Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ gãy XƯƠNG CHI dưới ở NGƯỜI CAO TUỔI tại BỆNH VIỆN TRƯỜNG đại học y dược HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI Ở
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

HUẾ - 2021


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

NGUYỄN THỊ CẨM VÂN

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI Ở
NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y
DƯỢC HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA

Người hướng dẫn khoa học
TS.BS. HỒ DUY BÍNH

Huế, Năm 2021



Lời Cảm Ơn

Để có được thành quả ngày hơm nay, ngồi những nỗ lực,
cố gắng của bản thân, tơi ln nhận được sự quan tâm giúp
đỡ từ phía nhà trường, các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè,
cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn
chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại học Trường Đại học Y –
Dược Huế.
Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y – Dược Huế.
Ban giám đốc Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược Huế.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập
và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Hồ Duy
Bính – Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực,
Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y
Dược Huế - Người thầy đã ln tận tình, sẵn sàng giúp đỡ,
giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm q
báu cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng và cả những bệnh nhân
của Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đã tạo điều kiện để tơi
hồn thành nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn các anh em, bạn bè thân thiết đã quan tâm
và giúp đỡ hết lịng cho tơi trong q trình học tập và hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, từ tận đáy lịng mình tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới cha mẹ và anh chị em trong gia đình đã ln sát
cánh bên tôi, hỗ trợ, động viên cổ vũ tôi về mọi mặt.
Huế, tháng 05 năm 2021

Sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Vân



LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Cẩm Vân, sinh viên Trường Đại học Y Dược Huế, khóa học
2015-2021, chuyên ngành Y đa khoa, xin cam đoan:
Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hồ
Duy Bính.
1. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Huế, tháng 05 năm 2021
Người thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Vân


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Arbeitsgemein – schaft fur Osteosynthesefragen

: AO

(Hội kết hợp xương AO)

American Society of Anaesthesiologists

: ASA

(Hội các nhà gây mê Hoa Kỳ)
Bệnh nhân

: BN

Dual Energy X-ray Absorptiometry

: DEXA

Dynamic hip screw

: DHS

(Vít nén ép tự động)
Kết hợp xương

: KHX

Liên mấu chuyển

: LMC

National Institute for Health and Care Excellence

: NICE


(Viện Quốc gia chăm sóc sức khỏe chất lượng cao)
Phục hồi chức năng

: PHCN

Phẫu thuật

: PT

Tai nạn sinh hoạt

: TNSH


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


10
ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, những người có độ tuổi từ 60 trở lên được
xác định là người cao tuổi. Năm 2002, có gần 400 triệu người từ 60 tuổi trở lên
sống ở các nước đang phát triển và hơn một nửa số người cao tuổi của thế giới hiện
sống ở châu Á. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội số người cao tuổi ngày
càng tăng và đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người cao tuổi [13]. Do các đặc

điểm sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc nhiều bệnh và có nhiều vấn đề
sức khỏe hơn so với các lứa tuổi khác. Các bệnh lý về xương khớp là bệnh thường
gặp nhất, đặc biệt là gãy xương chi dưới chiếm số lượng lớn trong tổng số ca phẫu
thuật ở người cao tuổi tại các trung tâm chấn thương chỉnh hình. Hơn hết, gãy
xương ở người già có mối liên quan mật thiết, là biến chứng nghiêm trọng của tình
trạng lỗng xương. Bệnh lý phối hợp nhiều là một vấn đề phức tạp, ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác điều trị. Gãy xương chi dưới sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho
bệnh nhân già, đồng thời mang lại gánh nặng kinh tế cho việc chăm sóc những bệnh
nhân này do khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và phải thường xuyên nhờ tới sự
hỗ trợ của người khác, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị gãy xương chi dưới: bó bột, kéo liên
tục, phẫu thuật kết hợp xương (có các phương pháp như: khung cố định ngồi, định
nội tủy có chốt, nẹp vis,…)[16]. Phương pháp điều trị đóng vai trị quan trọng trong
phục hồi giải phẫu, hạn chế các biến chứng xảy ra, giúp bệnh nhân phục hồi chức
năng nhanh chóng, nâng cao kết quả chăm sóc và điều trị. Tuy nhiên việc điều trị
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ biến chứng cao, nhất là các trường hợp gãy
phức tạp, gãy ở bệnh nhân loãng xương, bệnh lý phối hợp nhiều. Trong thời gian
hậu phẫu gãy xương chi dưới, nhiều thống kê trước đây cho thấy bệnh nhân gặp rất
nhiều biến chứng như nhiễm trùng; khó khăn trong chăm sóc vệ sinh cá nhân, xoay
trở, thay đổi tư thế dẫn đến loét ép; đại tiện khó do nằm lâu; ứ trệ nước tiểu dễ
nhiễm khuẩn… điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng


11
cuộc sống của người cao tuổi, gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh và tạo
gánh nặng cho chi phí y tế [16].
Vì vậy việc nghiên cứu gãy xương chi dưới ở người cao tuổi là một vấn đề cần
và cấp thiết, để góp phần trong cơng tác điều trị hợp lý, hạn chế biến chứng, nâng
cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi. Ngoài ra, cần đưa ra những khuyến
cáo về nguyên nhân, đặc điểm xương hay gãy và biến chứng hay gặp cho cộng đồng

để ngăn ngừa gãy xương là một vấn đề cần được đặt ra. Chúng tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chi dưới ở người cao tuổi tại Khoa Ngoại
chấn thương chỉnh hình – Lồng ngực – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”
với 2 mục tiêu như sau:
1

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng gãy xương chi dưới ở người cao

tuổi.
2 Đánh giá kết quả điều trị sớm gãy xương chi dưới trong thời gian hậu phẫu ở
người cao tuổi.


12
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NGƯỜI CAO TUỔI
1.1.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, những người có độ tuổi từ 60 trở lên được
xác định là người cao tuổi [13].
1.1.2. Những biến đổi sinh lý thường gặp
Mỗi hệ cơ quan trong cơ thể đều trải qua những sự thay đổi khác nhau theo thời
gian. Những biến đổi này là kết quả của sự tương tác giữa môi trường sống, bệnh
tật, di truyền, stress và rất nhiều yếu tố khác. Những thay đổi theo tuổi rất đa dạng,
khác nhau giữa các cá thể và các cơ quan bộ phận trong cùng một cá thể. Phân biệt
giữa thay đổi sinh lý hay bệnh lý của tuổi già là một phần quan trọng trong chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi. Có rất nhiều thay đổi diễn ra trong hệ cơ xương khớp,
những thay đổi này thường tác động lớn đến sức khỏe và các chức năng sống của
người cao tuổi. Giảm tổng khối lượng xương và cơ, giảm khối lượng xương diễn ra
dưới dạng mất calci xương làm xương trở nên giịn và yếu, lỗng xương và tăng

nguy cơ gãy xương ở người cao tuổi. Khối lượng từng đơn vị cơ của các nhóm cơ
lớn cũng giảm dần theo thời gian. Cần lưu ý rằng sự giảm khối lượng xương và cơ
có thể được hạn chế bởi luyện tập[16], [17].
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý
Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát
triển. Một đặc điểm cần đặc biệt lưu ý là tính chất đa bệnh lý. Khả năng hồi phục
bệnh ở người cao tuổi kém do đặc điểm cơ thể già đã suy yếu, đồng thời lại mắc
nhiều bệnh cùng một lúc (trong đó có nhiều bệnh mãn tính) nên khi đã qua giai
đoạn cấp tính, thường hồi phục rất chậm. Vì vậy, điều trị thường lâu ngày hơn và
sau đó thường phải có một giai đoạn an dưỡng hoặc điều dưỡng [17].


13
1.2. ĐẶC ĐIỂM GÃY XƯƠNG CHI DƯỚI
1.2.1. Giải phẫu xương chi dưới
Chi dưới bao gồm một đai gọi là đai chi dưới hay đai chậu và phần tự do của
chi dưới bao gồm ba phần: đùi, cẳng chân, bàn chân. Đai chi dưới tạo bởi hai
xương chậu, xương cùng và xương cụt thành khung chậu.
Đùi có xương đùi và xương bánh chè: xương đùi là xương chẵn, dài và nặng
nhất cơ thể, nối hông với cẳng chân.
- Xương đùi gồm ba phần: thân xương, đầu trên và đầu dưới
+ Thân xương: Hình lăng trụ tam giác, cong lồi ra trước, có 3 mặt, 3 bờ.
+ Đầu trên gồm có 4 phần: chỏm, cổ, mấu chuyển lớn, mấu chuyển bé.
+ Đầu dưới tiếp khớp với xương chày bởi lồi cầu trong và lồi cầu ngoài.
- Xương bánh chè là 1 xương hình tam giác hơi trịn, nằm trước đầu dưới xương
đùi như 1 cái mũ bảo vệ khớp gối, sờ được dễ dàng qua da.

