Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

Luận án nghiên cứu ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành (ceo’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 200 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Theo tư tưởng quản trị truyền thống, giám đốc điều hành (Chief Excutive
Officer – CEO) chủ yếu làm công tác quản lý, thực hiện các chức năng quản trị để cụ
thể hoá chiến lược và mục tiêu do Hội đồng quản trị (HĐQT) giao, cịn HĐQT đóng
vai trị lãnh đạo, hoạch định chiến lược của tổ chức. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 21, sự
thất bại của hàng loạt thương hiệu toàn cầu, mà điển hình General Motor, cho thấy
khả năng quản lý tốt của CEO là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thích nghi với
sự biến động chóng mặt của mơi trường kinh doanh ngày nay. Vì vậy, trong mơ hình
quản trị doanh nghiệp hiện đại, CEO đóng vai trị như đầu tàu cho sự phát triển, là
chìa khố mở ra cánh cửa thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. CEO trong
thế kỷ 21 khơng chỉ cần có năng lực quản lý tốt mà còn phải là những nhà lãnh đạo
xuất sắc, có thể cảm nhận, dự báo và đánh giá chuẩn xác về biến động nhanh của môi
trường kinh doanh bên ngoài cũng như mầm mống vấn đề bên trong tổ chức và trực
tiếp dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thách thức trên con đường phát triển.
Xét trên một khía cạnh khác, CEO thường là những cá nhân có năng lực đặc
biệt, chứng minh được bản lĩnh, khả năng của mình thơng qua việc ra những quyết
định quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh
của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành. Mỗi cá nhân này lại mang những đặc
điểm khác nhau về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên công
tác, đặc trưng tính cách, giới tính (Hambrick và Mason,1984). …Tất cả những đặc
điểm ấy khi kết hợp lại với nhau giúp hình thành nên những đặc trưng tiêu biểu của
từng CEO, từ đó hình thành nên phong cách lãnh đạo của họ (Nornburn,1989),
(Pfeffer và Salancik,1978), (Herrmann và Datta, 2002) …
Các nghiên cứu về tâm lý học người đã chỉ ra rằng, những đặc điểm khác nhau
về nhân khẩu học, tâm lý học hành vi, kinh nghiệm, thâm niên cơng tác, đặc trưng
tính cách, giới tính… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của mỗi cá nhân. Những
hành vi này thông qua quá trình lao động, học tập, làm việc lại ảnh hưởng đến cách
thức nhìn nhận, đánh giá vấn đề, phong cách làm việc … và từ đó ảnh hưởng đến


hiệu quả xử lý cũng như kết quả học tập, làm việc của mỗi cá nhân (Holland,1960).


2

Đối với các CEO cũng vậy, các nghiên cứu về lãnh đạo đã chỉ ra rằng phong cách,
thói quen hay hành vi của một nhà lãnh đạo cụ thể là mặt phản ánh ra bên ngoài của
một loạt các đặc điểm đặc trưng của nhà lãnh đạo đó. Chính thói quen, phong cách
làm việc của nhà lãnh đạo đó lại có những tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
của tổ chức, doanh nghiệp do họ điều hành (Thong và Yap, 1995), (Herrmann và
Datta, 2002), (Heaton, 2002),...Vì vậy, từ lâu nay, một trong những nội dung được
khá nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh trên thế giới
quan tâm, tìm hiểu đó là ảnh hưởng của đặc điểm các nhà lãnh đạo đến các khía cạnh
hoạt động khác nhau của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vai trò và vị trí của các nhà
quản trị doanh nghiệp ngày càng được nhắc đến nhiều hơn. Năm 2004, Thủ tướng
chính phủ đã ký quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hàng năm là ngày tôn vinh các
doanh nhân Việt Nam - những anh hùng, chiến sỹ trên thị trường cạnh tranh khốc
liệt hiện nay. Bên cạnh đó, vào thời điểm năm 2005, khi các giao dịch đầu tiên trên
thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu được thực hiện và các công ty hoạt động
dần theo các chuẩn mực quốc tế, vai trò của đội ngũ quản trị mà đặc biệt là các CEO
càng được đề cao và nhắc đến nhiều hơn. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thuật ngữ
CEO, các câu chuyện về CEO, vai trò của các CEO trong sự phát triển doanh nghiệp
được đề cập và nhắc đến ngày càng nhiều. CEO ở Việt Nam hiện nay đã trở thành
một nghề được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Nghiên cứu về phong cách lãnh
đạo, về đặc điểm của các CEO trong những năm gần đây cũng dần trở thành một
trong những lĩnh vực được nhiều học giả trong nước quan tâm theo đuổi. Các chương
trình đào tạo, tư vấn, các diễn đàn trao đổi về CEO chính là một trong những minh
chứng tiêu biểu nhất cho xu thế trên.

Tuy nhiên, các trao đổi và nghiên cứu về CEO hiện nay phần lớn chỉ là các
nghiên cứu tổng quan, mang tính chất giới thiệu và cung cấp thơng tin đơn thuần. Cơ
sở lý luận cịn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về CEO cũng như vai trò của CEO
trong doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu về CEO hiện nay còn dựa chủ yếu vào
các lý thuyết có sẵn trên thế giới nên thực tế khơng tránh khỏi những điểm không


3

tương xứng, khác biệt khi áp dụng vào các tình huống mang đặc trưng Việt Nam. Đó
là lý do chính giải thích thực trạng thơng tin về CEO vừa thừa vừa thiếu tại Việt Nam
hiện nay.
Từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu tập trung vào tìm
hiểu về các đặc điểm cá nhân của CEO trong mối quan hệ ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn chứng khốn Việt Nam. Thực
tế, trong q trình đi tìm hiểu để làm rõ về khái niệm doanh nghiệp tiêu biểu trên sàn
chứng khốn, tác giả nhận thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về phạm trù tiêu biểu
như: (i) tiêu biểu về quy mô doanh nghiệp (vốn, tài sản, tỷ trọng đóng góp vào giá trị
niêm yết của thị trường..), (ii) tiêu biểu về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, (iii) tiêu
biểu về cơ cấu, văn hoá tổ chức… hoặc sự bao hàm của một hoặc một vài các dấu
hiệu trên thì đều được xem là tiêu biểu. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm
cá nhân CEO tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung từ lâu đã là một
trong những mảng nội dung được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, hướng
tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp tiêu biểu theo một cách tiếp cận cụ thể nào
đó là một hướng triển khai mới, và chắc chắn sẽ giúp kết quả nghiên cứu chuyên sâu
và chi tiết hơn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy các cơng ty gia đình (CTGĐ) là mơ hình
tổ chức kinh doanh xuất phát từ hình thái gia đình và là mơ hình mang tính cơ sở
trong các mơ hình tổ chức kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại Việt
Nam nơi có văn hố gia đình chi phối phần lớn các quan hệ trong xã hội. Hơn nữa,

khi nhìn từ góc độ quản trị, các CTGD ln có những lợi thế cả về mặt tổ chức, chiến
lược hay ra quyết định so với các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh
khác do các đặc điểm về quyền sở hữu gia đình, cơ chế giám sát và vận hành hoạt
động của tổ chức (Dieleman và cộng sự, 2013). Vì vậy, đây thực sự là mơ hình doanh
nghiệp mang nhiều yếu tố tiêu biểu để phân tích và tìm hiểu.
Đối với hướng nghiên cứu trên, tác giả hy vọng có thể đúc rút tổng kết được
một số những đặc điểm tiêu biểu của CEO Việt có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp và kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các quyết định, lựa
chọn đầu tư trên thị trường hiện nay.


