Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của cây ngô thù du (tetradium ruticarpum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nghiên cứu thành phần hóa học và
khảo sát hoạt tính sinh học của cây Ngơ
thù du (Tetradium ruticarpum)
ĐỖ THỊ THÚY


Ngành Hóa học

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Trần Thu Hương
TS. Nguyễn Phi Hùng
Chữ ký của GVHD

Viện:

Kỹ thuật Hóa học

Hà Nội, 10/2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Đỗ Thị Thúy
Đề tài luận văn: Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính
sinh học của cây Ngơ thù du (Tetradium ruticarpum (A.Juss) Hartl.)


Chuyên ngành: Hóa học
Mã số SV: 20202318M
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 06 tháng
10 năm 2022 với các nội dung sau:
1. Trong phần mở đầu, bổ sung mục tiêu và nội dung của luận văn: đã bổ sung
đầy đủ mục tiêu và nội dung của luận văn trong phần mở đầu tại trang 2 – 3
theo góp ý của hội đồng.
2. Phần tổng quan, trang 21, đã sửa tên nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Thị
Hồng Vân thành Nguyễn Thị Ngọc Vân.
3. Chương 2. Mục 2.2.4 trùng mục 2.5, mục 2.2.5 trùng mục 2.6, cần viết gọn lại:
đã lược bỏ mục 2.5 và 2.6, đã viết gọn lại mục 2.2.5 Phương pháp nghiên cứu
tác dụng sinh học, trang 35.
4. Bố cục lại nội dung gồm 4 chương cho phù hợp: đã bố cục nội dung của luận
văn gồm 4 chương (chương 1: tổng quan; chương 2: đối tượng, phương pháp
nghiên cứu; chương 3: thực nghiệm; chương 4: kết quả và thảo luận).
5. Sơ đồ 3.1 – trang 39, đã thay thế Quả Ngô thù du cho nguyên liệu Ngô thù du;
Sơ đồ 3.2 – trang 42, sơ đồ 3.3 – trang 43, sơ đồ 3.4 – trang 44: đã bổ sung khối
lượng của các chất sạch.
6. Hình 3.1 – trang 42, đã bổ sung hệ dung môi triển khai sắc ký lớp mỏng tại
trang 41.
7. Chuyển lại các bảng cho cùng một trang để dễ dàng theo dõi: đã chỉnh sửa lại
tồn bộ bảng trong luận văn theo góp ý của hội đồng.


8. Phần tổng quan, thống nhất danh pháp hóa học (acid/axit; akaloid/alcaloid,
carbon/cacbon), bỏ số nhiều (chữ “s”) trong một số chất: đã sửa lại toàn bộ
danh pháp, tên gọi của các chất trong phần tổng quan, trang 12 – 21.
9. Cơng thức tính khả năng ức chế enzyme PTP1B cần tách thành dịng riêng: đã
chỉnh sửa lại cơng thức tính khả năng ức chế enzyme PTP 1B thành dòng riêng,

trang 36.
10. Phân biệt giữa quy trình chiết và sơ đồ chiết, thống nhất trong toàn bộ luận văn:
đã chỉnh sửa lại, sử dụng “sơ đồ chiết” trang 39 để phù hợp với nội dung theo
góp ý của Hội đồng.
11. Phần kết luận cần viết gọn lại cho xúc tích, nêu bật được kết quả nghiên cứu: đã
chỉnh sửa lại phần kết luận – trang 63, chia rõ 5 ý chính, đã viết gọn lại để nêu
bật được kết quả nghiên cứu theo góp ý của Hội đồng.
12. Trích dẫn tài liệu tham khảo cần thống nhất lại sắp xếp: tập, số trang, năm xuất
bản: đã chỉnh sửa lại trích dẫn các tài liệu tham khảo - trang 64 theo ý kiến của
hội đồng.
13. Chỉnh sửa lại nhiều lỗi chính tả, đánh máy: đã chỉnh sửa lại tồn bộ lỗi chính tả
trong luận văn theo góp ý của Hội đồng.
Ngày 13 tháng 10 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS. Trần Thu Hương

TS. Nguyễn Phi Hùng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trần Thượng Quảng

Tác giả luận văn

Đỗ Thị Thúy


ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Đề tài: Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của

cây Ngơ thù du (Tetradium ruticarpum).
Ngành: Hóa học.
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thu Hương, Viện Kỹ thuật Hóa học, Đại
học Bách Khoa Hà Nội.
TS. Nguyễn Phi Hùng, Viện Hóa học các Hợp chất
thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

PGS.TS. Trần Thu Hương

TS. Nguyễn Phi Hùng


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Thu
Hương đã tận tình, chu đáo, và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong thời
gian học tập tại trường cũng như thời gian thực hiện luận văn. Em xin gửi lời
cảm ơn tới các thầy cơ trong bộ mơn Hóa Hữu cơ, Văn phịng Viện Kỹ thuật Hóa
học, cơ Nguyễn Thương Hồi đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Phi Hùng –
người đồng nghiệp, người thầy tuyệt vời đã luôn giúp đỡ, động viên, tạo điều
kiện thuận lợi để em học tập và công tác. Không chỉ là những kiến thức chun
mơn mà cịn những kinh nghiệm, những bài học trong cuộc sống cho em trong
suốt thời gian qua. Từ ngày cịn là cơ sinh viên năm thứ ba thực tập khóa luận tốt
nghiệp Đại học tại phịng thí nghiệm đến ngày hơm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các anh/chị đồng nghiệp tại Phòng Phân tích
hóa học, cũng như tồn thể anh/chị tại Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên
(INPC) – Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, đã nhiệt tình chỉ bảo,

hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm
việc, thực hiện luận văn tại Viện.
Sau cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, đặc biệt là bố
mẹ, người thân, chồng và hai con, cũng như bạn bè, những người đã luôn quan
tâm, chia sẻ và động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện

Đỗ Thị Thúy


Tóm tắt nội dung luận văn
Trong những năm gần đây, xu hướng đi sâu nghiên cứu các cây thuốc để
tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao nhằm sản xuất các loại
thuốc phục vụ cuộc sống ngày càng được thế giới quan tâm. Một trong những
thảo dược đã và đang được nghiên cứu là quả của cây Ngơ thù du (Tetradium
ruticarpum)-một loại dược liệu có tiềm năng rất lớn trong khoa học, đời sống và
Y-dược học.
Trong khuôn khổ của luận văn, em đã tiến hành xử lý mẫu Quả Ngơ thù
du (được nhóm nghiên cứu thu hái tại Cao Lộc, Lạng Sơn) bằng phương pháp
chiết mẫu với MeOH tổng, sau đó chiết phân bố lần lượt với n-Hexan, Ethyacetat
(EtOAc) thu được các cao chiết tương ứng.
Kết hợp các kỹ thuật sắc ký khác nhau đã phân lập được 11 chất sạch, đo
phổ và xác định được cơng thức hóa học của 11 hợp chất gồm: rutaecarpine (1),
evodiamine (2), 7-Hydroxyrutaecarpine (3), ketoyobyrine (4), 3-[2-(5-methoxy3-indolyl)ethyl]-l-methyl-2,4-quinazolinedione

(5),


dihydrorutaecarpine

integrifoliodiol

(7),

schinifoline

(8),

goshuyuamide-II
(9)

,

(6),
5-(4-

hydroxybenzyl)benzene-1,3-diol (10), 2-methoxystypandrone (11).
- Kết quả đánh giá tác dụng ức chế enzyme PTP1B của các hợp chất:
Trong số 11 hoạt chất thử nghiệm thì hai hợp chất 4 và 5 thể hiện tác dụng ức chế
mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 12,91 và 13,33 µM; các hoạt chất 1-3, 8-9 thể
hiện tác dụng ức chế ở mức trung bình với các giá trị IC50 trong khoảng từ 26,48
đến 47,79 µM; các hợp chất 6, 7, 10 và 11 được coi là có tác dụng yếu/ hoặc
khơng có tác dụng do có giá trị ức chế IC50 > 50 µM.
- Kết quả đánh giá tác dụng ức chế enzyme alpha-glucosidase: Trong số
11 hoạt chất thử nghiệm, hợp chất số (8) thể hiện hoạt tính mạnh nhất với giá trị
IC50 là 82,41 µM. Các hợp chất 4-6 thể hiện tác dụng ức chế mạnh tương đương
với đối chứng dương, với các giá trị IC50 lần lượt là 152,45, 141,75 và 157,94
µM; Hợp chất (1) và (9) thể hiện tác dụng ức chế yếu hơn với giá trị IC50 lần lượt

là 187,41 và 167,45 µM.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN .............................................................................. 4
1.1 Tổng quan về chi Euodia ............................................................................. 4
1.1.1 Giới thiệu về chi Euodia ............................................................................. 4
1.1.2 Các loài thuộc chi Euodia ở Việt Nam ....................................................... 4
1.2 Tìm hiểu cây Ngơ Thù du ........................................................................... 6
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây Ngơ thù du và các lồi
thuộc chi Euodia .......................................................................................................... 11
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................. 11
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về thành phần hóa học của lồi
Ngơ thù .......................................................................................................................... 21
1.4 Tổng quan về Enzyme Alpha-Glucosidase và enzyme PTP 1B ............. 23
1.4.1 Tìm hiểu về bệnh đái tháo đường ............................................................. 23
1.4.2 Cơ chế, vai trò của alpha-glucosidase trong điều trị bệnh tiểu đường...... 24
1.4.3 Tổng quan về enzyme PTP1B................................................................... 26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 31
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 31
2.2 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.2.1 Tra cứu sự phân bố và tiến hành thu thập mẫu thực vật ........................... 31
2.2.2 Phương pháp xử lý và chiết mẫu............................................................... 31
2.2.3 Phương pháp phân lập và tinh chế hợp chất ............................................. 32
2.2.4 Các phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất................. 34
2.2.5 Phương pháp nghiên cứu tác dụng sinh học ............................................. 35
2.3 Hóa chất và thiết bị .................................................................................... 37
2.3.1 Hóa chất .................................................................................................... 37
2.3.2 Thiết bị ...................................................................................................... 37

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM ...................................................................... 39
3.1 Xử lý và chiết mẫu thực vật. ..................................................................... 39
3.2 Khảo sát sơ bộ cao chiết tổng và các cao chiết phân bố bằng sắc ký
lớp mỏng (TLC) ........................................................................................................... 40
3.3 Phân lập các hợp chất từ cao chiết phân bố EtOAc ............................... 41
3.3.1 Các bước tiến hành chạy cột từ cao chiết phân bố EtOAc........................ 41
3.3.2 Phân lập các hợp chất từ phân đoạn F-5 ................................................... 42
3.3.3 Phân lập các chất từ phân đoạn F-4 .......................................................... 44


3.4 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất .......................................... 44
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 45
4.1 Kết quả thu thập và xác định tên khoa học mẫu thực vật ..................... 45
4.2 Kết quả phân lập và tinh chế các hợp chất .............................................. 46
4.3 Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất sạch phân lập được ......... 46
4.3.1 Hợp chất số 1(F2.P) .................................................................................. 46
4.3.2 Hợp chất số 2(F3.P) .................................................................................. 47
4.3.3 Hợp chất số 3 (F5.S-3.1) ........................................................................... 49
4.3.4 Hợp chất số 4 (F5.S-3.2) ........................................................................... 50
4.3.5 Hợp chất số 5(F5.S-3.3) ............................................................................ 51
4.3.6 Hợp chất số 6 (F5.S-3.4) ........................................................................... 53
4.3.7 Hợp chất số 7 (F5.S-2.2) ........................................................................... 54
4.3.8 Hợp chất số 8 (F5.S-R3) ........................................................................... 55
4.3.9 Hợp chất số 9 (F4.S-R1) ........................................................................... 56
4.3.10 Hợp chất số 10 (F4.S-1.3) ....................................................................... 58
4.3.11 Hợp chất số 11 (F4.S-2.2) ....................................................................... 59
4.4.1 Kết quả nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế enzyme PTP1B. ............... 61
4.4.2 Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế enzyme alpha-Glucosidase ................ 62
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 64



PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên Tiếng Anh

Tên Tiếng Việt

Carbon-13 Magnetic

Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

cacbon - 13

Proton Magnetic Resonance

Phổ Cộng hưởng từ hạt nhân

Spectroscopy

proton

ACN

Acetonitrile


Acetonitril

CC

Column Chromatography

Sắc ký cột

HPLC

High Performance Liquid

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

13

1

C-NMR

H-NMR

Chromatography
Công thức phân tử

CTPT

Molecular formula

DEPT


Distortionless Enhancement by Phổ DEPT
Polarisation Transfer

DMSO

Dimethylsufoxide

Dimethylsufoxide

EI-MS

Electron Impact-Mass

Phổ khối va chạm electron

Spectroscopy
HMBC

HSQC

IC50

IR

Heteronuclear Multiple Bond

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

Correclation


liên kết HC

Heteronuclear Single Quantum Phổ tương tác dị hạt nhân trực
Correlation

tiếp HC

Inhibitory concentration at

Nồng độ ức chế 50% đối

50%

tượng thử nghiệm

Infrared Spectroscopy

Phổ hồng ngoại
Hằng số tương tác tính bằng

J (Hz)