Hình 1.1. Giải phẫu xương
Vùng xương cẳng chân gồm 2 hai xương:


chi dưới [12]

xương chày và xương mác nối với nhau bằng
màng gian cốt và các thành phần mô mềm bao phủ xung quanh.
- Xương chày là xương dài, tiếp khớp với xương đùi, là nơi chịu phần lớn sức
nặng của đùi dồn xuống cẳng chân, có bờ trước và mặt trong nằm ngay dưới da nên
rất dễ bị tổn thương, khi bị tổn thương hay khi PT (phẫu thuật) xương rất lâu lành vì
khơng có cơ che phủ.


14
- Xương mác nằm ngoài và song song với xương chày. Xương mác mỏng manh
hơn xương chày, nên gãy xương mác không quan trọng, thường gãy kèm theo với
xương chày.
Xương bàn chân gồm có khối xương cổ chân, khối xương đốt bàn chân và các
xương đốt ngón chân. Các xương này liên kết với nhau rất chặt chẽ và đóng vai trò
quan trọng trong sự đi đứng, di chuyển.
Các xương chi dưới được liên kết với nhau bằng các khớp động [12].
1.2.2. Nguyên nhân
Gãy xương là sự mất liên tục của xương, là kết quả của chấn thương, ngã, hoặc
tai nạn khác. Lực gây nên gãy xương phụ thuộc vào một vài yếu tố [18]:
- Kích thước, độ cứng của xương liên quan
- Loại và cường độ lực tác động
- Tuổi
- Gãy là kết quả khi xương không thể hấp thụ được lực
Mặc dù phần lớn gãy xảy ra như là kết quả của tai nạn, thương tổn, gãy do
stress xảy ra sau một hoạt động bình thường hoặc sau một thương tổn nhỏ.
1.2.3. Dịch tễ
Gãy xảy ra ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng hay xảy ra ở người trẻ 15-24 tuổi, và
ở người già, đặc biệt ở phụ nữ trên 65 tuổi. Gãy xương chày hay xảy ra thường liên

quan đến tai nạn giao thông. Gãy vùng háng hay xảy ra đối với người già [3].
1.2.4. Phân loại
- Gãy hồn tồn hoặc khơng hồn tồn.
- Gãy thân xương dài thì chia ra gãy 1/3 trên, giữa và dưới.
- Nếu da ở ổ gãy cịn ngun vẹn thì gọi là gãy kín. Hiện nay phân loại được sử
dụng phổ biến là Arbeitsgemeinschaft fur osteosynthesefragen (AO). Gãy hở là khi
có sự thông thương giữa ổ gãy và môi trường bên ngồi. Theo GUSTILO (1984)
gãy hở thì chia thành 3 độ dựa trên mức độ gãy và thương tổn phần mềm.
Đường gãy phát hiện dựa vào XQ, có thể gãy đơn giản (gãy cành tươi, gãy
ngang, chéo, xoắn) hay gãy phức tạp (gãy nhiều tầng, gãy nhiều mảnh). Bởi vì


15
xương cứng hơn tổ chức xung quanh nên chấn thương có thể gây nên thương tổn
cơ, thần kinh, mạch máu[2].
1.2.5. Liền ổ gãy
Liền xương dựa vào sự cung cấp máu cho ổ gãy và bất động tốt. Quá trình liền
xương bắt đầu với khối máu tụ hình thành sau 24-72 giờ thương tổn và phụ thuộc
vào: vị trí giải phẫu, trạng thái cơ học của các mảnh gãy và chuyển hóa vùng ổ gãy.
Do đó, tuổi và loại gãy là quan trọng nhất. Những yếu tố giúp liền xương gồm:
- Ổ gãy khít
- Cung cấp máu tốt
- Che phủ phần mềm
- Khơng nhiễm trùng
- Bất động thích hợp

Hình 1.2. Các giai đoạn liền xương
Có 2 hình thức liền xương chính: liền xương trực tiếp và liền xương gián
tiếp[3].
1.2.6. Lâm sàng

- Đau (do sưng nề, co cơ, thương tổn màng xương) ngay lập tức, nhiều, đau
tăng khi đè ép và khi cố gắng cử động.
- Mất chức năng.
- Biến dạng do sự mất liên tục của xương.
- Cử động bất thường.