4

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục tiêu chủ yếu mà luận án hướng tới là tìm hiểu ảnh hưởng của các đặc
điểm cá nhân của các giám đốc điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt
động của một số doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khốn Việt Nam, trong
đó luận án lựa chọn khoanh vùng doanh nghiệp tiêu biểu là các công ty gia đình niêm
yết trên TTCK Việt Nam hiện nay.
Cụ thể, luận án trả lời cho một số câu hỏi:
✓ Các đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng lên kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các công ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khốn
(TTCK) Việt Nam không?
✓ Mức độ ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân của CEO lên hoạt động của
các công ty gia đình niêm yết trên TTCK Việt Nam là như thế nào?
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
✓ Nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hoá về các đặc điểm cá nhân của CEO và
ảnh hưởng của các đặc điểm này lên hoạt động của doanh nghiệp.
✓ Đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu quả hoạt
động của các CTGĐ đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.

✓ Khuyến nghị một số giải pháp quản trị, điều hành nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho CEO nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu
quả hoạt động của các cơng ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung, luận án tập trung vào các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều
hành, trong các đặc điểm cá nhân luận án tập trung vào 2 nhóm đặc điểm chính: (1)
các đặc điểm nội tại của CEO – đặc điểm nhân khẩu học, (2) các đặc điểm cá nhân
CEO liên quan đến thâm niên và cơ cấu quản lý của doanh nghiệp – đặc điểm công
tác.
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân của CEO


5

đến hiệu quả hoạt động của các công ty gia đình niêm yết tại TTCK Việt Nam. Lí do
luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu tập trung vào các CTGĐ niêm yết với tư cách
là doanh nghiệp tiêu biểu bởi đây là mơ hình mang tính cơ sở trong các mơ hình tổ
chức kinh tế và có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, tại Việt Nam, theo thống kê của Forbes, danh sách
50 công ty niêm yết lớn nhất được vinh danh trên thị trường năm 2018 chiếm giá trị
vốn hố tồn thị trường là 70,8% với tổng lợi nhuận đạt 106,499 tỉ có sự góp mặt của
hàng loạt các cơng ty gia đình như Cơng ty cổ phần tập đồn Hồ Phát, Cơng ty cổ
phần Thế giới Di động, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji, Tập đoàn Vingroup…
Ngoài ra, tại Việt Nam, những chỉ tiêu tài chính đáng tin cậy thường có trong

các báo cáo tài chính được kiểm tốn phổ biến hơn nhiều các dữ liệu khác về thị
trường, về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về mức độ hài lòng và lực lượng lao động...
Do đó, quan điểm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà tác giả sử dụng trong
luận án là hiệu quả hoạt động ở khía cạnh tài chính của cơng ty gia đình niêm yết trên
TTCK Việt Nam. Tác giả lựa chọn 2 chỉ tiêu tài chính là ROA, ROE để đánh giá bởi
sự phổ biến và tính tin cậy về mặt dữ liệu nghiên cứu.
Về không gian, hoạt động nghiên cứu giới hạn nghiên cứu về đặc điểm cá nhân
của các CEO hiện đang điều hành quản lý các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn
chứng khốn Việt Nam. Đối với các cơng ty niêm yết đa phần là những cơng ty có
đầy đủ các điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định của Thông tư
số 29/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung; Thơng tư 202/2015/TT-BTC. Vì vậy, việc
nghiên cứu các đặc điểm cá nhân của CEO tại các công ty gia đình niêm yết trên
TTCK Việt Nam này đảm bảo yếu tố minh bạch, công khai trên các Báo cáo tài chính
(BCTC), Báo cáo thường niên (BCTN) và các báo cáo kết quả hoạt động điều hành
quản trị. Các thông tin từ các nguồn tài liệu thứ cấp này là sự lựa chọn phù hợp khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của những đặc điểm cá nhân CEO đến hiệu quả hoạt động
của công ty do họ điều hành.
Về thời gian, giai đoạn từ 2000 – 2006 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thị
trường chứng khoán. Giai đoạn từ 2007 – 2008 từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
tồn cầu, thị trường giảm sút do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mơ và sự suy thối


6

kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Sang đến giai đoạn 2009-2010, với chủ trương kích
cầu của chính phủ và dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã giúp cho TTCK Việt Nam
phục hồi đạt giá trị vốn hoá ổn định là 34% GDP. Đặc biệt năm 2017 được coi là năm
TTCK Việt Nam với bước phát triển nhảy vọt, đạt mức cao nhất sau gần 10 năm;
mức vốn hố thị trường đạt 3500 nghìn tỷ tương đương với 74,6% GDP tăng 73% so
với cuối năm 2016, và vượt mức chỉ tiêu đặt ra cho năm 2020.

Về thời gian, luận án lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ 2012 -2018. Vì
trong giai đoạn trước 2012, các thơng tin về báo cáo quản trị công ty (QTCT) chưa
được quan tâm đúng mức trên TTCK Việt Nam. Mặt khác, kể từ năm 2012 đến nay,
kinh tế vĩ mơ mới có những bước tăng trưởng và phát triển ổn định, TTCK có những
bước phát triển tích cực. Vì những lí do đó, phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án
lựa chọn là giai đoạn 2012 – 2018 để đảm bảo thông tin một cách đầy đủ từ các
BCTC, BCTN và báo cáo QTCT tạo nên một bằng dữ liệu cân đối, hợp lý nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Luận án kết hợp cách tiếp cận cả mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên
cứu. Cơ sở lý luận về đặc điểm của CEO sẽ được tìm hiểu và sử dụng để đánh giá về
ảnh hưởng thực tế của các đặc điểm này đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
do họ điều hành quản lý. Từ đó giúp trả lời câu hỏi liệu đặc điểm cá nhân của CEO
có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt
Nam? Những tác động và ảnh hưởng đó được thể hiện như thế nào? Ngoài ra, trong
giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung tìm hiểu về ảnh hưởng các
đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành - CEO đến hiệu quả hoạt động của các
cơng ty gia đình (CTGĐ) niêm yết trên TTCK Việt Nam vì CTGĐ là loại hình tổ
chức doanh nghiệp hiện có nhiều đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam. Bên cạnh đó, đây là mơ hình tổ chức doanh nghiệp mang nhiều các đặc
trưng tiêu biểu mà hiện nay ở Việt Nam còn rất ít các nghiên cứu tập trung tìm hiểu
về nhóm doanh nghiệp này.
Hoạt động nghiên cứu sẽ sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
như: nghiên cứu phân tích – tổng hợp số liệu từ các nguồn trong và ngoài nước. Cụ


7

thể, số liệu sẽ được thu thập và xử lý thông qua các nguồn như thông tin giao dịch
trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thơng tin về báo cáo tài chính, kết quả kinh

doanh của các cơng ty đại chúng có niêm yết và giao dịch trên các sàn chứng khoán
Việt Nam. Số liệu sau khi tổng hợp sẽ được xử lý thông qua các phần mềm xử lý số
liệu như STATA để có thể mơ tả phân tích một cách chính xác nhất về ảnh hưởng
của các đặc điểm cá nhân của CEO đến kết quả hoạt động của các CTGĐNY trên
TTCK Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận án cũng xây dựng bảng hỏi với hình thức phỏng vấn chuyên
gia nhằm kiểm định và củng cố các kết quả của nghiên cứu lý thuyết cũng như mơ
hình định lượng, từ đó làm cơ sở để xây dựng giả thuyết nghiên cứu cũng đề xuất các
giải pháp phù hợp phát huy ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phương pháp so sánh đối chiếu cũng sẽ được sử dụng để phân tích
những điểm tương đồng và khác biệt xung quanh vấn đề nghiên cứu giữa Việt Nam
và một số nước trên thế giới, để từ đó rút ra được những đặc điểm cá nhân ở CEO
Việt Nam.
Công cụ kỹ thuật: kỹ thuật sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê STATA.
Ngồi ra cịn có thể áp dụng thêm một số công cụ khác phụ thuộc vào yêu cầu và tiến
trình thực hiện nghiên cứu.
4.2. Khung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả dự kiến sẽ triển khai các
nhiệm vụ nghiên cứu được trình bày trên sơ đồ 01 dưới đây.