Hz
KLPT

Molecular weight

Khối lượng phân tử


MeOH

Methanol

Metanol

MS

Mass Spectroscopy

Phổ Khối lượng

ppm

Parts per million

Phần triệu

Rt

Retention time

Thời gian lưu


TLC

Thin Layer Chromatography

Sắc ký lớp mỏng


TMS

Tetramethylsilan

Tetramethylsilan

TT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

δC

Carbon chemical shifl

Độ chuyển dịch hóa học của
cacbon

δH

Proton chemical shift

Độ chuyển dịch hóa học của
proton

br s


Broad singlet

Singlet tù

d

doublet

doublet

dd

Doublet of doublet

Doublet of doublet

dt

Doublet of triplet

Doublet of triplet

m

multiplet

Multiplet

s


singlet

singlet

t

triplet

triplet

-nt-

như trên


PHỤ LỤC 2: DANH MỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Các loài thuộc chi Euodia và phân bố của chúng……..………………........5

Bảng 3.1: Danh sách các mẫu cao chiết sau khi sấy khô………………….……40
Bảng 4.1: Danh sách mẫu thu thập và ký hiệu………………………………………..45
Bảng 4.2: Danh sách các mẫu sạch phân lập được…………………………............. ..46
Bảng 4.3: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 1 so sánh với TLTK........ 46
Bảng 4.4: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 2 so sánh với TLTK ....... 48
Bảng 4.5: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 3 so sánh với TLTK ..... 49
Bảng 4.6: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 4 so sánh với TLTK ....... 51
Bảng 4.7: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 5 ...................................... 53
Bảng 4.8: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 6 ...................................... 55
Bảng 4.9: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 7 ..................................... 57
Bảng 4.10: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 8 .................................... 57

Bảng 4.11: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 9 .................................... 59
Bảng 4.12: Dữ liệu phổ 2 chiều của hợp chất 9............................................................ 59
Bảng 4.13: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 10 .................................. 60
Bảng 4.14: Dữ liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của hợp chất 11 ................................. 61
Bảng 4.15: Bảng tổng hợp tên gọi của 11 hợp chất phân lập từ quả Ngô thù du ......... 62
Bảng 4.16: Tác dụng ức chế enzyme protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B)
của các hợp chất phân lập được .................................................................................... 61
Bảng 4.17: Kết quả tác dụng ức chế hoạt lực enzyme alpha-glucosidase của các
hợp chất ......................................................................................................................... 62

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ chiết cao tổng và cao phân bố của mẫu thực
vật…….………………………………………………………………………...…37
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao chiết phân đoạn
EtOAc......................................................................................................................40
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao chiết phân đoạn F5……………………………………………………………………………….......41
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ phân lập và tinh chế các hợp chất từ cao chiết phân đoạn F4…………………………………………………………………………………...42


PHỤ LỤC 3: DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hình ảnh loài Euodia lepta (Spreng.) Merr. (Ba chạc) và Euodia
simplicifolia ridley (Dầu dấu lá đơn) ở Việt Nam .......................................................... 5
Hình 1.2: Hình ảnh thân lá, hoa và quả của cây Ngơ thù du (Tetradium
ruticarpum) ..................................................................................................................... 6
Hình 1.3: Các hợp chất alkaloids phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 12
Hình 1.4: Các hợp chất alkaloids phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 13
Hình 1.5: Cấu trúc hóa học của khung dictamnine (Trái) và skimmianine (βfagarine) (phải) .............................................................................................................. 13
Hình 1.6: Các hợp chất alkaloids phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp. ......... 13
Hình 1.7: Các hợp chất chromene phân lập từ lồi Ngơ thù du (Euodia lepta) ........... 14
Hình 1.8: Các hợp chất hóa học phân lập từ lồi Ngơ thù (Euodia officinalis) ........... 13
Hình 1.9: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ......... 15

Hình 1.10: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 16
Hình 1.11: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 16
Hình 1.12: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 17
Hình 1.13: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 18
Hình 1.14: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 18
Hình 1.15: Các hợp chất hóa học phân lập từ các lồi Ngơ thù du (Euodia spp.) ....... 19
Hình 1.16: Cấu trúc hóa học của các hợp chất từ (128 – 137) ..................................... 20
Hình 1.17: Cấu trúc hóa học của các hợp chất từ (138 – 143) ..................................... 22
Hình 1.18: Phản ứng thủy phân polysaccaride thành glucose……………………
Hình
1.18:
Phản
ứng
thủy
phân
polysaccaride
glucose……………………………………………………………25
Hình 1.19: Cấu trúc hóa
Voglibose……………….….25

học

của

acarbose,

thành

Miglitol




Hình 1.20: Cấu trúc chung của các flavonoid dùng để tổng hợp dẫn
xuất……..…..26
Hình 1.21: Cấu trúc của enzyme PTP1B được xác định bằng phương pháp định
hình
đơn

tán
xạ
dị
thường……………………………………………………………….28
Hình
1.22:
Các
chất
ức
sàng………………………….….30

chế

PTP1B

giai

đoạn

lâm

Hình 2.1: Hình ảnh bản mỏng khi chạy hệ dung mơi và sau khi

đốt…………………………………………………………………………......…
…....32
Hình 2.2: Sắc ký cột khi tiến hành chạy hệ dung môi .................................................... 33


