất
khẩu và hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của các
doanh nghiệp XKLĐ trên địa bàn Hà Nội từ năm 2002 - 2007. Đưa ra những
đánh giá chung về chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu và hoạt động nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu ở các doanh nghiệp này: những kết
quả và tác động, những hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Tác giả Nguyễn Hà Linh (2016) với đề tài: “Quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đài
Loan”, luận văn thạc sỹ. Trong nghiên cứu, tác giả đã khái quát các cơ sở lý
luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp XKLĐ Việt
Nam. Nghiên cứu chỉ ra thực trạng trong cơng tác quản lý nhà nước đối với
nhóm các doanh nghiệp XKLĐ sang thị trường Đài Loan và những thành
tựu, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, từ đó đề xuất một số giải pháp
chính sách.

4


Nhìn chung, các cơng trình trên chủ yếu đề cập đến lý thuyết, tổng
quan tình hình thực hiện chính sách XKLĐ của chính phủ Việt Nam và chủ
yếu đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước trong hoạt động XKLĐ nhưng
khơng phải trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tác giả đã nghiên
cứu và sẽ kế thừa những lý thuyết để làm tài liệu viết chương 1 của luận văn.
- Liên quan đế vấn đề thực trạng XKLĐ ở một số khu vực trên thế giới
có nhiều tác giả quan tâm:

+ Tác giả Nguyễn Thị Hồng Bích (2007): “Xuất khẩu lao động của
một số nước Đơng Nam Á kinh nghiệm và bài học”, Nxb. Khoa học Xã hội.
Thông qua nghiên cứu của tác giả đã cung cấp khái niệm chung về XKLĐ,
tập trung phân tích tình hình XKLĐ của một số nước Đơng Nam Á, tình hình
XKLĐ của Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tế
XKLĐ của các nước Đơng Nam Á khác.
+ Tác giả Dỗn Thị Mai Hương (2017) với bài viết: “Khảo sát kinh
nghiệm xuất khẩu lao động của các nước ASEAN”, tạp chí Tài chính, Bộ Tài
chính. Trong bài viết, tác giả đã khái qt tình hình XKLĐ tại một số nước
Đơng Nam Á như: Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia,… để hiểu rõ
hơn về thành quả đạt được của các nước trong khu vực với hoạt động XKLĐ
và phân tích một số vấn đề về chính sách XKLĐ: thành tựu và hạn chế. Qua
đó tổng quan được tình hình XKLĐ của các nước trong khu vực ASEAN.
Tác giả cũng đi sâu phân tích những khó khăn, thách thức đối với hoạt động
XKLĐ của khu vực sẽ gặp phải trong thời gian tới để làm kinh nghiệm cho
Việt Nam xây dựng các chính sách phù hợp.
+ Tác giả Bùi Thị Bích Thảo (2017) với đề tài: “Xuất khẩu lao động của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC”, luận văn Thạc sỹ. Nghiên cứu này,
tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn XKLĐ và phân tích
kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực ASEAN. Phân tích thực
trạng những biến động trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường

5


các nước ASEAN trong giai đoạn 2015-2017, qua đó đưa ra một số đánh giá về
hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động XKLĐ sang thị trường này.
+ Tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn (2018) với bài viết: “Xuất khẩu lao
động sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh mới: thực trạng và giải
pháp”, tạp chí của Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Bài viết này, tác giả nghiên