8

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng hợp nghiên cứu tiêu biểu về
ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân

của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu tại bàn

Xây dựng mơ hình định lượng để
đánh giá ảnh hưởng các đặc điểm
cá nhân của CEO tới hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp

Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Phân loại các đặc điểm cá nhân của
CEO theo 02 nhóm.
Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động (ROA,ROE)

Phân tích định lượng để đánh giá
ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân
của CEO tới hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp

Tổng hợp dữ liệu thứ cấp về CEO
từ BCTN,BCTC.
Thống kê mô tả
Kiểm định FEM,REM,GMM

Kiểm chứng thực nghiệm kết quả
phân tích định lượng về ảnh
hưởng các đặc điểm cá nhân của
CEO tới hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp

Phỏng vấn chuyên gia và phỏng
vấn sâu (n=10)

Sơ đồ 01. Quy trình triển khai nghiên cứu của luận án
(Nguồn: tác giả tự thiết kế, xây dựng)


9

5. Các kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án
Luận án đã đạt được một số kết quả chính sau đây:
Thứ nhất, luận án đã xác định được những ảnh hưởng các đặc điểm của giám
đốc điều hành (CEO) tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ trong điều kiện thực tế
tại Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, luận án đưa ra các khuyến nghị một số giải pháp điều hành, chính sách
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho CEO nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án có một số đóng góp về
mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Cụ thể:
Về mặt lý thuyết, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, khái quát hoá về các đặc điểm của CEO cũng như ảnh hưởng các đặc
điểm này đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ các lý thuyết nghiên cứu cho
đến các hướng phân loại, các nhóm ảnh hưởng có thể có đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
Thứ hai, luận giải và chứng minh tính hợp lý của việc lựa chọn các CTGĐ là
loại hình doanh nghiệp tiêu biểu, từ khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân biệt với các
loại hình tổ chức doanh nghiệp khác.
Về mặt thực tiễn, luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, cung cấp các bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng các đặc điểm cá

nhân của giám đốc điều hành tới hiệu quả hoạt động của các CTGĐ ở Việt Nam.
Thứ hai, khoanh vùng và chỉ ra những ảnh hưởng tiêu biểu có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hiệu quả hoạt động của các CTGĐ, gợi mở hướng dẫn chiếu so sánh với các
mơ hình doanh nghiệp khác.
Thứ ba, đề xuất, khuyến nghị những giải pháp nhằm phát huy vai trò cùa giám
đốc điều hành cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của các CTGĐ nói riêng,
hướng tới cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
6. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 150 trang, 21 bảng, 08 biểu đồ và 02 sơ đồ triển khai nghiên cứu.
Ngoài danh mục từ viết tắt, danh mục bảng – biểu, mục lục, phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận án bao gồm 5 chương:


10

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân giám đốc điều hành
(CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình niêm yết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân giám đốc điều hành (CEO’s
characteristic) đến hiệu quả hoạt động của cơng ty gia đình niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2018
Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án và một số kiến nghị đề xuất


11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành
(CEO’s characteristic)

Nghiên cứu của tác giả Norbum (1989) đã cung cấp thông tin liên quan đến các
đặc điểm khác nhau của CEO và chỉ ra tầm quan trọng/ảnh hưởng quan trọng của
chúng đến phong cách và thói quen điều hành. Kesner và Sebore (1994) cũng chỉ ra
rằng, việc lựa chọn CEO là một quyết định quan trọng của tổ chức, có ý nghĩa quan
trọng đối với hiệu quả hoạt động của công ty. Một nghiên cứu khác của Pfeffer và
Salancik (1978) đã kết luận trong nghiên cứu của họ rằng hầu hết các công ty trong
bối cảnh khác nhau tuyển dụng và thuê CEO với nền tảng và kỹ năng phù hợp với
nền tảng của công ty. Điều này chỉ ra mối quan hệ ảnh hưởng thuận chiều giữa các
đặc điểm của công ty với đặc điểm cá nhân của CEO. Hay nói cách khác các đặc điểm
cá nhân của CEO có sự tương đồng và ảnh hưởng qua lại mạnh mẽ đối với đặc điểm
công ty. Tương quan trên một lần nữa tái khẳng định những ảnh hưởng của đặc điểm
cá nhân của CEO đến phong cách và thói quen điều hành.
Theo mạch nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của CEO
đến phong cách và thói quen điều hành. Các nghiên cứu được triển khai vào đầu
những năm 1990 đã đưa ra kết luận rằng các CEO có trình độ học vấn cao và nền
tảng chức năng kỹ thuật có nhiều khả năng có một chương trình nghiên cứu và phát
triển chun sâu. Trong hướng nghiên cứu này, chỉ tiêu về năng lực ứng dụng CNTT
vào tổ chức được lựa chọn như một chỉ tiêu nền tảng để đánh giá. Các công ty có chi
phí nghiên cứu và phát triển cao có nhiều khả năng lựa chọn các CEO mới có kinh
nghiệm kỹ thuật. Bởi họ sẽ quen thuộc và hiểu biết hơn về nền tảng của công ty. Hơn
nữa, các cá nhân được đào tạo và giáo dục tiên tiến có liên quan đến chi phí nghiên
cứu và phát triển cao hơn (Datta và Guthrie, 1994). Thong và Yap (1995) đồng ý với
quan điểm này và nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ có nhiều khả năng áp dụng
cơng nghệ thơng tin (CNTT) mới khi CEO có tính cách sáng tạo, tích cực đối với
việc áp dụng CNTT và có kiến thức CNTT lớn hơn. Các CEO trẻ tuổi có xu hướng
chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển khi họ có nhiều của cải đầu tư vào cổ
phiếu cơng ty và có kinh nghiệm nghề nghiệp quan trọng trong tiếp thị và kỹ thuật.