Hình 2.3: Hệ thống máy HPLC – Agilent 1200 tại phịng Phân tích Hóa học ............ 34
Hình 3.1: Sắc ký lớp mỏng khảo sát thành phần các mẫu phân đoạn tách từ phân
đoạn EtOAc ................................................................................................................... 42
Hình 3.2: Hình ảnh phổ HPLC chạy tinh chế 4 hợp chất sạch 3, 4, 5 và 6 .................. 43
Hình 4.1: Hình ảnh mẫu thu hái tại Bảo Lâm, Cao Lộc, Lạng
Sơn……………………………………………………………….………………..
…..45
Hình 4.2: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 1 .............................................................. 47
Hình 4.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 2 .............................................................. 49
Hình 4.4: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 3 .............................................................. 50
Hình 4.5: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 4 .............................................................. 51
Hình 4.6: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 5 .............................................................. 52
Hình 4.7: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 6 .............................................................. 54
Hình 4.8: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 7.............................................................. 55
Hình 4.9: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 8 .............................................................. 56
Hình 4.10: Cấu trúc hóa học và tương tác phổ COSY, HMBC, NMR của hợp
chất số 9 ......................................................................................................................... 58
Hình 4.11: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 10 .......................................................... 59
Hình 4.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất số 11 .......................................................... 60


MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một nước có vị trí địa lý nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa,
địa hình nhiều đồi núi chia cắt nên điều kiện khí hậu cũng rất đa dạng, có nhiều

tiểu vùng khí hậu khá đặc trưng. Những yếu tố trên đã tạo nên những hệ sinh
thái, thảm thực vật nhiệt đới phong phú và phát triển với nhiều loại thực vật q
hiếm mà trên thế giới khơng có [1]. Theo số liệu thống kê của cơ quan Quản lý
thực phẩm-dược phẩm Mỹ (FDA), hiện nay xu hướng sử dụng dược phẩm để
chữa bệnh có nguồn gốc từ hố chất đã giảm từ 70% xuống cịn dưới 20% và
thay vào đó là các thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên. Việt Nam nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, được thiên nhiên ưu đãi với thảm thực vật rất đa
dạng và phong phú với nhiều lồi thực vật q hiếm mà trên thế giới khơng có.
Theo ước tính, nước ta có khoảng 12000 lồi thực vật thuộc hơn 2256 chi, 305 họ
(chiếm 4% tổng số loài 15% tổng số chi và 57% tổng số họ thực vật trên thế giới)
đã được phát hiện và ghi nhận, những cây này đóng vai trị hết sức quan trọng
trong đời sống của người dân Việt Nam , 1/3 trong tổng số các loài thực vật này
đã được sử dụng trong y học cổ truyền và có mục đích khác phục vụ cho đời
sống con người [2, 3]. Ngoài sự phong phú về thành phần chủng loại nguồn dược
liệu Việt Nam cịn có giá trị to lớn trong việc điều trị các căn bệnh khác nhau
trong dân gian. Các cây thuốc dược sử dụng dưới hình thức độc vị hay phối hợp
với nhau tạo nên những bài thuốc cổ phương đang tồn tại phát triển đến tận ngày
nay. Ngoài ra, hàng trăm cây thuốc đã được khoa học y - dược hiện đại chứng
minh về giá trị chữa bệnh của chúng. Xu hướng đi sâu nghiên cứu các cây thuốc
và động vật làm thuốc để tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học
cao nhằm sản xuất các loại thuốc có giá trị cao phục vụ cuộc sống ngày càng
được thế giới quan tâm.
Việc sử dụng các loại thảo dược theo cổ truyền hay các hợp chất nguồn
gốc thiên nhiên đó gồm một hay nhiều loại dược liệu nhưng trong đó lại chứa
hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong mọi trường hợp hầu hết đều chưa
xác định hoạt chất của từng chất. Trong vài năm trở lại đây, đã xuất hiện một số
cơng trình nghiên cứu về các nhóm cây có ích, trong đó nhóm cây có hoạt tinh
sinh học ngày càng được quan tâm và nghiên cứu có hệ thống. Có thể nói, nhóm

1



cây có hoạt tính sinh học có nhiều ý nghĩa trong đời sống xã hội của loài người ,
đặc biệt giá trị sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng
thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về
bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó, định hướng cho việc
nghiên cứu, chiết xuất để tìm ra các loại hoạt chất mới hay các hợp chất có hoạt
tính mạnh trong việc chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Các hợp chất có nguồn
gốc thiên nhiên từ sinh vật nói chung và từ thực vật nói riêng thể hiện hoạt tính
sinh học rất phong phú và đặc biệt như: kháng khuẩn, kháng nấm, kháng viêm,
chống ung thư, kháng virus, chống sốt rét, điều hòa miễn dịch… Đây là nguồn
nguyên liêu lý tưởng để tạo ra nhiều loại thuốc mới chữa bệnh, đặc biệt là các
căn bệnh hiểm nghèo, các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều
trị bệnh, các chế phẩm phục vụ nơng nghiệp và thủy hải sản (thuốc phịng và chữa
dịch bệnh cho động vật, diệt côn trùng, điều hịa sinh trưởng, phát triển…) có hoạt
tính cao mà khơng ảnh hưởng đến mơi sinh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thành
phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn
cao [4].
Một trong những thảo dược đã và đang được nghiên cứu là Cây Ngơ Thù
du hay cịn gọi là Ngơ thù, có tên khoa học Tetradium ruticarpum (A. Juss.) Hartl.).
Ở Việt Nam, cây Ngô thù du được sử dụng trong dân gian để điều trị các căn
bệnh như sốt nóng, đau bụng, nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh,
tạng hàn,... Trong một số nghiên cứu mới đây, dịch chiết của Ngơ thù du có tác
dụng kháng khuẩn, giảm đau giống chất antipyrin, điều trị huyết áp cao, điều trị
rối loạn vị, chữa trị các bệnh ngoài da như eczema, viêm da thần kinh có hiệu
quả [5]. Do đó, đây là cơ hội tốt và là cơ sở khoa học để chúng tơi tiến hành thực
hiện tìm hiểu đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính
sinh học của cây Ngơ Thù du (Tetradium ruticarpum (A. Juss.) Hartl.)” với
mong muốn tìm hiểu về thành phần hóa học và một số hoạt tính sinh học của lồi
dược liệu q này.

• Mục tiêu đề tài
(i) Tìm hiểu tổng quan về Cây Ngơ thù du và các lồi thuộc chi Euodia,
tình hình nghiên cứu ngồi nước, trong nước của lồi Ngơ thù du.

2


(ii) Đối tượng nghiên cứu, các phương pháp chiết xuất, phân lập và xác
định cấu trúc hóa học các hợp chất.
(iii) Quá trình thực nghiệm, xử lý và chiết mẫu thực vật; chiết cao tổng và
các cao phân đoạn, sau đó phân lập và tinh chế chất sạch, cuối cùng thử hoạt tính
sinh học của những chất đã phân lập được.
(iv) Xác định cấu trúc hóa học của những chất đã tinh chế được và kết quả
thử hoạt tính sinh học.