cứu chuyên sâu về thị trường Nhật Bản, bên cạnh việc đưa ra cơ sở lý luận
khoa học của XKLĐ, tác giả đưa ra các số liệu nhằm khái quát về thực trạng
XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, qua đó kiến nghị các giải pháp thúc
đẩy XKLĐ Việt Nam sang thị trường này.
+ Tác giả Bích Trâm (2019) với bài viết: “Xuất khẩu lao động: Tiềm
năng nhưng chỉ nên là giải pháp ngắn hạn”, tạp chí Forbes Việt Nam. Bài
viết chỉ ra các thị trường lao động của XKLĐ Việt Nam trong những năm
qua tập trung chủ yếu tại 3 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Trong đó, người lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc đã tăng trưởng
mạnh từng năm và trong vài năm trở lại đây. Tác giả bài viết đã phân tích
những tồn tại hạn chế, mâu thuẫn giữa mục tiêu tham gia XKLĐ của người
lao động và mục tiêu thực hiện chính sách XKLĐ của chính phủ là cơ sở
minh chứng cho hiệu quả của chính sách XKLĐ.
Nhìn chung, những cơng trình và bài viết về thực trạng XKLĐ đã đề
cập đến những tình hình XKLĐ của Việt Nam tại một số thị trường lao động
trong khu vực và trên thế giới, đánh giá khái quát những tác động của XKLĐ
đối với kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, các cơng trình trên chưa nghiên
cứu về tình hình thực hiện chính sách XKLĐ trên địa bàn thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương. Tác giả đã nghiên cứu và sẽ học hỏi để viết chương 2 và
chương 3 của luận văn.
- Nghiên cứu về XKLĐ làm biến đổi văn hóa, xã hội ở Việt Nam cũng
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu như:

6


+ Tác giả Nguyễn Hữu Minh và Nguyễn Thị Thanh Tâm (2014) với
bài viết “Ph n nông thôn đi lao động ở nước ngồi phân tích t góc độ
giới”, tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5 (tr.78). Bài viết của nhóm tác
giả đã phân tích vấn đề di cư lao động ngoài nước và một số nghiên cứu quốc

tế. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã trình bày hai luận điểm của phụ nữ Việt
Nam lao động ngoài nước: Đa số phụ nữ lao động di cư đến từ các vùng
nông thôn, cần cù lao động nhưng phần lớn có học vấn khơng cao, khơng
được đào tạo cơ bản trước khi lao động. Thứ hai, nhiều lao động nữ làm việc
ở nước ngồi có con nhỏ làm ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm của gia đình.
Tác giả phân tích những khía cạnh tiêu cực khi lao động nữ di cư ngoài nước:
nguy cơ bị lừa đảo cao; điều kiện lao động, điều kiện sống tồi tàn, dễ gặp
nguy cơ bị lạm dụng; gặp nhiều khó khăn trong hỗ trợ dịch vụ pháp lý.
+ Tác giả Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2018) với đề tài: “Nghiên cứu
Xuất khẩu lao động của Nghệ An - vấn đề và giải pháp”. Tác giả nêu rõ tầm
quan trọng của xuất khẩu lao động đối với Nghệ An và đánh giá hoạt động
xuất khẩu đem lại nhiều mặt tích cực cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy
nhiên, bài viết không phân tích được những tác động tiêu cực của hoạt động
XKLĐ tạo ra đối với địa phương.
+ Tác giả Nguyễn Thu Hiền (2014) với nghiên cứu: “Xuất khẩu lao
động và biến đổi văn hóa tại Đơng Tân - Đơng Hưng - Thái ình”. Nghiên
cứu của tác giả đã khái quát cơ sở lý luận chung gồm các khái niệm văn hóa,
cơ sở về biến đổi văn hóa, xuất khẩu lao động. Tác giả đề cập quá trình phát
triển của hoạt động XKLĐ tại xã Đơng Tân. Phân tích thực trạng biến đổi
văn hóa dưới tác động của xuất khẩu lao động tại Đơng Tân thơng qua các
vấn đề chính: biến đổi trong mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong gia
đình, thay đổi quan niệm về giới trong gia đình và ngồi xã hội, biến đổi nhu
cầu văn hóa - giáo dục - giải trí và phong tục tập quán, tín ngư ng.