12


Bên cạnh việc áp dụng CNTT, các đặc điểm của CEO được chỉ ra còn ảnh hưởng
đến hàng loạt các mảng hoạt động khác của công ty. Herrmann và Datta (2002) đã
tìm thấy những đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến phương pháp và cách thức điều
hành hoạt động của CEO. Nhìn chung, các tác động trên thường được bộc lộ thơng
qua 4 mảng hoạt động chính của doanh nghiệp: quy trình kinh doanh, cách thức tổ
chức hoạt động, hoạt động liên doanh liên kết, và khâu quản lý các đơn vị nhanh/cơng
ty con trực thuộc. Ở 2 nhóm nhân tố chịu tác động đầu tiên, quy trình kinh doanh và
cách thức tổ chức hoạt động (về cơ bản không dựa trên cơ cấu vốn chủ sở hữu) nên
mức độ ảnh hưởng và rủi ro nhìn chung là có xu hướng thấp hơn so với hai nhóm
nhân tố cịn lại (đa phần có ảnh hưởng trực diện đến cơ cấu vốn chủ sở hữu) và sức
ảnh hưởng của CEO. Đồng thời nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, khi CEO đồng thời
có thêm những quyền lực trong HĐQT thì sức ảnh hưởng và chi phối của họ đến hiệu
quả hoạt động lại càng trở nên mạnh mẽ và rõ nét hơn. Hơn nữa, tính hợp pháp trong
vị trí của họ cùng với mức độ tự tin và kinh nghiệm cao hơn dẫn đến xu hướng kiểm
soát quyền lực. Trong trường hợp này, các CEO thường có xu hướng tự tin rất cao
vào phương pháp điều hành hoạt động kinh doanh của họ, không ngại chấp nhận rủi
ro cao hơn để có lợi nhuận cao hơn. Các CEO có nền tảng học vấn, kinh nghiệm có
nhiều khả năng có mong muốn kiểm sốt và hiệu quả cao hơn, do đó cũng có xu
hướng chuyên quyền hơn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và thâm niêm công tác cũng là
những đặc điểm của CEO chi phối đến phong cách lãnh đạo và điều hành.
Ngoài ra, một số những đặc điểm tâm lý hành vi khác của CEO (ví dụ như sự
tự tin) cũng được xét đến là một trong những yếu tố tác động đến phong cách và thói
quen điều hành của CEO. Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi CEO quá tự tin
có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất công ty. Heaton (2002) phát hiện ra rằng các
CEO thường có xu hướng lạc quan, đánh giá cao các dự án của cơng ty, do đó, khiến
giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp bị tụt giảm do sự phân bổ đầu tư nhiều vào thì
tương lai. Hơn nữa, họ tin rằng thị trường vốn đánh giá thấp các rủi ro từ giá cổ phiếu
của công ty. Tác giả Malmendier và Tate (2008) đồng ý với quan điểm này và kết
luận từ nghiên cứu của họ rằng các CEO quá tự tin trả rất cao cho việc sáp nhập và

mua lại, đặc biệt là nếu họ có quyền can thiệp vào vốn nội bộ. Lý do cho điều này là


13

họ đánh giá quá cao khả năng tạo ra lợi nhuận trong q trình sáp nhập và mua lại.
Do đó, họ thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại hơn mức cần thiết. Vì vậy, theo đề
xuất của tác giả nghiên cứu, để giảm bớt những tác động kém tích cực của xu hướng
q tự tin ở CEO, có thể xem xét việc giảm các quyền can thiệp của giám đốc điều
hành vào đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nhìn chung tất cả các hướng nghiên cứu đều chỉ ra rằng những đặc điểm cá
nhân của CEO có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách và thói quen làm
việc, điều hành, qua đó tác động đến kết quả triển khai công việc và các mặt hoạt
động khác của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn tồn tài nhiều luồng quan điểm, cách
tiếp cận khác nhau về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO’s
characteristic), tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả có thể dẫn chiếu kết quả nghiên
cứu của Hambrick và Mason (1984) làm nền tảng trong tiếp cận về đặc điểm cá nhân
của CEO. Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu
khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố
đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, đặc trưng tính
cách. Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong quá trình
điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến các kết quả điều hành, các mặt hoạt động
của doanh nghiệp. 2 tác giả đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành 02 nhóm
chính được thể hiện tại bảng 1.1 của luận án, bao gồm:
Bảng 1.1: Tổng hợp các đặc điểm của CEO theo Hambrick và Mason (1984)
TT
1

2


Nhóm đặc
Mơ tả chi tiết
điểm
Đặc điểm Tuổi, quốc tịch, giới
nhân khẩu tính, q qn, văn
học
hố mơi trường sống,
….

Đặc trưng

Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh
hưởng trực tiếp, mang tính nền
tảng đến hành vi của CEO. Tác
động đến khả năng nhận thức, tư
duy, năng lực làm việc …
Đặc điểm Đặc thù ngành nghề, Ảnh hưởng nhiều bởi các nhân
công tác
lĩnh vực kinh doanh, tố khách quan, môi trường bên
thâm niên cơng tác, ngồi, cho phép lí giải những
kinh nghiệm quản lý, đặc trưng riêng của CEO trong
tỷ lệ sở hữu cổ phần, từng ngành, lĩnh vực mà họ
quyền kiêm nhiệm …. tham gia hoạt động.
(Nguồn: Hambrick và Mason, 1984)


14

Có thể khẳng định rằng, nghiên cứu về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều
hành là hướng nghiên cứu có thể đem lại nhiều kết quả khả thi, tích cực. Bởi việc

phân tích về các đặc điểm cá nhân giúp lí giải các kết quả hành vi bộc lộ trong điều
hành doanh nghiệp của CEO, từ đó giúp đánh giá được tác động đến các khía cạnh
khác nhau của hoạt động quản trị doanh nghiệp.
1.2.

Tình hình nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ lâu đã là một chủ đề được giới nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu bởi đây là thước đo nhằm đánh giá hiệu quả của các biện pháp
và công cụ mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng trong vận hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các bên
liên quan như cổ đông, ban giám đốc, chủ nợ, nhà cung cấp, người tiêu thụ, v.v…
trong việc ra quyết định kinh doanh hoặc đầu tư.
Richard và Wei (2010) đã chỉ ra rằng việc xây dựng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
hoạt động của công ty (firm performance) có tầm quan trọng đáng kể, bởi giúp ý
nghĩa trong việc phản ánh sự thay đổi trong hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp
được xem là một nội dung nghiên cứu chưa bao giờ lỗi thời. Nhóm tác giả cũng nhận
định rằng khái niệm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem là một
cấu trúc đa chiều gồm nhiều khía cạnh khác nhau như: hiệu quả kinh doanh, danh
tiếng, cân bằng trong cơ cấu vận hành của doanh nghiệp và sự sống còn của tổ chức…
Vì vậy, theo Hult và các cộng sự (2008) tuy phổ biến hiện nay có nhiều cách tiếp cận
và đo lường khác nhau về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng tựu chung lại
có ba tiêu chí đo lường hiệu quả hoạt động thường sử dụng là hiệu quả tài chính
(financial performance), hiệu quả kinh doanh (operation performance) hoặc hiệu quả
tổng hợp (overall performance).
Tuy có nhiều cách tiếp cận và đo lường khác nhau về khái niệm trên nhưng một
trong những khía cạnh được nghiên cứu và xem xét rộng rãi nhất là khía cạnh tài
chính, tức thành quả của việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của cơng ty. Đồng thời,
đây cũng là khía cạnh được lựa chọn xem xét phân tích phổ biển bởi sự rõ ràng và cụ
thể về mặt số liệu thể hiện. Thông thường, để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp theo khía cạnh tài chính (hiệu quả tài chính – financial performance) các nhà


