Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí Quyết Dạy Trẻ Biết Tiết Kiệm Tiền pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.09 KB, 3 trang )

Bí Quyết Dạy Trẻ Biết Tiết
Kiệm Tiền
Làm cách nào để trẻ ý thức được giá trị của đồng tiền và biết dùng tiền vào đúng mục
đích là điều không dễ dàng với các bậc cha mẹ.
1. Mở "tài khoản" cho bé
Hãy động viên, khích lệ bé tiết kiệm bằng cách mở cho bé một chú lợn đất hoặc ống tiền
xinh xắn để bé hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm, nó sẽ giúp bé là chủ nhân của số tiền
lớn hơn nếu biết tiết kiệm.

Hãy giúp bé "lập trình" những ý tưởng đơn giản giúp bé tiết kiệm tiền.
2. Động viên bé đặt ra mục tiêu
Những mục tiêu của bé đơn giản chỉ là tiết kiệm tiền để mua một mòn đồ chơi đắt tiền,
mua một bộ đồ bé yêu thích hay mua dụng cụ học tập phục vụ cho chính bản thân bé…
Hãy giúp bé "lập trình" những ý tưởng đơn giản nhưng có ý nghĩa với trẻ để tăng động
lực giúp bé tiết kiệm tiền.
3. Hãy lập một danh sách những vật yêu thích
Hãy cùng bé lập một bảng danh mục những món đồ dùng bé mơ ước và từ đó dạy trẻ
cách tiết kiệm tiền để biến những ước mơ ấy thành hiện thực thông qua những món
tiền tiết kiệm.
4 .Vẽ một bức tranh
Hãy khích lệ tính tiết kiệm cũng như ý chí phấn đấu tiết kiệm của bé bằng cách vẽ nên
một bức tranh sinh động nhiều màu sắc về những vật dụng, đồ dùng bé mơ ước và muốn
phấn đấu để được mua bằng tiền tiết kiệm.
Sau đó treo bức tranh lên tường hoặc lên phòng ngủ của bé, đó sẽ là một "thông điệp"
luôn nhắc nhở bé cần tiết kiệm tiền để thỏa mãn những ham muốn của bản thân.

Cho bé biết rằng ước mơ của bé thành hiện thực thông qua những món tiền tiết kiệm.
5. Làm gương cho trẻ
Muốn hình thành tính tiết kiệm cho con trẻ thì trước hết bạn hãy cố gắng làm một tấm
gương sáng cho bé học tập. Ví như tiết kiệm tiền không chi vào những mục đích không
chính đáng, tích cóp tiền để gửi ngân hàng…


6. Định hướng cách chi tiêu
Hãy đóng vai trò kim chỉ nam giúp bé sử dụng đồng tiền đúng cách vào những mục đích
tích cực. Các bậc cha mẹ có thể cho bé quyền tự chủ với tiền tiết kiệm của mình nhưng
trước đó hãy giúp bé định hướng cách tiêu tiền hợp lý.
Ngoài ra, cũng không nên để bé tự quyết định mua những món đồ quá đắt tiền, chỉ nên
mua những món đồ, vật dụng có giá rẻ hoặc phải chăng.
7. Khen ngợi, tán dương bé
Nếu bé có những hành động tiết kiệm tiền hoặc tiêu tiền hợp lý thì đừng quên dành tặng
bé những lời khen ngợi, tán thưởng để kích thích tinh thần tiết kiệm của bé hơn thế nữa.

×