7


- Nghiên cứu về vấn đề hậu di cư lao động cũng có một số tác giả đề
cập đến như: Bài viết của Đoàn Hồng Đức (2013): “Giải quyết việc làm cho
lao động xuất khẩu về nước trên địa bàn Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương”

đã phân tích tình hình thực trạng lao động của địa phương trở về nước sau
khi tham gia XKLĐ gặp nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với thị trường
việc làm và chỉ ra nguyên nhân cũng như đề xuất một số giải pháp tạo việc
làm cho lực lượng lao động này. Tuy nhiên, tác giả không bàn về vấn đề tác
động của XKLĐ đối với đời sống kinh tế xã hội.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ ln được quan
tâm và đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đã đạt được những thành tựu đáng
kể và đóng góp to lớn trong sự phát triển của xã hội. Các tác phẩm, đề tài
trên đã mô tả thực trạng hoạt động XKLĐ trong nhiều năm qua và đưa ra
phương án giải quyết những khó khăn của XKLĐ mang đến. Đây là nguồn
tài liệu tham khảo có giá trị cao giúp cho tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của chính sách XKLĐ đối với đời
sống kinh tế xã hội chưa nhiều, đặc biệt là các vùng nông thôn để làm sáng
rõ những thành quả đạt được và những chiều cạnh tác động của chính sách
đến sự thay đổi và phát triển của vùng nông thơn thơng qua XKLĐ. Do đó,
điểm mới trong đề tài nghiên cứu của tác giả đó là: thơng qua việc nghiên
cứu những tác động của chính sách XKLĐ tại xã Cổ Thành để đánh giá hiệu
quả của chính sách và những ảnh hưởng của chính sách đến đời sống kinh tế
xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Đề tài phân tích tình hình thực hiện chính sách XKLĐ, kết quả XKLĐ
và các tác động tích cực, chưa tích cực của chính sách XKLĐ đến đời sống
kinh tế, xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương giai đoạn
2015-2019.

8


3.2. Mục tiêu cụ thể

- Nêu khái niệm về chính sách, chính sách XKLĐ, nội dung chính sách
XKLĐ, các yếu tố tác động đến chính sách XKLĐ và các tác động của chính
sách XKLĐ đến đời sống kinh tế, xã hội.
- Nêu những chính sách, tình hình thực hiện chính sách và kết quả
XKLĐ tại xã Cổ Thành và tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Chỉ ra những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của chính
sách XKLĐ đến đời sống kinh tế, xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách XKLĐ và các tác động của chính sách XKLĐ đến đời sống
kinh tế, xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
4.

h m vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu 03/14 chính sách XKLĐ
của nhà nước đang được áp dụng tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2015 – 2019. Tác giả nghiên cứu kết quả thực hiện chính
sách XKLĐ tại địa phương, nhận diện và phân tích 03/05 tác động tích cực
và 06/06 tác động chưa tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân
tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương mà tác giả phát hiện.
Ở xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, người lao động đang
làm việc tại trên 16 quốc gia và vùng lãnh thổ theo các chính sách XKLĐ của
nhà nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, Bắc
Phi, Nga và các nước SNG, Hoa Kỳ, Canada, Cộng hòa Séc và một số nước ở
Châu Âu. Đến nay, XKLĐ trên địa bàn xã tập trung tại 06 thị trường lao động
chính: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Nga, Trung Đông. Trong
khuôn khổ của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu 03 chính sách XKLĐ
của nhà nước đang được áp dụng ở địa phương nhằm thúc đẩy XKLĐ tại các


