Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HUÊ
TRƯỜNG MẦM NON 8-3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

TÊN SÁNG KIẾN

“ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 8-3”

Lĩnh vực/ Mơn: Quản lý
Họ và tên: Hồng Thị Ánh Ngọc
Chức vụ: Hiệu trưởng

Huế, tháng 04 năm 2022


PHÒNG GD&ĐT TP HUÊ
TRƯỜNG MN 8-3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phước Vĩnh, ngày 03 tháng 04 năm 2022

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

- Họ và tên: Hồng Thị Ánh Ngọc

Nam, nữ: Nữ


- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non.
- Chức vụ: Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non 8-3
- Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 8-3”.


MỤC LỤC
1. Phần mở bài:.......................................................................................1
2. Phần nội dung:....................................................................................2
2.1. Thực trạng của vấn đề:.................................................................2
2.2. Các giải pháp:...............................................................................3
2.3. Hiệu quả mang lại của sáng kiến:................................................8
3. Phần kết luận:.....................................................................................9
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:.................................................................9
3.2. Kiến nghị, đề xuất:.....................................................................10


PHÒNG GD&ĐT TP HUÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG MN 8-3

Phước Vĩnh, ngày 03 tháng 04 năm 2022

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Hoàng Thị Ánh Ngọc Nam, nữ: Nữ

- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non.
- Chức vụ: Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường Mầm Non 8-3
- Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 8-3”.
1. Phần mở bài:
Như chúng ta đã biết: Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non
là bậc học đầu triên có vị trí quan trong chiến lược phát triền nguồn lực con ngườì.
Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ,
hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu về nhân cách con người. Muốn vậy người
làm công tác giáo dục ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ
hoạt động phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt:
Thể chất, tình cảm, nhận thức, ngơn ngữ và thẩm mỹ. Vậy để giúp trẻ phát triển
một cách tồn diện thì việc xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong cơ sở giáo dục mầm non có vai trị hết sức quan trọng tạo nên sự thành cơng
của nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Để đạt được điều này thì giáo viên cần nắm
được hứng thú, nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp trên cơ sở đó lựa chọn
được nội dung, phương pháp phù hợp với trẻ.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường vật chất và môi
trường xã hội. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô
và trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu
và khám phá phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa
chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ
năng của trẻ dần được hình thành. Mơi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất,


2

tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và được xây dựng trong
suốt q trình thực hiện chương trình ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Trong thực tế hiện nay đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường giáo
dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động do cô tổ chức. Tuy
nhiên vẫn chưa khai thác và vận dụng triệt để và hiệu quả môi trường cho trẻ hoạt
động. Chính vì lẽ đó mà Bộ giáo dục đã triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Năm học 2021-2022 trong nhiệm vụ
của trường học tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Với những ý nghĩa thiết thực đó tơi đã chọn đề tài
“Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở trường mầm non 8-3” làm đề tài nghiên cứu cho năm học này.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng của vấn đề:
Trường Mầm non 8-3 nằm ở vị trí đơng dân cư tạo điều kiện thuận tiện cho
việc phụ huynh đưa đón trẻ đến trường. Trường có 01 điểm trường với tổng số 8
nhóm lớp có đầy đủ điều kiện cho việc ni dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ, 100%
nhóm lớp được kết nối Intenet nên đã vận dụng khai thác các phần mềm và công
nghệ thông tin trong giảng dạy đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh thuận lợi nêu trên Trường Mầm non 8-3 vẫn cịn khó khăn đáng kể:
Trường đã được trang bị cơ sở vật chất tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
học của trẻ, số trẻ/ lớp, do dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng khơng ít đến việc xây
dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Việc thiết kế môi trường giáo dục cho trẻ chưa phong phú, cách bố trí các góc
chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các hình ảnh trên
mảng tường chủ yếu mang tính trang trí, giáo viên chưa sử dụng các hình trang trí
làm phương tiện dạy học, ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ
chơi cho trẻ hoạt động... Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Từ những thực tế nêu trên bản thân nhận thấy cần có những
giải pháp chỉ đạo sát sao và linh hoạt hơn để đội ngũ cán bộ giáo
viên nâng cao kiến thức về chuyên đề Xây dựng môi trường giáo