3


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về chi Euodia

1.1.1 Giới thiệu về chi Euodia
Chi Euodia trong tiếng Việt được gọi là chi Ba chạc, thuộc họ Cam (Rutaceae),
là các loài cây bụi và cây gỗ nhỏ có tinh dầu. Có khoảng 120 loài phân bố ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, từ Đông Madagascar đến vùng Nam Á, Đông – Nam Á xuống
Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương [3]. Chi Euodia ở Việt Nam là một chi với
số lượng lồi khơng lớn của họ Cam, chỉ có khoảng 7 lồi [2, 3].
Đặc điểm: Các lồi thuộc chi này thường là dạng cây nhỏ, cây gỗ hoặc cây bụi,
khơng có gai, cao 1 – 3m, có khi hơn (4 – 5m). Cành non có lơng, sau đó nhẵn. Lá kép

1 lá chét hay lá kép 3, lá và lá chét đều mọc đối, mép nguyên, thường có tuyến nhỏ, rõ
và nhiều. Cụm hoa dạng chuỳ. Hoa đơn tính. Đài gồm 4 lá đài. Tràng gồm 4 cánh hoa,
tiền khai hoa van hay lợp. Tuyến mật nhỏ. Hoa đực có 4 nhị, bộ nhụy thối hố dạng
que ngắn, thường xẻ 4 thuỳ, ít khi khơng xẻ thùy. Hoa cái có bộ nhụy gồm 4 lá nỗn
rời nhau, mỗi lá nỗn có 2 nỗn đính bên, bầu nhẵn hay có lơng, nhị thối hố có bao
phấn hoặc khơng có bao phấn (ở dạng vảy), vịi nhụy dính nhau (1 vịi nhụy), đầu nhụy
dạng phồng có 4 thùy; khơng có cuống bầu. Quả nang, khi chín mở theo khe lưng
bụng; khi các nang mở các hạt dính lại trên các mảnh nang; mỗi phân quả có 1 hạt; vỏ
quả ngồi có điểm dầu nhỏ, vỏ quả trong sau khi khơ thành “đấu mỏng” hoặc hố gỗ.
Hạt trịn, vỏ ngồi mượt, màu nâu hay xanh đen; nội nhũ nạc; phôi thẳng; lá mầm hình
trứng dẹp. Tồn cây có tinh dầu thơm. Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 7 [5].
Phân bố: Euodia là loài cây bụi ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên
nhiều loại đất khác nhau. Trên thế giới, cây Ba chạc phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới,
chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái
Lan, Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang, rất phổ biến trên khắp nước ta từ miền
Bắc đến miền Nam. Cây thường được gặp ở các vùng đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa,
hoặc trong các bụi cây ở vùng đồng bằng [6, 7].
1.1.2 Các lồi thuộc chi Ba chạc (Euodia) có ở Việt Nam
Theo các tác giả Võ Văn Chi [2], Phạm Hồng Hộ [3], và Đỗ Tất Lợi [4] thì ở
Việt Nam chi Ba chạc có mặt khoảng 6 - 7 lồi. Danh sách các lồi thuộc chi này được
trình bày ở bảng 1.1, như sau:

4


Bảng 1.1: Các loài thuộc chi Euodia và phân bố của chúng
TT Các loài thuộc
chi Euodia

Tên tiếng

Việt

Phân bố

Dấu dầu lá Chủ yếu gặp tại các tỉnh
hẹp
phía thuộc khu vực Tây
Nguyên: Kon Tum, Gia
Lai (Mang Yang), Đắc
Nông, Đà Lạt…

1

Euodia
callophylla
Guillaum.

2

Euodia lepta Ba chạc, Chè Mọc phổ biến khắp nơi
đắng,
Chè ở Việt Nam.
(Spreng)
cỏ,..
Merr.

3

Euodia
oreophilla

Guillaum.

Dấu dầu háo Mọc trên núi cao, có thể
ẩm
ở độ cao 2400 m, có thể
thấy ở Đắc Lắc (Chư
Yang Sin), Lâm Đồng (
Lang Bian),…

4

Euodia
simplicifolia
Ridl.

Dấu dầu lá Thường thấy các tỉnh
đơn
miền trung: Thanh Hóa,
Quỳ Châu (Nghệ An),
Thừa Thiên Huế,…

5

Euodia
crassifolia
Merr

Dầu dấu lá Cây thường mọc ở độ
cao 1500m, Đà Nẵng
mập

(Bà Nà)

6

7

Dầu
Euodia
pasteur
pasteuriana
A. Chev. ex
Guillaum
Euodia
rutaecarpa

dấu Mới thấy ở Khánh Hòa
(Nha Trang, Hòn Bà).

Chủ yếu Hà Giang, Lạng
Sơn

Ngơ thù du

Hình 1.1: Hình ảnh lồi Euodia lepta
và Euodia simplicifoli ở Việt Nam

5


Chi này rất gần với chi Tetradium bởi đặc điểm quả nang, lá mọc đối. Tuy nhiên

nó khác với chi Tetradium bởi số lượng lá chét chỉ từ 1-3, còn ở Tetradium có lá kép
lơng chim và có nhiều hơn 3 lá chét; chi Tetradium có khoảng 10 lồi.
1.2 Tìm hiểu cây Ngô Thù du (Tetradium ruticarpum (A. Juss.) Hartl.)
Tên gọi: Ngơ thù du (NTD) cịn gọi là Ngơ thù, Thù du, là quả chín phơi khơ
của cây có tên khoa học là Tetradium ruticarpum (A. Juss.) Hartl. thuộc họ Cam
(Rutaceae) [1] . Ở nước ta, cây thuốc được phát hiện ở tỉnh Hà Giang có tên là Xà lạp
hay Ngô thù.
Mô tả: Cây nhỏ, rụng lá, cao 1 – 3 m, thân cành màu nâu tím, khi non có lơng
mềm, sau nhẵn, có nhiều lỗ bì. Lá kép lơng chim lẻ, mọc đối, dài 30 – 40 cm, gồm 5 – 7
lá chết hình trứng hoặc bầu dục, dài 5 – 15 cm, rộng 2,5 – 5 cm, gần như không cuống,
gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt có lơng mịn, dày hơn ở mặt dưới, khi soi lá
thấy rõ những túi tinh dầu.