9


thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vì đó là 03 chính sách phổ biến và
có số người LĐXK tham gia nhiều nhất (chiếm tới 76,2% LĐXK).[34]
- Phạm vi khơng gian: Ở xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương,
tác giả nghiên cứu người LĐXK của địa phương tại 9/13 thơn đó là: thơn An
Ninh, thơn Cổ Châu, thơn Đồng Tâm, thơn Nam Đồi, thơn Nam Đơng, thôn
Phao Tân, thôn Thành Lập, thôn Thông Lộc, thôn Tu Ninh. Lý do 09 xã có số
người tham gia XKLĐ nhiều và có số lượng người lao động tham gia XKLĐ
tăng nhanh trong giai đoạn 2015 – 2019, đồng thời là các thơn có sự thay đổi
trong đời sống kinh tế, xã hội từ kết quả của hoạt động XKLĐ rõ rệt nhất.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tác động của chính sách XKLĐ đối
với đời sống kinh tế - xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương trong giai đoạn 2015 – 2019 vì đây là giai đoạn có số lượng người lao
động của địa phương tham gia XKLĐ nhiều và tăng nhanh.
5. Mẫu khảo sát
- Mẫu khảo sát: 01 chuyên viên phụ trách cơng tác đào tạo nghề và
việc làm Phịng Lao động – thương binh và xã hội thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, 01 đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Cổ Thành, 02 đại diện tổ
chức có văn phòng tuyển dụng XKLĐ, 550 trên 791 lao động tham gia
XKLĐ tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tác giả lựa chọn
phương pháp chọn mẫu khảo sát cả khối dựa trên danh sách tổng thể chung
theo từng khối là đơn vị các thơn. Sau đó lựa chọn ra 9/13 thôn để tiến hành
khảo sát tất cả các lao động thuộc khối lựa chọn này do có số lượng người
tham gia XKLĐ nhiều và có sự thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội.
- Nội dung khảo sát:
+ Các chính sách XKLĐ của địa phương được người lao động áp dụng
phổ biến.

+ Kết quả thực hiện chính sách XKLĐ: số lượng LĐXK, nơi đến,
ngành nghề, chi phí tham gia XKLĐ,…

10


+ Các tác động tích cực và chưa tích cực của chính sách XKLĐ đến đời
sống kinh tế xã hội địa phương.
- Cách thức khảo sát: Điều tra, phỏng vấn những người LĐXK (hoặc
người thân của LĐXK) đã trở về nước và đang trong q trình hồn thành
hợp đồng XKLĐ.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Tác động tích cực và tác động chưa tích cực của chính sách XKLĐ đến
đời sống kinh tế, xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là
gì? Liệu có nên tiếp tục thực hiện chính sách XKLĐ hay khơng?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Có 03 tác động tích cực của chính sách XKLĐ đến đời sống kinh tế,
xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là: giải quyết việc
làm cho lao động địa phương; tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ
gia đình; cơ sở vật chất, kiến trúc nhà ở được cải thiện.
Có 06 tác động chưa tích cực của chính sách XKLĐ đến đời sống kinh
tế, xã hội tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là: gia tăng sự
xung đột gia đình; tăng tỉ lệ đối tượng yếu thế trong xã hội; thiếu hụt nhanh
lao động tại chỗ; tăng tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương; tỉ lệ vi phạm luật pháp
về XKLĐ cao; khủng hoảng tài chính hộ gia đình.
Căn cứ vào các tác động được nhận diện, theo tác giả nên tiếp tục thực
hiện chính sách XKLĐ tại địa phương tuy nhiên chính quyền địa phương cần
có những giải pháp nhằm hạn chế tác động chưa tích cực của chính sách
XKLĐ để đảm bảo việc phát triển XKLĐ bền vững, đặc biệt trong giai đoạn
chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, tác giả tiến hành sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, điều
tra xã hội học,…

11


Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu và phân tích các báo cáo, văn bản, tài liệu liên quan đến chính
sách XKLĐ để tổng hợp viết Chương một: Chính sách XKLĐ, các yếu tố tác
động đến chính sách XKLĐ và Chương ba: Tác động tích cực và tác động
chưa tích cực của chính sách XKLĐ đến đời sống kinh tế xã hội ở xã Cổ
Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Phương pháp thống kê: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê để
tổng hợp số người tham gia XKLĐ, số hộ gia đình có người tham gia XKLĐ,
số lượng tổ chức/doanh nghiệp tuyển dụng XKLĐ, tổng hợp những bảng số
liệu, thông tin thu thập được trong quá trình tìm hiểu thực trạng XKLĐ ở xã
Cổ Thành để làm cơ sở thực tiễn chứng minh giả thuyết của đề tài.
Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này tác giả luận văn
sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin điều tra từ hộ gia đình có người tham
gia XKLĐ và một số hộ gia đình khơng có người tham gia XKLĐ để xử lý
làm các số liệu, bảng biểu cho Chương 2.
Phương pháp so sánh: Tác giả dùng phương pháp so sánh nhằm đối
chiếu kết quả thực hiện chính sách XKLĐ ở xã Cổ Thành qua các năm từ
2015 – 2019; số lượng người tham gia XKLĐ của xã Cổ Thành với các xã
lân cận, tình hình kinh tế, đời sống xã hội của xã và hộ gia đình trước với sau
khi có người đi XKLĐ, so sánh chủ trương, chính sách, kế hoạch đề ra của
Thị xã với kết quả thực tế đạt được… Kết quả số liệu này tác giả phục vụ cho
việc viết Chương 2 và Chương 3 của luận văn.