15

nghiên cứu thường phổ biến sử dụng một trong hai cách đo lường: (i) sử dụng các
chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi kế toán (Profit Indicator) như tỷ lệ lợi nhuận trên
tổng tài sản (ROA), lợi nhuận trên doanh thu (ROS), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE); (ii) dùng các chỉ tiêu mang tính thị trường như Tobin’s Q và tỷ suất sinh lợi
thị trường.
Cùng quan điểm trên, Sajid (2012) cũng dẫn ra rằng hiệu quả hoạt động công ty
được nghiên cứu và đo lường bằng nhiều chỉ số tài chính khác trong đó phổ biến là
tỷ lệ ROA (lợi nhuận trên tài sản), ROE (lợi nhuận trên vốn cổ phần), ΔMVE (Thay
đổi trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu) hay lợi nhuận biên (PM). Hai tác giả
Uwuigbe và Olusanmi (2012), cũng sử dụng tỷ lệ ROA làm biến đại diện khi tiến
hành phân tích về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đồng nhất với các hướng nghiên cứu đã và đang triển khai trên thế giới, tại Việt
Nam, tác giả Phạm Quốc Việt (2010) cũng nhận thấy hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau trong các nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, đa số nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả hoạt
động. Hiệu quả tài chính trong nhiều nghiên cứu bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận biên, thu nhập cổ phần thường, thị giá cổ phiếu,
tăng trưởng doanh thu và Tobin’s Q. Đồng thời, tác giả Phạm Quốc Việt cũng chỉ ra
rằng trong các chỉ số tài chính được sử dụng thì hệ số ROA được sử dụng phổ biến
nhất. Tác giả cũng phân tích thêm rằng hiệu quả tài chính trong các nghiên cứu khoa
học thường được đo lường thông qua các tiếp cận sau: tiếp cận thị
trường, tiếp cận từ báo cáo tài chính và tiếp cận kết hợp. Trong đó, cách tiếp cận thứ
hai là dựa vào thơng tin do công ty cung cấp, chủ yếu từ báo cáo tài chính. Theo
cách tiếp cận này, những chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính chủ yếu là các tỷ suất

lợi nhuận như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu (ROE), v.v...Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả hoạt động trong nghiên
cứu thì chỉ tiêu ROA tồn diện hơn do nó tính đến khả năng khai thác tồn bộ tài
sản của công ty.


16

Từ việc tổng thuật các nghiên cứu trong nước và quốc tế lại càng củng cố tính
hợp lý của luận án khi lựa chọn hai chỉ số ROA và ROE làm tham chiếu để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.3.

Tình hình nghiên cứu về cơng ty gia đình

Cơng ty gia đình là loại hình tổ chức kinh tế sơ khai có nhiều đóng góp cho sự
phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, đây cũng là loại hình doanh nghiệp mang nhiều
đặc thù riêng biệt. Vì vậy, các nghiên cứu về CTGĐ đã bắt đầu được triển khai từ
giữa thế kỷ 20. Donnelley (1964) đã lần đầu tiên đề cập tới khái niệm CTGĐ trong
tạp chí Kinh doanh Havard, cụ thể, ông cho rằng “một công ty là CTGĐ khi nó có ít
nhất 2 thế hệ trong một gia đình và mối quan hệ này ảnh hưởng lẫn nhau bởi chính
sách của cơng ty, lợi nhuận và mục tiêu gia đình”. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng
mối quan hệ ràng buộc gia đình có nhiều tác động đến việc hưởng lợi trong kinh
doanh, và vì thế, việc quản trị CTGĐ đồng thời cũng là quản trị gia đình.
Tiếp theo nghiên cứu của Donnelley, các nghiên cứu tiếp theo về CTGĐ tiếp
tục hướng trọng tâm vào mối liên quan giữa các thành viên trong gia đình với hoạt
động kinh doanh, đặc điểm sở hữu, sự chuyển giao thế hệ… Vai trò của các CTGĐ
lại tiếp tục một lần nữa được khẳng định với sự xuất hiện của tạp chí Kinh doanh gia
đình (Family Business Review) như một ấn phẩm độc lập vào năm 1988. Một nội
dung được tạp chí quan tâm đào sâu phân tích đó là tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tại

sao CTGĐ lại là một khái niệm quan trọng khi tiếp cận và so sánh với các cấu trúc tổ
chức khác đến vậy. Và thực tế, câu hỏi đặt ra lớn nhất vẫn là bóc tách làm rõ bản chất
của CTGĐ thơng qua việc đưa một định nghĩa thấu đáo nhất về loại hình cơng ty này.
Về cơ bản, các nghiên cứu về lĩnh vực CTGĐ đã và đang triển khai chủ yếu vẫn
tập trung vào việc bóc tách bản chất của loại hình doanh nghiệp này thơng qua việc
tìm ra một định nghĩa đủ thấu đáo và thuyết phục. Có thể liệt kê ra một số các nghiên
cứu về chủ đề này của các tác giả như Litz (1995), Wortman (1995), Shanker và
Astranchan (1996), Wall (1998)…Các tác giả trên tuy có nhiều cách tiếp cận khác
nhau về bản chất của loại hình doanh nghiệp này nhưng đều tập trung vào các yếu tố
cơ bản cấu thành nên tính chất cơ bản của loại hình doanh nghiệp trên như: tỷ lệ sở
hữu gia đình, quyền kiểm sốt, số lượng thành viên gia đình trong ban điều hành….


17

Tại Việt Nam, dưới thực tế về mức độ đóng góp của CTGĐ vào sự phát triển
chung của nền kinh tế trong những năm vừa qua mà trong thời gian gần đây đã khơng
ít các học giả tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu về loại hình doanh nghiệp này. Bên
cạnh việc tiếp tục phân tích để làm rõ về khái niệm CTGĐ, các nghiên cứu được triển
khai còn mở rộng chủ đề nghiên cứu hướng đến việc làm rõ vai trị của loại hình
doanh nghiệp này hoặc chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của CTGĐ tới
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Hoàng
Tuấn Dũng (2014) về mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả hoạt động của
các cơng ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hay nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương (2014) về tác động của các thành viên gia đình,
cấu trúc hội đồng quản trị tới hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần…. Hệ thống
các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã một lần nữa tái khẳng định sự tiêu
biểu về tính chất của loại hình doanh nghiệp này, cũng như sự phù hợp khi luận án
lựa chọn các CTGĐ như là nhóm doanh nghiệp điển hình để phân tích, tìm hiểu.
1.4.


Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng các đặc điểm cá nhân của giám đốc

điều hành (CEO’s characteristic) đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Những nhà quản lý là những người chịu trách nhiệm tối đa hoá giá trị của doanh
nghiệp. Tuy đây là trách nhiệm chung của mọi thành viên trong công ty, nhưng giám
đốc điều hành (CEO) vẫn là người chịu trách nhiệm chính, ở vị trí trung tâm, và trực
tiếp báo cáo lên Hội đồng quản trị (Lin, 2014). Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị
trường hiện nay, tần suất các CEO phải đương đầu với những tình huống khó và phải
ra những quyết định quan trọng ngày càng nhiều. Để có thể đưa ra được những quyết
định chính xác trong những tình huống như vậy, các CEO cần phải có những khả
năng và đặc điểm nổi bật. Do tầm quan trọng của CEO đối với hoạt động của doanh
nghiệp, hướng nghiên cứu về ảnh hưởng của các đặc điểm của CEO lên hoạt động
của doanh nghiệp là đáng để quan tâm.
Trên thế giới, hướng nghiên cứu này đã xuất hiện từ rất sớm và đã có bằng
chứng để kết luận rằng đặc điểm của CEO có ảnh hưởng lên hoạt động của doanh
nghiệp. Hambrick và Mason (1984) chứng minh rằng các đặc điểm nhân khẩu học,
ví dụ như tuổi và học vấn, và các đặc điểm tâm lý học, ví dụ như khả năng nhận thức,