3

dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó thiết lập môi trường cho trẻ hoạt
động đạt hiệu quả cao hơn.
2.2. Các giải pháp:
Giải pháp 1: Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục của nhà trường từ
đó xây dựng kế hoạch chỉ đạo:
Để có cơ sở đưa ra kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với thực
tế của nhà trường, bản thân tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng môi trường với các
nội dung sau:
- Cảnh quan chung của nhà trường: khuôn viên trường, thiết kế các phịng
học, bếp ăn, bố trí sân chơi, khu vui chơi phát triển vận động, vườn hoa cây cảnh,
vườn rau…
- Đánh giá xếp loại việc sắp xếp, trang trí, sử dụng cụ thể mơi trường giáo dục
trong và ngồi nhóm lớp.
- Đánh giá mơi trường văn hóa trong nhà trường: Ứng xử giữa giáo viên- giáo
viên; giáo viên – trẻ, giáo viên – phụ huynh; nhà trường với dân cư xung quanh
trường học.
Từ những kết quả đánh giá này sẽ cho CBGVNV trong nhà trường thấy được
những việc làm được và chưa làm được của việc xây dựng và sử dụng môi trường
giáo dục cho trẻ. Bản thân đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo và thực hiện công tác
tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đạt hiệu quả cụ thể:
Tham mưu Lãnh đạo Phòng giáo dục xin bộ đồ chơi ngoài trời: 120 triệu
đồng
và đã chỉ đạo xây dựng thư viện cho mẹ và bé ở 02 khu vực lớp MG và nhóm
trẻ; chỉ đạo nhóm trẻ 1 xây dựng khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ nhà trẻ;
Qua đó nhà trường đã tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh tạo lập mơi trường
giáo dục tích cực cho trẻ.
- Sắp xếp bố trí hợp lý các lớp học đảm bảo, quy hoạch cụ thể vườn hoa với
nhiều loại hoa cho trẻ tham quan trải nghiệm, quy hoạch hợp lý khu vui chơi phát

triển vận động, xây dựng cảnh quan mơi trường xanh, sạch, đẹp, bố trí phân chia


4

từng khu vực cho mỗi lớp để trẻ có thể tham gia trải nghiệm gieo hạt và chăm sóc,
tưới cây và gặt hái những thành quả mà trẻ đã trải nghiệm.
- Việc xây dựng mơi trường bên trong nhóm lớp bản thân trực tiếp xuống các
lớp chỉ đạo cách sắp xếp, bố trí các lớp một cách phù hợp các phương tiện phục vụ
cho việc giáo dục trẻ ở các chủ đề.
- Phát động phong trào thi đua, sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp
theo chủ đề, trồng cây xanh, bổ sung các biểu bảng nhân dịp các ngày lễ như:
20/11; 8/3.. để môi trường giáo dục thêm phong phú đa dạng.
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong
nhà trường:
- Củng cố và khắc sâu những kiến thức cho giáo viên trong việc xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để tổ chức đạt hiệu quả việc xây dựng môi trường giáo dục tôi đã chỉ đạo
chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn với đề tài xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, qua sinh hoạt giáo viên đưa ra thảo luận sôi nổi, giáo
viên nói lên những trăn trở, những khó khăn, hay kể cả những thành công bước đầu
khi thực hiện để chia sẻ cùng với tập thể và từ đó chúng tôi cùng nhau phát huy
những kết quả tốt và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn khi thực hiện truyền đạt
kiến thức kinh nghiệm cho nhau để có những thành công. Đây là cách giáo viên
học hỏi và củng cố thêm hiểu biết của mình về các hoạt động LTLTT ở trong nhà
trường để cùng nhau thực hiện một cách tốt nhất có thể.
Bản thân tơi xác định rõ không phải tất cả giáo viên đều nắm hết được mục
tiêu đầy đủ của chuyên đề. Về phía Ban giám hiệu nhà trường khi tổ chức các buổi
thảo luận hay sinh hoạt chuyên môn chúng tôi luôn tạo tâm lý tinh thần thoải mái
cởi mở trao đổi và học hỏi chứ không nặng nề đưa ra phán xét hay phê bình. Do đó

tập thể cán bộ giáo viên đồn kết một lịng, chung tay góp phần thực hiện chun
đề một cách có hiệu quả nhất.