16
- Tiếng lạo xạo.
- Phù nề mô vùng thương tổn do tràn máu và dịch mơ.
- Nóng vùng thương tổn do tăng lượng máu chảy đến.
- Bầm tím da chung quanh vùng thương tổn.
- Shock do thương tổn mô nặng, mất máu, đau.
1.2.7. Cận lâm sàng
Hình ảnh X-Quang cho phép chẩn đoán xác định các trường hợp gãy xương mà
lâm sàng khó xác định, phân loại và đánh giá tổn thương. Cần chú ý chụp X-Quang
ở cả hai tư thế thẳng và nghiêng. Đôi khi cần chụp CT-scan cho trường hợp gãy diện
khớp, khó chẩn đốn [18].
1.2.8. Biến chứng thường gặp trong gãy xương chi dưới
1.2.8.1. Xương đùi
- Gãy thân xương đùi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến
chức năng sinh lý, thậm chí đe dọa đến tính mạng của BN (bệnh nhân) như:
+ Chống chấn thương: thường xuất hiện trong gãy thân xương đùi có tổn
thương mô mềm phối hợp gây ra bởi mất máu và đau đớn
+ Chèn ép khoang
+ Tắc mạch do mỡ và suy hô hấp cấp
+ Tổn thương thần kinh ngoại biên
+ Tổn thương mạch máu
- Gãy vùng cổ xương đùi thường đe dọa tính mạng bởi các biến chứng như
viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, suy tim, loét tì đè do nằm lâu. Khó liền xương dễ

dẫn đến tiêu cổ, khớp giả, tiêu chỏm xương đùi, liền lệch, thối hóa khớp.
1.2.8.2. Xương cẳng chân
- Khớp giả: do nắn không tốt, bất động không đủ thời gian
- Chèn ép khoang: biểu hiện bằng lâm sàng căng đau dữ dội, tụ máu và thiếu
máu ni dưỡng địi hỏi phải mổ ngay
- Rối loạn dinh dưỡng: do huyết khối tĩnh mạch, rối loạn giao cảm hay kém vận
động
- Không liền, chậm liền xương


17
1.2.8.3. Khối xương bàn chân
- Thương tổn mạch máu, thần kinh
- Hạn chế vận động cổ chân, cứng khớp
- Liền lệch, lệch trục, mất vững
- Chậm liền xương, khớp giả
- Nhiễm trùng, hoại tử
1.3. ĐIỀU TRỊ
Điều trị cụ thể cho gãy xương sẽ dựa trên:
- Tuổi, tổng trạng và bệnh lý phối hợp
- Phân loại gãy xương
- Khả năng chịu đựng đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc liệu pháp cụ thể
- Ý kiến, nguyện vọng của BN
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát cơn đau, thúc đẩy q trình chữa lành, ngăn
ngừa biến chứng và khơi phục lại chức năng sinh lý.
- Điều trị bảo tồn: chỉ có thể nắn và bất động ổ gãy gần đúng với vị trí giải
phẫu.
+ Nẹp/bó bột: đối với các kiểu gãy đơn giản, không mảnh rời, không di lệch
hoặc di lệch đã được nắn chỉnh về hình thể giải phẫu
+ Kéo liên tục: điều trị tạm thời cho các trường hợp gãy nén, di lệch, chồng

ngắn hoặc gập góc
- Điều trị bằng PT là đặt lại đầu xương gãy và các mảnh gãy theo đúng vị trí
giải phẫu và cố định ổ gãy vững chắc để BN có thể tập vận động sớm, khơng cần
bất động, từ đó phục hồi tốt cơ năng chi thể và chức phận vận động toàn thân. Điều
này cực kỳ quan trọng khi ổ gãy gần khớp và thấu khớp.
+ Gãy xương hở được coi là một trường hợp khẩn cấp, cần PT cấp cứu cho
loại gãy xương này.
+ Có thể áp dụng sau khi điều trị bảo tồn thất bại, gãy xương phạm khớp di
lệch, gãy tại các vị trí khó liền xương (như cổ xương đùi ở người già),…


Phương tiện KHX (kết hợp xương): nẹp khóa, nẹp DHS (vít nén ép tự
động), đinh nội tủy, vít xốp, khung cố định ngồi,…