18

của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây có
thể được coi như là nghiên cứu nền tảng cho các lí thuyết về đặc điểm nhà quản trị
và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp sau này. Trong đó, hai nhà
nghiên cứu đã tiếp cận những đặc điểm này trong mối liên hệ với các hành vi được
bộc lộ ra bên ngồi qua đó chứng minh các ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của
doanh nghiệp. Cụ thể, Hambrick và Mason, trong nghiên cứu của mình, đã bước đầu
khẳng định rằng các hành vi của mỗi CEO là mặt phản ánh ra của một loạt các yếu tố
đặc điểm cá nhân như: tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, đặc trưng tính

cách ….. Các nhóm hành vi này tác động đến các quyết định của CEO trong q trình
điều hành doanh nghiệp, từ đó tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Cụ thể hai tác giả Hambrick và Mason đã phân chia các đặc điểm của CEO ra thành
02 nhóm chính, bao gồm:
− Nhóm 1: Đặc điểm liên quan đến nhân khẩu học, bao gồm tuổi tác, quốc tịch,
giới tính …Nhóm đặc điểm cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp, mang tính nền tảng đến
hành vi của CEO. Tác động đến khả năng nhận thức, tư duy, năng lực làm việc …;
− Nhóm 2: Đặc điểm liên quan đến thâm niên và quá trình công tác: lĩnh vực
hoạt động, thâm niên công tác, các vị trí điều hành đã từng đảm nhiệm … cho phép
lí giải những đặc trưng riêng có của CEO trong từng ngành, lĩnh vực mà họ tham gia
hoạt động.
Sau nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984), sự ảnh hưởng của đặc điểm
nhà lãnh đạo lên hoạt động của doanh nghiệp trở thành một đề tài thu hút được nhiều
sự quan tâm. Một nghiên cứu gần đây của Mackey (2008) tóm tắt các lập luận được
đề cập trong các nghiên cứu trước đây và tiếp tục xem xét ảnh hưởng của CEO đến
hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá lợi nhuận ròng của doanh
nghiệp. Cụ thể, tác giả Mackey đã chỉ ra rằng, lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác
động tới 29.2% bởi các quyết định của CEO.Trong khi các nghiên cứu trước đây về
ảnh hưởng trực tiếp của các CEO đến tổng giá trị rịng của cơng ty đã trình bày những
quan điểm khác nhau.
Nhóm tác giả Denis và cộng sự (1997) trong nghiên cứu của mình trên 1.689
công ty niêm yết với bộ số liệu cập nhật từ năm 1984 cho rằng sự thay đổi cá nhân


19

điều hành thường đem lại những giá trị tích cực đến giá trị cổ phiếu của công ty. Các
tác giả Worrell Davidson và Glasscock (1993) trong nghiên cứu của họ cũng nhận
định rằng giá trị cổ phiếu niêm yết của các công ty trên sàn chịu tác động không nhỏ
bởi CEO của cơng ty đó. Đồng thời nhóm nghiên cứu của Renee và các đồng sự

(2005) cũng tìm thấy mối tương quan tích cực giữa quyền ra quyết định của các CEO
và các biến số giá cổ phiếu.
Bertrand và Schoar (2003) chọn phương pháp thực nghiệm để kiểm tra tác động
CEO đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do họ điều hành. Thông qua việc
nghiên cứu khoảng 6.753 cơng ty khác nhau ở Đan Mạch, nhóm đi sâu vào tìm hiểu
về những tác động trong việc thay đổi CEO hoặc trong quá trình điều hành, nếu CEO
gặp các biến cố lớn thì những biến động đó có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp hay không? và nếu có thì mức độ ảnh hưởng sẽ là như thế nào? Nghiên
cứu của họ đã dẫn đến việc phát hiện ra rằng các biến cố như sự thay đổi đột ngột vị
trí điều hành hoặc trong q trình làm việc, CEO gặp phải những biến động lớn đều
góp phần gây ra sự sụt giảm đáng kể trong giá trị của các công ty này. Điều này được
minh chứng thông qua sự sụt giảm 0,9% của chỉ số ROA (Return on Asset) của các
cơng ty thuộc nhóm nghiên cứu trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi xảy ra một
trong các biến cố kể trên. Kết quả nghiên cứu cũng lưu ý rằng, sự thay đổi đột ngột
về nhân sự của hội đồng quản trị hoặc những biến cố trong gia đình/đời tư của một
trong những thành viên điều hành hội đồng quản trị trái lại không hề gây bất cứ ảnh
hưởng nào đến giá trị của công ty.
Burke và McKeen (1996), nghiên cứu tập trung xem xét đánh giá sự hài lòng
và kinh nghiệm quản lý của giới nữ quản lý tại các tổ chức do họ lãnh đạo điều hành.
Tỷ lệ mẫu quan sát ở đây là 50/50, dữ liệu được thu thập từ 792 phụ nữ quản lý và
chuyên nghiệp bằng cách sử dụng bảng câu hỏi hồn thành ẩn danh. Kết quả phân
tích chỉ ra rằng, trong xã hội ngày nay mặc dù nữ giới và nam giới có vai trị và các
điều kiện cơ hội tương đương nhau trong việc chiếm lĩnh các cơ hội quản lý trong tổ
chức những tác động của giới tính đến kết quả điều hành nhìn chung cịn khiêm tốn,
đặc biệt là khi các yếu tố cá nhân và tổ chức được kiểm soát.


20

Hu và Zhou (2008), thông qua việc nghiên cứu trên tập hợp các công ty không

niêm yết của Trung Quốc, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng quyền sở hữu doanh nghiệp
của CEO đến hoạt động của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa
hiệu quả hoạt của công ty và quyền sở hữu của CEO là khơng tuyến tính và điểm
uốn mà tại đó mối quan hệ chuyển thành tiêu cực xảy ra khi sở hữu trên 50%.
Ngoài ra, Li, Feng và Srinivasan, Suraj, 2011 tiến hành nghiên cứu kiểm chứng
về thu nhập của giám đốc điều hành (CEO), chính sách giữ chân CEO, và các quyết
định sáp nhập và mua lại (M & A) trong các công ty mà người sáng lập làm giám đốc
với một giám đốc điều hành không thành lập. Nghiên cứu cho thấy rằng, tại các công
ty CEO đồng thời là người sáng lập thường cung cấp một hỗn hợp ưu đãi khác nhau
so với các công ty khác. Tại các cơng ty có giám đốc điều hành đồng thời là người
sáng lập, thù lao của CEO có nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty
hơn so với các mơ hình tổ chức cơng ty thơng thường. Nhìn chung, kết quả nghiên
cứu cho thấy rằng các cơng ty với giám đốc sáng lập cung cấp nhiều ưu đãi cao hơn
dưới hình thức chính sách trả lương và giữ chân so với hội đồng quản trị trung bình
của Hoa Kỳ. Lợi nhuận cổ phiếu xung quanh các thông báo M & A và sự tham gia
hội đồng quản trị cũng cao hơn ở các công ty giám đốc sáng lập so với các công ty
không thành lập.
Tại Việt Nam, tuy là một nội dung mới nhưng trong những năm gần đây cũng
đã bắt đầu có các học giả lựa chọn triển khai các nghiên cứu chuyên sâu về giám đốc
điều hành (CEO), có thể kể đến nghiên cứu của nhóm tác giả Phan Bùi Gia Thuỷ,
Trần Đức Tài và Trần Thị Tú Anh (2017) về ảnh hưởng đặc điểm của tổng giám đốc
điều hành đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp với mẫu nghiên cứu trên 120 doanh
nghiệp niêm yết trong giai đoạn 2009 – 2015 với tổng cộng 840 quan sát đã chỉ ra
một số đặc điểm của CEO có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp như độ tuổi, quyền kiêm nhiệm… Hay nghiên cứu của tác giả Trương Thị
Nam Thắng (2017) về vai trò và ảnh hưởng của nữ giám đốc đến hiệu quả tài chính
của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam.
Kết quả các nghiên cứu trên thế giới, tại khu vực Châu Á và tại Việt Nam vừa
liệt kê ở trên một lần nữa đã tái khẳng định cho lập luận rằng các CEO có khả năng