Hình 1.2: Hình ảnh thân lá, hoa và quả của cây Ngô thù du
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành hình xim ngù, có cuống mập; hoa nhỏ, nhiều,
màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa đơn tính khác gốc; đa số những hoa nhỏ tụ thành từng
tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thơ có nhiều lơng, màu nâu mềm.
Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực.
Quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngồi màu lục
vàng thẫm đến màu nâu, thơ, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng
xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả cịn sót
lại cuống phủ lơng tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô
chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng. Tồn cây có tinh dầu thơm
hắc. Mùa hoa: tháng 6 – 8; mùa quả: tháng 9 – 11 [6].

6


Phân bố, sinh thái: Ngơ thù du là lồi có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm cận
Hymalaya thuộc Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, cây phân bố tự nhiên ở vùng Nam

và Tây Nam Trung Quốc, Bắc Ấn Độ. Cây còn được trồng rải rác trong nhân dân ở các
tỉnh Quảng Tây và Vân Nam – Trung Quốc. Theo Đơng y, Ngơ thù du có vị cay, đắng,
tính nóng, hơi có độc, vào 4 kinh: tỳ, vị, can, thận, có tác dụng ơn trung, tán hàn, giang
nghịch, giải uất. Tuy nhiên, Viện Dược liệu đã nhiều lần điều ta ở những khu vực này
vào những năm 1999, 2000, mà chưa phát hiện được. Nhân dân ở một số vùng thuộc
huyện Quản Bạ và Yên Ninh (Hà Giang) cũng cho biết Ngô thù du mọc tự nhiên ở
vùng rừng núi đá vôi giáp biên giới và họ đã thu hái dược liệu vào khoảng thàng 10,
tháng 11 đưa xuống chợ bán.
Ngô thù du thuộc loại cây gỗ nhỏ, ưa sáng và có thể chịu bóng tối tốt ở thời kì
cây cịn nhỏ. Cây thích nghi với vùng khí hậu tương đối ơn hịa nhiệt độ trung bình
năm khoảng 21 – 22oC. Cây rụng lá vào mùa đơng và có thể chịu đựng tốt khi nhiệt độ
xuống dưới 0oC. Cây tái sinh tự nhiên và được gieo trồng chủ yếu bằng hạt.
Bộ phận dùng: Quả thu hái vào tháng 9 – 10, lúc đang có màu xanh hay hơi
vàng chưa tách vỏ đem phơi nắng hoặc sấy khô. Khi dùng, lấy nước ấm 60 – 70oC đổ
vào hạt khuấy đến khi nước nguội. Làm như vậy 2 – 3 lần rồi sấy khô, giã dập, dùng
sống. Người ta làm giảm bớt tính mạnh của quả bằng cách thêm nước cam thảo và sau
khi sấy khơ, có thể tẩm muối. Bảo quản nơi khơ ráo, đậy kín để giữ mùi thơm.
Có thể chế biến Ngô thù du theo y học cổ truyền như sau:
- Ngâm rửa: Lấy quả Ngô thù du ngâm nước sôi hoặc nước ấm 60 – 70oC đến
khi nguội, gạn nước, làm vài lần như vậy rồi sấy khô.
- Chế cam thảo: Ngô thù du (10kg), cam thảo (0,5kg). Nấu lấy nước cam thảo
khi nước cịn nóng cho Ngô thù du vào ngâm đến khi quả nứt ra (nếu chưa nứt quả,
đun thêm 5 phút ), lấy ra phơi hoặc sấy khơ – cũng có thể đun Ngơ thù du và cam thảo
với nước ngay từ đầu, đến khi quả nứt.
- Sao: Dùng lửa nhỏ sao Ngô thù du đến khi quả nứt ra, có màu đen cháy hoặc
sao đến khi quả phồng lên, màu hơi nâu.
- Chích rượu: Ngô thù du (10kg), rượu (2kg). Ngâm Ngô thù du vào rượu trong
6 đến 12h, lấy ra để ráo rượu, sao tới khô.

7



- Tẩm giấm: Ngô thù du (10kg), giấm (2kg). Ngâm Ngô thù du vào giấm trong
6 đến 12h, đổ ra, để se, rồi phơi khô [6].
Tác dụng dược lý: Theo y học cổ truyền, Ngơ thù du có vị cay, đắng, tính
nhiệt, có độc ít. Qui kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường, Thận (Lơi Cơng Bào Chế Dược
Tính Giải). Có tác dụng Tán hàn hành khí, táo thấp chỉ thống, sơ can hạ khí, ơn trung
chỉ tả, dùng ngồi, thuốc có tác dụng dẫn hỏa đi xuống. Ơn trung, chỉ thống, hạ khí,
trục phong tà, khai tấu lý (Bản Kinh), Kiện tì, thơng quan tiết (Nhật Hoa Tử Bản
Thảo), Khai uất, hóa trệ (Bản Thảo Cương Mục). Khứ hàn, chỉ thống, chỉ ẩu, giáng
nghịch, ơn tì, chỉ tả, khứ đờm thấp (Trung Dược Học). Chủ trị các chứng: Phúc thống,
cước khí, sán khí, quyết âm đầu thống, nơn, ợ chua, hàn thấp tiết tả, kiết lị, khẩu sang,
cao huyết áp. Trường hợp hầu họng miệng lưỡi sang lở, dùng bột Ngơ thù trộn dấm
đắp hai lịng bàn chân thì khỏi.
Ngơ thù du là chủ dược của Quyết âm Can kinh, có thể ơn tán hàn tà ở kinh
Can, thư Can, lợi khí, hồ trung, chỉ ẩu, tán hàn, táo thấp mà trợ Tỳ, Thận dương.
Không chỉ trị bệnh ở Can mà còn trị bệnh ở Tỳ Thận. Vị thuốc này trong đơng y
thường được dùng để trị sốt nóng, đau bụng, nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết
âm bệnh, tạng hàn, tiêu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng
đau, thấp chẩn, thủy đậu [5] . Trong một số nghiên cứu mới đây, dịch chiết của Ngơ
thù du có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau giống chất antipyrin, điều trị huyết áp cao,
điều trị rối loạn vị, chữa trị các bệnh ngoài da như eczema, viêm da thần kinh có hiệu
quả [6] . Trong các bài nghiên cứu đã công bố từ các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản,
thành phần hóa học chiếm khối lượng lớn từ lá, thân, rễ và quả của Ngô thù du là các
chất dạng alkaloid như evoden, evodin, evodol, gushuynic axit, evodiamine,
rutaecarpine [8, 9]. Các hợp chất này đã được thử các hoạt tính sinh học như chống
viêm, chống đơng máu, chống tiêu chảy, làm tăng co bóp cơ tim, chống béo phì và
tăng khả năng miễn dịch [10].
Theo y học hiện đại: các alcaloid rutaecarpin và dehydroevodiamin của ngơ
thù có hoạt tính gây tăng trương lực tử cung của chuột cống trắng in vitro.