Phương pháp ph ng vấn: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả
tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên những người LĐXK và người thân trong
gia đình để thu thập và tổng hợp thông tin về đời sống, kinh tế của họ làm
cơ sở số liệu dùng phân tích những tác động của chính sách XKLĐ đến kết
quả XKLĐ và tác động đến sự thay đổi về đời sống, kinh tế địa phương.

12


Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn một số cán bộ quản lý, đại diện
ban ngành đoàn thể tại xã Cổ Thành với một số nội dung như: Đánh giá như
thế nào về hoạt động XKLĐ trên địa bàn? Những khó khăn nào trong việc
triển khai chính sách liên quan đến XKLĐ và quản lý hoạt động XKLĐ của
người dân?
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách xuất khẩu lao động và các tác
động của chính sách xuất khẩu lao động đến đời sống kinh
tế, xã hội.
Chương 2. Tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động và kết
quả xuất khẩu lao động tại xã Cổ Thành, thị xã Chí Linh,
tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Tác động tích cực và chưa tích cực của chính sách xuất
khẩu lao động đến đời sống kinh tế, xã hội tại xã Cổ
Thành, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

13



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO
ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về chính sách và chính sách xuất khẩu lao động
1.1.1. Một số định nghĩa về chính sách và đặc điểm cơ bản của
chính sách
- Định nghĩa về chính sách
Cách tiếp cận để xem xét khái niệm về chính sách trong thực tế rất đa
dạng. Trong cuốn Understanding public policy, Thomas R.Dye đưa ra một
định nghĩa về chính sách cơng: “Public policy is whatever government
choose to do or not to do”, được hiểu là “Chính sách cơng là điều mà một
chính phủ chọn để làm hoặc khơng làm”. [43]
Theo James Anderson cho rằng: “Chính sách là q trình hành động có
mục tiêu, mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề
mà họ quan tâm”. [42]
Dưới góc độ tiếp cận xã hội học, chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập
hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một (hoặc một
số) nhóm xã hội, giảm lợi thế của một (hoặc một số) nhóm xã hội khác, để
thúc đẩy việc thực hiện một (hoặc một số) mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền
lực đang hướng tới. Từ góc độ này, chính sách được hiểu là tập hợp những
biện pháp ưu đãi đối với một nhóm xã hội nhất định để nhóm này đóng vai trị
chủ chốt trong việc thực hiện một mục tiêu xã hội nào đó. Từ đó xuất hiện sự
phân biệt đối xử với các nhóm xã hội tạo ra sự bất bình đẳng xã hội.
Xét từ tiếp cận nhân học và nhân học xã hội, chúng ta hiểu, chính sách
là phương tiện tác động đến hàng loại sinh hoạt văn hóa và xã hội của con

