Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.36 KB, 5 trang )


Nguyên nhân
khiến trẻ chậm
mọc răng



Trẻ 8-9 tháng mới mọc răng nhưng nếu vẫn phát triển tốt về thể
chất và tinh thần thì đó là do sinh lý. Ngược lại, chậm mọc răng
và kết hợp thêm các dấu hiệu như chậm lên cân, chiều cao, hay
các triệu chứng còi xương thì là do còi xương.
Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé mọc vào lúc bé được khoảng 6
tháng tuổi, và bé có đủ 20 chiếc răng sữa khi được khoảng hai đến hai
tuổi rưỡi.
Số lượng răng là một trong những dấu hiệu dùng để theo dõi sự phát
triển thể chất của trẻ. Những chiếc răng đầu tiên mọc lên báo hiệu trẻ
có thể bắt đầu ăn các thức ăn đặc hơn sữa. Số răng của trẻ có liên
quan đến số tháng tuổi: thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ
đi 4.
Tuy nhiên, như tất cả mọi chuyện khác dính líu đến con người, cũng
có những trường hợp ngoại lệ: có vài trẻ sinh ra đã có sẵn 1-2 răng,
hoặc có một số trẻ đến 8-9 tháng mà vẫn chưa mọc chiếc răng cửa
đầu tiên. Những vấn đề này có thể hoàn toàn là sinh lý, nếu như trẻ
vẫn phát triển tốt về tất cả mọi mặt khác: thể chất và tinh thần.
Điều cần quan tâm là phát hiện sớm các trường hợp chậm mọc răng
có liên quan đến thiếu dinh dưỡng, thiếu canxi, còi xương do thiếu
vitamin D để kịp thời cải thiện chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ
cho phù hợp.
Trẻ chậm mọc răng thường do thiếu canxi để phát triển các mầm
răng. Thức ăn chính của trẻ là sữa. Sữa là loại thức ăn giàu canxi nhất
và dễ hấp thu nhất nên trẻ không thiếu nguồn cung cấp canxi, trừ


những trẻ bú mẹ mà mẹ ăn uống kiêng khem làm giảm chất lượng
của nguồn sữa.
Tỷ lệ canxi trong thức ăn được hấp thu liên quan đến một tỷ lệ phù
hợp của một chất khoáng khác là phốtpho, có nhiều trong các loại
ngũ cốc, các loại rau, củ Khi tỷ lệ phốt pho quá cao, sự hấp thụ
canxi sẽ giảm đi.
Một chất nữa cần thiết cho sự hấp thụ canxi là vitamin D. Có 2 nguồn
cung cấp vitamin D cho trẻ là thức ăn và từ ánh sáng mặt trời, trong
đó nguồn cung cấp chủ yếu là từ ánh sáng mặt trời (chiếm tới 80%).
Thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa) chứa nhiều vitamin D hơn với
một tỷ lệ hấp thụ cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên,
vì vitamin D là một loại vitamin tan trong dầu nên nếu chế độ ăn
không có đủ chất béo thì dù ăn nhiều thức ăn động vật, vitamin D vẫn
không thể hấp thụ được vào cơ thể.
Các bà mẹ cần chú ý
Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều
sau:
- Mẹ trong giai đoạn có thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ chất,
không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày.
- Bắt đầu cho trẻ (và cả mẹ) tắm nắng vào buổi sáng từ lúc trẻ được 1
tháng tuổi, liên tục đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng trung bình
15-30 phút mỗi ngày, trẻ có da sậm màu hơn phải tắm lâu hơn trẻ có
da sáng.
- Không pha sữa cho trẻ bằng các loại nước cháo, nước bột, nước rau
củ và nhất là nước khoáng, lượng khoáng chất cao trong những loại
nước này sẽ làm giảm hấp thu canxi.
- Trong chế độ ăn của trẻ luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm
động vật và chất béo: Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu
ăn.
Khi trẻ chậm mọc răng, nếu kết hợp thêm các dấu hiệu của một tình

trạng thiếu dinh dưỡng chung như chậm phát triển cân nặng, chiều
cao và các triệu chứng của còi xương như ngủ không ngon giấc ban
đêm, hay giật mình khóc thét, có những cơn khóc ngất tím cả người,
đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng thì
chậm mọc răng ở trẻ là do còi xương.
Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ, nhất là sữa và
các chế phẩm từ sữa, thức ăn động vật, chất béo Việc bổ sung thêm
vitamin D và canxi dưới dạng thuốc là cần thiết tuy nhiên phải được
chỉ định của bác sĩ. Các bà mẹ không được tự ý sử dụng vitamin D, vì
có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc thời gian dùng quá
dài.


×