21

ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị của công ty mình điều hành. Có thể kể đến một số
điểm chung tiêu biểu khi bàn về đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành (CEO) và
tác động của các đặc điểm trên đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:


Đưa ra được khái niệm về các đặc điểm cá nhân của giám đốc điều hành;



Chỉ ra những nhóm đặc điểm cá nhân của CEO có ảnh hưởng như: tuổi, giới

tính, quyền sở hữu, thù lao của giám đốc điều hành … có tác động ảnh hưởng đến
phong cách làm việc và kết quả hoạt động doanh nghiệp do họ quản lý;


Hệ thống hố và tiến hành phân loại chia nhóm các đặc điểm cá nhân theo

mức độ ảnh hưởng/tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Hệ thống hoá các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cá nhân của CEO đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp đã và đang được các học giả trên thế giới đã và đang
quan tâm nghiên cứu, có thể tổng kết một số hướng tiếp cận tiêu biểu sau:


Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu

Hiện nay, các cơng ty hoạt động theo hình thức cổ phần thường có sự tách biệt
giữa kiểm sốt và sở hữu. Sự tách bạch này dẫn đến vấn đề người đại diện giữa nhà

quản lý và cổ đông. Vì vậy, để nhà quản lý hoạt động vì lợi ích cao nhất của cổ đông,
Jensen và Meckling (1976) khuyến nghị nên gắn lợi ích giữa cổ đơng với nhà quản
lý thông qua tỷ lệ sở hữu cổ phiếu. Không những vậy, sở hữu cổ phiếu được nhìn
nhận như một dạng khích lệ, có chức năng thúc đẩy các nhà quản lý hoạt động hiệu
quả hơn (Brickley và cộng sự,1988). Đồng quan điểm trên, các nghiên cứu thực
nghiệm của Adams và cộng sự (2009), Elsila và cộng sự (2013) đã cho thấy, tỷ lệ sở
hữu vốn cấp quản lý có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của cơng ty.
Hay nói cách khác, một khi nhà điều hành, cụ thể là CEO được khích lệ phù hợp
thơng qua tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, họ sẽ có động lực làm gia tăng giá trị công ty
(Lilienfeld – Total và Ruenzi, 2014). Tuy nhiên, gia tăng sở hữu cổ phiếu không phải
lúc nào cũng dẫn đến cổ đông và các nhà điều hành có cùng lợi ích bởi vì khả năng
xuất hiện xu hướng khơng cùng lợi ích một khi các nhà điều hành gia tăng sở hữu cổ
phiếu. Khi đó họ thường có xu hướng chiếm đoạt tài sản công ty (Fama và Jensen,
1983), hay dễ dàng ra các quyết định có lợi cho bản thân trong ngắn hạn nhưng gây
hại cho công ty trong dài hạn (Florachkis, 2008). Hơn nữa, bằng cách gia tăng số


22

lượng cổ phiếu nắm giữ, các nhà quản lý tránh được sự cạnh tranh với thị trường lao
động cấp cao, tự giảm thiểu cho bản thân nguy cơ bị bãi nhiệm hay sa thải. Theo quan
điểm này, nghiên cứu của Bhagat và Bolton (2013) đã chỉ ra rằng, CEO nắm giữ
nhiều cổ phiếu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của cơng ty.
Quan điểm về mối quan hệ tuyến tính giữa sở hữu cổ phiếu và hiệu quả hoạt
động của công ty gặp phải sự tranh luận mạnh mẽ từ Demsetz và Lehn (1985). Các
tác giả cho rằng, không thể chỉ thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn sẽ dẫn đến thay đổi khả năng
sinh lợi của công ty, bởi vì tồn tại một cấu trúc tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cấp quản lý.
Làm rõ hơn về cấu trúc sở hữu cổ phiếu, Morck và cộng sự (1988) đã chỉ ra rằng, khi
tỷ lệ sở hữu vốn cấp quản lý từ 0% đến 5%, giá trị công ty sẽ có có xu hướng gia
tăng, sau đó, giá trị cơng ty sẽ giảm khi tỷ lệ sở hữu vốn tăng từ 5% đến 25%, và cuối

cùng, giá trị công ty sẽ tăng trở lại khi tỷ lệ sở hữu này vợt qua mức 25%. Không chỉ
vậy, ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của CEO đến giá trị cơng ty cịn được mơ
phỏng theo hình chữ U ngược do có sự đánh đổi giữa gắn kết lợi ích và ảnh hưởng
của khơng cùng lợi ích (Coles và cộng sự, 2012). Do đó, sử dụng tỷ lệ sở hữu vốn
của cấp quản lý nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động công ty là “con dao hai lưỡi” (Zhou
và Hu, 2008).


Quyền kiêm nhiệm của CEO

Ở các công ty cổ phần, CEO có thể kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT
(quyền kiêm nhiệm), hoặc có thể đơn thuần là thành viên HĐQT, hoặc độc lập làm
việc mà không nắm giữ chức vụ kiểm sốt nào (CEO th ngồi hoạt động theo yêu
cầu của HĐQT). Theo Fama và Jensen (1983), sự chuyên quyền về quản lý và kiểm
soát các quyết định của một cá nhân sẽ gây cản trợ hiệu quả hoạt động và làm giảm
vai trò của HĐQT trong việc giám sát. Do đó, Rechner và Dalton (1991) cho rằng,
các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi CEO và chủ tịch HĐQT nên là hai
cá nhân khác nhau. Ngoài ra, theo Dunn (2004), khi quyền lực đều được tập trung
vào một cá nhân kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận trong báo cáo tài chính. Hơn nữa,
những cơng ty có CEO kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT thường có tỷ lệ phá
sản cao (Daily và Dalton, 1994; Finegold và cộng sự, 2007) và làm giảm hiệu quả
hoạt động công ty (Coles và cộng sự, 2001).


23

Mặc dù theo quan điểm người đại diện, công ty nên tách biệt quyền kiêm nhiệm,
nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đi đến kết luận chung. Cụ thể, chưa thể kết luận
ở những công ty hiện hữu CEO không kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT sẽ có hiệu
quả tốt hơn. Bởi vì Donaldson và Davis (1991) cho rằng, CEO là những nhà quản trị

và công việc quản trị sẽ thuận lợi nhất khi cấu trúc quản trị công ty trao cho CEO các
quyền hành và khả năng tự quyết cao. Một khi CEO cũng là chủ tịch HĐQT, cá nhân
đó sẽ sẵn lịng làm việc nhiều hơn cho công ty. Công việc quản trị sẽ tối đa hóa những
hữu dụng của các nhà quản lý khi họ đạt được mục tiêu cho tổ chức hơn là mục đích
tư lợi cá nhân (Davis và Schoorman, 1997). Các tác giả cũng cho rằng, quyền kiêm
nhiệm tạo ra một phong thái lãnh đạo rõ ràng và dứt khoát trong việc định hình chiến
lược và thực thi chiến lược công ty. Do đó, quyền kiêm nhiệm hay CEO kiêm nhiệm
chức danh chủ tịch HĐQT sẽ tạo ra giá trị và hiệu quả hoạt động cho công ty (Guillet
và cộng sự, 2013, Peni, 2014, Yang và Zhao, 2014).
Mối quan hệ giữa quyền kiêm nhiệm và hiệu quả hoạt động công ty vẫn chưa
đến hồi kết. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây ở Việt Nam, Pham và cộng sự (2015)
cho thấy, những công ty tồn tại quyền kiêm nhiệm sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn
so với công ty không có cấu trúc này. Lý giải kết quả này có thể dựa trên nghiên cứu
của Truong và cộng sự (1998). Các tác giả cho rằng, có sự khác biệt về phong cách
lãnh đạo ở Việt Nam so với quốc tế được gọi là văn hóa “khoảng cách quyền lực cao”
ở Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết về quản trị, nghiên cứu của Truong và cộng sự
(1998), và các nghiên cứu trong nước, giả thuyết nghiên cứu đặt ra như sau: CEO
kiêm nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT sẽ gia tăng khả năng sinh lợi hơn so với CEO
chỉ đơn thuần là thành viên HĐQT hoặc không nắm giữ chức vụ nào trong HĐQT.