14



người, từ đó dẫn đến những phản ứng của xã hội đối với chính sách và hơn
nữa là những kiến tạo xã hội mới do chính sách dẫn đến.
Theo cách tiếp cận tâm lý học, chính sách là tập hợp biện pháp đối xử
ưu đãi đối với một nhóm xã hội, nhằm kích thích vào động cơ hoạt động của
nhóm này hướng theo việc thực hiện một (hoặc một số) mục tiêu của chủ thể
quyền lực.
Xét từ tiếp cận đạo đức học, thì chính sách là thể hiện thái độ đối xử
phù hợp đạo đức của một chủ thể quyền lực, chủ thể quản lý với đối tượng bị
quản lý. Chính sách của nhà nước thể hiện đạo đức của chủ thể quyền lực
chính trị đứng sau chính phủ. Nói một cách chính xác hơn, chính sách của
một chính phủ luôn được đặt trong khung khổ chuẩn mực đạo đức của chủ
thể quyền lực chính trị đứng sau chính phủ.
Xét về mặt pháp lý, chính sách là tập hợp biện pháp được thể chế hóa
(về mặt pháp lý) để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội, điều chỉnh động
cơ hoạt động của các nhóm hướng theo mục tiêu phát triển xã hội. Các bộ
luật của Quốc hội, nghị định, quyết định của chính phủ, thơng tư hướng dẫn
của các bộ để thực hiện nghị định của chính phủ trong lĩnh vực mà bộ chịu
trách nhiệm trước chính sách được công bố dưới dạng văn bản pháp lý đều
được coi là chính sách. Các văn bản đó có chức năng thể chế hóa các tư
tưởng chính sách và chuyển tải những tư tưởng chính sách ấy tới cơng chúng.
Dưới góc độ tiếu cận về mặt pháp lý, chính sách là tập hợp biện pháp
được thể chế hóa (về mặt pháp lý) để phân biệt đối xử giữa các nhóm xã hội,
điều chỉnh động cơ hoạt động của các nhóm hướng theo mục tiêu phát triển
xã hội. Tất cả các biện pháp chính sách, dù theo tiếp cận nào cũng được
côcng bố dưới dạng một văn bản pháp lý, chẳng hạn, cao nhật là một đạo luật
của quốc hội, thấp hơn có các nghị định hoặc quyết định của chính phủ, và
cuối cùng là các thông tư hướng dẫn của các bộ để thực hiện nghị định của
chính phủ trong lĩnh vực mà bộ chịu trách nhiệm trước chính phủ.


15


Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Chính sách là sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế mà đặt ra.”
Có thể dễ dàng nhận thấy từ các góc độ tiếp cận khác nhau trong
những lĩnh vực nghiên cứu, khái niệm chính sách trở nên đa dạng, phong phú
và toàn diện hơn. Để thống nhất trong phương pháp tiếp cận và sử dụng làm
cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa về chính sách
theo tác giả Vũ Cao Đàm như sau: “Chính sách là một tập hợp biện pháp
được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra,
trong đó t o sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động
cơ ho t động của họ, định hướng ho t động của họ nhằm thực hiện một
mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã
hội ” [8;29]
- Đặc điểm cơ bản của chính sách
Chính sách là một thiết chế xã hội [10;17]. Trong mỗi chính sách lại
tồn tại một tập hợp các thiết chế bao gồm: thiết chế thành văn, thiết chế bất
thành văn, thiết chế công bố, thiết chế ngầm định. Những thiết chế này có thể
đồng thời tồn tại trong một chính sách hoặc khuyết thiếu tùy thuộc vào chủ
đích của người xây dựng chính sách. Những người làm chính sách cần khéo
léo sử dụng kết hợp các loại thiết chế này trong một văn bản chính sách, hoặc
một số văn bản chính sách có liên quan. Đồng thời, người làm chính sách
cũng phải biết hoạch định dự kiến tối đa những thiết chế ngầm định ngoài
mong muốn dẫn đến hạn chế hiệu quả của một chính sách.
Chính sách tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào
động cơ hoạt động của họ để nhóm này nỗ lực thực hiện một mục tiêu nào đó
của xã hội do đó, chính sách mang đặc điểm của sự phân biệt đối xử (bất
bình đẳng xã hội). Sự phân biệt đối xử đó khi áp dụng trong hệ thống xã hội

sẽ phân chia xã hội thành ba nhóm đối tượng: nhóm được lợi, nhóm bị thiệt,

16


×