Dehydroevodiamin cịn có tác dụng này trên tử cung chuột in vivo. Liều ở ngưỡng của
dehydroevodiamin làm tăng tác dụng trên trương lực tử cung của acetylcholin,
serotonin, axytocin, prostaglandin F2 và natri clorid. Tác dụng tăng trương lực tử cung
và tác hiệp đồng của dehydroevodiamin làm tăng tác dụng trên trương lực tử cung của

8


acetylcholin, serotonin, oxytocin, prostaglandin F2 và natri clorid. Tác dụng tăng
trương lực tử cung và tác hiệp đồng của dehydroevodiamin có thể bị phong bế bởi
indomethacin và mepacrin. Điều đó cho thấy tác dụng của chất này có thể do sự tổng
hợp prostaglandin.
Dehydroevodiamin làm giảm huyết áp và gây chậm nhịp tim ở chuột cống trắng
gây mê. Với liều lũy tích là 22,5 mg/kg trong vịng 30 phút, có sự giảm huyết áp tâm
trương mạnh hơn huyết áp tâm thu, có liên quan với sự giãn mạch. Tác dụng hạ áp của
dehydroevodiamin có thể do sự tổng hợp prostaglandin và có liên quan với tác dụng
kháng histamin hoặc chẹn kênh calci. Tiêm evodiamin cho chó gây mê dẫn đến hạ
huyết áp nhanh với nhịp tim chậm và ngừng thở, tiếp thoe bởi tăng huyết áp với hô
hấp sâu và nhanh trước khí trở về mức ban đầu. Ngơ thù có tác dụng chống nôn, mạnh
hơn nếu phối hợp với gừng. Cao methanol ngơ thù có hoạt tính cường tim rõ rệt trên
tâm nhĩ chuột lang cô lập. Sự phân đoạn định hướng bởi thử nghiệm sinh học dẫn đến
phân lập được 2 hoạt chất, evodiamin và dihydrorutaecarpin. Cao cồn có hoạt tính độc
hại tế bào.
Ngơ thù có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập gây bởi histamin hoặc
acetylcholin. Có tác dụng ức chế miễn dịch thể hiện ở hiệu quả hạ thấp tỷ lệ chết ở
chuột lang gây mẫn cảm bằng tiêm kháng nguyên, và sau 3 tuần gây dị ứng nhẹ bằng
cách đưa kháng nguyên vào đường hơ hấp dưới dạng khí dung. Ở chuột lang đặt trong
buồng khí dung histamin, ngơ thù làm tăng thời gian an tồn, làm chậm xuất hiện triệu
chứng khó thở so với chuột lang đối chứng. Ngơ thù có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống
hoặc kéo dài thời gian cầm cự trên chuột nhắt được tiêm liều thích hợp nọc rắn mang

bành [7].
Độc tính: Nếu dùng lượng lớn Ngơ thù du trong cùng một thời điểm thì sẽ gây
tác dụng kích thích thần kinh trung ương và có thể dẫn đến rối loạn thị giác, gây nên
ảo giác. Tuy nhiên, độc tính của Evoxine rất thấp, liều chích tĩnh mạch gây chết
(LD50) ở chuột nhắt là 135g/kg [10]. Dược liệu này thường nhập của Trung Quốc vì
nguồn cung cấp ở Việt Nam cịn thiếu và khơng được trồng và thu hái theo quy củ,
ln mang tính tự phát. Trong các nghiên cứu dựa trên các kết quả sàng lọc sơ bộ đã
nhận thấy cây Ngô thù du mọc ở Việt Nam cũng có các hoạt tính sinh học tương tự
như của Trung Quốc. Ngô thù với tinh dầu thơm có tác dụng kiện vị trừ phong và ức

9


chế các loại men khơng bình thường ở ruột, có tác dụng cầm nôn, cùng dùng với Sinh
khương tác dụng mạnh hơn.
Ngơ thù có tác dụng giảm đau: Trên thí nghiệm các tác giả Trung quốc đã
chứng minh tác dụng giảm đau của Ngô thù tương đương với Antipyrine. Loại Ngơ
thù sản xuất tại Nhật cũng có tác dụng giảm đau.
- Tác dụng hạ huyết áp: Theo các học gia Trung quốc đã chứng minh tác dụng
hạáp của thuốc là do giãn mạch ngoại vi, làm giảm lực cản của mạch ngoại vi và
phóng histamin. - Dùng băng dính có bột Ngơ thù du trộn dấm lịng bàn chân có tác
dụng hạ áp trong vòng 12 - 24 giờ.
- Tác dụng đối với cơ trơn: Thành phần Rutamine được chế từ Rutaecarpine có
tác dụng kích thích co thắt tử cung.
- Tác dụng kháng khuẩn: thuốc sắc có tác dụng ức chế mạnh phẩy khuẩn tả trên
ống nghiệm. Thuốc cịn có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn,
một số nấm ngoài da, một số ký sinh trùng như: giun đũa, Hirudo (đỉa) và giun đất.
- Tác dụng điều hịa nhiệt: Thí nghiệm trên thỏ nhận thấy chất Isoevodiamine
có tác dụng hạ nhiệt nhẹ, thuốc sắc cũng có tác dụng tương tự.
Tính vị, cơng năng: Ngơ thù có vị cay, đắng, tính nóng, hơi có độc, vào 4 kinh:

tỳ, vị, can, thận, có tác dụng ơn trung, tán hàn, giang nghịch, giải uất [6].
Công dụng: Ngô thù được dùng chữa nôn ọe khan, hàn thấp, ăn không tiêu,
bụng đau quặn, tiêu chảy, lưng chân yếu, cảm lạnh, đau răng, miệng lưỡi lở ngứa.
Ngày dùng 1 – 3g dưới dạng bột, hoặc 4 – 6g dưới dạng thuốc sắc, uống làm 3 lần
thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kị: khơng có hàn thấp, khơng nên dùng. Trong y học Trung Quốc, ngô
thù được dùng làm thuốc kháng khuẩn, hạ sốt, giảm đau, làm săn và lợi tiểu, trị bệnh
dịch tả, phù, nôn, cảm lạnh, và dùng ngồi trị bệnh da. Ngơ thù cịn là thuốc gây trung
tiện, trợ tiêu hóa, bổ dạ dày [6].
Bài thuốc:
1. Chữa nôn mửa, tiêu chảy:Ngô thù 5g, can khương 2g. Sắc uống trong ngày.
2. Chữa tiêu hóa kém: Ngơ thù, mộc hương, mỗi vị 2g; hoàng liên 1g. Tất cả
tán bột, trộn đều, chia làm 3 lần uống trong ngày.