18


Thay khớp nhân tạo

- Điều trị phối hợp: tập vận động + PHCN (phục hồi chức năng)
+ Tập vận động: BN tập đứng dậy sớm với dụng cụ. Chân gãy được khuyến
khích tỳ sớm, ban đầu nhẹ, sau tăng dần. Các loại gãy nắn vững có thể tỳ sớm sau 3-4
ngày. Các loại gãy nắn không vững, cho tỳ sau 3 tuần. Tỳ giúp cho liền xương sớm.
+ PHCN: mục đích là duy trì và phục hồi cử động khớp, duy trì sức cơ, tăng tỷ
lệ liền xương nhờ hoạt động, giúp BN trở về cuộc sống bình thường sớm nhất [19].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì những người có độ tuổi từ đủ 60 trở
lên được xác định là người cao tuổi. Năm 2002, có gần 400 triệu người từ 60 tuổi
trở lên sống ở các nước đang phát triển và hơn một nửa số người cao tuổi của thế

giới hiện sống ở châu Á. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội số người cao tuổi
ngày càng tăng và đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người cao tuổi [13].
Người cao tuổi thường bị lỗng xương, xương rất giịn và dễ gãy, vì vậy chỉ cần
một tác động nhỏ có thể dẫn đến gãy xương. Ngoài ra, thị lực kém, hệ thống gân cơ
yếu dần, phản xạ cơ thể chậm hơn cũng làm người già đối mặt với nguy cơ té ngã.
Với người già, gãy xương để lại nhiều hậu quả nặng nề trước hết là sự đau đớn về
thể xác, cùng với thời gian điều trị gãy xương ở người già kéo dài dẫn đến nhiều
biến chứng như: teo cơ, cứng khớp, loét vùng tì đè, viêm phổi, viêm đường tiết
niệu. Bên cạnh đó, người già thường có nhiều bệnh lý nội khoa kèm theo như tăng
huyết áp, đái tháo đường nên khi điều trị sẽ khó khăn hơn và có nhiều tai biến hơn.
Gãy xương ở người già thường gặp nhất là gãy vùng đầu trên xương đùi [45]:
- Gãy cổ xương đùi là các trường hợp gãy xương mà đường gãy ở giữa chỏm và
khối mấu chuyển. Thường đe dọa tính mạng bởi các biến chứng như viêm phổi,
nhiễm trùng tiết niệu, suy tim, loét tì đè do nằm lâu. Cổ xương đùi là vùng ít mạch
máu ni nên khó liền xương dễ dẫn đến tiêu cổ, tiêu chỏm xương đùi, khớp giả,
liền lệch, thối hóa khớp, cần được điều trị đúng cách tránh những biến chứng nặng
nề về sau[11].
- Gãy LMC (liên mấu chuyển) là loại gãy xương nặng, hay gặp ở người cao
tuổi. Là loại gãy ngoài bao khớp, trong vùng xương xốp, mạch máu nuôi phong phú


19
nên gãy sẽ dễ liền xương, tỉ lệ không liền xương hoặc hoại tử chỏm rất thấp <1%,
tuy nhiên đây là vùng có nhiều cơ to khỏe bám vào nên khi gãy xương thường di
lệch nhiều, và chịu ảnh hưởng bởi quá trình mất khối lượng xương nên vẫn đối mặt
với sự thất bại của các loại phương tiện KHX. Nguyên nhân gãy xương chủ yếu do
TNSH (tai nạn sinh hoạt) mà hay gặp nhất là trượt chân ngã một bên tác động vào
vùng mấu chuyển lớn[7].
Trong điều trị gãy đầu trên xương đùi có nhiều phương pháp điều trị như bảo
tồn, KHX bên trong nhưng để lại nhiều di chứng, biến chứng như loét mục, nhiễm