5

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Môi trường bên trong lớp học:
Trong lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm
lơi cuốn thì nhất định mơi trường bên trong lớp học phải có màu sắc và ngộ
nghĩnh. Chính vì vậy tơi đã chỉ đạo giáo viên phải xây dựng được mơi trường có
khơng gian phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; có
các góc mở vớí những đồ dùng đã hồn thiện và chưa hồn thiện để kích thích sự
sáng tạo, óc tư duy của trẻ; cách bố trí hợp lý các góc hoạt động: Góc hoạt động
cần n tĩnh bố trí xa góc ồn ào…. Sắp xếp các góc chơi hợp lý để giáo viên có thể
quan sát hết tất cả các góc chơi. Tên và ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ.
Có đồ chơi học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc nhằm tạo điều kiện cho
trẻ hoạt động cá nhân hoặc từng nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của
từng trẻ với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng, qua đó giúp trẻ tìm hiểu
và khám phá cái mới, tích cực tìm hiểu chức năng sử dụng đồ dùng đồ chơi và rèn
luyện kỹ năng giao tiếp hợp tác cùng bạn hoặc tự giải quyết các nhiệm vụ…
Mơi trường bên ngồi lớp học:
Nhà trường chúng tơi nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành xây dựng
cho khuôn viên trường lớp khang trang, tuy nhiên trong trường mầm non cần rất
nhiều hạng mục, bởi vì đối với trường mầm non mọi góc chơi, mọi đồ dùng đồ
chơi đều có ý nghĩa chăm sóc giáo dục rất lớn đối với trẻ. Vì vậy để có được khn
viên trường lớp với đầy đủ các hạng mục theo quy định cần có sự đầu tư về cơ sở
vật chất là rất lớn mà chính quyền địa phương chỉ quan tâm xây dựng cho những
hạng mục lớn như các phòng học, bếp ăn một chiều… còn các hạng mục như vườn
cổ tích, vườn thiên nhiên của bé, vườn rau của bé, sân chơi vận động, tạo cảnh

quan môi trường đây là các hạng mục không thể thiếu trong nhà trường và có tác
dụng rất lớn trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong những năm qua nhà trường đã đứng ra kêu gọi huy động phụ huynh và
các mạnh thường quân để xây dựng vườn hoa, vườn rau, khu vui chơi phát triển
vận động. Nhà trường tiếp tục vận động phụ huynh mua sắm các trang thiết bị,
tặng các loại cây xanh, cây hoa. Đặc biệt đối với giáo viên mầm non việc chăm sóc


6

và giáo dục trẻ diễn ra liên tục trong ngày, vì vậy thời gian để trồng cây, san đất,
làm rau là rất ít. Từ những khó khăn như vậy nhà trường đã yêu cầu các lớp huy
động phụ huynh các lớp đến cùng với nhà trường trồng các loại cây hoa, cây xanh,
cây bóng mát tạo cảnh quan mơi trường và qua đó cũng tạo mối quan hệ tốt, thân
thiện giữa cha mẹ trẻ với nhà trường, tận dụng sức lao động là phụ huynh ở địa
phương có ưu thế là những người làm nghề nông là chủ yếu nên các bậc phụ huynh
đến tham gia nhiệt tình và hồn thiện các cơng việc một cách chu đáo. Ngồi việc
phân chia các khu vui chơi hợp lý bản thân tôi cịn phân cơng các lớp mỗi lớp
thường xun lau chùi một đồ chơi ngoài trời, mỗi lớp một bồn hoa, bồn rau để
chăm sóc và chiều thứ sáu hàng tuần tổ chức ra qn làm sạch mơi trường, từ đó
khn viên nhà trường lúc nào cũng xanh sạch đẹp, lớp học đẹp, sáng nhìn vào ai
ai cũng cảm thấy thân thiện, gần gũi.
Phát triển môi trường xã hội:
Môi trường xã hội chính là những mối quan hệ và tương tác giữa cô và trẻ,
giữa phụ huynh với cô giáo và giữa trẻ với trẻ. Mơi trường xã hội tích cực sẽ tạo ra
bầu khơng khí hỗ trợ trẻ phát triển và học tập. Trẻ mầm non đang là độ tuổi học ăn
học nói, học cách giao tiếp, cách thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung và
hoàn cảnh giao tiếp, với trẻ thời gian ở trường trong ngày là rất nhiều, chính vì vậy
mơi trường giao tiếp trong nhà trường tốt sẽ là điều kiện tốt nhất giúp trẻ học cách
giao tiếp ứng xử. Bản thân chỉ đạo giáo viên tạo ra mối quan hệ nồng ấm, u