10


3. Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Ngô thù, mai mực, mạch nha, mỗi vị 20g,
hoàng liên cầm 16g, sơn chi, đại táo, mỗi vị 12g; hoàng liên 8 g, cam thảo 6g. Sắc
uống ngày một thang.
4. Chữa tiêu chảy mạn tính: Ngơ thù 8g, phá cố chỉ 16g, nhục dậu khấu 8g, ngũ
vị tử 6g. Tán bột mỗi ngày uống 20g. Hoặc dùng thuốc sắc, ngày một thang.
5. Chữa lỵ cấp tính: Ngơ thù, hồng liên gai, khổ luyện tử, binh lang, trần bì,
mỗi vị 100g. Tán bột làm viên, ngày uống 20g.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về cây Ngơ thù du và các lồi thuộc
chi Euodia
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Về thành phần hóa học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả Ngơ thù du
có khoảng 0,4% tinh dầu, các thành phần hóa học khác như Evoden, ocimene, evodin,
evodol, gushuynic axit, evodiamine, rutaecarpine, wuchuyine, hydroxyevodiamine,

evocarpine, idoevodiamine, evodinone, evogin, rutaevin.
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Ngơ thù du được thực hiện từ
sớm những năm 1933, hai hợp chất rutaecarpine (1) và evodiamine (2) là thành phần
hóa học chính từ lồi Ngơ thù du đã được phân lập và nhận dạng. Các nghiên cứu về
thành phần hóa học sau đó chủ yếu tập trung từ những năm 1966 đến thập niên 80 và
90 của thế kỷ 20, tại thời điểm đó các hợp chất có khung quinolone alcaloid đã được
phân lập từ các loài thuộc chi Euodia bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật bản.
Các hợp chất này lần lượt được nhận dạng là 1-methyl-2-pentadecyl-4(1H)-quinolone
(3), 1-methyl-2-tridecyl-4(1H)-quinolone (dihydroevocarpine, 4) và 1-methyl-2undecyl-4(1H)-quinolone (5) [11]. Năm 1978 hai hợp chất rutaecarpa (1) và
evodiamine (2) cùng với hai hợp chất mới là dihydrorutecarpine (6) và 14-formyl
dihydrorutecarpine (7) được các nhà khoa học Nhật bản phân lập và nhận dạng từ lồi
Ngơ thù du [9]. Đây là những hợp chất alcaloid mới đầu tiên phân lập được từ lồi
Ngơ thù du, nối tiếp theo sau những hợp chất alcaloid mới khác được phân lập và nhận
dạng từ các lồi Ngơ thù vào những năm sau đó. Năm 1993, hai hợp chất mới 4-(1′geranyloxy)-2,6,β-trihydroxy-3-dimethoxyallylacetophenone

(8)



2-(1′-

geranyloxy)-4,6,β-trihydroxyacetophenone (9) cùng với hai hợp chất đã được phân lập
và nhận dạng trước đó là 4-(1′-geranyloxy)-2,6-dihydroxy-3-isopentenylacetophenone

11


(10) và 2-(1′- geranyloxy)-4,6-dihydroxyacetophenone (11), đây là những hợp chất
acetophenone đầu tiên được phân lập và nhận dạng từ loài E. merrillii bởi tác giả Lin
Lie-chwen người Trung Quốc [10]. (Hình 1.3).

O
N

N
H

R

N
2
6
7

1

O

N

N
H

O

N

N

R = CH3
R = CHO

R=H

3
4
5

R

R = C15H31
R = C13H27
R = C11H23

OR2
O

R1
R2O

O

O

R1

O
8
9

R1 = CH2OH, R2 = H
R1 = Me, R2 = H


R2O

OR2

10
11

R1 = CH2OH, R2 = H
R1 = Me, R2 = H

Hình 1.3: Các hợp chất alcaloids phân lập từ các lồi Ngơ thù du
Trong giai đoạn này, từ những năm 1980 đến những năm 2000, đã có rất nhiều
các hợp chất alcaloids bao gồm các hợp chất alcaloid mới đã được các nhà khoa học
quốc tế phân lập và nhận dạng cấu trúc hóa học từ các lồi Ngơ thù du, trong đó chủ
yếu vẫn là các nghiên cứu của loài E. rutaecarpa. Hợp chất N-(2methylaminobenzoyl)tryptamine (12) và evodiamide (13) phân lập được từ loài E.
rutaecarpa từ năm 1988 [10], goshuyuamide I (14) và goshuyuamide II (15) là hai
alcaloid có khung cấu trúc đóng mở đặc biệt dựa trên nền khung evodiamine được
phân lập và nhận dạng ngay một năm sau đó cũng từ lồi Ngơ thù du (E. rutaecarpa)
năm 1989 bởi nhóm nghiên cứu của Shoji et al.
Năm 1992, các hợp chất khung acetophenones từ quả của loài Ngô thù (E.
merrillii) đã được phân lập và nhận dạng, trong đó 4-(1′-geranyloxy)-2,6-dihydroxyacetophenone (16) và 4-(1′-geranyloxy)-β,2,6-trihydroxyacetophenone (17) là những
hợp chất mới, các hợp chất (18-19) là hợp chất cũ đã được nhận dạng trước đó [12].
Năm 1995, lần đầu tiên nhóm các nhà khoa học Pháp (Michel Delmas) đã nhận dạng
được các hợp chất Furoquinoline alcaloids từ loài E. fatraina thu thập từ vùng
Madagascar. Furoquinoline alcaloids là nhóm các hợp chất alcaloid có cấu trúc đơn
giản, đây là nhóm chất phân bố giới hạn trong các thực vật thuộc họ Rutaeceae. Trong
số này dictamnine có cấu trúc đơn giản nhất, skimmianine là hợp chất thường gặp nhất
trong các loài thực vật họ Rutaeceae.


12


×