trùng hô hấp, tiết niệu, khớp giả…hoặc tử vong. Thay khớp háng bán phần đã được
thực hiện từ những năm 1950 và luôn được cải tiến về cấu tạo và chất lượng chỏm
xương đùi. Chỏm đơn cực (Unipolar) điển hình là chỏm Moore năm 1939 đã đạt
được nhiều thành cơng nhưng có nhược điểm là lỏng cán, mòn ổ cối, chịu lực tỳ đè
kém. Năm 1969 Christiansen, Giliberty, Bateman 1974 đã sáng tạo ra chỏm lưỡng
cực (Bipolar) khắc phục được những nhược điểm trên [6].
Ở Việt Nam thay khớp háng nhân tạo được thực hiện từ năm 1960, những người
đi tiên phong là Nguyễn Văn Nhân, Ngơ Bảo Khang, Đặng Kim Châu, Đồn Lê
Dân. Chỏm lưỡng cực được áp dụng trong khoảng gần 20 năm nay [6].
Một số đề tài nghiên cứu có liên quan và kết quả đạt được
1.4.1. Nước ngoài
James M. Jackman, John Tracy Watson (2010) khi nghiên cứu gãy xương hông
ở các BN nam cao tuổi đã cho thấy đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Việc
can thiệp PT kịp thời sẽ cho phép BN vận động lại sớm cũng như giảm nguy cơ
biến chứng tiềm ẩn trong giai đoạn hậu phẫu. Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục BN và
theo dõi chặt chẽ sau mổ là cần thiết để đảm bảo quy trình PHCN tốt nhất cũng như
ngăn ngừa gãy xương trong tương lai [27].
Theo Antapur P, Mahomed N, Gandhi R (2011) thì tỷ lệ gãy xương hơng chiếm
phần lớn các TH (trường hợp) gãy xương ở người cao tuổi. Gãy xương hơng ở
người cao tuổi có liên quan việc giảm chức năng vận động, tăng tỷ lệ mắc bệnh và
tử vong. Các điều kiện liên quan như lỗng xương, mất trí nhớ… cũng là một mối
quan tâm lớn và cần xác định để xây dựng liệu pháp điều trị tối ưu. Tỷ lệ tử vong


20
trong một năm hiện nay là 14% đến 36% và việc chăm sóc những BN này cũng là
gánh nặng kinh tế [37].
Năm 2018, Thomas Klestil và cộng sự khi phân tích đánh giá tác động của thời
điểm PT ở BN cao tuổi gãy xương hông trên báo cáo dữ liệu của 31242 BN cho
thấy BN được PT trong vòng từ 24 - 48 giờ có nguy cơ tử vong thấp hơn 20% và ít

biến chứng hơn (8-17%) [31].
Calvin L Cole và cộng sự trong thời gian nghiên cứu (2012-2018) 224 BN ≥ 80
tuổi được PT gãy xương hơng, trong đó 163 (73%) là phụ nữ và 61 (27%) là nam
giới. Tất cả BN phẫu thuật đều được gây tê tủy sống. Hạ huyết áp động mạch xảy ra
ở 6 BN và mê sảng ở 13 BN, khơng có TH tử vong liên quan trực tiếp đến gây mê
hoặc PT. Thời gian nằm viện trung bình là 9,5 ± 6,9 ngày, và có mối liên quan giữa
tuổi và thời gian nằm viện. Mặc dù tuổi tác được xem xét trong một số chỉ số rủi ro,
nhưng tuổi tác không phải là chống chỉ định phẫu thuật. Trong nghiên cứu này
khơng có TH tử vong nào xảy ra trong quá trình PT và cho đến khi xuất viện, chứng
tỏ rằng tuổi tác không phải là chống chỉ định đối với PT chỉnh hình xương đùi [20].
Năm 2018, theo nghiên cứu của Dario Tedesco và cộng sự PHCN tại bệnh viện
đã được cung cấp cho 519 BN (23,5%), 907 BN (41,1%) được PHCN tại các cơ sở
PHCN nội trú tư nhân được Hệ thống Y tế Quốc gia công nhận, và 782 BN (35,4%)
không được PHCN sau PT gãy xương hông. So với BN được PHCN tại bệnh viện,
các nhóm khác cho thấy nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể [23].
Năm 2021, Virginia Masoni và cộng sự báo cáo kết quả của PT tạo hình chỏm
xương đùi lưỡng cực khơng xi măng đối với gãy cổ xương đùi trong bao trên 424
BN từ 80 tuổi trở lên (nữ 77,1%, với độ tuổi trung bình là 86,9 tuổi) từ tháng
01/2009 – 12/2017: khơng có TH tử vong trong mổ. Thời gian nằm viện trung bình
là 11 ngày (dao động 8,75-15 ngày) và 2,4% BN tử vong khi nằm viện sau PT.
Khoảng 91,5% BN có biểu hiện thiếu máu chu phẫu. Chỉ 1,9% các biến chứng liên
quan đến cấy ghép, 62,5% trong số đó là trật khớp. Hơn 90% BN được vận động
chủ động hoặc có hỗ trợ trong mỗi lần đánh giá theo dõi. Tuổi, giới tính nam có liên
quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong. Mặc dù có một số hạn chế, nghiên cứu quan sát
này nhấn mạnh rằng tạo hình chỏm xương đùi không xi măng thiết kế hiện đại có



×