thương và tích cực, trong cách giao tiếp ln thân thiện cởi mở, dùng các từ ngữ
lịch sự văn minh và thân thiện trong q trình giao tiếp.
Ví dụ:
+ Giữa cơ với cơ phải mẫu mực, văn hóa, đồn kết, thân ái, chân thành giúp
nhau cùng tiến bộ;
+ Cô với trẻ thì cơ phải mẫu mực trước trẻ, quan tâm yêu thương trẻ thật sự
đối xử công bằng đối với tất cả mọi trẻ…;
+ Giữa trẻ với trẻ gắn bó, thân thiện, thân thiết, yêu thương như anh em trong
gia đình.


7

+ Giữa trẻ với môi trường xung quanh phải thân thiện, có ý thức chăm sóc,
bảo vệ, giữ gìn để môi trường luôn xanh, sạch, đẹp, thân thiện…;
Quan hệ giữa cô và trẻ, giữa người lớn với nhau và trẻ với trẻ phải thể hiện
tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ
những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và
thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần
gũi xung quanh; Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cơ giáo và người lớn phải luôn
mẫu mực để trẻ noi theo; Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học,
cùng chơi, đoàn kết hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần
nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ.
Giải pháp 3: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh để xây dựng môi
trường giáo dục cho trẻ:
Việc tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh đóng vai trị quan trọng trong
cơng tác ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, nhà trường quan tâm làm tốt công tác
truyên truyền qua nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức họp cha mẹ học sinh các
nhóm, lớp. Trước khi họp cha mẹ học sinh các nhóm lớp nhà trường tổ chức họp
giáo viên hướng dẫn cách vận động cha mẹ ủng hộ, Ví dụ: Ủng hộ đồ dùng đồ chơi

trong lớp giáo viên cần trình bày rõ nọi dung, mục tiêu cần đạt trong năm học,
nhấn mạnh cho phụ huynh biết mơi trường học tập của trẻ có tầm quan trọng đến
kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm mà cụ thể là đồ dùng đồ chơi để qua giáo dục kỹ năng tự phục vụ, trẻ trải
nghiệm, khám phá… qua đó vận động phụ huynh đóng góp kinh phí tùy vào mức
đóng góp…qua buổi đón trả trẻ giáo viên mời cha mẹ tham quan các góc hoạt
động trong đó có sản phẩm trẻ làm ra. Nhà trường tổ chức Hội nghị Hội cha mẹ
học sinh qua đó tuyên truyền về tầm quan trọng của môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm. Nhà trường tổ chức các hội thi cho trẻ có sự tham gia mời cha mẹ
trẻ tham gia như: Tổ chức Hội thi Bé làm họa sỹ cho trẻ Mẫu giáo 3-5 tuổi, bé tài
năng cho trẻ 5 tuổi và tổ chức Bé làm nội trợ cho trẻ 4- 5 tuổi, tiệc buffet cho trẻ
toàn trường. Qua tổ chức các Hội thi các bậc cha mẹ rất vui và đánh giá cao cơng
tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Ngoài ra nhà trường truyên truyền qua các


8

bảng tin của nhà trường, nhóm lớp và qua các hình ảnh…. Từ đó nhà trường để các
bậc cha mẹ thấy xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là sự cần thiết
không thể thiếu được đối với trường mầm non để giúp cho các cháu có đầy đủ các
điều kiện để sinh hoạt, học tập.
Ví dụ: Sân chơi được quy hoạch khu vui chơi, khu giáo dục thể chất phục vụ
cho các hoạt động của cháu như chạy, nhảy …tạo sự hưng phấn cho trẻ đến trường
mầm non. Qua các hình thức tuyên truyền và được sự ủng hộ cao của cha mẹ trẻ
đóng góp kinh phí, các nguyên vật liệu, cây xanh và các ngày công, đến nay nhà
trường đã quy hoạch hợp lý Sân chơi; Nhà trường đang tiếp tục tham mưu các cấp,
ngành và phối hợp cha mẹ trẻ ủng hộ đóng góp xây dựng mơi trường bên ngồi.
Giải pháp 4: Kiểm tra dánh giá giáo viên trong việc xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:
Việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc

giáo dục trẻ của giáo viên là việc làm thường xuyên và có ý nghĩa quan trọng đối
với người làm cơng tác lãnh đạo. Để làm tốt công tác này bản thân tôi đánh giá
khách quan, khoa học phải chỉ ra được mặt tốt và mặt hạn chế của giáo viên, từ
đó giúp giáo viên phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa nhược điểm mà quá
trình tổ chức thực hiện giáo viên mắc phải. Qua đó giáo viên tạo dựng thiết lập
môi trường hoạt động phong phú hơn, đa dạng hơn mang lại hiệu quả cao. Từ
việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mà giáo viên có
cách nhìn nhận một cách khách quan, cụ thể hơn. Qua kiểm tra đánh giá giáo viên
việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Trường Mầm non 83, tất cả các lớp xây dựng mơi trường bên trong, bên ngồi phong phú hơn, đa
dạng hơn không lớp nào giống lớp nào, chủ đề trang trí hầu hết giáo viên có sáng
tạo, sản phẩm của trẻ đẹp, đa dạng, sáng tạo giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin và
tham gia vào tất cả các hoạt động.
2.3. Hiệu quả mang lại của sáng kiến:
Qua các giải pháp chỉ đạo giáo viên dựng môi giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở Trường Mầm 8-3. Trên cơ sở thực tiễn đã có sự thành công đáng kể:


9

* Đối với giáo viên:
Xây dựng môi trường tổ chức cho trẻ hoạt động phong phú hơn, đa dạng hơn,
giáo viên biết cách khai thác hướng dẫn trẻ khai thác đồ dùng trực quan hiệu quả,
trẻ tích cực hứng thú tham gia vào học tập và vui chơi.
Quá trình thiết kế xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp
cho giáo viên tích lũy nhiều kinh nghiệm, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt
động, tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm, khám phá,
* Đối với trẻ:
Biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi khéo léo hơn, biết tạo nhiều sản phẩm đẹp,
sáng tạo hoạt động với nguyên vật lêụ mở, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham
gia vào các hoạt động, trẻ thích chơi với bạn và biết nhiệm vụ của mình có th độ

tự giác biết chia sẻ với bạn để hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó giúp trẻ khơng ngừng
phát triển tư duy, giao tiếp, suy luận óc sáng tạo.
* Đối với cha mẹ trẻ:
Hiểu sâu sắc ý nghĩa việc xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm, tích cực ủng hộ giáo viên sưu tầm, quyên góp các nguyên vật liệu sẵn có để
tạo mơi trường hoạt động cho trẻ, ủng hộ kinh phí để nhà trường mua sắm cơ sở
vật chất, xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang, môi trường ngày càng
xanh, sạch, đẹp
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Thường xuyên kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch, đánh giá động viên
CBGVNV kịp thời. Phát động phong trào ra quân vệ sinh môi trường vào chiều thứ
6 hàng tuần, phát động phong trào trồng cây xanh, cây cảnh, bảo vệ tài sản chung
trong nhà trường và cộng đồng góp phần xây dựng Phường Phước Vĩnh xanh,
sạch, đẹp bốn mùa hoa.
Tạo điều kiện để giáo viên được bồi dưỡng để nắm chắc nguyên tắc, mục tiêu,
yêu cầu của việc xây dựng trường mầm non LTLTT, từ đó giúp họ chủ động hơn
trong việc tạo môi trường, sử dụng các phương pháp biện pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động nhằm đạt kết quả tốt.