Thay đổi CEO

Dưới góc độ quản trị nhân sự, vị trí CEO được nhìn nhận như một chức danh
nghề nghiệp, thuộc nhóm nhân sự cao cấp. Xét theo quan điểm quản trị truyền thống,
giám đốc điều hành (Chief Excutive Officer – CEO) chủ yếu làm công tác quản lý,
thực hiện các chứng năng quản trị để cụ thể hoá chiến lược và mục tiêu do Hội đồng
quản trị (HĐQT) giao, cịn HĐQT đóng vai trị lãnh đạo, hoạch định chiến lược của
tổ chức. Tuy nhiên, trong mơ hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, vai trò của CEO



24

được đặc biệt đề cao, bởi họ quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi doanh
nghiệp.
Mặc dù vậy, theo Rechner và Dalton (1991) mơ hình tổ chức doanh nghiệp sẽ
là hiệu quả khi tồn tại sự tách biệt rõ ràng giữa chủ tịch HĐQT và CEO, trong đó
CEO thực hiện các nhiệm vụ điều hành theo sự chỉ đạo của HĐQT và đồng thời chính
HĐQT là người tuyển dụng cũng như sa thải CEO. Bên cạnh đó, CEO cũng chịu trách
nhiệm trước HĐQT về lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của cơng ty (Davis và
Schoorman, 1997). Vì vậy, về cơ bản HĐQT ln có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng
vào vị trí CEO, và theo một lẽ thông thường, khi không được thoả mãn những kỳ
vọng đặt ra, HĐQT thường phổ biến xu hướng tìm kiếm nhân sự thay thế. Điều này
dẫn tới thực trạng “nhảy việc” hiện đang xuất hiện ngày càng phổ biến hiện nay.


Độ tuổi của CEO

Trên quan điểm tiếp nhận tri thức quản lý doanh nghiệp, tuổi của các nhà quản
lý có thể được xem như kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân (Farh và cộng sự,
1998). Ưu điểm của các nhà quản lý lớn tuổi đó là họ đã tích lũy được nhiều kinh
nghiệm, sự hiểu biết và do đó có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để thực thi công
việc một cách hiệu quả hơn (Tsui và cộng sự, 2012). Với tuổi đời lớn, các nhà quản
lý được xem là trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý và cơ hội thăng tiến (Kang và
cộng sự, 2007). Theo lý thuyết ràng buộc các nguồn lực, khi các nhà quản lý có nhiều
kinh nghiệm thì vốn hiểu biết về xã hội cũng như sự trải nghiệm của họ sẽ gia tăng.
Họ chia sẻ những giá trị hiểu biết về yếu tố xã hội và con người, lịch sử hình thành
công ty và tương đồng nhiều hơn với giá trị công ty (Murray, 1989). Vì vậy, có thể
cho rằng độ tuổi của nhà quản lý tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động công
ty (Cheng và cộng sự, 2010).

Mặc dù các nhà điều hành lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm quản lý, nhưng họ
cũng có khuynh hướng bảo thủ và độc đoán dẫn đến ra quyết định tiềm ẩn nhiều rủi
ro (Carlson và Karlsson, 1970). Trong khi đó, các nhà điều hành trẻ tuổi thường có
khuynh hướng chấp nhận rủi ro và những chiến lược tăng trưởng đột phá tốt hơn
(Guthrie và Olian, 1991). Họ có thể đưa ra nhiều ý tưởng mới, sáng tạo hơn so với
các nhà điều hành lớn tuổi. Với độ tuổi trẻ, họ có nhiều năng lượng hoạt động và khả


25

năng chịu đựng hơn để thực hiện những quyết định lịch sử. Hơn nữa, họ rất dễ được
đào tạo cũng như tự đào tạo và được kỳ vọng có nhiều kỹ năng và nắm bắt vấn đề
một cách nhanh nhạy (Bantel và Jackson, 1989). Fahlenvrach (2009), Li và
Srinivasan (2011) đã chỉ ra, tuổi của CEO gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động
công ty.
Từ những thảo luận trên, có thể nhận thấy tồn tại hai quan điểm khác nhau về
độ tuổi của CEO. Các nhà quản lý lớn tuổi có những thuận lợi trong việc tích lũy
nhiều kinh nghiệm xã hội cũng như vốn hiểu biết, từ đó thực thi vai trò tư vấn hiệu
quả hơn. Trong khi các nhà quản lý trẻ tuổi có khuynh hướng sáng tạo và chấp nhận
đổi mới, khả năng học hỏi và ghi nhớ cao hơn. Nhìn nhận ở một góc độ khác, khi tuổi
đời của nhà quản lý dần gia tăng, đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động công ty gia tăng.
Tuy nhiên, một khi tuổi của nhà quản lý gia tăng đến mức độ nào đó, họ xem trọng
cả an tồn về sự nghiệp lẫn an tồn về tài chính, và họ cố gắng tránh những quyết
định mang tính rủi ro (Vroom và Pahl, 1971) dẫn đến hiệu quả hoạt động công ty tăng
chậm lại và có thể giảm. Hay nói cách khác, hàm ý từ nghiên cứu của Mincer (1974),
tồn tại một hiệu ứng biên giảm dần đối với khả năng đóng góp của người lao động
khi độ tuổi gia tăng.


Trình độ học vấn của CEO


Một trong những vai trị quan trọng của HĐQT đó là thuê và/hoặc bổ nhiệm
CEO có năng lực. Xác định và đo lường năng lực của CEO không dễ dàng, tuy nhiên
về mặt tương đối có thể tham chiếu trình độ học vấn như một đặc điểm đại diện cho
năng lực của CEO.
Trình độ học vấn có thể ảnh hưởng đến năng lực của CEO theo ba cách khác
nhau. Thứ nhất, trình độ học vấn gia tăng sự hiểu biết và tri thức cho CEO, giúp CEO
am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn và nhận thức tốt các vấn đề phức tạp. Thứ hai, trình
độ học vấn giúp CEO khai phóng trí tuệ, mở rộng kiến thức và khả năng lập luận.
Sau cùng, các mối quan hệ xã hội được xây dựng trong môi trường Đại học và Sau
Đại học có thể rất hữu ích cho sự nghiệp của CEO trong tương lai. Chính vì vậy,
Hambrick và Mason (1984), các tác giả theo lý thuyết quản lý cấp cao (Upper Echelon
Theory) cho rằng, trình độ học vấn của nhà quản lý cấp cao có thể ảnh hưởng đến các


×