10

Tích cực làm tốt làm tốt cơng tác tham mưu, tuyên truyền. Kết hợp với hội
cha mẹ học sinh, các ban ngành đồn thể duy trì, cải tạo cơ sở vật chất, phịng,
nhóm, lớp, mơi trường trong và ngồi lớp thân thiện.
Cần tích cực tun truyền bằng nhiều hình thức tới các bậc cha mẹ trẻ và
cộng đồng dân cư ở địa phương để đảm bảo sự thống nhất trong chăm sóc giáo dục
trẻ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Các giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng vào thực tiễn, được các đồng chí cán bộ,

giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện trong các năm học nói chung và
năm học 2021-2022 nói riêng. Kết quả đã chứng minh qua các hội thi, chất lượng
đánh giá tiêu chí trên trẻ rất tốt, phù hợp với tình hình địa phương, đã tạo được uy
tín với các bậc phụ huynh và cộng đồng.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Trên đây là “Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 8-3” với đề tài này bản thân đã cố
gắng nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị mình. Tuy nhiên, những giải pháp tơi đưa ra
khơng tránh khói những hạn chế, thiếu sót. Tơi rất mong muốn nhận được sự đóng
góp ý kiến của Hội đồng sáng kiến PGD đề tài được hồn chỉnh hơn, nhằm góp
phần ý bổ sung để hoàn thiện hơn ./.


11

Các hình ảnh minh họa:


12


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Huế, ngày 03 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến của bản

NHẬN XÉT:…………………………………

thân viết, không sao chép nội dung của


………………………………………………..

người khác.

………………………………………………..

(Ký và ghi rõ họ tên)

………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
ĐIỂM:…………………………………..
XÊP LOẠI: …………………………….
TỔ TRƯỞNG

Hoàng Thị Ánh Ngọc

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

CỦA HỘI ĐỒNG KHSK ĐƠN VỊ

CỦA HỘI ĐỒNG KHSK NGÀNH GD&ĐT

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..

………………………………………………..
………………………………………………..

NHẬN XÉT:…………………………………
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..
………………………………………………..

ĐIỂM:…………………………………..

ĐIỂM:…………………………………..

XẾP LOẠI: …………………………….

XẾP LOẠI: …………………………….

CHỦ TỊCH HĐ KHSK ĐƠN VỊ

CHỦ TỊCH HĐ KHSK NGÀNH GD&ĐT


PHÒNG GD&ĐT TP HUÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị: Trường Mầm non 8-3

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Huế, ngày

tháng năm

2022

PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học 2021 – 2022
1. Họ và tên tác giả:

Hoàng Thị Ánh Ngọc

2. Trình độ chun mơn: Đại học Sư Phạm Mẫu Giáo
3. Chức vụ:

Hiệu trưởng

4. Đơn vị công tác:

Trường Mầm non 8-3

5. Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non 8-3
6.Lĩnh vực sáng kiến: Quản lý
ĐIỂM
THỐNG NHẤT

TT

NỘI DUNG


ĐIỂM CỦA THÀNH VIÊN
HĐ KHOA HỌC
SÁNG KIẾN

1

Lí do chọn sáng kiến
(Nêu được tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến…)

2 Giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến nêu ra
2.1. Tính mới và sáng tạo
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
tốt
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
khá
- Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ
trung bình

2.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
- Có khả năng áp dụng cao trong tồn tỉnh
- Có khả năng áp dụng cao trong tồn ngành
- Có khả năng áp dụng cao trong đơn vị

2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của sáng kiến
- Có hiệu quả cao trong tồn tỉnh
- Có hiệu quả cao trong tồn ngành
- Có hiệu quả cao trong đơn vị


10
80
25
21 - 25
16 - 20
11 - 15
6 - 10
25
21 - 25
16 - 20
11 - 15
30
26 - 30
16 - 25
11 - 15


Hình thức trình bày
3

(Cấu trúc, ngơn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn

10

bản…)

Tổng điểm:
XẾP LOẠI:
NHẬN XÉT:
Nội dung 1 (Lý do chọn sáng kiến: tính cấp thiết, tính đổi mới của sáng kiến…):

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nội dung 2 (Giải quyết vấn đề, nội dung của sáng kiến nêu ra: Tính mới hoặc tính
sáng tạo, khả năng áp dụng, nhân rộng, hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng
của sáng kiến):
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nội dung 3 (Hình thức trình bày: Cấu trúc, ngơn ngữ, văn phong, chính tả, thể
thức văn bản…):
……………………………………………………………………………….……....
…………………………………………………………….….……………………...
…………………………………………………………….….……………………...
….................................................................................................................................
Người thẩm định 1
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người thẩm định 2
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHSK

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)



×